Làm gì trong ngày đầu tiên đi làm

Ngày đầu tiên trong sự nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, để tạo ấn tượng với đồng nghiệp hãy chuẩn bị tinh thần tốt nhất, nếu mọi ưu và nhược điểm đều bị khám phá ngay trong buổi đầu này, thì đó sẽ là tâm điểm để đồng nghiệp trêu đùa sau này!


Ấn tượng đầu tiên với các đồng nghiệp vô cùng quan trọng, vì vậy bạn đừng xem nhẹ việc chuẩn bị thật chu đáo để có một ngày đầu tiên làm việc thật hiệu quả. Khi tạo được ấn tượng tốt đẹp với sếp và đồng nghiệp ngay từ ngày đầu, bạn sẽ nhanh chóng chiếm được cảm tình của mọi người và dễ dàng hòa đồng với môi trường mới. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn tự tin hơn trong ngày đầu tiên ấy:

1. Những ngày trước khi bắt đầu công việc mới:

Học cách… ăn, ngủ:

Những ngày trước khi chính thức bước chân vào cơ quan mới, bạn phải học cách… ăn, ngủ, nghe có vẻ vô lý nhưng lại hết sức cần thiết.

Nếu trước đó bạn có một khoảng thời gian thất nghiệp dài dài thì rất có thể những thói quen thường ngày như: ăn, ngủ, giải trí…. của bạn thường bị xáo trộn so với thời đi làm. Vậy bạn cần phải sắp xếp lại chúng một cách khoa học để có đủ sức khỏe và sự minh mẫn cần thiết sẵn sàng “lao mình” vào công việc mới.

Bạn hãy dần dần từ bỏ thói quen về nhà quá muộn do mải mê “chinh chiến” ở các quán bar, câu lạc bộ đêm… Ở nhà nhiều hơn, ăn ngủ điều độ hơn là những thứ bạn phải chuẩn bị cho những ngày mới với công việc mới. Nếu công việc yêu cầu phải làm từ 7 giờ sáng thì bạn nên lên kế hoạch đi ngủ sớm hơn và thức giấc sớm hơn để hàng ngày đi làm đúng giờ.

Đặc biệt với những sinh viên mới tốt nghiệp, các bạn sẽ cảm thấy rất căng thẳng và thậm chí “kiệt sức” với 8 giờ làm việc trong một ngày, điều mà thời sinh viên các bạn chưa phải trải qua. Với những ai đã quen với nếp sinh hoạt của một ngày làm việc bình thường thì việc chuẩn bị cho ngày đầu tiên nhận công việc mới sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Tìm hiểu công ty mới:

Càng hiểu biết nhiều về quá trình thành lập, mục tiêu, hoạt động của công ty mới… trước khi vào làm thì bạn sẽ càng nhanh chóng bắt kịp guồng máy hoạt động nơi đây. Những bỡ ngỡ và sai sót của buổi ban đầu nhận việc sẽ giảm bớt và rất có thể không xảy ra, đó là điều mà bạn và tất cả những ai đi làm đều mong muốn phải không? Vậy còn chờ đợi gì nữa mà bạn không chuẩn bị cho mình những kiến thức quan trọng đó?

Mike Adrno, một sinh viên mới tốt nghiệp và vừa được nhận vào làm cho một trung tâm truyền thông của thành phố New York tâm sự: “Tôi đã tìm đọc tất cả mọi thứ có liên quan đến công ty trước khi đến làm việc. Tôi vào website của công ty, thậm chí là cả những trang web và blog cá nhân của các nhân viên để xem họ nhận xét như thế nào về môi trường làm việc nơi đây. Hầu như tôi không bỏ sót một mẩu thông tin nào về công ty mà tôi sẽ đến làm”

2. Ngày đầu tiên:

Đi làm đúng giờ

Ấn tượng đầu tiên mang tính quyết định đến hình ảnh của bạn trong công việc.

Chọn trang phục phù hợp

Để dễ dàng hòa nhập, hãy tìm hiểu cách ăn mặc của những người trong công ty. Đối với ngày đầu tiên, nên chọn một bộ đồ kín đáo và gọn gàng. Hãy xem đồng nghiệp của bạn ăn mặc như thế nào và nếu bạn không chắc chắn điều gì thì đừng ngại hỏi họ.

Hãy thực tế

Hầu hết chúng ta có khuynh hướng lý tưởng hóa và quá hào hứng đối với công việc tương lai. Chúng ta mong sẽ được giao những nhiệm vụ quan trọng ngay từ ngày làm việc đầu tiên. Ai cũng muốn giải quyết chúng ngay lập tức và về nhà trong sự thỏa mãn tột đỉnh với công việc mình vừa hoàn thành. Nhưng chẳng may thực tế lại không như vậy. Những nhiệm vụ đầu tiên luôn ít quan trọng và kém lý thú.

Cho mọi người biết bạn là ai

Thực tế đôi khi cái tên của bạn lại trở thành lời bàn ra tán vào của đồng nghiệp, thậm chí bị cười nhạo, nếu sự nghiệp của bạn bắt đầu trong tình huống này, bạn cần xử trí ra sao?

Dù bạn ra sức biện minh đều vô nghĩa bởi dường như ấn tượng ban đầu đều khó bị thay đổi.

 Khi giới thiệu tên với mọi người hãy coi đó là thương hiệu để quảng cáo chính bạn, tên bạn là độc nhất vô nhị và quan trọng hơn để mọi người biết đến bạn. Nếu đồng nghiệp mơ hồ về chính tên bạn thì liệu họ có quan tâm đến bạn, và bạn sẽ mất đi thương hiệu của riêng mình!

Trong lần đầu gặp gỡ, thực chất đối phương muốn làm quen với bạn, khi người khác có ý muốn này hãy cho họ nhớ rõ bạn là ai là giúp họ nhớ tên bạn một cách dễ dàng.

Cho thấy bạn được đào tạo bài bản

Hồi ức về ngày đầu đi làm còn khá rõ không tâm trí Lan. Chuẩn bị cho ngày làm việc đầu tiên, cô đến công ty từ rất sớm. Ngày đầu tiên công việc không có nhiều, chủ yếu được phân công xem tài liệu, làm quen với môi trường làm việc và cùng đồng nghiệp đi họp. Mọi công việc cấp trên giao đều được cô hoàn thành ngay sau đó. Dù thời gian rãnh rỗi khá nhiều nhưng cô không dám lên mạng hoặc gọi điện thoại.

Lúc đó có đồng nghiệp từ bộ phận khác đền photo tài liệu, cô vui vẻ yêu cầu anh ta đăng ký, anh ta có vẻ không hài lòng, nhưng theo qui định công ty  buộc cô phải làm vậy. Vì tài liệu khá nhiều, anh ta bắt đầu nói chuyện với cô. Co trả lời với thái độ hòa nhã và theo đúng quan điểm cá nhân, cho anh biết mình cần thực hiện mọi việc theo qui định trong  giờ làm việc.

Sau này cô mới biết, người đồng nghiệp ấy chính là sếp tổng của công ty, hôm đó máy photo bị hỏng, anh ta mới tự mình đi in tài liệu.

Điều này có lợi gì? Thực tế, sếp không trực tiếp nói với cô hành động của mình là rất tốt, nhưng qua thái độ, Lan biết sếp khá hài lòng với cách làm của cô. Điều này giúp cô yên tâm làm việc.

Nhưng nên nhớ, ngay từ đầu bạn cần có ý thức xây đựng sự nghiệp cho chính mình. Mục tiêu lớn là: không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và bồi dưỡng tố chất chuyên nghiệp.

Giữ gọn gàng nơi làm việc

Bạn nên để ý đến không gian làm việc của mình. Giữ cho nó sạch sẽ và thật gọn gàng. Như thế, các đồng nghiệp và cấp trên sẽ nghĩ rằng khi làm việc bạn cũng sẽ như vậy.

Lắng nghe và học hỏi

Bạn phải học cách giao tiếp với mọi người xung quanh và cách tốt nhất để làm điều đó là lắng nghe họ. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể tạo ra mối liên kết. Hãy luôn giữ sự giao tiếp bằng mắt khi tán thành một ý kiến hay đưa ra một kết luận. Đồng thời lắng nghe một cách cẩn thận những người không đồng quan điểm với bạn.

Không ai mong bạn biết hết tất cả mọi thứ. Vì vậy, đừng ngần ngại đặt câu hỏi nếu bạn chưa chắc chắn hoặc đơn giản là bạn không biết điều gì đó, là người mới bạn nên luôn sẵn sàng học hỏi.

Giữ can đảm

Đôi lúc bạn thường trốn tránh và không can thiệp vào những việc xảy ra xung quanh, nhưng điều này không được khuyến khích trong ngày đầu tiên đi làm. Bạn nên đối mặt và thể hiện năng lực làm việc của mình. Bí quyết nằm ở chỗ bạn sẵn sàng giúp đỡ mà không tỏ ra kiêu căng.

Lựa chọn nhóm làm việc

Để biết ai là nhân viên giỏi, hãy bắt đầu quá trình học hỏi và thích nghi của bạn bằng cách tìm hiểu các đồng nghiệp xuất sắc, những người mà có thể bạn muốn họ cùng nhóm với mình.

Quản lý thời gian hiệu quả

Thời gian là tiền bạc. Vì thế, nhanh hơn thường có nghĩa là tốt hơn và hiệu quả hơn. Hãy tránh những gì gây sự gián đoạn và tập trung vào nhiệm vụ của bạn. Cố gắng chỉ bàn đến những gì liên quan đến công việc.

Giữ bình tĩnh khi cư xử

Hãy cư xử một cách chuyên nghiệp và đừng đánh mất sự bình tĩnh của mình vì điều đó chỉ chứng minh sự thiếu chín chắn của bạn. Nếu bạn phải đối mặt với những người khó tính, tốt hơn bạn nên tránh xa và đừng gây mâu thuẫn với họ. Đừng để người ta thấy bạn trong những cuộc tranh cãi trẻ con.

Không nên quá thành thật

Hãy cẩn thận khi nói đến những chuyện riêng tư. Trả lời nhưng đừng đưa ra quá nhiều chi tiết hoặc cố chuyển cuộc nói chuyện theo hướng có lợi cho bạn. Đừng bao giờ thú thật về bản thân trong ngày đầu tiên đi làm.

Ngày đầu tiên đi làm là cơ hội để bạn tập thích nghi và tìm hiểu công việc mới. Bạn cũng sẽ biết về các đồng nghiệp và cấp trên, làm quen với cơ cấu và các quy định của công ty. Việc giữ bình tĩnh và kiên nhẫn là rất quan trọng, và đừng quên tạo ấn tượng tốt đầu tiên. Đừng quá cố gắng ghi nhớ những con số, các chi tiết và những mẫu thông tin bởi đến cuối ngày não của bạn sẽ bị quá tải khiến bạn không thể nhớ được dù chỉ một điều.



Mang theo sổ ghi chép và thường xuyên “chắp bút”



Bạn sẽ được gặp gỡ những thành viên mới, và bạn nên cố gắng nhớ tên của họ để tiện trong quá trình trò chuyện. Bạn cũng đừng quên ghi chép và học hỏi những quy tắc riêng của công ty mới. Một điều rất quan trọng mà bạn phải thực hiện đó là: Hãy khéo léo giao tiếp với các thành viên, tìm hiểu môi trường làm việc và nhanh chóng tìm ra cách làm việc thật hiệu quả và phù hợp với guồng máy hoạt động mới. Không phải ai cũng đủ thông thái để nhớ chừng ấy những thông tin mới mẻ. Vậy bạn nên viết ngắn gọn những thông tin cần thiết ra cuốn sổ tay và nhanh chóng nắm bắt, ghi nhớ.

Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra:



Ngày đầu tiên, thậm chí là vài ngày đầu bạn sẽ còn gặp rất nhiều điều đáng ngạc nhiên và lạ lẫm bởi đây là môi trường bạn chưa từng thử sức.

Rất có thể thời gian đầu bạn sẽ chưa phải làm gì ngoài việc tìm hiểu các quy tắc của công ty và đọc tài liệu. Đừng vì thế mà bạn thấy chán nản, vỡ mộng và nôn nóng bỏ cuộc. Bạn mất rất nhiều công sức mới vào được nơi đây phải không? Vậy thì vì sao bạn lại từ bỏ sớm? Bạn nên kiên nhẫn chờ đợi trong những ngày tiếp theo, và bất cứ khi nào có cơ hội hãy “xắn tay” tham gia vào những công việc phù hợp cùng với các đồng nghiệp trước khi được sếp chính thức giao việc cụ thể. Hoặc chính bạn cũng nên chủ động gặp sếp xin nhận nhiệm vụ, vì rất có thể sếp quá nhiều việc và chưa kịp giao việc cho bạn…

Bạn cũng đừng quá choáng ngợp khi ngay ngày đầu tiên đã “bị” giao quá nhiều việc, phải “vặn hết công suất” luôn chân luôn tay rồi mà vẫn chưa xong việc. Điều đó hết sức bình thường, rồi bạn sẽ quen với công việc nơi đây trong ngày một ngày hai, khi bạn đã biết sắp xếp thời gian, phân loại công việc và bình tĩnh giải quyết chúng một cách hợp lý.

Chuẩn bị tâm lý, sức khỏe thật tốt trước khi bắt tay vào môi trường làm việc mới bạn sẽ nhanh chóng gặt hái được những thành công mới.

Xác định vị trí của mình


Nếu tự cho mình là sinh viên, đừng ming người khác coi bạn là "đồng ghiệp"

Tôi có thói quen, gặp người có kinh nghiệm luôn coi là thầy mình, thời gian thực tập và khi đi làm cũng vậy, kết quả trong ngày đầu đi làm, trưởng phòng gọi tôi yêu cầu đọc rõ nội quy của công ty, chỉ khi người có độ tuổi lớn hơn để buổi đạt sự kính trọng mới gọi là thầy, còn đồng nghiệp hãy gọi tên, đến giờ tôi mới hiểu sự thiếu xót của mình!

Dù hiểu rõ nhưng thói quen không dễ thay đổi, ngay cả khi sếp tổng đến mọi người nhanh miệng chào hỏi, tôi vẫn không nói lên lời.

Mọi người nói tôi còn trẻ con quá, nhưng không có ý trách móc, và không coi tôi là người cùng tầng lớp một cách rõ rệt. Cộng thêm gương mặt non , vóc người nhỏ nhắn của mình, nhiều khách hàng còn tưởng tôi là thực tập sinh. Bởi vậy đồng nghiệp rất quan tâm, chăm sóc tôi nhưng bản thân tôi lại không cảm thấy hài lòng, vì sự chăm sóc này cho thấy tôi có thể mất đi cơ hội độc lập và gánh vác trách nhiệm trong công việc, cơ hội làm việc không có liệu tôi có khả năng thể hiện năng lực của mình?

Bạn hãy điều chỉnh lại tâm lý của bạn, có thể tự tập luyện trước. Và chuyển đến đồng nghiệp thông điệp: bạn là người cùng hợp tác và làm việc với mọi người, bao hàm cả văn hóa doanh nghiệp, giao tiếp, xưng hô trong công ty cần tuân theo qui tắc chung, học hỏi đồng nghiệp cũ nhưng vẫn độc lập trong công việc. Đặc biệt khi bạn đã từng thực tập ở công ty, khi làm việc chính thức hãy có sự phân biệt rõ ràng để mọi người và bản thân bạn biết.


Kết luận : Ngay từ ngày đầu làm việc hãy lắng nghe lời khuyên từ bạn bè và đồng nghiệp có kinh nghiệm đi trước, điều này rất hữu ích cho công việc của bạn:

-Ngày đầu đi làm, tốt nhất tìm được bản đồ cơ cấu và thông tin làm việc của công ty, như vậy bạn có thể dễ dàng nắm được tên đồng nghiệp dù họ ở bộ phận nào hay phương diện nào đôi lúc bạn cũng cần sự giúp đỡ và hỗ trợ từ họ.

-Chớ nên đến muốn ngay ngày đầu tiên và không nên sớm rời khỏi văn phòng dù bạn không cần phải làm gì.

-Mỉm cười và chào hỏi mỗi đồng nghiệp, ngay cả bảo vệ.

-Chú trọng làm việc và tiết kiệm lời.

-Không nên thể hiện quá tích cực, nếu không đồng nghiệp sẽ thấy rất khó xử.

-Bắt đầu từ công việc nhỏ nhất và kiên nhẫn làm việc.


Chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm

Làm gì khi chuẩn bị nghỉ việc

Thăng tiến trong công việc

Làm sao giảm áp lực công việc

Đam mê công việc

Duy trì sự sáng suốt trong công việc

Các mối quan hệ

(st)