Một số mẫu hang đá noel đơn giản mà đẹp
Tự may ga gối cực xinh xắn mà đơn giản
Cách xào súp lơ xanh đơn giản mà ngon thơm
Cách nấu canh mướp mồng tơi đơn giản, cực ngon
Cách làm tóc dày hơn cho nam giới đơn giản bằng những mẹo nhỏ
Bể cá cảnh được sử dụng phổ biến ở trong các gia đình. Khi chơi cá cảnh, bạn cần chú ý làm những công việc sau để đảm bảo có một hồ cá cảnh luôn đẹp. Cách làm sạch bể cá cảnh dưới đây sẽ giúp bể cá nhà bạn luôn sạch và những chú cá luôn khỏe đấy
Làm sạch như thế nào
Tiến hành lau chùi:
Khi tiến hành lau chùi, bạn không nên lấy mọi thứ trong hồ nuôi ra. Mỗi mặt hồ đều là nơi phát triển của các loài vi khuẩn hữu ích đóng vai trò là bộ lọc sinh học. Việc lấy ra và làm sạch những món đồ trang trí trong hồ sẽ góp phần gây ra các va chạm hoặc thậm chí là diệt những loài vi khuẩn này, từ đó làm giảm chất lượng lọc nước.
Thay nước:
Bạn chỉ nên rút 10-15% lượng nước trong hồ nuôi và sau đó thay bằng lượng nước mới (nước đã được lắng cặn và khử Clo). Đối với các chậu nuôi nhỏ hơn thì lượng nước thay phải lớn hơn (> 10-15%) và việc này đòi hỏi phải thường xuyên. Khi thay nước, bạn cần sử dụng một ống nhựa để hút những cặn bã đóng lại trong các viên sỏi và vật trang trí. Nếu bộ lọc nước của bạn ��ược đặt dưới những viên sỏi thì việc súc rửa sỏi là vô cùng quan trọng vì điều này sẽ giúp ngăn chặn chất bã và các chất hữu cơ phân hủy làm nghẹt khe hở giữa các viên sỏi và cản dòng chảy của nước. Tóm lại, nếu hút 10-15% lượng nước trong hồ thì bạn có thể làm sạch 25-33% các viên sỏi.
Loại bỏ tảo trong hồ:
Nếu tảo đóng trên mặt hồ hoặc vật trang trí thì bạn nên dùng một loại dụng cụ để cào lớp tảo này đi và chà sát bề mặt hồ nuôi trước khi tiến hành thay nước. Hiện nay, các loại dụng cụ chăm sóc hồ nuôi đều được bày bán tại các cửa hàng cá cảnh. Bên cạnh đó, để hồ nuôi sạch hơn, bạn có thể thả vào hồ loài cá lau kiếng. Thức ăn của chúng là tảo và các chất bẩn bám trên mặt hồ. Tuy nhiên, nuôi cá lau kiếng không đồng nghĩa là bạn có thể bỏ qua việc lau rửa hồ. Trên thực tế, cũng như các loài sinh vật khác, việc nuôi cá lau kiếng hoặc các loài ăn tảo sẽ góp phần làm gia tăng sức chứa hồ nuôi. Vì thế, yêu cầu chăm sóc và bảo quản hồ nuôi càng tăng lên.
Dù bạn có nuôi loài cá lau kiếng thì việc thay 10-15% lượng nước trong hồ mỗi tuần là vô cùng quan trọng nhằm kéo dài tuổi thọ hồ nuôi. Một khi bạn đã quen với điều này thì công việc sẽ trở nên dễ dàng.
Xử lý bộ lọc:
Nếu bộ lọc nước trong hồ cần được làm mới, bạn không nên thay đổi tất cả các thiết bị bên trong bộ lọc ngay (tấm hút nước, ống thông,…) vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các loài vi khuẩn có lợi, từ đó khiến hồ nuôi của bạn phải trở lại giai đoạn đầu để tạo ra lớp vi khuẩn mới. Hãy rửa sạch các thiết bị lọc mới bằng nước máy ở nhiệt độ bình thường trước khi lắp chúng vào hệ thống (trong trường hợp tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị lọc cho phép).
Quy trình bơm nước:
Sau khi hút khoảng 10-15% lượng nước trong hồ, bạn cần thay bằng lượng nước mới tương đương. Để làm điều này, cách đơn giản nhất là sử dụng một ống nhựa bơm nước từ một cái xô vào hồ nuôi. Việc này sẽ giúp bạn tránh làm đổ nước cũng như làm bẩn sỏi và các vật trang trí. Đặc biệt lưu ý, loại xô bạn sử dụng phải không chứa chất tẩy hoặc các loại hóa chất được dùng trong gia đình (tốt hơn là bạn nên dùng loại xô dành riêng cho việc thay nước hồ cá). Nước bơm vào hồ nên ở nhiệt độ xấp xỉ nước trong hồ mà bạn vừa hút ra (khi sờ vào nước, người bình thường có thể nhận ra sự chênh lệch về nhiệt độ trong khoảng ½ độ F, vì vậy hãy sờ vào nước để so sánh nhiệt độ nước trong xô và trong hồ). Đừng quên dùng thuốc tẩy để khử Clo trong nước trước khi bơm nước vào hồ. Khi bơm nước, hãy đặt xô ở nơi cao hơn mặt trên của hồ và chỉ trong khoảng 2 phút để hồ cá của bạn đầy lại. Cần canh chừng vòi bơm để tránh trường hợp bơm nước ra ngòai hoặc nước tràn khỏi hồ khi đầy. Nhớ giữ một khoảng cách giữa mặt nước và miệng hồ vì thỉnh thoảng cá cần ngoi lên mặt nước để hít khí ôxy.
Không bơm thêm nước ngay để thay thế lượng đã mất đi:
Đây là lượng nước bị bốc hơi và sẽ để lại các chất cặn bã. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu bơm thêm lượng nước mất đi, bạn sẽ làm cho nước trong hồ dần dần trở nên cứng hơn (do có chứa nhiều canxi và muối khoáng) cho đến khi cá trong hồ không còn sống được. Ngoài ra, mỗi khi bơm thêm nước, nếu trong nước có chứa các kim loại nặng hoặc các chất độc hại thì việc hô hấp của cá sẽ chịu ảnh hưởng do hấp thụ phải những chất này. Hiện nay, hầu hết hệ thống cấp nước tại các thành phố đều ít nhiều chứa một loại chất có khả năng gây nguy hiểm, nhưng nếu với lượng ít thì những chất này sẽ không gây tác động nghiêm trọng đến cá trong hồ và bản thân người sử dụng. Hơn nữa, nếu không thay nước thường xuyên, các chất thải trong hồ (như Nitrate) sẽ đóng lại trên bộ lọc nước.Điều này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của cá và tạo điều kiện cho các loài tảo phát triển.
Hệ thống lọc trong bể cá cảnh
Máy lọc có vai trò quan trọng trong bể cá cảnh, không chỉ giúp làm trong sạch nước mà còn cải thiện chất lượng nước. Có ba phương pháp lọc chính là lọc cơ học, lọc sinh học và lọc hóa học. Ngoài ra, có nhiều thiết bị khác có tác dụng như bộ lọc là lọc protein, đèn cực tím, ozone và ống xiphon…
Có 3 loại lọc chính trong bể cá cảnh nước ngọt
1. Lọc sinh học
Đây là loại lọc quan trọng nhất trong bể cá vì nó loại những chất thải độc hại như amonia và nitrite. Amonia và nitrite hình thành chủ yếu từ chất thải của cá. Cả hai đều có tính độc rất cao đối với cá. Lọc sinh học thực hiện cả quá trình khử nitơ trong bể cá, chuyển nitrate thành khí nitơ. Nitrate được hình thành bởi những vi khuẩn nitrat hóa từ nitrite
Hệ thống lọc sinh học phổ biến được đặt ngầm dưới nền sỏi và là hệ thống hiệu quả nhất. Tấm lọc nên được kiểm tra sau mỗi 2 tuần.
2. Lọc cơ học
Loại lọc này giúp nước sạch và không có chất bẩn. Nó loại bỏ các vật chất lơ lửng qua những hộp lọc. Dòng nước từ máy bơm sẽ qua các tấm tơ sợi và các chất bẩn được giữ lại. Nhiều hệ thống lọc cơ học đặt ngầm có thể loại bỏ các chất bẩn trên sỏi. Hệ thống lọc cơ học có thể loại bỏ các chất bẩn nhỏ tới 3 micron và có loại có thể loại cả những vi khuẩn có hại hoặc tảo chết. Tuy nhiên hệ thống này nên được làm vệ sinh thường xuyên vì nó dễ bị nghẽn.
3. Lọc hóa học
Loại lọc này có thể ổn định thành phần hóa học trong bể cá của bạn. Những chất bẩn hóa học thường hòa tan vào nước nên lọc cơ học không thể loại bỏ chúng, nhưng lọc hóa học làm được điều này. Loại lọc hóa học phổ biển nhất là lọc dùng carbon. Nó có những tấm carbon giữ lại những hóa chất bẩn trong những lỗ nhỏ li ti. Loại lọc này có thể loại bỏ đồng, ozone, chlorine, kháng sinh, một vài protein và đường hòa tan, iodine, thủy ngân, coban, sắt, xanh methylen, malachite green, thuốc nhuộm hữu cơ, thuốc có gốc sulfa và nhiều nguyên tố cũng như hợp chất khác. Và khi bạn muốn sử dụng hóa chất để điều trị bể cá bạn phải loại bỏ lọc hóa học ra. Than bùn dùng để làm giảm pH và độ cứng của nước nhưng làm nước bị đen đi.
Cũng có nhiều thiết bị khác có tác dụng như là bộ lọc. Phổ biến nhất là:
- Đèn cực tím: giúp diệt vi khuẩn có hại, tảo và ký sinh trùng.
- Ozone: là một yếu tố oxy hóa mạnh và có khả năng oxy hóa những chất hữu cơ ô nhiễm và các sinh vật có hại. Tuy nhiên sau khi sử dụng cần loại bỏ ozone còn trong nước vì có thể gây hại cho cá.
- Ống xiphon: cần cho quá trình thay nước và làm sạch nước.
Để cá cảnh không chết
Giadinh.net - Hiện nay, nhiều gia đình thường dùng bể cá cảnh để trang trí cho phòng khách. Dù to hay nhỏ, bể cá cảnh đã đem lại cho không gian sự mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên làm con người, đặc biệt là trẻ em rất thích.
Vì sao cá chết?
Nắm bắt xu hướng nuôi cá cảnh ngày càng phát triển, cửa hàng cá cảnh mọc như nấm ở các phố như Hoàng Hoa Thám, Hàng Đậu (Hà Nội). Anh Trần Anh Tuấn (phường Ngọc Hà, Hà Nội) kể rằng, con gái anh thích nuôi cá. Đầu tiên vợ chồng anh mua loại cá vàng có mã rất đẹp, đựng trong túi nilon bán rong ngoài đường. Con anh thích lắm, đi học về tới nhà là săm soi ngay nơi bể cá.
Thế nhưng chưa được 2 ngày, cá đã phơi bụng chết khiến con gái anh khóc sưng cả mắt. Vợ anh đi mua đôi cá khác, nhưng cá vẫn chết. Anh Tuấn phải lên tận chợ Bưởi mua 10 con cá con - được giới thiệu là rất khoẻ - về nuôi trong bể. Nhưng trong vòng 2 tháng, số cá “rơi rụng” dần rồi... sạch bể.
Con trai chị Minh Tâm ở Làng quốc tế Thăng Long xin bố mẹ “đầu tư” một bể cá Đài Loan, có cả máy bơm và đèn neon. Nhưng cái máy bơm trở chứng lúc chạy lúc không khiến cá chết ngợp.
Theo anh Trần Văn Toàn (bán cá cảnh phố Quán Thánh, Hà Nội), cá chết sau khi mua về có nhiều nguyên nhân, nhưng hầu hết là do khâu cho cá ăn. Nhiều em nhỏ thấy cá đớp lia lịa tưởng đói nên đổ thêm thức ăn mà không biết rằng cá có tập tính cứ thấy mồi là đớp. Vì ăn nhiều quá nên cá bị đầy bụng mà chết.
Nuôi cá cảnh chỉ nên cho ăn 1 lần/ ngày. Nếu cho cá ăn giun cần bỏ vào cái vợt lỗ thưa rồi lắc cho giun xuống từ từ để cá ăn đều. Nếu để nguyên nùi giun thả vào, cá sẽ đớp nuốt nguyên nùi giun mà chết. Cho ăn thức ăn viên cũng phải múc ngay nước nuôi cá ngâm 3 - 4 phút mới cho cá ăn. Nên chọn lượng thức ăn ít để cá ăn hết trong khoảng 5 phút để không bị thừa, làm ô nhiễm nước.
Chơi cá cảnh cũng lắm công phu. (Ảnh: TL)
Chơi cá cũng phải đầu tư kiến thức
Theo anh Toàn, cá cảnh có rất nhiều loại. Loại cao cấp như cá rồng, la hán thì khỏi nói vì chẳng mấy người mua được. Nhà bình dân nên nuôi cá đàn, loại dăm bảy ngàn một đôi vừa khoẻ, vừa đẹp. Không nên mua cá hàng rong, mã đẹp nhưng người bán dùng “mẹo” vỗ cho cá phổng phao, màu sắc... nhưng sức khoẻ cá yếu. Nên mua cá trong các cửa hàng cố định, có cây cảnh tươi tốt và phải có máy bơm tốt chạy liên tục.
Máy bơm có nhiều loại. Loại sục chỉ dùng cho bể nhỏ, tuổi thọ kém Máy bơm phải chạy liên tục để thay đổi không khí cho cá, giá từ 80.000 - 120.000 đ/chiếc mới tạm được. Nên có 2 máy để thay nhau chạy sẽ kéo dài tuổi thọ cho máy. Máy bơm, máy sục cần dùng liên tục để lọc nước và duy trì môi trường sống cho cá. 1 tuần nên thay nước một lần, lượng nước lấy ra khoảng 1/4 bể nên nhanh, sau đó thay thế 1/4 nước mới vào bể nên từ từ.
Bể cá cần đặt nơi không có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, càng mát càng tốt như phía sau cửa, góc nhà, vách ngăn giữa các phòng. Không nên đặt bể cá trong phòng ngủ vì mùi nước cá tanh, tiếng kêu của máy bơm, máy sủi, tiếng nước chảy róc rách sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ. Vị trí đặt bể cao nhất khoảng ngang tim người, thấp nhất là ở ngang đầu gối.
Người ít kinh nghiệm nên chọn loài cá nhỏ bơi theo đàn. Nhớ hỏi kỹ người bán cá để không chọn phải loại cá dữ hay có loại cá hay bơi theo lén và... rỉa đuôi cá lành. Cũng không nên thả các loại cá to, cá ăn mồi và cá dữ vì chúng sẽ ăn thịt cá khác và cây thủy sinh.
Hiện có loại máy sử dụng ozone để xử lý nước và khử trùng thức ăn bể cá, nhờ vào tính ôxy hoá cực mạnh, ozone có thể tiêu diệt các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng lơ lửng trong nước mà vẫn an toàn cho cá, nồng độ oxy hoà tan trong nước cũng được nâng cao, nồng độ ozone dùng xử lý nước nuôi cá cảnh 0.25 - 1 mg/10 lít nước/ giờ.
Nhưng ozone chỉ phòng chứ không chữa được bệnh cho cá. Khi bể bị rêu, nên giảm thời gian bật đèn và dùng thuốc diệt rêu đặc trị. Khi thấy bể có bọt khí trắng nhỏ nổi xung quanh bề là do bể thiếu nước do bay hơi, cần bổ sung thêm nước ngay, và nhớ là phải cho nước vào chậm, kẻo cá bị sốc. Vệ sinh bề mặt trong và ngoài của bể bằng cách dùng khăn lau và nam châm cọ bể.
Một số lưu ý:
- Không rửa bể cá và các loại đá sỏi trang trí bể bằng xà phòng.
- Khi thay nước nên để lại 1 ít nước cũ (tốt nhất là 1/4 nước)
- Bể nhỏ không nên di chuyển nhiều.
- Thỉnh thoảng nên cho cá ăn thêm tôm, tép.
- Thay nước nên chứa trong xô qua 1 ngày hãy đổ vào bể để cá không bị sốc. Nếu dùng nước khoan phải chứa nước rồi đợi 2 - 3 ngày mới thay nước cá.
- Đèn trong bể cá nên bật vào ban ngày, tắt lúc ban đêm. Mỗi ngày chỉ nên bật dưới 8 giờ. Nhiệt độ thích hợp của bể cá là từ 25 - 30°C. Khi trời lạnh thì bổ sung thêm sấy.
Chia sẻ kinh nghiệm
Làm thế nào để bể cá luôn trong sạch
Mình rất thích nuôi cá trong nhà, nhưng cứ thay nước vài ba ngày lại đục. Mặc dù, mình có sử dụng các thiết bị lọc nước bể cá. Xin BBT tư vấn giúp mình.
Nguyễn Thanh Hải
Ý kiến của bạn: Trần Tấn Việt
Mình là Trần Tấn Việt là kỹ sư nuôi trồng thủy sản, mình học khóa 44 ĐHTS, dưới đây là những kiến thức và kinh nghiệm mình có được muốn chia sẽ cùng các bạn chơi cá cảnh, nếu có thiếu sót xin bổ sung dùm mình.
Khác với các loài thủy sản khác, cá cảnh tiêu tốn lượng thức ăn trong ngày không cao, do đó lượng chất thải ra môi trường không cao.
Cá chỉ hấp thụ 13 – 15% trọng lượng thức ăn thôi, do đó lương thải ra môi trường là nhiều hơn lượng hấp thụ. Để hạn chế sự ô nhiễm môi trường nuôi thì ta có các giải pháp sau:
Dùng hệ thống lọc cơ học tự tạo bạn dùng 10 tấm mouse xếp cạnh nhau cho vòi nước máy bơm chảy vào ở tấm thứ nhất và ra ở tấm thứ 10, sau 1-2 ngày bạn chỉ cần bỏ tấm thứ nhất đi và thêm vào sau tấm thứ 10 một tấm mới và chèn lại như lúc đầu cứ như thế lập lại. Bên cạnh đó bạn cần tạo dòng nước sao cho máy có thể hút hết chất thải trong bể cá và bơm lên bể lọc. bạn cũng có thể sử dụng một số men vi sinh để phân hủy chất thải trong phương pháp này.
Dùng men vi sinh phân hủy mạnh như: BZT aquaculture, Browbac…
xử lý định kì 3 -5 ngày. sau đó cho nước qua bể loc như phương pháp lọc cơ học nhưng chỉ cần 3 lốp mouse thôi. có thể định kì sử dụng chlorine để khử mùi cho nước lọc 5 – 10ppm (5 – 10gam/m3).
Ý kiến của bạn: Nguyễn Khang
Theo kinh nghiệm của tôi, cát sỏi trong bể cá đóng vai trò quan trọng. Nó không chỉ giữ bùn đất cho cây thủy sinh sống tốt mà còn có tác dụng làm sạch nước. Bạn có thể dải một lớp sỏi trong bể. Còn các thiết bị lọc nước có tác dụng làm cho bể luôn lưu thông và tạo oxy.
Ý kiến của bạn: phạm trọng đức
Kinh thưa tòa soạn, đọc xong bài này tôi muốn hỏi là những men vi sinh nói trên thì mua ở đâu ,giá có đắt không và khi dùng thì liều lượng như thế nào?
Ý kiến của bạn: Mạc Phúc Thanh
Tôi đang chơi bể cá cảnh trong nhà đã đc 5 năm rồi. Theo kinh nghiệm của tôi để giữ đc bể cá luôn sạch thì anh nên làm như sau:
- Phải có bộ phận lọc (máy bơm và mouse) vừa làm cho nc trong bể đc tuần hoàn và cung cấp thêm ô xy cho cá luôn khoẻ.
- Cho một lớp sỏi trắng dưới đáy bể để khi phân cá thải ra hoặc thức ăn thừa có thể kết tủa.
- Cho cá ăn vừa phải, không nên cho ăn nhiều. Thông thường với những loại cá dễ nuôi thì 2-3 ngày mới cho ăn một lần. (Tôi chỉ cho thức ăn khô của TQ)
- Chỉ bật đèn bể cá khi có người ở nhà tránh bật những lúc như ban đêm để hạn chế rêu mọc nhanh.
Tôi làm như vậy bình thường 1 tuần giặt mouse 1 lần và 1 tháng thay nước một lần mà bể rất trong và các vẫn khoẻ.
Lưu ý: Khi thay nước phải để khoảng 1/3 lượng nước cũ trong bể lại không được thay nước mới hoàn toàn các dễ bị chết và bệnh.
Quản lý và duy trì bể cá cảnh
Sau khi hoàn tất thiết kế bể cá cảnh, đừng nghĩ rằng bạn đã đến đích, ngược lại bạn chỉ mới khởi đầu. Vẫn còn nhiều công việc để làm nhằm tạo điều kiện phù hợp để giữ bể cá của bạn hoạt động tốt. Vì vậy việc duy trì bể là bắt buộc không chỉ vì sở thích của bạn mà còn để bảo đảm cá trong bể có sức khỏe tốt và sống lâu.
Đầu tiên là cho ăn. Duy trì khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin là một điều quan trọng. Ngày nay, nhiều loại thức ăn cho cá cảnh được bán sẵn rất thuận tiện, từ thức ăn sống đến thức ăn đông lạnh hoặc thức ăn viên. Bạn nên cho cá ăn 2 đến 3 lần trong ngày. Và tốt nhất là trong mỗi lần ăn cá của bạn ăn toàn bộ thức ăn trong vòng 3 đến 5 phút. Nếu điều này không xảy ra tức là bạn đã cho cá ăn quá nhiều. Và cuối cùng, trong tự nhiên cá có thể không ăn trong 1 tuần.
Cách hiệu quả nhất để loại bỏ tảo bám trong bể là sử dụng cá ăn tảo. Tuy nhiên nếu không có loài cá ăn tảo nào trong bể của bạn thì bạn có thể loại bỏ tảo bám bằng bàn chải hoặc các phương pháp diệt tảo thích hợp khác. Bạn nên cọ thành bể ít nhất 1 tuần 1 lần. Không dùng xà phòng và thuốc tẩy để loại bỏ tảo bám vì chúng gây độc cho cá. Để tránh thêm tảo vào bể của bạn bạn phải ngâm các cây thủy sinh mới vào dung dịch chất tẩy 5%. Rửa nhẹ cây trong vòng 2 phút với nước lạnh đã được khử chlorine để loại bỏ những vết tảo còn lại.
Vì nhiều lý do, thay nước là điều bắt buộc nếu bạn muốn duy trì một hồ cá lành mạnh. Hồ cá lành mạnh được định nghĩa như là hồ mà trong đó cá tăng trưởng, sinh sản, ăn uống và hoạt động như ngoài môi trường tự nhiên (hay gần giống như vậy). Nó cũng là hồ có chứa rất ít mầm bệnh và cá trông khoẻ mạnh. Mọi người đều biết rằng để làm được điều này, bạn phải đảm bảo hàng loạt yếu tố, trong đó bao gồm chủng loại và số lượng cá mà bạn nuôi, kích thước hồ nuôi, hệ thống lọc, và ngay cả loại thức ăn mà bạn sử dụng. Tất các các yếu tố này đều phải được tính đến nếu bạn muốn duy trì hồ cá một cách đúng đắn.
Câu hỏi đầu tiên mà bất cứ người nuôi cá nào cũng tự đặt ra là “bao lâu” mới thay nước một lần và “bao nhiêu” nước cần phải thay. Ở đây có vài điểm cần được làm rõ. Tôi không phải là một chuyên gia, tôi không có bằng cấp về ngư loại học, tôi cũng từng để cá bị chết và phải học (và sẽ học) từ mọi người. Những gì tôi đề cập đến ở đây chỉ là cách mà tôi từng áp dụng cho hồ cá của mình, lý do mà tôi làm vậy và các kết quả nhận được từ đó. Có vô số cách để duy trì hồ cá một cách hiệu quả - Tôi biết vậy. Tôi chỉ nói về vấn đề thay nước, điều cốt yếu đối với mấy con cá yêu quí của tôi.
Ghi chép
Nếu bạn cũng có nhiều hồ cá như tôi thì bạn phải biết cách tổ chức. Bạn có thể lên lịch thay nước vào một lần hay lần lượt cho từng hồ. Bạn cũng có thể lên danh sách từ nhiều ngày trước (sau khi đã kiểm tra kỹ từng hồ) những gì bạn phải làm trong khi thay nước hồ và khi nào thì thực hiện điều đó. Tôi luôn sử dụng sổ tay để ghi chép. Ví dụ, nếu cần làm sạch rêu, tôi phải làm từ trước khi thay nước. Nếu phải thay máy lọc, vớt lá cây trôi nổi, hay nhổ cây, bạn cũng phải làm từ trước. Nếu cần bón phân cho cây, bạn phải làm sau khi thay nước. Ghi chép sẽ giúp bạn không bỏ sót điều gì và mọi thứ sẽ được thực hiện đúng theo yêu cầu. Hơn nữa, việc lưu trữ các ghi chép vào một hồ sơ sẽ giúp bạn kiểm tra được khi nào là lần cuối bạn thay chất liệu lọc, cho thuốc phòng bệnh (medication) hay than hoạt tính (đây là dạng ghi chép cho việc bảo trì).
Chuẩn bị những thứ cần thiết
Sử dụng một bàn rộng để sắp xếp các dụng cụ và chất hoá học. Tất cả các dụng cụ nên được rửa sạch, kèm theo khăn lau, chậu và sổ tay phải luôn sẵn sàng. Như bạn thấy trong hình, tôi tự pha chế lấy các chất hoá học. Dĩ nhiên, tôi may mắn vì chỉ nuôi các loài Cichlids có nguồn gốc từ các hồ rạn châu Phi (95% là từ hồ Malawi) do đó tôi chỉ phải dùng một số chất hoá học nhất định. Các chất này gồm (nhưng không bắt buộc): Calcium chloride, Calcium sulfate, Magnesium sulfate, Sodium bicarbonate, Sodium và Potassium chloride. Các sản phẩm mua sẵn gồm than hoạt tính, chất khử clor nước máy (Tap water conditioner), chất làm trong nước (Clear Ease), thuốc trị vết thương… Bạn có thể thay thế tất cả những chất này bằng một chất muối tổng hợp (aquarium salt) duy nhất. Trong hai cái chén sắt, bạn sẽ thấy những dụng cụ dành riêng cho việc bảo trì hồ cá. Trong đó bao gồm: các ống xi lanh 1, 5, 10, 30 and 60 ml, muỗng trà và muỗng canh, kéo, banh (tonsil) cỡ nhỏ và lớn, nhiệt kế, bao ni lông, ống thử (test tube), bông lọc, băng keo…
Trước hết tôi kiểm tra danh sách các hồ sẽ thay nước. Bước đầu tiên là trộn chất hoá học và hoà tan chúng (thường dùng nước nóng). Không nên đổ chất hoá học vào hồ dưới dạng bột. Coi chừng bạn “đốt cháy” cá của bạn đấy. Sau đó để dung dịch trong bình chứa nguội đi. Nếu chất hoá học chưa hoà tan hoàn toàn, đợi một phút để phần chưa tan lắng xuống rồi đổ phần hoà tan vào thùng chứa lớn hơn (giống như can 4 lít trong hình). Thêm nước nóng vào bình chứa rồi quậy đều cho đến khi tất cả muối đều hoà tan. Làm lại lần nữa nếu thấy cần thiết. Bạn cũng có thể thêm vào chất khử nước máy tại công đoạn này.
Châm thêm nước
Để bù vào phần nước bị bốc hơi trước khi thay nước. Nếu bạn không làm điều này thường xuyên, hồ cá của bạn sẽ biến thành hồ cá biển! (vì nồng độ muối sẽ tăng lên sau mỗi lần thay nước). Hình dưới chụp hồ 500 lít nuôi cá mbuna. Việc bù nước này rất quan trọng và cần được chuẩn bị trong quá trình thay nước. Bạn nên đánh dấu mực nước mỗi khi thay xong và đảm bảo lượng nước mà bạn bù vào lượng bay hơi cũng đạt xấp xỉ mức đánh dấu. Người nuôi cá biển rất chú ý đến vấn đề này nhưng tôi thấy nhiều chiến hữu nuôi cá nước ngọt của tôi không hề lưu tâm đến nó.
Chùi rêu
Thỏi nam châm thường được dùng để chùi rêu bám trên mặt kiếng. Nếu bạn không làm điều này trong 1-2 tuần bạn có thể sẽ phải dùng đến cây dao cạo để nạo rêu (và có thể làm xước kính). Nên sử dụng thỏi nam châm có độ từ tính thích hợp với tấm kiếng mà bạn chùi. Thỏi nam châm có kích thước trung bình được sử dụng cho hồ 45 lít (dày 6 mm – hình trái) trong khi thỏi lớn hơn được dùng cho hồ 1300 lít (dày 18 mm – hình phải). Phải chùi sạch các mảng rêu li ti bám trên mặt kiếng mỗi khi thay nước. Nếu rêu bám đủ lâu, nó sẽ bám chặt vào mặt kiếng (hay bất cứ bề mặt nào) và che khuất cảnh quan bên trong.
Nếu một thỏi nam châm được dùng chung cho nhiều hồ, nên rửa nó thật kỹ bằng nước nóng sau mỗi lần sử dụng. Nếu không bạn có thể đem mầm bệnh từ hồ này sang hồ khác. Nếu mặt trong của thỏi nam châm rơi lên mặt cát, nên rửa sạch cát để tránh làm trầy mặt kiếng khi chùi. Thậm chí, vài mảnh sỏi nhỏ còn kẹt lại cũng có thể làm trầy mặt kiếng.
Kiểm tra đầu ra của bộ lọc
Nếu dòng chảy không mạnh như mong muốn, bạn cần làm sạch đầu hút hay thay chất liệu lọc.
Đừng thay toàn bộ chất liệu lọc một lần vì sẽ làm mất đi tất cả các vi khuẩn có ích. Nên rửa chúng trong một chậu chứa đầy nước hồ cũ. Hình bên chụp đầu ra của hai loại máy lọc thông dụng, máy lọc dùng mút xốp (950 lít/giờ - hình trên) và bơm nước (2.300 lít/giờ - hình dưới). Hình chụp cho thấy các máy lọc còn chưa bị tắc hoàn toàn. Đây là thời điểm để làm sạch xốp lọc và các “viên lọc” (coarse), lấy đi lá cây và thức ăn thừa.
Nước từ đầu ra chảy yếu đi là tín hiệu cảnh báo rằng vi khuẩn sẽ ngộp thở và chết (vi khuẩn có ích thì hiếu khí nghĩa là chúng cần nhiều ô-xy), thậm chí nước sẽ bị ô nhiễm. Trong các hồ nuôi Cichlids châu Phi, điều này tương đương với việc nồng độ ammonia tăng đột ngột đến mức độc hại. Động cơ không được làm mát hay chạy quá tải sẽ làm giảm tuổi thọ của máy lọc. Sau cùng, diện tích tiếp xúc giảm (làm tỷ lệ trao đổi khí giảm theo) là lý do làm nồng độ ô-xy giảm và CO2 tăng. Dấu hiệu ban đầu của điều này là khi cá nổi lên mặt nước thở gấp gáp. Tôi nhấn mạnh một điều là máy lọc bị kẹt sẽ làm chết cá trong hồ một cách nhanh chóng, và đó không phải là một quá trình diễn ra từ từ. Tuỳ theo mực nước và chế độ dinh dưỡng, điều này có thể xảy đến chỉ sau một đêm. Tôi biết nhiều người làm chết cá với lý do máy lọc bị kẹt. Không hiểu tại sao, họ thường kiểm tra đầu nhiệt, máy sục khí…nhưng lại bỏ qua máy lọc.
Trước khi gắn máy lọc vào hồ, rửa chúng bằng xà bông rồi xối nước thật kỹ cho sạch hết xà bông. Lau khô tay rồi gỡ bỏ ổ cắm điện. Việc này rất quan trọng, bạn luôn phải làm để đảm bảo không bị điện giật. Đây là điểm cốt yếu đối với những người nuôi Cichlids châu Phi vì hồ nước có nồng độ muối rất cao làm cho việc bị điện giật trở nên rất khốc liệt.
Lấy đi các phần trong hồ cá mà bạn không còn cần đến nữa
Đây là thời điểm để lấy đi các bộ phận trang trí và cây cảnh mà bạn thấy không còn cần thiết nữa, tái sắp xếp, thêm vào, gỡ bỏ hay củng cố lại đá trang trí, tỉa cây… Ở hình trên, tôi lấy một cành lớn loài Hygrophila corymbosa ra khỏi hồ 1.300 lít của tôi vì nó hầu như bị bật gốc bởi hoạt động đào bới của các “cư dân châu Phi”. Bỏ sót lại một mẩu trong hồ thì nó sẽ làm tắc và giảm dòng sục khí trong máy lọc. Nhánh này sau đó được trồng lại trong hồ nuôi mbuna 500 lít. Tôi đã từng nói với các bạn là tôi chưa hề mua một cây cảnh mới nào trong vòng hai năm vừa qua? Tôi có tất cả bốn hồ trồng rong chỉ bằng việc trồng lại các cây bị bật rễ và tỉa cành.
Chuẩn bị hồ cá cho việc thay nước
Chuẩn bị các đấu nối cần thiết. Nếu hồ cá của bạn có một lỗ thoát, hãy đảm bảo ống nước được nối khít vào đó (xem hình trên). Luôn luôn đặt một chậu nước lớn phía đầu thoát nước cho chắc ăn. Nếu bạn không làm thế, hãy gỡ bỏ đầu nhiệt để tránh làm vỡ chúng (tôi thường hay quên bước này, tiệm cá của tôi rất mệt mỏi với việc mua đầu nhiệt mới cho tôi). Gỡ bỏ luôn các máy bơm và máy lọc (nếu đầu nối của chúng làm cản trở việc thay nước). Điều này rất quan trọng với các hồ cá lớn vì quá trình xả nước và làm đầy rất mất thời gian. Nếu bạn cũng gỡ cả bộ định thời, nhớ điều chỉnh lại cho chính xác sau khi thay nước, nếu không bạn có thể thấy đèn hồ cá tự động bật sáng vào lúc nửa đêm.
Khi mực nước xuống gần đến mức yêu cầu, bạn nên bắt đầu quá trình làm đầy. Hình bên cho thấy hồ 45 lít được lấy đi 80% nước (vào mỗi hai tuần). Nước thải được dùng để tưới vườn cây. Thật lý tưởng nếu thay nước có cùng nhiệt độ với nước cũ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp điều này không thể đạt được (chẳng hạn khi làm đầy hồ 1300 lít bằng 500 lít nước mới). Trong trường hợp này, nên thêm nước vào theo từng phần (tôi dùng mỗi lần 200 lít) và để đầu nhiệt làm nước nóng lên 1-2 độ trước khi tiếp tục. Nên nhớ trong những tháng mùa đông, bạn có thể cho cá ăn và thay nước ít đi để không làm thay đổi nhiệt độ hồ nhiều hơn 2-3 độ. Tôi đảm bảo rằng cá của bạn có thể chịu đựng được điều kiện này.
Thêm vào muối và các chất hoá học khác
Tốt nhất nên làm việc này ngay khi nước mới được thêm vào – không nên chần chờ. Tôi thêm vào muối và chất khử nước máy ngay khi đang làm đầy hồ, còn các chất khác thì để sau. Ở hình bên, tôi thêm vào chất Clear Ease (thương hiệu chất khử nước máy của hãng Mydor) để làm kết tủa (aggregate) các chất hoà tan và làm trong nước. Chú ý: những chất này làm giảm độ pH của nước hồ một cách nhanh chóng (độ pH giảm từ 8.3 xuống còn 7.8 trong vòng một phút). Nên sử dụng ống tiêm (chỉ dùng loại ống tròn, bỏ đi kim tiêm). Có hai lợi điểm khi sử dụng chúng: độ chính xác cao (chẳng hạn đến từng đơn vị 1-10 ml) và tay bạn có thể tránh tiếp xúc trực tiếp với chất hoá học. Trong hầu hết các trường hợp, bơm chất hoá học vào hồ một cách chậm rãi (hoặc bỏ ngay một lần nếu khối lượng nhỏ) bên cạnh đầu ra của máy lọc để làm chúng hoà tan (dilution) nhanh chóng. Chú ý: chất hoá học thêm vào với khối lượng nhỏ (khoảng 1 ml trên gallon hay ít hơn) sẽ không giữ được nồng độ lâu. Bạn không gặp khó khăn gì khi làm theo các bước đơn giản và dễ dàng trên, nhưng chúng lại vô cùng có ý nghĩa đối với cá của bạn.
Bỏ thêm than hoạt tính hàng tháng. Mỗi tháng, tôi thêm khoảng 80 gram than siêu hoạt tính (super activated charcoal) vào hồ 1300 lít (hay 120 gram than hoạt tính thường). Khi bịch ni lông (có thể chứa đến 560 gram) bị đầy, tôi vứt nó đi và xài bịch mới. Khi bạn mới thêm than vào, có một thay đổi nhỏ khi nước trở nên vàng đi rồi sau đó trở lại bình thường. Đặt bịch than vào nơi thích hợp (thường ở lớp cuối của máng lọc). Tôi thích đặt nó vào kế phần lọc sinh học. Mặc dù điều này đi khá xa chủ đề chính, tôi khuyên các bạn nên sắp xếp máng lọc theo thứ tự này: sơ lọc cơ học (bông lọc) --> tinh lọc cơ học (chất liệu lọc thông thường) -> lọc sinh học (các phần tử mao dẫn) -> lọc hoá học (than).
Tự làm hộp Ozone sục bể cá cảnh
Ai cũng biết, làm sạch môi trường nước nuôi trồng thủy sản bằng ôzôn (phải là ôzôn sạch) là giải pháp ưu việt. Tuy nhiên nếu sử dụng những máy ozone phóng điện thông thường vừa đắt, vừa cồng kềnh, phiền hà, ôzôn lại chưa sạch do kèm nhiều tạp độc khí NOx, làm tăng Ammonia, giảm pH, … có hại cho cá.
Clean JSC xin giới thiệu cách tự làm một vài kiểu Hộp cấp khí ôzôn dùng OZOLIVE™ để hòa trộn thêm ôzôn hữu cơ tinh sạch với không khí ở các bơm sục khí hay bơm nước hút khí hoặc đơn giản chỉ cắm nến Ozolive để ôzôn trực tiếp tan (rất chậm) vào nước, đồng thời để cho cá tìm đến rỉa khi tự chữa bệnh … như các hình vẽ sau: (Chú ý: kiểm tra nước bằng bút đo ORP -57 đạt +200 đến + 250 mV phối hợp quan sát cá và nước theo kinh nghiệm)
Trang trí bể cá cảnh đẹp
Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước ngọt
Kỹ thuật nuôi cá cảnh nước mặn
Tự trang trí bể cá cảnh vừa đẹp vừa hợp phong thủy
Nuôi cá cảnh theo phong thủy
Phong thủy đặt bể cá
(st)