Cách dạy con ngang bướng trở nên vâng lời, ngoan ngoãn
Phương pháp dạy con bắt đầu vào lớp 1
Cách dạy con 7 tuổi giúp con vâng lời, ngoan ngoan
Khi phải đặt ra các giới hạn cho những hành động của con cái, phần lớn các bậc cha mẹ nói quá nhiều, trở nên dễ xúc động hoặc thất bại trong việc bày tỏ mong muốn của mình một cách rõ ràng và đầy quyền uy. Chúng ta sẽ nhận được sự tuân thủ ngoan ngoãn hơn của con cái nếu chúng ta sử dụng 10 gợi ý sau.
1. Hãy cụ thể. Không nên đưa ra những mệnh lệnh không rõ ràng kiểu “Đừng bầy bừa!”, “Ngoan đi nào”. Những chỉ dẫn kiểu như vậy có nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Con cái chúng ta sẽ hiểu chúng tốt hơn nếu những chỉ thị đó đưa ra thái độ, cách cư xử cụ thể, rành mạch, mà chúng ta chờ đợi ở con mình. Cần giới hạn rõ ràng cho trẻ biết chính xác phải làm gì: “Con hãy nói thầm khi mọi người đang ngủ”, “Cho chim ăn bây giờ đi”, “Nắm tay mẹ khi mình sang đường”. Gợi ý này có thể làm tăng đáng kể mức độ nghe lời của con bạn.
2. Hãy đưa ra các lựa chọn. Trong nhiều trường hợp bạn có thể cho con mình lựa chọn giới hạn trong việc quyết định thực hiện mệnh lệnh của bạn như thế nào. Có chút tự do lựa chọn khiến cho trẻ thấy được cảm giác của quyền lực và sự kiểm soát, làm giảm sự chống cự của nó. Ví dụ như, “Đến giờ tắm rồi, con muốn mẹ lấy cho con quần áo, hay con tự chọn?”, “Con muốn tập đàn 10 phút buổi sáng và 10 phút buổi tối, hay tập luôn 20 phút 1 lần?”
3. Hãy tỏ ra cứng rắn. Đối với những việc quan trọng khi mà không có lựa chọn nào khác ngoài việc nghe lời, bạn nên nói ra yêu cầu của mình một cách cứng rắn, cho trẻ biết rằng nó cần dừng ngay hành động không mong muốn của mình và tức thì tuân theo bạn. Ví dụ như: “Về phòng con ngay đi!” hay “Dừng ngay lại! Đồ chơi không phải để ném!”. Những hạn chế cứng rắn có hiệu lực hơn nếu được đưa ra bằng giọng ra lệnh và với cái nhìn nghiêm túc.
Mặt khác, những hạn chế nhẹ nhàng cho trẻ biết là nó có lựa chọn hoặc nghe lời hoặc không nghe lời. Ví dụ của những hạn chế kiểu này là: “Sao con không bỏ đồ chơi ra chỗ khác nhỉ?”, “Chúng mình làm bài tập đi”, “Con vào nhà bây giờ đi, được không?” và “Mẹ thực sự mong con tự dọn dẹp phòng của mình.”
Những mệnh lệnh nhẹ nhàng thích hợp cho những trường hợp khi bạn muốn trẻ hành động một cách nhất định nhưng bạn không qui định hành động đó. Tuy nhiên đối với những hành động bắt buộc phải được làm bạn sẽ đạt được sự tuân thủ tốt hơn khi sử dụng mệnh lệnh cứng rắn. Cứng rắn là mảnh đất nằm giữa nhẹ nhàng và thù địch.
4. Hãy đưa ra các đòi hỏi khẳng định. Trẻ em dễ tiếp nhận những mệnh lệnh khẳng định “Hãy làm” hơn là phủ định “Đừng (không được) làm”. Thông thường nếu bạn nói cho trẻ biết phải làm gì (“Hãy nói nhỏ!”) sẽ tốt hơn nếu bạn nói (“Đừng có hét!”). Người ta nhận thấy rằng các bậc phụ huynh độc đoán đưa ra các mệnh lệnh “Đừng”, trong khi các bậc cha mẹ có quyền lực lại thiên về các chỉ thị “Hãy làm.”
5. Hãy để bạn bên ngoài mệnh lệnh. Khi bạn nói “Mẹ muốn con đi ngủ bây giờ,” bạn có thể đã tạo ra một cuộc chiến cá nhân giữa bạn và con bạn. Biện pháp tốt hơn là hãy nói “bâng quơ”, ví dụ như, “Bây giờ là 9 h. Giờ đi ngủ của con đấy,” và chỉ tay vào đồng hồ. Trong trường hợp này tất cả những xích mích và cảm giác nặng nề sẽ là giữa trẻ và cái đồng hồ. Và sẽ triển vọng hơn khi bạn nói “Qui tắc là không được ném bóng trong nhà” thay bằng nói “Mẹ không thích con ném bóng trong nhà,” con bạn sẽ ghét cái qui tắc kia hơn là ghét bạn đấy.
6. Hãy giải thích tại sao lại cần sự hạn chế. Khi lần đầu tiên bạn đưa ra hạn chế, hãy giải thích tại sao con bạn lại phải tuân theo nó. Việc hiểu được nguyên nhân của qui tắc sẽ giúp con bạn phát triển chuẩn mực cư xử, hành động bên trong con người nó, tức là lương tâm. Thay bằng đưa ra những giải thích dài dòng mà trẻ sẽ quên ngay bạn hãy nói nguyên nhân một cách ngắn gọn, ví dụ như: “Không cắn người khác. Mọi người sẽ đau đấy”, “Khi con giằng đồ chơi của bạn khác, bạn ấy cảm thấy buồn bởi vì vẫn còn muốn chơi với chúng.”
7. Hãy đề nghị phương án lựa chọn. Bất cứ khi nào bạn chỉ ra giới hạn cho một hoạt động nào đó của trẻ, bạn hãy cố chỉ ra một hoạt động khác thay thế có thể chấp nhận được. Làm như vậy chỉ thị của bạn nghe có vẻ ít cấm đoán hơn và con bạn sẽ cảm thấy ít bị tước đoạt hơn. Theo cách đó, bạn có thể nói: “Mẹ biết con thích thỏi son của mẹ, nhưng nó dành để bôi môi, không phải để chơi con ạ. Đây có bút chì mầu và giấy thay cho nó đây.” Một ví dụ khác bạn nên nói: “Con không thể ăn kẹo trước bữa ăn trưa, nhưng con có thể ăn một chút kem sô cô la mà con thích sau khi ăn tối.” Bằng cách đưa ra những phương án lựa chọn, bạn dạy con mình rằng tình cảm và những mong muốn của nó là có thể chấp nhận được, chỉ có cách thể hiện chúng là không được mà thôi.
8. Hãy kiên định một cách nghiêm túc. Nguyên tắc chủ yếu giúp việc đặt ra giới hạn có hiệu quả là tránh những quy tắc lúc có lúc không. Một thời gian biểu không cố định (chẳng hạn như, giờ đi ngủ hôm nay là 8h, hôm sau là 8h30, hôm sau nữa lại là 8h45) là tiền đề cho việc chống cự và là thời gian biểu hầu như không thể bắt ép trẻ theo. Những quy tắc và những thói quen quan trọng của gia đình phải có luôn hiệu lực, thậm chí nếu đôi khi bạn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
9. Hãy tỏ ý bất bình với thái độ, cách cư xử của trẻ, chứ không phải là bản thân nó. Không quan trọng hành động của trẻ nghiêm trọng đến mức nào, chúng ta cần cho trẻ hiểu là chúng ta chỉ không tán thành hành động của chúng mà không hắt hủi chúng. Bởi vậy thay bằng nói “một thằng bé hư!” (chê bai trẻ), chúng ta nên nói: “Không được cắn” (phê phán hành động cụ thể). Thay bằng nói: “Mẹ không thể chịu nổi con hành động như vậy”, chúng ta nên nói: “Những cái lọ đó không phải để lăn đâu con. Chúng phải được đứng trên giá.”
10. Hãy kiểm soát cảm xúc của mình. Các nhà nghiên cứu thông báo rằng khi cha mẹ rất bực tức, họ phạt con mình rất nặng và có nhiều khả năng lăng mạ con mình bằng lời hay vũ lực. Có những lúc chúng ta cần hít thở sâu và đếm đến 10 hơn là mắng nhiếc con một cách thù địch. Uốn nắn kỷ luật chủ yếu là dạy trẻ cách cư xử và bạn chẳng thể dạy con hiệu quả, nếu bạn kích động quá mức. Bởi vậy thay bằng “tấn công” con bằng những nhận xét giận dữ có tính chất làm bẽ mặt: “Con làm sao thế?”, tốt hơn cả là bạn hãy dành một phút để trấn an mình và sau đó hỏi: “Chuyện gì xẩy ra ở đây thế này?” Tất cả trẻ em đều cần cha mẹ mình xác định những nguyên tắc chỉ đạo để có một cách cư xử có thể chấp nhận được. Chúng ta càng khéo đưa ra các giới hạn bao nhiêu thì sự hợp tác chúng ta nhận được từ con cái mình càng lớn bấy nhiêu và sự bắt ép phải tuân theo các mệnh lệnh bằng cách áp dụng những hậu quả khó chịu càng ít cần thiết bấy nhiêu. Và kết quả là một bầu không khí gia đình dễ chịu hơn cho cả cha mẹ và con cái
Bạn đã giao hẹn bé phải dậy sớm, ăn sáng để kịp đến trường, nếu không sẽ phải bỏ bữa sáng. Nếu bé không thực hiện được, bạn nên thực hiện đúng giao ước là thu lại bữa sáng. Tuy nhiên hầu hết cha mẹ không làm được điều này.
Đây là ví dụ điển hình về việc cha mẹ thất bại trong việc ứng xử khi trẻ không vâng lời, được đưa ra tại hội nghị tổng kết dự án Phòng chống trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em 2004-2008, diễn ra chiều 16/2 tại Hà Nội.
Dựa trên kết quả khảo sát thực trạng việc trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ em tại 4 tỉnh: Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Gia Lai và Tiền Giang năm 2004, Viện khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em (Bộ Y tế) và Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển đã phối hợp biên soạn và thử nghiệm tài liệu tập huấn "Làm cha mẹ tốt".
Tài liệu gồm 12 bài học bao gồm: sự phát triển của trẻ, xung đột trong gia đình cách phân tích và giải quyết, kỹ năng giao tiếp với con, cách từ chối "không" với con, thiết lập nề nếp gia đình... Mỗi bài học đều có những ví dụ, những tình huống được phân tích cụ thể để cha mẹ có thể áp dụng trong cách giáo dục con cái.
Chẳng hạn, bình thường con bạn không giúp bạn nấu cơm, nhưng hôm nay khi đi học về, cháu đề nghị: "Mẹ ơi, hôm nay con sẽ nấu cơm giúp mẹ nhé". Trong trường hợp này, cha mẹ nên lắng nghe và phân tích xem động cơ của con sau lời đề nghị ấy là gì, quan sát sự biểu lộ cảm xúc của con, từ đó có những động viên, ứng xử phù hợp.
Chị Nguyễn Thị Thanh, thành viên dự án cho biết, sau hai năm thử nghiệm dự án tại Vĩnh Phúc, 99% cha mẹ cho rằng con cái của họ nghe lời bố mẹ hơn khi cha mẹ áp dụng những phương pháp tích cực. Đa số phụ huynh hiểu được tầm quan trọng khi nói chuyện với con nên đã dành thời gian nhiều hơn để trò chuyện với trẻ.
"Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho biết điều thành công nhất của họ sau khi tham gia dự án là kiềm chế cơn nóng giận khi con mắc lỗi. Họ cũng biết kiềm chế nóng giận nên giảm hẳn xung đột gia đình", chị nói.
Tuy nhiên, kỹ năng thất bại nhiều nhất của các phụ huynh là "nói không với con" vì họ thường bị thay đổi quyết định "không" thành "có" khi con khóc hoặc không thể kiên nhẫn giải thích cho con hiểu.
Ông Trần Văn Chiến, Viện trưởng Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em cho biết, điều đặc biệt của tài liệu này chính là ở chỗ nó không chỉ là lý thuyết suông mà là những tình huống cụ thể hướng dẫn những kỹ năng dạy con cho cha mẹ, đặc biệt là cách ứng xử khi con mắc lỗi.
Ông cũng cho biết: "Một trong những nguyên nhân cha mẹ mắng, đánh trẻ khi con mắc lỗi là do họ không có kiến thức về cách kỷ luật tích cực cho trẻ. Vì thế mục đích của cuốn sách là nâng cao nhận thức cho cha mẹ, hướng dẫn họ cách dạy con tích cực".
Trong thời gian tới tài liệu này sẽ được in thành sách và đưa đến từng hộ gia đình, có thể bán hoặc phát miễn phí.
Làm thế nào để con không bò đến đầu DVD? Làm thế nào để bạn có thể khiến đứa con đang tuổi mới lớn nghe theo những gì bạn nói?
Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn:
Trẻ dưới 2 tuổi
Trẻ sơ sinh và lúc chập chững bước đi thường rất tò mò. Bạn không nên để bé thấy những đồ như TV, radio, đồ trang sức và đặc biệt các loại thuốc phải để xa tầm với của bé. Khi bé bò đến một đồ chơi nguy hiểm hoặc không được phép, bạn hãy nhẹ nhàng nói "Không" và bế bé ra khỏi khu vực này hoặc là thu hút sự chú ý của bé vào một hoạt động khác.
Ở lứa tuổi này, hình thức phạt hiệu quả là bắt trẻ phải ở yên tại chỗ trong một khoảng thời gian, có thể chỉ là một cái ghế trong phòng bếp hoặc chân cầu thang trong một hoặc 2 phút. Thời gian lâu hơn sẽ không hiệu quả. Bạn không nên đánh vào mông, tát trẻ dù là ở độ tuổi nào. Trẻ dưới 2 tuổi khó có thể liên hệ giữa cách cư xử của mình và hình phạt về thân thể. Trẻ sẽ chỉ cảm thấy đau ở chỗ bị đánh.
Bạn cũng không quên rằng, trẻ học qua cách quan sát người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Bạn sẽ tạo ấn tượng mạnh lên trẻ nhiều hơn bằng cách cất gọn đồ của mình thay vì chỉ yêu cầu trẻ nhặt đồ chơi lên trong khi đồ của bạn thì vất lung tung.
Trẻ 3-5 tuổi
Khi con lớn và bắt đầu nhận thức được mối liên hệ giữa việc làm và kết quả, bạn có thể bắt đầu nói cho trẻ biết các quy tắc trong gia đình. Bạn hãy nói để trẻ hiểu điều đúng nên làm là gì, chứ không chỉ nói việc làm đó sai rồi.
Chẳng hạn khi bé lấy bút chì màu vẽ lên tường phòng khách, bạn hãy nói cho con biết tại sao không được làm như thế và điều gì sẽ xảy ra nếu bé lặp lại việc này. Bé sẽ phải giúp bạn lau sạch tường và không được dùng đến bút chì màu trong ngày hôm đó. Nếu vài ngày sau, bé vẫn vẽ lên tường, thì bạn hãy nhắc nhở bé rằng bút chì màu chỉ để vẽ trên giấy và buộc trẻ phải tuân thủ hậu quả việc làm của mình.
Nếu bé tiếp tục có hành vi không thể chấp nhận được dù bạn đã làm gì, thì hãy thử vẽ một biểu đồ, mỗi ô dành cho một ngày trong tuần. Và hãy quyết định xem bao nhiêu lần bé cư xử không đúng đắn sẽ bị phạt hoặc là bé phải thể hiện cách cử xử tốt trong bao lâu thì sẽ được thưởng. Hãy dán biểu đồ này trên tủ lạnh và theo dõi những cách ứng xử được và không được của bé mỗi ngày.
Trẻ 6-8 tuổi
Những hình thức phạt bắt ngồi yên suy nghĩ và chấp nhận kỷ luật vẫn còn phát huy tác dụng ở nhóm tuổi này. Điều quan trọng ở đây là sự nhất quán, trẻ làm không đúng thì phải nhận hình thức kỷ luật như đã giao hẹn trước. Trẻ cần phải tin rằng bạn nói được và sẽ làm được.
Bạn hãy cẩn thận khi đe dọa về những hình phạt không thể xảy ra chẳng hạn lúc giận dữ bạn nói "Nếu con đóng mạnh như thế thì con sẽ không bao giờ được xem tivi". Và vì điều đó là không thể nên nó làm giảm tầm ảnh hưởng của bạn với trẻ.
Việc trừng phạt quá nghiêm khắc lại có thể làm giảm tầm ảnh hưởng của bạn lên con cái. Nếu bạn tập cho con quen với điều này trong một tháng, trẻ sẽ không cảm thấy bị ép buộc phải thay đổi ngay lập tức vì mọi việc diễn ra từ từ và tự bản thân trẻ thấy phải thay đổi.
Trẻ 9-12 tuổi
Trẻ ở lứa tuổi này cũng có thể bị kỷ luật. Khi trẻ lớn và cần sự độc lập và trách nhiệm nhiều hơn, bạn hãy dạy trẻ đối phó với những hậu quả do cách cư xử của bản thân mình.
Chẳng hạn, bé đã học lớp 5 mà vẫn không chịu làm bài tập trước giờ đi ngủ thì bạn có nên bắt trẻ phải thức để làm bài hoặc thậm chí là giúp con? Có thể là không nên, bởi bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội dể dạy con bài học quan trọng về cuộc sống. Nếu không làm bài tập đầy đủ, trẻ sẽ đi học mà bài tập vẫn chưa hoàn thành và vì thế bị điểm xấu.
Cha mẹ bao giờ cũng muốn giúp con không phạm lỗi, nhưng về lâu dài bạn cũng nên để trẻ biết thế nào là thất bại. Trẻ sẽ nhìn ra rằng ứng xử không phù hợp thì sẽ có hậu quả gì và có thể sẽ không mắc lại sai lầm này một lần nữa.
Từ 13 tuổi trở lên
Trước đó, bạn đã tạo một nền tảng vững chắc cho con. Trẻ biết được điều gì nên làm và rằng bạn luôn thực hiện những điều mình nói. Tuy nhiên ở lứa tuổi này, bạn vẫn nên cảnh giác.
Bạn hãy đặt ra những quy định về việc làm bài tập, đi chơi, giờ giới nghiêm, hẹn hò và thảo luận những điều này với trẻ trước khi áp dụng để không có sự hiểu lầm. Trẻ có thể sẽ phàn nàn về thời gian nhưng sẽ nhận ra rằng bạn đang kiểm soát trẻ. Dù bạn tin hay không thì dù ở lứa tuổi này, trẻ vẫn muốn và cần bạn đặt ra những giới hạn và thi hành trật tự trong cuộc sống của chúng, ngay cả khi bạn trao cho trẻ tự do và trách nhiệm nhiều hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng nên để trẻ tự kiểm soát một vài vấn đề của bản thân. Điều đó không chỉ giúp hạn chế những cuộc tranh cãi với con mà còn giúp trẻ tôn trọng những quyết định của bạn, rằng bạn cần phải làm thế. Bạn có thể cho phép trẻ quyết định những vấn đề liên quan đến quần áo, đầu tóc.
Những đứa trẻ mới biết đi thường rất bướng bỉnh, chúng luôn luôn không chịu vâng lời. Nhưng vâng lời sẽ giúp con bạn học hỏi một cách hiệu quả hơn, để ý đến những điều nguy hiểm, hòa thuận với bạn bè, thầy cô giáo và những người lớn mà trẻ cần phải tôn trọng.
Có nhiều cách đơn giản mà bạn cần thực hiện theo một cách kiên định, sẽ dạy bé nhiều kỹ năng để biết vâng lời. Không bao giờ quá sớm để bắt đầu dạy dỗ con bạn, một đứa trẻ mới biết đi cũng như bé 5 tuổi thường không chịu vâng lời, nhưng trẻ vẫn có những kỹ năng này.
Nói theo “tầm” của trẻ
Sớm hay muộn bạn cũng nhận ra, việc la hét con to tiếng hiếm khi mang lại kết quả như mong đợi. Hãy ngồi xuống ngang tầm nhìn của con hoặc bế con bạn lên, khi đó bạn có thể nhìn vào mắt trẻ và thu hút sự chú ý. Trẻ sẽ vâng lời nếu bạn bạn thân tình hơn, ngồi cạnh trẻ tại bàn ăn sáng nhắc nhở trẻ nên ăn hết phần bánh của mình, hoặc ngồi trên giường của trẻ vào buổi tối nói với trẻ rằng bạn sắp tắt đèn đi ngủ…
Con trẻ sẽ dễ vâng lời nếu cha mẹ thân tình hơn. (Ảnh minh họa).
Thông điệp rõ ràng
Truyền đạt thông điệp của bạn một cách rõ ràng, đơn giản và nghiêm nghị. Con bạn sẽ lờ đi nếu bạn lặp đi lặp lại cách chán ngắt một đề tài quá lâu. Sẽ khó khăn để nhận ra giá trị của một bức thông điệp dài dòng như: “Bên ngoài thực sự lạnh, còn con gần đây lại bị bệnh, cho nên mẹ muốn con mặc áo len trước khi chúng ta đi đến cửa hàng bách hóa”. Hãy nói cách khác: “Đến lúc con phải mặc áo len rồi” bé sẽ hiểu được cốt lõi vấn đề mà bạn nói dễ hơn. Và đừng diễn đạt một điều gì đó tương tự như một câu hỏi nếu con bạn thực sự không có lựa chọn. “Đến lúc leo lên ghế ngồi của con rồi!” có tác động nhiều hơn là “Leo lên ghế ngồi của con đi, đồng ý chứ?”
Làm cho đến cùng – một cách nhanh chóng
Hãy nói rõ ý bạn là gì, và đừng nên hăm dọa – hoặc hứa hẹn – vì đôi khi bạn sẽ không thực hiện được. Bạn đừng nói dông dài: “Con cần uống chút sữa vào giờ ăn”, thay vào đó hãy cho trẻ uống nước ép sau năm phút. Hãy chắc rằng người bạn đời của bạn cũng góp phần trong những nguyên tắc của bạn và tôn trọng chúng, để không ai trong hai người làm sai ý của nhau, gây cho trẻ sự coi thường.
Thêm vào đó, hãy khiến công việc của bạn hoàn thành nhanh chóng. Bạn sẽ không bao giờ mong đợi để phải hét lên năm lần câu “Đừng chạy qua đường!” trước khi con bạn để ý đến bạn. Cũng vậy, đừng lặp đi lặp lại mà hãy thay bằng những lời chỉ dẫn đòi hỏi sự chú ý, chẳng hạn “Hãy để tách của con trên bàn”. Nhẹ nhàng chỉ dẫn bàn tay con bạn đặt cái tách lên bàn, làm thế trẻ biết chính xác bạn muốn trẻ làm gì.
Củng cố thông điệp
Điều đó thường hỗ trợ nhằm củng cố lời nói của bạn bằng nhiều kiểu thông điệp khác, nhất là nếu bạn đang cố gắng kéo con ra khỏi những hoạt động đang làm trẻ say sưa. Hãy nói “Đến giờ đi ngủ rồi!”, sau đó ra ám hiệu để trẻ có thể nhìn thấy (bật công tắc đèn ở chế độ ngủ), làm ám hiệu thân thể (đặt tay lên vai trẻ, nhẹ nhàng kéo sự chú ý của con ra khỏi con búp bê), hướng trẻ về phía giường, kéo chăn và vỗ nhẹ gối.
Bạn nên đưa ra cho trẻ những lời cảnh báo rõ ràng. (Ảnh minh họa).
Đưa ra lời cảnh báo
Đưa cho con bạn một vài lời báo trước khi một sự thay đổi lớn xảy ra, nhất là nếu trẻ bị thu hút bởi những món đồ chơi hoặc một người bạn một cách vui vẻ. Trước khi bạn chuẩn bị rời khỏi nhà, hãy nói với trẻ “Chúng ta sắp ra ngoài, khi mẹ gọi con phải rời khỏi khuôn cát và rửa tay nhé!”
Lời chỉ dẫn thực tế
Nếu bạn bảo một đứa trẻ 2 tuổi bỏ đồ chơi của trẻ sang một bên, bé sẽ nhìn quanh phòng rồi ngơ ngác không biết làm gì. Hãy chỉ cho trẻ những việc làm thực tế, chẳng hạn: “Chúng ta hãy để những khối vàng sang một bên nhé!”. Sau đó bạn thực hiện, bé sẽ bắt chước làm theo: “Tốt, bây giờ chúng ta đặt những khối màu xanh sang một bên nào”…
Thúc đẩy
Những kiểu la mắng có thể mang lại nhiều kết quả (đối với một số trẻ), nhưng không ai thích thú với phương pháp này. Hầu hết những đứa trẻ phản ứng tốt nhất khi bạn đối xử với chúng bằng tinh thần vui vẻ tự tin. Ví dụ, thi thoảng nói một giọng ngớ ngẩn hoặc một bài hát để truyền tải bức thông điệp. Bạn có thể hát “Bây giờ đã đến lúc đánh răng rồi” bằng giai điệu của “Như các anh em đánh răng 1 mình…” chẳng hạn. Nhấn mạnh những ích lợi của việc tuân theo (“Đánh răng đi rồi con có thể chọn bộ áo ngủ ưa thích của con” thay vì “Con phải đánh răng nếu không con sẽ bị sâu răng” hay “Hãy đánh răng ngay bây giờ!”). Khen trẻ khi trẻ hoàn tất việc chải răng, bằng câu “Nghe lời lắm!”.
Tinh thần vui vẻ, sự yêu mến, và tin tưởng là cách sẽ khiến trẻ muốn lắng nghe bạn, vì trẻ biết bạn yêu trẻ và nghĩ rằng trẻ đặc biệt. Đây là một khía cạnh quan trọng của những chiến lược đòi hỏi sự kiên quyết kể trên. Việc đưa ra lời chỉ dạy dễ hiểu, có uy lực không có nghĩa bạn phải gắt gỏng – những thông điệp như thế có tác động mạnh hơn nhiều khi được kèm theo bởi một cái ôm chặt hoặc một nụ cười. Khi đó, con bạn sẽ hiểu rằng việc để mắt đến bạn là đáng làm.
Thái độ gương mẫu tốt
Những đứa trẻ chưa đến tuổi đi học sẽ là những đứa biết vâng lời hơn nếu chúng thấy bạn cũng là một người biết nghe lời. Hãy khiến điều đó trở thành thói quen lắng nghe của con bạn. Nhìn trẻ khi trẻ trò chuyện với bạn, đáp lại một cách lịch sự, và để trẻ nói xong mà không ngắt lời trẻ bất cứ khi nào có thể. Đó dường như là một đòi hỏi quá cao khi bạn đang nấu bữa cơm chiều và bé con của bạn lại hay chuyện trò, cố gắng đừng tránh trẻ hoặc quay lưng về phí trẻ trong lúc này.
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao con em bạn không lắng nghe bạn? Chúng sẽ muốn lắng nghe những gì? Ngôi nhà của bạn có luôn luôn hỗn loạn vì những đứa trẻ không? Bạn có phải khó khăn để đối phó với những trẻ em trong nhà, mà thường xuyên bị nổi điên lên không? Nếu có thì bạn cần một số ý tưởng để đối phó với con em bạn, giúp chúng nghe lời bạn.
Sử dụng các mẹo dư���i đây để nói chuyện với con em bạn
- Hãy nhìn con bạn bằng một ánh mắt dịu hiền khi bạn nói với con điều gì đó quan trọng của bạn và nói với một giọng điệu thấp. Tùy thuộc vào cách ứng xử của chúng thế nào mà bạn có cách thay đổi giọng điệu của bạn cho phù hợp.
- Nói cho con của bạn chính xác những gì bạn mong đợi từ chúng. Nói bằng một lời đề nghị nhẹ nhàng, thay vì dùng câu hỏi để hỏi chúng. Ví dụ, thay vì bạn hỏi "Con có muốn tắm bây giờ?" thì bạn nên nói rằng "Đó là thời gian để con đi tắm, con sẽ được chơi các trò chơi dưới nước: chơi tàu, chơi banh…”. Nếu bạn đưa ra câu hỏi với chúng, thì chúng sẽ nghĩ đó là một sự lựa chọn, vì thế chúng có thể tắm hoặc không tắm ngay bây giờ.
- Đặt kỳ vọng rõ ràng cho hành vi của trẻ và truyền đạt một cách rõ ràng và tích cực cho trẻ biết. Giải thích cho chúng biết những gì chúng nên làm và những gì chúng không nên làm.
- Hãy chơi đùa với chúng, tìm hiểu xem chúng thích gì để từ đó có thể hòa hợp với trẻ, giúp trẻ và bạn xích gần nhau hơn -> chúng sẽ yêu thương bạn và nghe lời bạn nhiều hơn.
- Hãy cho con của bạn hai lựa chọn. Ví dụ, khi dẫn con bạn đi mua quần áo, bạn hãy hỏi rằng: “con muốn mặc áo đỏ hay áo sơ mi màu xanh”, hoặc khi dắt bé đi chơi bạn hãy hỏi: “con muốn chơi trên xích đu hay trượt ván”. Điều này cho trẻ em một cảm giác tự chủ và tự do, mà chúng không có cảm giác bị áp đặt. Khi con của bạn dần dần phát triển thì bạn cần cho trẻ nhiều sự lựa chọn của riêng mình.
- Dạy cho trẻ biết làm người có trách nhiệm, làm việc có quy tắc và đúng giờ, những gì là tích cực và tiêu cực. Ví dụ: để thúc đẩy con bạn luôn hoàn thành bài tập của mình đúng giờ, bạn có thể nói rằng: "Nếu con hoàn thành bài tập về nhà của mình vào lúc 4:45, thì con sẽ được đi chơi công viên với mẹ. Tuy nhiên, nếu con không làm bài tập ở nhà của mình đúng giờ, thì con sẽ không được đi chơi công viên chơi với bố mẹ. "
- Cuối cùng, và quan trọng nhất, nói rằng bạn yêu thương chúng. Hãy nhớ rằng con bạn muốn làm vui lòng bạn và đáp ứng được những yêu cầu của bạn, vì chúng muốn cho bạn biết chúng cũng yêu bạn. Hãy tích cực khuyến khích ca ngợi trẻ khi trẻ làm những việc tốt. Và giả vờ giận chúng khi chúng làm những điều sai trái, nhưng nhớ là bạn đừng quá cau mày và dùng roi vọt với chúng nhé!
(ST).