Làm sao để hết mụn cám trên mặt nhanh mà không tốn sức
Làm sao để anh ấy yêu mình nhiều hơn?
Làm sao để hết bầm tím nhanh mà không cần dùng thuốc
Làm sao để bé hết táo bón - những bí kíp mẹ nào cũng phải biết. Táo bón là một trong những triệu chứng rất phổ biến của bệnh lý hệ thống tiêu hoá và cũng là triệu chứng xuất hiện trong rất nhiều bệnh lý ở các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ nhưng gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân. Đặc biệt, táo bón xảy ra kéo dài ở trẻ em rất dễ dẫn tới các tổn thương thực thể của đại trực tràng nếu không được điều trị kịp thời.
Nhận biết trẻ bị táo bón thế nào?
Ở nhiều người, táo bón chỉ đơn thuần có nghĩa là ít đi đại tiện. Tuy nhiên, đối với một số người khác, táo bón có nghĩa là phân cứng, phân khô, đi đại tiện phải gắng sức rặn hay là cảm giác còn phân trong ruột sau khi đi đại tiện. Hiện nay, thống nhất định nghĩa táo bón theo tiêu chuẩn ROME II: Với trẻ em: đó là tình trạng phân cứng như đá cuội trong hầu hết các lần đi đại tiện trong tối thiểu hai tuần; không có các bệnh về nội tiết, biến dưỡng, cấu trúc...
|
|
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em. Làm sao để ngăn ngừa cũng như xử lý tình trạng táo bón của bé tại nhà? Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn những thắc mắc xung quanh vấn đề trên.
Trẻ đi tiêu như thế nào gọi là táo bón?
Thông thường, trong tuần lễ đầu sau sinh, trẻ thường đi cầu khoảng 4 lần/ngày, phân của trẻ mềm hoặc lỏng (thường gặp ở trẻ bú mẹ nhiều hơn trẻ bú bình).
Ba tháng đầu sau sinh, trẻ bú mẹ thường đi cầu phân mềm khoảng 3 lần/ngày; một số trẻ bú mẹ đi cầu sau mỗi lần bú; đặc biệt một số trẻ chỉ đi cầu một lần trong suốt cả tuần, thậm chí cả 12 ngày. Hầu hết các trẻ bú mẹ hiếm khi bị táo bón. Trong khi đó, ở lứa tuổi này, trẻ bú bình thường đi cầu từ 2-3 lần/ngày, dù điều này còn tùy thuộc vào loại sữa công thức bé uống. 2 tuổi trở lên, trẻ chỉ còn đi cầu từ 1-2 lần mỗi ngày.
Trong khi đó, trẻ bị táo bón có số lần đi cầu ít hơn bình thường, đi cầu phân cứng hay phân to, bài tiết khó khăn và đau. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 2 tuần được gọi là táo bón mạn (tính), trước thời gian này được gọi là táo bón cấp (tính).
Dấu hiệu nhận biết:
Trẻ nhỏ hơn 12 tháng: Trẻ bị táo bón thường đi cầu có phân trông cứng và giống như các viên bi tròn nhỏ (còn gọi là phân dê). Trẻ có thể khóc khi cố gắng rặn hay đi cầu ít lần hơn trước đó, nghĩa là trẻ đi cầu 1 lần/ 1-2 ngày so với thói quen trước đó là 3-4 lần/ ngày. Cần lưu ý ở lứa tuổi này, các cơ thành bụng còn yếu nên bé thường rặn khi đi cầu, làm cho mặt bé đỏ lên. Do đó nếu bé đi phân mềm sau vài phút rặn thì không phải bị táo bón.
Trẻ nhỏ có thể uốn cong lưng, khép chặt mông và khóc.
Trẻ mới biết đi sẽ lắc lư tới lui trong khi gồng chân và mông, uốn cong lưng, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn, có thể ngồi chồm hổm, hoặc có tư thế bất thường.
Trẻ lớn hơn: Nếu trẻ đi cầu ít lần hơn bình thường hoặc than đau khi đi cầu, có thể trẻ đang bị táo bón. Ví dụ: bình thường bé đi cầu 1-2 lần mỗi ngày, nếu đến 2 ngày mà trẻ vẫn chưa đi thì có thể trẻ bị táo bón.
Nhiều bé bị táo bón đã hình thành “thói quen” bất thường là nín nhịn để giữ phân lại khi chúng cảm thấy mắc đi cầu.
Trẻ em lớn có thể trốn ở một góc hoặc một nơi nào khác trong khi thực hiện việc này.
Hậu quả của táo bón
Dù những động tác trên nhìn giống như trẻ đang cố gắng để đi cầu, nhưng sự thật trẻ cố để không đi cầu vì một số lý do: chúng không có một nơi cảm thấy “thoải mái”, hoặc trẻ “bận bịu” và bỏ qua nhu cầu đi vệ sinh. Khi đi cầu, việc này có thể làm trẻ đau nên trẻ nín luôn để tránh bị đau hơn. Đôi khi, trẻ có thể bị rách hậu môn (giới y khoa gọi là nứt hậu môn) sau khi đi phân to và cứng. Đau do rách hậu môn có thể dẫn đến sự nín đi cầu.
Thậm chí, trẻ có thể học cách nín luôn vì sợ đau. Cần lưu ý phát hiện hành vi này để phòng ngừa hoặc điều trị sớm táo bón cho trẻ. Nếu trẻ bị “bỏ quên” hay “thoát” khỏi sự kiểm soát, sẽ dễ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của táo bón: nhịn để khỏi đi cầu, khiến phân ở lâu trong cơ thể càng lớn và càng khô cứng, đến khi đi cầu phải rặn nhiều và làm rách hậu môn gây đau, chảy máu. Do đó, trẻ càng sợ lại càng nín nhiều hơn.
Cuối cùng, khối phân đóng cứng trong trực tràng (phần cuối cùng của ống tiêu hóa nối với lỗ hậu môn) lớn dần khiến trẻ không thể giữ được phân nữa nên làm són phân ra quần (dân gian thường gọi là ị đùn). Theo thời gian, phần phân lỏng (mới hình thành sau các bữa ăn) hoặc phân kích thích trực tràng len ra ngoài khiến trẻ thực sự xấu hổ và sợ hãi nên sẽ thu mình lại không tham gia các hoạt động trường lớp như các bạn cùng lứa.
Sau một tuổi, trẻ bị táo bón phần lớn đều do nguyên nhân chức năng, nghĩa là không do bệnh lý gì cả mà chỉ do “hậu quả” của hành vi nín giữ ở trên. Khoảng 5% trẻ bị táo bón là do các bệnh lý thực thể. Táo bón do bệnh lý thường không tự hết, hay kèm theo các biểu hiện bất thường khác và trẻ thường suy dinh dưỡng. Có rất nhiều nguyên nhân như ruột già của trẻ quá to, hẹp hậu môn, rối loạn vận động ruột do bất thường thần kinh, bệnh nội tiết chuyển hóa, bệnh thần kinh, cơ… Đối với nhóm nguyên nhân này cần điều trị bệnh tận gốc mới hết táo bón.
Táo bón thường xảy ra vào 3 thời điểm sau: khi trẻ bắt đầu ăn bột ngũ cốc và trái cây nghiền; suốt thời gian tập ngồi bô/bàn cầu và sau khi bắt đầu đi học.
Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện?
Khi trẻ bị táo bón, biện pháp tốt nhất là nên đưa bé đi khám và nghe theo ý kiến bác sĩ về việc điều trị táo bón. Ngoài ra, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:
* Đi ngay: khi bé đau bụng dữ dội
• Bé nhỏ hơn 4 tháng chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ so với bình thường (ví dụ bình thường bé đi tiêu 2 ngày/lần, nhưng đã 3 ngày vẫn chưa đi tiêu)
• Bé nhỏ hơn 4 tháng đi tiêu phân cứng thay vì mềm hoặc sệt.
• Bé đi tiêu phân có máu.
• Bé đau khi đi tiêu.
• Bé đã bị nhiều đợt táo bón.
• Hoặc khi phụ huynh cảm thấy bất an.
Điều trị táo bón tại nhà
Đa số các trường hợp táo bón có thể điều trị tại nhà. Dù những biện pháp này khá đơn giản nhưng chúng thường có hiệu quả trong vòng 24 giờ.
Trẻ từ 6- 12 tháng tuổi:
• Nước trái cây: có thể cho trẻ uống một số loại nước trái cây nguyên chất có tác dụng điều trị táo bón như mận, táo, lê. Những loại nước trái cây khác không có hiệu quả bằng các loại trên.
Trẻ từ 6-8 tháng tuổi: có thể cho uống nước trái cây từ 60 -120ml/ngày.
Trẻ từ 8-12 tháng tuổi: uống nước trái cây tối đa 180ml/ngày.
• Các loại thức ăn nhiều chất xơ: nếu trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, phụ huynh có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Ngoài ra, cũng có thể thử các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (đã nghiền nát) như mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông cải hoặc cải bó xôi. Bạn có thể trộn nước trái cây (táo, mận, lê) với bột ngũ cốc, hoặc trái cây/ rau cải nghiền nát.
• Các loại sữa công thức có chất sắt: hàm lượng chất sắt trong sữa công thức dành cho trẻ nhỏ rất ít nên sẽ không gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng táo bón. Vì vậy, phụ huynh không cần đổi sữa có nồng độ sắt thấp. Nếu trẻ có tình trạng dị ứng đạm sữa bò, bác sĩ có thể đề nghị cho trẻ uống loại sữa công thức. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đổi bất kỳ loại sữa công thức nào.
• Siro sắt chứa nồng độ sắt cao hơn và đôi khi có thể gây táo bón. Vì vậy, đối với những trẻ nhỏ cần uống giọt sắt, có thể cần thay đổi chế độ ăn hoặc chế độ điều trị khác để đảm bảo trẻ không bị táo bón.
Trẻ lớn:
• Nước trái cây: tương tự như ở trẻ nhỏ, nước trái cây mận, táo, lê nguyên chất có thể giúp làm mềm phân ở trẻ lớn.
Trẻ từ 1-6 tuổi: không cho uống quá 180ml/ngày.
Trẻ > 7 tuổi có thể uống tối đa 1- 2 ly 120ml/ngày.
• Thức ăn: cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, gồm thức ăn nguyên hạt (không chà bóng), trái cây và rau.
• Khi áp dụng các biện pháp trên vẫn không cải thiện tình trạng táo bón của trẻ, có thể trẻ không dung nạp được với đạm sữa bò. Phụ huynh có thể phải ngưng không cho trẻ dùng sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò như ya-ua, phomai và kem trong 1-2 tuần, dù với số lượng rất nhỏ. Nếu vẫn không cải thiện có thể cho bé dùng sữa bò trở lại và đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Làm thế nào để giúp trẻ không bị táo bón?
Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em gây khó chịu cho trẻ, trẻ bị đầy bụng, kém ăn, đau hậu môn khi đi cầu, đau bụng, nứt rách hậu môn. Nếu táo bón kéo dài thường gây chán ăn, chậm lớn, chướng bụng và có thể bán tắc ruột.
Hàng ngày các bà mẹ nên quan tâm theo dõi khi trẻ đi cầu. Ở trẻ nhỏ bú mẹ nếu trẻ đi cầu dưới 2 lần trong một ngày và ở trẻ nuôi bằng sữa công thức và ăn dặm đi cầu dưới 3 lần trong một tuần, phân rắn, khi đi cầu trẻ phải rặn, là trẻ đã bị táo bón.
Trẻ có thể bị táo bón trong vài ngày hoặc vài tuần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng trẻ cũng có thể bị táo bón kéo dài lâu hơn đến vài tháng. Trường hợp táo bón bắt đầu sớm ngay từ sau khi sinh hoặc muộn hơn và kéo dài trên vài tuần hoặc vài tháng thường được gọi là táo bón mãn tính.
Theo thống kê, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ trẻ bị táo bón kéo dài mạn tính là do bệnh lý đại trực tràng (khoảng 5%), còn lại đa số trẻ (trên 90%) bị táo bón cơ năng thường liên quan tới chế độ ăn không cân đối, rối loạn yếu tố tâm lý như sợ và nhịn đi cầu, đau, nứt hậu môn khi đi đại tiện mà không bị tổn thương thần kinh hoặc đại trực tràng.
Trẻ bú mẹ ít khi bị táo bón vì trong sữa mẹ có nhiều loại chất xơ prebiotics kích thích sự phát triển vượt trội của các vi khuẩn có lợi đường ruột giúp chống nhiễm khuẩn và chống táo bón. Ngoài ra, chất xơ còn giúp tăng nhu động ruột giúp tăng số lần đi ngoài. Trẻ ăn sữa bò đơn thuần hoặc sữa công thức thường hay bị táo bón, có phân rắn và thối. Khi đi ngoài trẻ phải rặn và 1 đến 2 ngày mới đi một lần.
Từ những hiểu biết về prebiotics ở sữa mẹ, việc bổ xung các prebiotics vào sữa công thức đã được chứng minh giúp trẻ không bị táo bón. Các prebiotics được bổ xung thường là các đường đơn chuỗi ngắn như Fructoseoligosaccharid (FOS) hoặc galactoseoligosaccharid (GOS).
Trong khi GOS có nguồn gốc từ động vật, FOS có thể được được chiết xuất từ hoa quả, rau tươi. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cần cho trẻ ăn một chế độ ăn đầy đủ cân đối các chất dinh dưỡng, các vitamin, và chất xơ. Trẻ ăn quá nhiều tinh bột, chất đạm, ít rau quả và chất xơ thường là nguyên nhân gây táo bón.
Khi thấy trẻ bị táo bón, các bà mẹ nên làm gì?
Trước hết cần xem lại chế độ ăn cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ, cần xem xét loại sữa ngoài trẻ đang dùng. Trẻ bú mẹ thường ít bị táo bón nên khi trẻ bị bón, cần xem xét chế độ ăn của mẹ có hợp lí hay không. Nếu trẻ bú bình, cần nghiên cứu xem loại sữa đó có được bổ sung chất xơ prebiotics hay không.
Ở trẻ lớn hơn, cần xem xét chế độ ăn của trẻ đã cân đối và có rau quả tươi chưa? Trẻ cần uống đầy đủ nước hàng ngày đặc biệt là tạo tập quán đi ngoài đều đặn hàng ngày cho trẻ ngay từ nhỏ giúp trẻ có được thói quen đi cầu đúng giờ. Phản xạ mót đi cầu sẽ bị yếu đi khi trẻ sợ hoặc nhịn đi cầu vì sợ đau, sợ bẩn, lâu dần khi trực tràng ngày càng giãn to không còn nhậy cảm với sự có mặt của phân ở trực tràng. Khi đó sẽ hoàn toàn không còn mót ỉa, phân ứ đọng lâu quá to và rặn gây khó ỉa, són phân và rách hậu môn càng làm trẻ táo bón trầm trọng hơn.
Đối với trẻ sau khi đã kiểm tra những yếu tố trên và khắc phục, nếu trẻ không đỡ, các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa trẻ em để phát hiện kịp thời những bệnh lí toàn thân và điều trị.
Giúp bé hết táo bón
Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ song nếu tình trạng kéo dài, thường xuyên thì sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé sẽ bị ảnh hưởng.
Trẻ được coi là bị táo bón nếu đại tiện dưới 2 lần mỗi ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần mỗi tuần với trẻ đang bú mẹ và dưới 2 lần một tuần với trẻ lớn. Đi kèm theo đó là cảm giác đau, rát mỗi khi bé đi cầu.
|
Táo bón thường xuyên có thể khiến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé sẽ bị ảnh hưởng. |
Có 2 nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ
- Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa do các dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng. Khi mắc bệnh, trẻ thường bị táo bón rất sớm, từ ngay sau khi sinh. Điều này hiếm gặp, thường chỉ chiếm 5% trong số các trường hợp táo bón.
- Nguyên nhân cơ năng: Hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, đồng thời do sai lầm trong chế độ ăn uống như uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ (ăn ít rau xanh, quả chín), pha sữa quá đặc, ăn chưa đủ về số lượng hằng ngày. Trẻ bú sữa ngoài dễ bị táo bón hơn bú sữa mẹ. Ngoài ra, cũng có thể do thành phần sữa có chất gây táo bón cho trẻ, tùy vào cơ địa của mỗi bé. Mẹ bị táo bón, con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.
Một số những nguyên nhân khác như trẻ bị nứt hậu môn, trĩ, gây co thắt hậu môn. Trẻ lớn có thói quen nhịn đại tiện do sợ bẩn hoặc ngại đi đại tiện.
Rất nhiều trẻ bị táo bón khi không được bú sữa mẹ mà dùng sữa bò, sữa công thức. Lúc này, người mẹ cần lựa chọn loại sữa phù hợp với con, vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh rất non nớt.
Hậu quả của táo bón nếu không được điều trị
- Trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ.
- Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hằng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ.
- Bị sa trực tràng (lòi dom) do rặn và ngồi chờ lâu, chảy máu trực tràng do phân quá rắn, dẫn tới bệnh trĩ.
Giải pháp giúp bé hết táo bón
Khi trẻ bị táo bón tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà có những cách xử trí thích hợp.
Chế độ ăn uống
- Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200 ml nước mỗi ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm 6 - 12 tháng uống 200 - 300 ml nước mỗi ngày. Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600 ml nước mỗi ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1.000 ml nước mỗi ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1.500 - 2.000 ml nước mỗi ngày.
- Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.
- Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).
- Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê...
- Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ.
Chế độ vận động:
- Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn).
- Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới một tuổi).
- Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày, đồng thời xoa bụng.
Dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón như men vi sinh, chất xơ (Inulin)...
Hiện, sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón đã có men vi sinh Golden LAB được phân lập từ kim chi Hàn Quốc, với công thức độc đáo gồm hệ men vi sinh thiên nhiên (Probiotic) và hệ chất xơ thực phẩm (Prebiotic). Golden LAB giúp bé hết táo bón, đồng thời kích thích bé ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu dưỡng chất và tăng cường hệ miễn dịch, cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng trưởng tốt cũng như phòng tránh còi xương, suy dinh dưỡng.
Golden LAB có thể được dùng thành từng đợt hoặc thường xuyên để phòng tránh táo bón và tăng cường sức khỏe cho trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ có biểu hiện của bệnh trĩ như chảy máu khi đi cầu, búi trĩ xuất hiện, có thể dùng thêm sản phẩm An Trĩ Vương để giúp bé tránh xa những rắc rối khi đi cầu.
Những trường hợp táo bón cần phải cho trẻ đi khám tại bệnh viện
- Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn và dùng biện pháp hỗ trợ không có tác dụng.
- Táo bón sau khi trẻ mới sinh, chướng bụng.
- Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.
- Thụt tháo là biện pháp cuối cùng nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên mà bé vẫn không đi ngoài được. Khi đó, cha mẹ dùng nước ấm hoặc dung dịch muối 0,9% bơm vào hậu môn 100 – 150ml.
1/ Uống nhiều nước:
2/ Ăn nhiều chất xơ: Hãy chế biến các món rau, đậu, trái cây cho hợp khẩu vị trẻ, các chất này cung cấp 1 lượng chất xơ cần thiết giúp trẻ đi tiêu dễ dàng.
3/ Bớt ăn dầu , mỡ: Theo kinh nghiệm của 1 số bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng trẻ em, thì mọi thức chất béo như mỡ động vật, mỡ thực vật, dầu ăn đều không tốt cho tiêu hóa. Các loại chất béo này khi vào dạ dày có khuynh hướng tạo thành 1 lớp màng bao bọc chung quanh thành dạ dày. Màng dầu này không những làm cản trở sự tiêu hóa và hấp thu chất bổ dưỡng mã còn làm tiến trình tiêu hóa bị đình trệ, làm táo bón. Do đó, nên tránh cho trẻ ăn quá nhiều chất béo.
4/ Tập thói quen đi tiêu mỗi ngày: Nên tập cho trẻ có thói quen đi tiêu đúng giờ mỗi gnày, tốt nhất là sáng sớm. Nhắc trẻ giờ giấc đi tiêu, đồng thời giải thích tại sao phải làm như thế, để trẻ hiểu và làm theo ý kiến của bạn.
5/ Vận động ngoài trời: Cho trẻ vận động ngoaì trời như bợi, đánh cầu, đi dạo, tránh ăn rồi nằm 1 cách thụ động.
Vận động thân thể giúp cho nhu động ruột hoạt động tốt, tiêu hóa thức ăn dễn, ruột thông thương, từ đó trẻ hết táo bón.
MÓN ĂN ,THỨC UỐNG CHOTRẺ TÁO BÓN:
CHÚ Ý: Không cho trẻ táo bón ăn thức ăn, nước uống lạnh như kem, cà fe đá, nước đá, sinh tố có đá... vì lạnh sẽ làm ruột co thắt lại gây cản trở cho việc di chuyển các chất cặn bã từ ruột non đến ruột già.
NƯỚC BỘT RAU CÂU:
Số lượng 1 ly 200ml
- Bột rau câu: 1 muỗng cafe
- Đường: 1 muỗng cafe
- Nước nóng: 200ml
- nước đun sôi để nguội bớt, cho vào 1 muỗng bột rau câu, 1 muỗng cafe đường, khuấy đều cho tan.
- Cho trẻ uống tối trước khi đi ngủ.
XU XOA
Số lượng 2 chén
- rau câu: 20gr
- Đường trắng: 50gr
- vani 1/2 ống
- Nước chín: 2 chén
* Xu xoa:
- Rau câu rửa sạch, ngâm nước độ 15 phút cho nở, vớt ra để ráo nước.
- Lường 1 chén rau câu đầy ngang mặt thì 1 chén rưởi nước.
- Cho hỗn hợp nước+rau câu vào nồi, bắc lên bếp nấu cho tan rau câu, nhắc xuống (Nếu có bọt, hớt bỏ), chế rau câu vào khuôn nhồm, để im cho đặc.
* Nước đường:
- Cho đường vào nồi với nửa chén nước, đua sôi cho tan, nhắc xuống, cho vani vào để nguội cho ra hũ keo.
Khi cho trẻ ăn, đem rau câu cắt sợi cho vào chén, chế nước đường vào.
NƯỚC TÁO:
Số lượng 1 ly nhỏ
- Táo tây (Bom) 1/2 trái
- Đường: 2 muỗng cafe
- 200ml nước
Táo gọt vỏ, bỏ lỏi bên trong, cắt miến mỏng, nhỏ, cho vào nồi với nước, đường, nấu chín nhừ, dùng cây dằm tán nhuyễn, lược qua rây.
- Rót nước táo ra ly cho trẻ uống nóng.
Chú ý: Có thể để táo sống, cắt miếng cho vào xay sinh tố với 1/2 ly nước, đường (hoặc cho vào máy ép lấy nước). xay chừng ít phút, trút ra ly cho trẻ uống.
Cách xoa bụng để bé hết bị táo bón
Bác sĩ Lê Thị Hải sẽ tư vấn cho các mẹ cách cực hay để điều trị những bé hay bị táo bón.
Chào bác sĩ! Bác sĩ tư vấn dùm con. Con sinh bé gái được 4 tháng, 2 tháng đầu bé đi ngoài bình thường, sang tháng thứ 3 bắt đầu bị táo bón, có khi cả tuần không đi ngoài. Con có tham khảo trên mạng thì nói là uống men vi sinh Gonden Lab hoặc men Enteromina. Vậy em bé 4 tháng có uống được không? Hay có biện pháp nào trị táo táo triệt để không? Con cảm ơn bác sĩ. (hoaihuong - hoaihuongvt08@gmail.com)
Trả lời:
Nguyên nhân táo bón ở lứa tuổi có thể do mắc bệnh còi xương, do chế độ ăn: mẹ bị táo bón, hoặc ăn sữa ngoài gây táo bón, cũng có thể do loạn khuẩn đường ruột, việc uống men vi sinh là cần thiết và rất hữu hiệu trong táo bón do loạn khuẩn đường ruột.
Men này có thể dùng được cho cả trẻ sơ sinh vì vậy con bạn 4 tháng hoàn toàn có thể uống được 2 gói hoặc 2 ống/ngày. Ngoài ra bạn nên xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ từ phải qua trái, xung quanh rốn ngày 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần 10 – 15 phút để kích thích nhu đông ruột làm phân luân chuyển nhanh hơn.
Nếu mẹ bị táo phải điều trị cho mẹ, mẹ nên ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước. Ngoài có thể cho bé ăn thêm một ít nước cam pha loãng, tròn 5 tháng có thể cho ăn bột loãng.
Nếu ăn sữa ngoài cần chọn loại sữa phù hợp có bổ sung chất xơ và men vi sinh có lợi. Bạn cũng nên cho con đi khám bác sĩ xem bé có bị còi xương hay không để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Những việc thường lệ khi cho bú bình
Những điều cần biết khi cho bé bú sữa mẹ
Cho trẻ tập bú bình từ lúc nào thì hợp lý
Làm gì khi trẻ không bú mẹ?
Trẻ ăn dặm đúng cách
Cách nuôi dưỡng và thực phẩm cho bé
(st)