Những hình ảnh ảo giác đánh lừa vô cùng thú vị
Cách chọn mua trang sức kim cương thông minh nhất
Những hình ảnh ảo giác đánh lừa bộ não
Hướng dẫn làm tranh đánh lừa thị giác
20 bức ảnh đánh lừa thị giác khiến bạn phải thốt lên "không thể tin được"
Làm sao để biết kim cương thật và giả để không bị đánh lừa. Kim cương là một món trang sức sang trọng và quý phái nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, một số kim cương nhân tạo được sản xuất với công nghệ hiện đại và tinh vị. Làm cách nào để phân biệt được kim cương thật và kim cương nhân tạo? Chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc một số thông tin về vấn đề này.
Giá cả của loại đá quý này đắt theo bội số nhân nên không phải ai cũng dễ dàng sở hữu những viên kim cương đắt tiền. Kim cương nhân tạo đáp ứng phần nào của lượng khách hàng này. Tuy nhiên đôi khi “vàng thau lẫn lộn”, nếu không khéo bạn rất dễ phải bỏ tiền ra với giá trị của kim cương thật mà lại “lậu” về một viên kim cương nhân tạo. Nghệ nhân Trần Hải đã cung cấp cho chúng ta một vài cách phân biệt:
QUAN SÁT BẰNG MẮT THƯỜNG
Độ lấp lánh: Nhìn xuyên qua mặt bàn, kim cương thật sẽ có độ lấp lánh hơn các chất giả kim cương. Nhìn vào Kim cương thật sẽ thấy một khối nát vụn lấp lánh ở giữa viên kim cương rõ rệt, kim cương giả gần như không có hoặc có nhưng tụ vào tim đáy.
Tính dẫn nhiệt: Kim cương có tính dẫn nhiệt cao hơn bất kỳ loại đá nào, nên trong cùng một môi trường nhiệt độ, khi sờ vào ta sẽ có cảm giác kim cương mát lạnh hơn, nên áp viên đá lên môi, má hoặc những phần nào nhạy cảm của mặt để dễ kiểm tra. Khi hà hơi thổi vào kim cương thật, viên đá sẽ sáng lại (bay hơi) rất nhanh, còn kim cương giả sẽ sáng chậm lại.
Ánh sáng: Kim cương thật có chiết xuất ánh sáng cao vì thế nó có độ sáng rất trong, kim cương giả có ánh sáng chiết xuất ánh sáng thấp , vì vậy sẽ có màu trắng đục như có một lớp khói mỏng trên bề mặt.
Đường cắt: Khi đặt viên kim cương ngang tầm nhìn và nhìn ngang hai bên hoặc nhìn từ viền ta sẽ thấy rõ rệt. Kim cương giả sẽ có hai hoặc ba đường cắt ngang bên trong rất mờ.
Nước: Nhỏ một chút nước lên trên bề mặt viên đá, ở kim cương thật quả cầu nước sẽ lan ra rất chậm còn kim cương giả thì quả cầu nước sẽ lan ra rất nhanh.
Ma sát: Mài nhẹ qua giấy nhám, kim cương giả sẽ bị mờ đi, ngược lại kim cương thật thì không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cách này được khuyến cáo là không nên lạm dụng.
QUAN SÁT BẰNG KÍNH LÚP
Kim cương rât cứng (10mohs), nhờ đó mà có đọ bóng rất cao. Khi kiểm tra giác cắt có vẻ mỏng hơn thực tế, nguyên nhân là do kim cương có độ chiết xuất cao, những chất giả khỗngó cảm quan thu ngắn tời mức độ rõ rệt như thế.
Khi quan sát qua kính lúp, đường tiếp giáp (đường viền) giữa hai giác cắt kim cương thật sắc sảo, sắc cạnh, kim cương giả có các đường tiếp giáp mờ, không sắc cạnh, bị cong hay bo tròn.
Trên đây là vài kinh nghiệm để giúp phân biệt kim cương thật, giả bằng mắt thường hay thiết bị đơn giản. Ngày nay, với khoa học hiện đại , người ta đã chế tạo ra được máy thử kim cương rất tiện ích. Tuy nhiên, việc dùng việc dùng phương pháp đơn giản hay thiết bị hiện đại để kiểm tra kim cương đều phải chú ý đến điều kiện để việc nhận định được tốt nhất.
MÔI TRƯỜNG KHÔNG GIAN
Tốt nhất là tiến hành nhận định trong mội trường trắng chết như: tường trắng, rần nhà, mặt bàn trắng, đèn trắng...nếu không có được mội trường trắng như trên ta có thể tạo ra bằng cách làm một hộp mica trắng có 5 mặt (1 mặt đáy, 1 mặt trên, 1mặt trước 50x30 và 2 mặt hông 30x30) và một mẫu giấy trắng xếp gấp.
ÁNH SÁNG
Thường dùng đen neon có ánh sáng trắng mạnh. Nếu dùng ánh sáng ban ngày để nhận định thì thì chỉ nên dùng ánh sáng ở cửa sổ phía bắc hoặc phía nam.
Không nên dùng ánh sáng mặt trời để nhận định lúc quá sớm (trước 9h am) hay quá trễ sau (16h pm). Bởi vì khúc xạ của khí quyển trong các khoảng thời gian đó làm cho ánh sáng dư màu đỏ sẽ ảnh hưởng đến kết quả nhận định. Nhận định kim cương bằng ánh sáng trời vào lúc 10am và 14h pm là tốt nhất.
Tất nhiên thời gian nhận định còn tuỳ thuộc vào mùa, vùng, miền, thời tiết của quốc gia và khu vực khác nhau.
Nhận biết kim cương thật – giả bằng mắt thường
Bài viết này được lược dịch từ một tài liệu nước ngoài, đề cập đến việc phân biệt kim cương thật – giả.
Nếu bạn mua một nhẫn kim cương tặng bạn bè, bạn hiển nhiên mong rằng viên kim cương sẽ rất đặt biệt, bền, và quan trọng hơn hết, phải là thiên nhiên. Với thị trường kim cương thật giả lẫn lộn như hiện nay, sẽ rất quan trọng nếu bạn biết được một số cách thức phân biệt kim cương nhân tạo – thiên nhiên.
1 – Kim cương thiên nhiên đều có thiếu sót, hàng giả thì hoàn hảo.
Nhiều người nghĩ rằng một viên kim cương thiên nhiên tuyệt vời thì hoàn toàn không có tạp chất . Điều đó không hẳn chuẩn xác. Kim cương nhân tạo Cubic Zirconia rất hoàn hảo và hoàn toàn không có tạp chất. Còn kim cương thiên nhiên, dù chất lượng rất tốt cũng sẽ có những đường sớ – vân nhỏ, được thể hiện bằng những vết sáng nhỏ trong lòng đá. Kim cương nhân tạo không có tính chất này.
2 – Nhìn sâu vào bên trong viên kim cương của bạn.
Giống như nhìn vào một quả cầu pha lê, khi nhìn vào bên trong viên kim cương, bạn sẽ thấy những phần tử thiên nhiên với các chứng tích của nó. Kim cương thiên nhiên luôn có một cái gì đó bên trong. Với kính hiển vi phóng đại 1200 lần, bạn sẽ thấy những tạp chất rất nhỏ bên trong cấn trúc phân tử.
Kim cương nhân tạo
Vì lý do đó, nếu bạn đặt viên kim cương dưới mắt thường của bạn. Và nhìn từ cạnh bên này sang bên kia (chứ không nhìn thẳng góc – trên xuống dưới hay nhìn dưới lên trên), bạn sẽ không thể nhìn xuyên một cách rõ ràng được, vì các tạp li ti đã cản đi một phần năng lượng ánh sáng. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn xuyên qua được, đó là kim cương giả.
3 – Chất liệu trang sức đi kèm.
Kim cương giả thường làm từ đá Cubic Zirconia và Moissanite nhân tạo, rẻ hơn rất nhiều so với kim cương, nên nó thường được đính trên kim loại rẻ như inox, hay bạc. Kim cương giả hiếm được đính trên vàng thật.
4 – Kiểm tra độ cứng của kim cương.
Kim cương thiên nhiên luôn có độ bền và độ cứng đáng kể để cắt kính (kim cương được sử dụng trong công nghệ này). Nếu khi cạ vào kiếng mà kim cương vị trầy xước hoặc bạn có thể tạo được vết trầy, thì đó là giả.
Hai phút kiểm tra kim cương đơn giản:
1 – Kiểm tra bằng đọc chữ.
Nếu viên kim cương của bạn không bị đính trên món trang sức nào, hãy đặt nó lên 1 tờ báo. Nếu bạn có thể đọc xuyên qua và những chữ cái tuy bị xiên do hiệu ứng ánh sáng nhưng vẫn rõ nét, thì đó là kim cương giả. Kim cương thật có những cấu trúc phức tạp mà không dễ dàng để cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn. Nó sẽ khiến cho ảnh truyền đi bị mờ hơn.
2 – Kiểm tra bằng giấy nhám.
Kim cương là chất cứng nhất mà chúng ta biết tới. Sẽ là không thể khi cố gắng làm trầy kim cương thiên nhiên. Hãy kiểm tra bằng cách lấy giấy nhám gã nhẹ lên bề mặt. Nếu kim cương bị trầy, thì nó là giả.
3 – Kiểm tra độ chói sáng.
Xem cẩn thận viên kim cương từ trên xuống, và từ mặt bên. Hãy so sánh khả năng độ bóng và sự phản chiến ánh sáng.
Nếu bạn nhìn từ mặt bên có nhiều điểm khác với khi nhìn từ trên xuống, đó có thể là kim cương giả. Vì kim cương giả chỉ được cắt, mài, đánh bóng… sao cho nhìn từ trên xuống nó giống hệt kim cương thật, còn ở mặt bên sẽ rất ít được chú trọng hơn.
Có 12 cách để người tiêu dùng phân biệt kimcương tự nhiên hay giả:
Một viên kim cương tốt khi được cắt tốt. Nhìn từ trên xuống phải có màu trắng.
Cắt không tốt, nhìn từ trên xuống ở giữa viên kim cương có màu đen và đôi khi có một cái bóng ở đỉnh viên kim cương.
Cách 1: bỏ viên kim cương vào một ly nước trong để xem độ sáng của kim cương. Nếu kim cương thiệt thì nó vẫn chiếu sáng, còn nếu ánh sáng mờ đó là nhân tạo.
Cách 2: nhúng viên kim cương vào acid, kim cương thật không mờ.
Cách 3: Dùng một miếng giấy trắng, vẽ một đường bằng viết (mực màu gì cũng được hay viết chì), để viên kim cương hay hộtxoànlên đưởng gạch đó. Nếu thấy đường gạch thì đó không phải là kim cương. Nếu đường gạch mờ không thấy rõ thì sát xuất cao đó là kim cương thiệt.
Cách 4: thử bằng gạch màu. Dùng một miếng giấy trắng vẽ 3 sọc xanhdương, đỏ, vàng rồi để viên kim cương lên và quan sát. Kim cương thật sẽ không cho thấy rõ các gạch màu, các gạch màu sẽ nhòa đi, còn kim cương nhân tạo sẽ thấy rõ các gạch màu.
Cách 5: lấy đènpin có tia sáng nhỏ nhưng sáng (beam light hay penlight), để viên kim cương trước đèn pin này, cầm viên đó cách miếng giấy trắng khoảng 5-7 cm. Nếu tia sáng đi xuyên viên đá và chiếu một đường thẳng lên giấy thì đó là giả. Viên kim cương thiệt sẽ tản xạ ánh sáng nên sẽ không thấy tia sáng của đèn trên miếng giấy.
Cách 6: để viên kim cương lên giấy có chử, nếu đọc được chử hoặc thấy vết đen của chử thì đó là hột xoàn giả hoặc thấy đủ màu thì đó có thể là kim cương nhưng loại không có chất lượng tốt. Hột thật và tốt sẽ phản xạ nhiều tông màu xám.
Cách 7: dưới đèn ultra violet, hột xoàn thiệt sẽ chiếu những ánh sáng màu xanh dương lợt đến xanh dương đậm. Nếu viên đá chiếu ra nhiều màu như xám, xanh lá cây, vàng thì đó cũng có thể là kim cương thiệt nhưng chất lượng không tốt.
Cách 8: hột xoàn thật cắt được kiếng, kiếng trầy nhưng hột xoàn sẽ không trầy vì kiếng có độ cứng 6-7 theo Mohs, kim cương độ cứng 10.
Cách 9: hà hơi thở lên viên kim cương, nếu trên bề mặt viên đá đóng màn hơi nước thì đó là giả. Trên hột xoàn thiệt không bao giờ đóng hơi dù chỉ trong tíc tắc.
Cách 10: nhỏ một giọt nước nhỏ lên bề mặt hột xoàn, trên viên hột xoàn thiệt giọt nước giữ nguyên giọt, trên hột xoàn giả giọt nước sẽ tràn trôi đi mất.
Cách 11: hột xoàn lạnh hơn so với các loại hột xoàn giả khác như zirconia (zirconia là pha lê làm từ zirconium dioxide ZrO2).
Cách 12: kim cương, hột xoàn là đá thấu xạ nên chụp hình bằng quan tuyến X thì không thấy hình ảnh của kim cương thiệt.
Tất cả các cách thử trên đây không áp dụng được cho một loại "hột xoàn nhân tạo", có tính chất tương tự như hột xoàn, loại hột xoàn giả đó có tên là moissanite hay tên khác là muassanite, thành phần hóa học siliciumcarbid SiC, có độ cứng 9,25 theo Mohs.
* Hột xoàn đã nhận vào nhẫn hoặc hột nhỏ hơn 2mm (2 ly) rất khó nhận ra hột xoàn nào thiên nhiên, hột nào nhân tạo.
* Với kiếng lúp phóng to 10 lần, nhìn từ từ dưới (điểm nhọn lên) những đường cắt (facets) đều nhân đôi, nhòa, không rỏ ràng:
Cách tốt nhứt để mua một viên hột xoàn thiệt, bảo đảm, là nên mua ở những tiệm tính nhiệm mà cũng chính nơi đó mài hột xoàn.
Phân biệt kim cương nhân tạo và đá tổng hợp Cubic Zirconia
NGUYỄN THÀNH NGHIÊM Tình trạng lập lờ trong kinh doanh hàng trang sức, bán đá nhái, giả kim cương với giá kim cương gây thiệt hại cho người tiêu dùng (NTD) đã đến mức báo động. Vậy làm thế nào để phân biệt kim cương và đá giả kim cương? I. Tên gọi phân biệt của kim cương và các loại đá khác Kim cương (Diamond): Tên gọi của đá kim cương thiên nhiên, có cấu tạo là carbon nguyên chất với liên kết cộng hóa trị hình tháp và có cấu trúc tinh thể lập phương hình bát diện. Kim cương tổng hợp (Synthetic Diamond): Có bản chất cấu tạo hóa học và các tính chất cơ lý - quang - hóa cũng giống như kim cương, tuy hình dạng tinh thể được tạo ra có hơi khác với tinh thể kim cương thiên nhiên nhưng điều khác biệt duy nhất là được tổng hợp trong phòng thí nghiệm – hay nói cách khác là được chế tạo bằng một trong hai phuơng pháp đặc biệt, yêu cầu kỹ thuật rất cao, là phương pháp Nhiệt Áp suất Cao (HPHT – High Pressure High Temperature methode) và phương pháp Kết tủa Bốc hơi Hóa học (CVD methode). Giá thành của loại kim cương tổng hợp này khá cao, có thể bằng từ 1/5 đến 1/3 giá trị của kim cương thiên nhiên. Kim cương tổng hợp đầu tiên được tạo ra từ năm 1954 và bấy giờ chỉ có phẩm chất công nghiệp và kích thước cực nhỏ. Đến năm 1970, kim cương tổng hợp mới có được đặc tính dùng làm trang sức nhưng phẩm chất còn hạn chế và mức tiêu thụ chỉ vào khoảng 1% của thị trường kim cương trang sức. Phải đến năm 1999, những viên kim cương tổng hợp gần như không màu và đạt kích cỡ lớn mới bắt đầu tham gia thị trường và được xem là một thách thức cho ngành nghiên cứu và giám định đá quý cũng như người tiêu dùng trong việc phân biệt đâu là thiên nhiên, đâu là tổng hợp. Về mặt từ ngữ, các tổ chức Hiệp hội Thương mại Liên bang (FTC) và Hiệp hội Nữ trang Thế giới (CIBJO) không chấp nhận các tên gọi: diamond (kim cương) đơn thuần hay created diamond (kim cương chế tạo) mà chỉ chấp nhận các thuật ngữ: laboratory-created diamond (tạm gọi là kim cương được chế tạo trong phòng thí nghiệm) laboratory-grown diamond (kim cương cấy) man-made diamond (kim cương nhân tạo) Nhưng thuật ngữ khoa học được sử dụng thường nhất là: Synthetic diamond (kim cương tổng hợp) Đá tổng hợp hay đá thiên nhiên giống kim cương (Imitations hay Simulants) Đá tổng hợp hay đá thiên nhiên khi được chế tác theo hình dạng và kiểu mài của kim cương có bề ngoài giống như kim cương – mặc dù về mặt bản chất vật liệu cấu tạo cũng như các đặc tính cơ lý khác với kim cương – đều được gọi chung là đá nhái hay đá giả kim cương (Imitations hay Simulants). Các loại đá thiên nhiên có bề ngoài giống kim cương có thể là: Zircon: Zirconium Silicate (ZrSiO4). Sapphire: Một khoáng vật có tên gọi chung là Corundum, có công thức hóa học là Aluminium Oxide (Al2O3). Topaz: Một khoáng vật Silicat của nhôm và Fluor, có công thức hóa học là Al2[SiO4](f,OH)2. Beryl: Một khoáng vật có tên là Beryllium Aluminium Cyclosilicate, công thức hóa học là Be3Al2(SiO3)6. Thông dụng nhất là Aquamarine. Các loại đá tổng hợp có bề ngoài giống kim cương có thể là: YAG: Yttrium Aluminium (Y3Al5O12), được tổng hợp từ năm 1970. Galliant (GGG): Gadoilinium Galium Garnet (Gd3Ga5O12), được tổng hợp từ năm 1970. Djevalith: (ZrO2 + CaO), được tổng hợp từ năm 1977. Fabulite: Strontium Titanate (SrTiO3), được tổng hợp từ năm 1955. Synthetic Rutile Moissanite: (SiC), có các đặc tính gần giống kim cương nhất, xuất hiện trên thị trường từ năm 1996. Cubic Zirconium: (ZrO2 + Y3O2), gọi tắt là đá CZ, là loại đá giả kim cương thông dụng nhất từ năm 1977. Ở thị trường Việt Nam, đá Cubic Zirconium là loại đá tổng hợp được sử dụng ưa chuộng nhất để thay thế kim cương do tính chất quang học bên ngoài rất giống với kim cương và nhất là giá rẻ nên được gắn trên trang sức đáp ứng cho người tiêu dùng phổ thông. Tuy nhiên, do tính chất hám lợi, một số nhà kinh doanh loại đá này đã gắn tên gọi cho đá tổng hợp Cubic Zirconium (CZ) này là “kim cương nhân tạo” và dùng một số đặc tính về quang học của kim cương cũng như quá trình nghiên cứu chế tạo kim cương tổng hợp (như đã đề cập ở phần kim cương tổng hợp) để gán ghép cho đá CZ nhằm mục đích bán với giá khá cao, gây sự nhầm lẫn và thiệt hại cho người tiêu dùng. Từ những thuật ngữ vừa nêu, tôi đề nghị tên gọi cho các loại đá như sau: - Đối với kim cương thiên nhiên, chúng ta chỉ dùng một tên gọi: kim cương. - Đối với loại kim cương được sản xuất trong công nghiệp mà bản chất cấu tạo vật liệu là kim cương thật, ta phải gọi là kim cương tổng hợp. - Đối với các loại đá nhái hay đá giả kim cương, tùy theo bản chất mà ta gọi đúng tên, ví dụ đá CZ, đá moissanite, đá sapphire... Và nếu như được gắn trên trang sức thì ta có thể gọi tên chung là đá trang sức, đá thời trang... II. Bảng so sánh cấu tạo và các tính chất cơ - quang - lý của kim cương và đá Cubic Zirconium (CZ)
(*)Từ năm 2010, Swarovkski đã tổng hợp các màu chính dùng cho đá CZ nhằm làm đa dạng sản phẩm và thay thế cho kim cương màu III. Về hình dạng - kiểu chế tác của kim cương và đá CZ - Đối với kim cương: Hình dạng thông dụng nhất là mài dạng tròn (round shape) vì thích hợp với nhiều loại trang sức thông dụng. Kim cương cũng thường được chế tác kiểu giác cúc (brilliant cut). Đây là kiểu chế tác đã trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm của nhiều thợ kim hoàn nổi tiếng trên thế giới – từ sự kết hợp hình dạng và độ bền tinh thể, cho đến đặc tính quang học độc nhất vô nhị của tinh thể kim cương như chiết suất và độ trong suốt cao – để đến nay chúng ta mới có được những chuẩn mực về kiểu dáng cho kim cương. Với kiểu mài tròn giác cúc này, viên kim cương trở nên rực rỡ, tăng sắc trắng và ánh chiếu mà không có loại đá quý nào có được. Những năm gần đây, bằng những thiết bị vi tính có phần mềm tính toán hỗ trợ quang học, người ta đã chế tác những viên kim cương có hiệu ứng quang học nhìn thấy trái tim - mũi tên (Hearts & Arrows), làm tăng sức hấp dẫn cho loại đá quý độc tôn này. - Đối với đá Cubic Zirconium: Tuy chất liệu có nhiều đặc điểm không thể so được với kim cương, nhưng riêng đặc tính quang học của loại đá này có nhiều điểm tương đồng với kim cương, tuy chiết suất thấp hơn nhưng hệ số tán sắc mạnh đã làm cho viên đá CZ có màu sắc rực rỡ dưới ánh sáng trời. Với kiểu cắt mài giống kim cương, đá CZ có thể làm cho người ta thỏa mãn về sự giống nhau bên ngoài với kim cương, và điều đặc biệt hơn, là do tính chất sản xuất công nghiệp nên giá thành rẻ, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng phổ thông. Thêm vào đó, chỉ vài năm gần đây, cũng bằng những thiết bị vi tính có phần mềm tính toán hỗ trợ quang học, người ta đã chế tác những viên CZ có hiệu ứng mũi tên - trái tim, tăng thêm phần hấp dẫn cho loại đá này. Nhưng cũng từ đó, những người kinh doanh nhập khẩu loại đá này đã lợi dụng tính chất hiệu ứng quang học và tên gọi kim cương nhân tạo để quảng cáo gây ngộ nhận cho người tiêu dùng rằng kim cương nhân tạo (thực chất là đá CZ) hoàn toàn có đủ các đặc tính ưu việt của kim cương mà giá thành lại rẻ. IV. Lưu ý về “Giấy giám định” của đá Cubic Zirconium trang sức giống kim cương 1. Các “Giấy giám định” cho đá Cubic Zirconium đều phải xác định bản chất vật liệu của đá là đá CZ và công thức hóa học. Không dùng từ có chữ “kim cương” gây ngộ nhận cho người tiêu dùng (như “kim cương nhân tạo”). 2. Kiểu mài và hình dạng chế tác nên ghi rõ ràng. Ví dụ như mài dạng tròn, kiểu giác cúc (Round, Brilliant Cut) chứ không ghi chung chung là mài kiểu kim cương (“Diamond Cut”). 3. Nếu viên đá được chế tác để có hiệu ứng quang học mũi tên - trái tim (Hearts & Arrows) thì được ghi ở mục ghi chú. V. Các phương pháp phân biệt kim cương - đá Cubic Zirconium (CZ) 1. Thông qua tỷ trọng hay độ tương quan giữa trọng lượng - kích thước viên đá - Việc dùng công thức Scharffenberg (1931) cho kim cương rời mài dạng tròn, giác cúc tiêu chuẩn sẽ giúp kiểm tra và phân biệt kim cương và đá CZ. Trọng lượng (carat) = Đường kính (mm) x Đường kính (mm) x cao (mm) x 0,0061 - Việc dùng cân đo tuổi vàng để biết được tỷ trọng viên đá (sp = 3,52) cũng là phương pháp tốt để nhận biết kim cương dù mài ở dạng nào. Tỷ trọng = Trọng lượng cân khô / (Trọng lượng cân khô – Trọng lượng cân nước) + Nếu tỷ trọng tính ra được gần bằng 3,52 thì đó là kim cương + Nếu tỷ trọng tính ra được bằng 5,50-6,0 thì đó là đá CZ. - Thuận tiện nhất là dùng bảng đối chiếu tương quan kích thước - trọng lượng của kim cương mài tròn, giác cúc đúng chuẩn để xác định có phải là kim cương hay đá CZ. 2. Thông qua khảo sát độ cứng viên đá bằng việc dùng giấy nhám corundum Độ cứng của kim cương là 10, độ cứng của đá CZ là 8,5, còn giấy nhám loại tốt, được gắn lớp bột corundum độ cứng 9, nên khi mài giấy nhám lên bề mặt kim cương sẽ thấy không bị trầy xước, trong khi chà giấy nhám lên viên đá CZ sẽ làm viên đá bị mờ, trầy. 3. Thông qua độ dẫn nhiệt bằng việc dùng Multi Tester Do tính dẫn nhiệt của kim cương cao gấp từ 400 – 500 lần đá CZ, hơn cả vàng, bạc, đồng và bạch kim nên chỉ với dụng cụ Presidium Multi Tester, ta có thể nhận ra kim cương với CZ cũng như các loại đá khác dễ dàng. Tuy nhiên, việc sử dụng phải tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng mới cho kết quả chính xác và tin cậy. 4. Thông qua khảo sát trên kính hiển vi hay lúp 10x-14x Với những người được đào tạo để sử dụng lúp và kính hiển vi, việc nhận ra kim cương và đá CZ không mấy khó khăn. VI. So sánh tương đối giữa kim cương - kim cương tổng hợp và đá trang sức CZ (các đại lý kinh doanh gọi là “kim cương nhân tạo”) - Về mặt ý nghĩa, kim cương thiên nhiên có những yếu tố đặc biệt mà đá CZ không hề có: + Kim cương thiên nhiên được hình thành trong quá trình tự nhiên hàng triệu năm dưới lòng đất, dưới áp suất và nhiệt độ rất cao, và do quá trình phong hóa để phún xuất theo núi lửa hay tích tụ trong những vùng trũng. + Kim cương thiên nhiên mang những tì vết hay đặc tính tự nhiên mà vì đó nó trở nên bí hiểm và mang một yếu tố tinh thần mà viên đá CZ không hề có được. + Việc tìm ra để khai thác, tốn bao mồ hôi, công sức của những thợ đào mỏ, thợ kim hoàn, để rồi những nhà kinh doanh tuyển chọn, giám định, định giá và đến lượt người chủ sở hữu phải có duyên ngộ mới mua về cùng với trang sức. Đó là cả một quá trình mang yếu tố tinh thần không gì có được. - Về mặt chất lượng, bằng những tính chất, đặc điểm ưu việt như độ cứng, độ trong suốt, màu sắc và độ sạch hiếm có khi chọn mua, viên kim cương khi hoàn thiện sẽ có độ bóng cực cao, ít trầy xước bởi những va chạm thông thường, ánh chiếu rực rỡ, không thay đổi bản chất theo thời gian. - Về mặt giá trị, kim cương vẫn giữ giá trị theo thời gian và ngày càng tăng lên theo nhu cầu của con người. Việc bán lại cũng dễ dàng và xem như là một phương tiện vừa trang sức, vừa giữ giá. Đối với đá Cubic Zirconium, ngoài đặc điểm tán sắc mạnh và ánh chiếu giống kim cương, giá thành rẻ cũng là điểm thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, về mặt tinh thần, viên đá CZ chỉ là viên đá công nghiệp được sản xuất hàng loạt, do vậy tuy rẻ, nhưng không quý, hiếm. Về mặt chất lượng, viên đá khi lên trang sức sẽ chỉ giữ vẻ đẹp trong thời gian ngắn vì tính dễ trầy xước, vỡ mẻ. Thêm vào đó, thay vì mua đúng giá trị của nó, bằng những quảng cáo gây ngộ nhận cho người tiêu dùng với mục đích tăng giá, người dùng đã phải mua với một giá khá cao so với giá trị thật của nó gấp từ 100 đến 200 lần. |
Nhẫn cưới kim cương
Chọn đá phong thủy theo tuổi -
Sáng tạo với đá cuội cực ngộ nghĩnh -
Đá thạch anh phong thủy -
Cung hoàng đạo và đá quý
Đá thạch anh phong thủy theo tuổi
(st)