Làm sao để biết là gỗ sưa thật?

Làm sao để biết là gỗ sưa thật? Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây để có những kiến thức đầy đủ nhất về loại gỗ quý này nhé


Cây Sưa là gì?

Cây Sưa đỏ, hay còn gọi là cây huỳnh đàn lõi đỏ, huê, trắc thối…, tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain thuộc họ đậu.
Là cây gỗ nhóm IA. Cây gỗ sưa được xếp vào loại cực kì quý hiếm, cấm khai thác và sử dụng với mục đích thương mại năm 1994. Riêng cây rừng trồng được phép 
khai khác và sử dụng.

Cây Sưa quý như thế nào? Cây Sưa có tác dụng gì? Cây Sưa để làm gì? Tác dụng của cây Gỗ Sưa? là những câu hỏi chung của đa số những người muốn tìm hiểu về gỗ sưa

Có nhiều ý kiến về công dụng của gỗ Sưa, nhưng đến nay chỉ có 1 công dụng rõ ràng nhất là Hàng gia dụng, nói chính xác hơn là bàn ghế thờ cúng, tượng phật, thần tài, ông địa… Được lau sạch hàng ngày, do có lực ma sát nên bàn thờ toát ra vẻ đẹp kỳ diệu và linh thiên của nó.

Ngoài ra gỗ Sưa đỏ còn được làm bàn ghế để sử dụng như bàn, ghế cao cấp hoặc các vật trang trí như tay vịn cầu thang, lộc bình… hiện tại còn hiếm gỗ sưa nên gỗ sưa đỏ vẫn ưu tiên cho mục đích tâm linh.

Cây Sưa Trắng tại sao lại không có giá trị? trong khi sưa trắng cũng là cây sưa.
Việc nói về Sưa trắng, Sưa đỏ, hay Sưa vàng là nói về màu của lõi gỗ Sưa, về giá trị tại vì gỗ Sưa trắng không có các yếu tố cần thiết để trở thành gỗ quý, nhưng yếu tố quan trọng nhất là màu gỗ và vân gỗ, gỗ sưa đỏ có vân 4 mặt chứ không phải 2 mặt như sưa trắng, khi đưa ra ánh sáng thấy có màu óng ánh 7 màu

Để phân biệt chính xác gỗ sưa hiện nay: Công nghệ Sinh học đã khắc phục được những nhược điểm của chỉ thị hình thái và đưa ra hàng loạt các chỉ thị phân tử: (RFLP, AFLP, RAPD, ISSR …) để đánh giá đa dạng di truyền.

DNA cây sưa đỏ [minh họa]


Chỉ thị RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) và ISSR (Inter Simple Sequence Repeat) tương đối đơn giản, dễ thực hiện nên được sử dụng phổ biến và rộng rãi.

Kỹ sư Nguyễn Xuân Hanh, Phó Giám đốc Xí nghiệp Ươm cây, thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh: “Khi nhỏ, rất khó phân biệt sưa trắng, sưa đỏ. Tuy nhiên, căn cứ vào màu sắc của thân cây, màu lá cây. Thân cây sưa trắng thường có màu xanh, thân cây sưa đỏ không có màu này. Lá hai loại cây này giống nhau nhưng lá sưa đỏ dày hơn. Khi trưởng thành, dễ dàng phân biệt hai loài cây này hơn vì thân cây sưa đỏ mốc, sù xì, quả chùm. Cây sưa trắng thân xanh, nhẵn, quả đơn”.

Nhưng muốn phân biệt chắc ăn thì lấy hạt đốt lên, nếu có mùi Thối thì đích thị đó là Hạt của cây Sưa đỏ! Còn nếu không có mùi thối thì chắc chắn không phải là hạt Sưa đỏ!”

Lá cây sưa trắng đối xứng nhau.

Lá cây sưa trắng và quả khi cây đã trưởng thành
Cây sưa trắng nhỏ
Lá cây sưa trắng đối xứng
Cây sưa trắng nhỏ
Lá  giống cây sưa đỏ so le nhau.
 

Lá cây sưa đỏ so le và quả

Khi trưởng thành thân cây sưa đỏ mốc, sù xì và quả chùm còn cây sưa trắng thân xanh, nhẵn, quả đơn.
Cấy sưa đỏ và sưa trắng tại công viên Bách Thảo
Thân cây sưa đỏ
Thân cây sưa trắng




Gỗ sưa:

Sưa  hay  còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng)  đàn -  danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Vân gỗ sưa

(ảnhminh họa : Internet)

- Là cây gỗ nhỏ, còn có tên khác là trắc thối (lá và quả khi đốt thì có mùi khó ngửi.)

- Gỗ sưa có ý nghĩa tâm linh rất lớn, Thời phong kiến vua chúa thường dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất trong cung đình vì nó vừa làm hương liệu vừa làm dược liệu

- Gỗ vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng

- Gỗ có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp

- Có mùi thơm mát thoảng hương trầm

- Cây mọc ở đất ẩm thường xanh không rụng lá, và cùng mọc với các loài cây khác

Có hai loài sưa chính là sưa trắng và sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa đẹp quả to đốt  không có mùi nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng,  quả thành từng chùm đốt lên có mùi thối. Ngoài ra còn có sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.

Cây Sưa chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam - Trung Quốc (tại đây họ gọi nó là - Hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam.

Vân gỗ sưa

(ảnhminh họa : Internet)

Tóm lại: (i). Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng. Gỗ có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp có mùi thơm mát thoảng hương trầm  Khi đốt  tàn có màu trắng đục.  Gỗ sưa  chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi. Gỗ sưa có thớ mịn, có nhiều hoa văn đẹp. Gỗ sưa đỏ giá trị cao hơn gỗ sưa trắng. Đặc biệt  gỗ sưa đen  rất hiếm gặp  - người ta gọi là  tuyệt gỗ.

           (ii)Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu.   Những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô săn lùng gỗ sưa để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Trung Quốc trước đây. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ sưa có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy.

           (iii) Ngoài ra, gỗ sưa thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm những xâu tràng hạt gỗ sưa với giá hàng nghìn USD.

(iv)  Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì gỗ cây này còn được sử dụng cùng với dạ dày nhím làm vị chính trong đơn thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Có ý  kiến cho rằng ở Trung Quốc người ta chiết suất một số chất có trong gỗ sưa này để chế thuốc chữa ung thư dạ dày...   Hiện gỗ sưa ở Việt Nam đang được các thương lậu Trung Quốc thu mua với giá cả rất cao và ảnh hưởng đến sự khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.


Gỗ Sưa

Câu hỏi vì sao Gỗ Sưa lại đắt đến thế?

- Gỗ sưa thuộc gỗ nhóm IA, có các đặc tính của cây gỗ quý, sử dụng gỗ sưa, như sự thể hiện giàu sang phú quý. Còn một số công dụng khác đang được chúng tôi nghiên cứu xác thực.

Gỗ cây sưa đỏ cắt lớp dưới kính hiển vi

Cách phân biệt gỗ Sưa đỏ thật và Sưa đỏ giả.
- Phân biệt cây gỗ sưa đỏ người bình thường không thể phân biệt được, người có kinh nghiệm đôi khi cũng nhầm lẫn.
- Những người buôn bán gỗ sưa không cẩn thận là có thể bị lừa kiểu như: gọi đến xem gỗ sưa lúc buổi tối, lúc này lấy mẫu kiểm tra dễ bị lừa vì người bán dát 1 lớp gỗ sưa thật lên 4 mặt khối gỗ….
- Sự khác nhau giữa gỗ sưa và một số loại cây gỗ khác là gỗ sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải 2 mặt.

Quả cầu phong thủy làm bằng gỗ sưa đỏ

Giá trị của Gỗ Sưa nằm ở đâu?

- Phần được sử dụng của cây gỗ sưa là phần lõi đỏ, các phần khác bỏ đi, hoặc làm hàng thấp cấp hơn.

Khối gỗ sưa trị giá lớn

Và người ta sử dụng vào mục đích gì?
- Mục đích sử dụng rất đa dạng, gỗ sưa được dùng làm vật dụng gia đình, hàng trang trí…. đến đồ phong thủy…

Khúc gỗ sưa trị giá 750 triệu đồng. Nặng 58 kg. Tương đương 13 triệu/kg

Giá hiện tại của gỗ sưa là 13 triệu – 15 triệu đồng/kg.
Giá cả phụ thuộc vào người mua gỗ sưa và người bán gỗ sưa, nếu người bán không biết chắc đó là gỗ sưa thì thương lái sẽ ép giá rất rẻ. Hoặc có người giả gỗ sưa đỏ để bán với giá rẻ… không cẩn thận là bị lừa.
Hiện tại đã có văn bản hướng dẫn về thủ tục khai thác và vận chuyển đối với cây gỗ sưa hợp pháp.


Một vài kinh nghiệm phân biệt gỗ quý

Khi mà các loại gỗ quý trở nên khan hiếm và đắt đỏ, những nguyên liệu có bề dày truyền thống vô cùng khó kiếm, thì đồ gỗ nội thất chủ yếu được chế tạo từ gỗ thường. Hầu hết sản phẩm nội thất ngày nay làm từ gỗ tần bì, gỗ thông, cây bạch đàn, cây dương, linh sam và sử dụng gỗ rẻ tiền làm thành phần ẩn bên trong sản phẩm. Những loại gỗ quý thường được kết hợp với loại gỗ thông dụng hơn và chỉ được dùng để sản xuất mặt hàng nội thất cực kỳ cao cấp.

Rèn luyện khả năng nhận diện loại gỗ gia công sản phẩm nội thất có thể giúp bạn xác định giá trị thực của chúng. Nhận diện gỗ đôi khi trở thành nhân tố quyết định trong khâu lựa chọn nguyên liệu gia công. Khả năng này mở ra cơ hội tận dụng những loại đồ nội thất lỗi thời, ví dụ như ta có thể tái tạo một món hàng nội thất đáng giá từ loại tủ đã cũ nhưng được sản xuất bằng loại gỗ quý hiếm đối với thời đại ngày nay. Trong chuyên mục này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra nguyên liệu thành phần của đồ gỗ nội thất và những chi tiết dễ nhận biết giúp bạn phân biệt các loại gỗ tạo thành sản phẩm.

Đặc điểm

Độ cứng: Cách đơn giản nhất để mô tả một mảnh gỗ là cho biết nó thuộc dạng gỗ mềm hay g�� cứng nhưng cách diễn tả này có thể gây lầm lẫn bởi vì không phải mọi loại gỗ cứng đều cứng hay mọi loại gỗ mềm đều mềm. Phân loại mềm hay cứng là một lĩnh vực thuộc thực vật học với định nghĩa như sau: Gỗ cứng thuộc dòng cây ra hoa và gỗ mềm thuộc dòng cây lá kim. Mặc dù hầu như các loại cây gỗ cứng đều cứng hơn loại gỗ mềm nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ.

Nhìn chung, họ gỗ cứng có giá trị cao hơn họ gỗ mềm bởi vì chúng hiếm có hơn. Nhưng họ gỗ mềm lại có lợi thế cạnh tranh vì giá thành rẻ. Ngoài ra, biện pháp xác định gỗ thiết thực hơn nữa chính là xem xét màu sắc và thớ gỗ trước khi được sảng xuất hoặc làm hoàn thiện bằng sơn pu.

Màu sắc và thớ gỗ: Cấu trúc tế bào của mỗi loại cây thường khác biệt với nhau và gây ra sự khác biệt giữa các thớ gỗ. Gỗ cứng có tế bào hình ống gọi là mạch ống với những lỗ nhỏ có thể nhìn thấy trên bề mặt gỗ. Nếu những tế bào này lớn thì cấu trúc của gỗ sẽ hơi thô ráp hoặc tơi, do đó cần có chất trám để làm nhẵn bề mặt. Nếu tế bào nhỏ thì cấu trúc của gỗ sẽ nhẵn; những loại gỗ này được mô tả là loại hạt mịn, không cần phải trám. Gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ tần bì, gụ, gỗ hồng, và gỗ tếch đều là những loại gỗ tơi còn gỗ dẻ, gỗ bạch dương, gỗ thích, gỗ anh đào, gỗ satin, gỗ bạch đàn và gỗ cây dương là loại hạt mịn. Gỗ mềm không có tế bào mạch ống nhưng để phục vụ nhu cầu thực tiễn thì người ta không chọn theo độ cứng mà theo tiêu chuẩn hạt mịn.

Mọi loại cây đều có vòng tuổi thường niên tạo nên sự thay đổi của các tế bào theo từng mùa phát triển. Các dạng và quy luật sắp xếp của tế bào sẽ quyết định vẻ ngoài của gỗ. Có những loại gỗ mang thớ dịu và mịn, có những loại gỗ thớ thẳng, thớ vân, thớ xoáy, lượn sóng hoặc xoắn, luợn lăn tăn, thớ có mắt, và có hiệu ứng nhiều màu sắc. Các màu sắc có thể là trắng và vàng nhạt cho đến đỏ, tím và đen. Mỗi loại có màu sắc và thớ gỗ đặc thù và mặc dù mỗi cái cây đều có nét riêng khác biệt thì tất cả những đặc điểm trên đều có thể dùng để nhận diện loại gỗ.

Gỗ sản xuất đồ nội thất có thể được lựa chọn hoặc mang giá trị cao tùy vào màu sắc và thớ gỗ. Gỗ cứng thường có thớ đặc hơn và cấu trúc tốt hơn gỗ mềm có những loại không chỉ có thớ gỗ đặc mà còn có màu sắc và cấu trúc đẹp thường được dùng để sảng xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Gỗ có cấu trúc đặc biệt thường giá trị hơn những loại gỗ có cấu trúc dịu nhẹ hoặc không đặc biệt, và những loại gỗ có thớ kém hơn thì thường được nhuộm màu để làm đẹp thêm. Đó là lý do tại sao những loại gỗ làm nên đồ nội thất thành phẩm ngày xưa cần được tháo ra để xác định thành phần gỗ một cách chắc chắn.


Tác dụng của cây tầm gửi -
Tác dụng của cây trầm hương
Cách trồng cây phật thủ loại cây quý cho phúc lộc .
Tác dụng chữa bệnh của cây mật nhân
Tự chế vỏ gỗ cho điện thoại cực chất -
Tác dụng của cây đinh lăng

(st)

bo go sua vao nuoc nong nuoc se chuyen sang mau gi
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Sua den co phai CAm Lai Den, bo vao nuoc nong nuoc chuyen sang mau vang nhu nuoc che. Nha tui co 1 cuc khoang tren 10kg
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Dung vay
hơn 1 tháng trước - Thích
Dung vay
hơn 1 tháng trước - Thích
nhận biết gỗ sưa đen như thế nào
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Loại này hiếm quá chả có thông tin gì :(
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Minh co moc o ao len một khúc cay va de lau o trên san sau do minh cam dao deo một manh thi thay co mau de nhu than deo dan va thay sam hong tho go co nhieu tinh dau ong anh go lang nhung dục thi cam mềm rat Trắc do co phai go Sua den k
hơn 1 tháng trước - Thích
AD cho toi hỏi là gỗ gõ đỏ mềm hơn cả gỗ thông mà sao nó lại đắt như vậy nói nhảm quá . mwmf mà nó thuộc nhóm A đó
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Gỗ đắt hay không đắt không phụ thuộc vào việc nó cứng hơn hay không mà phụ thuộc vào độ hiếm bạn nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
bo go sua vo nuoc nong thi se ra mau gi
hơn 1 tháng trước - Thích
Chi toi hoi cach phan biet go huynh dan nhu the nao la chinh xac
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Gửi hỏi đáp - bình luận