Làm sao để cải thiện kết quả học tập

Những phương pháp mang tính tâm lý giáo dục có thể xem là công cụ hay hướng dẫn để bạn tự cải thiện điểm số, giúp làm bài tập về nhà, đánh bại tật mất tập trung và chấm dứt tình trạng chán học. Làm sao để cải thiện kết quả học tập? Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây

1. Chia nhỏ thời gian học, học nhiều lần

Tập trung trong khoảng thời gian ngắn nhưng lặp lại nhiều lần được chứng minh sẽ hiệu quả hơn so với học trong suốt thời gian dài. Vì vậy, ngay cả khi bạn chỉ có 10 phút, hãy học. Sau đó nghỉ ngơi một lát và tiếp tục học thêm 10 phút. Cách “phân phối việc học” này có hiệu quả cao bởi vì nó chiều theo cách làm việc của bộ não. Não bạn cần thời gian để phục hồi và “sạc pin” để “tổng hợp protein”. Khoảng thời gian nghỉ ngơi cũng chính là lúc não bạn dung nạp tốt những nỗ lực của bạn. Đây là một công cụ mạnh mẽ mà nhiều giáo viên không ghi nhận. Ngồi xuống và học hàng giờ liền không chỉ tạo cảm giác chán nản mà còn gây mệt mỏi, căng thẳng và mất tập trung. Bạn không thể tiếp thu nếu như bạn mệt, căng thẳng và bị mât tập trung.

2. Cho phép những lúc “dẹp bài vở qua một bên”

Điều này tuân theo nguyên lý tự nhiên như điều 1, nhưng trong một chu kỳ thời gian lâu hơn. Mục đích của việc nghỉ ngơi này nhằm làm mới chính bạn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ray rứt không yên cứ nghĩ đến bài vở chưa đâu vào đâu thì bạn chỉ cảm thấy căng thẳng hơn mà thôi và làm hỏng ngày nghỉ ngơi quý giá của bạn. Não của bạn sẽ không thể tiếp thu những kiến thức mới nếu như bạn cứ cho nó bị căng thẳng. Vì vậy, vào những ngày nghỉ học, hãy thật sự tận hưởng chính mình và đừng cảm thấy tệ vì mình chưa đụng đến bài vở.

3. Tôn trọng trạng thái cảm xúc của bạn

Đừng học khi bạn cảm thấy mệt, giận, mất tập trung hay đang gấp gáp. Khi não bạn được thư giãn, nó sẽ giống như miếng bọt xốp và đương nhiên sẽ tiếp thu thông tin tốt mà không cần gắng sức. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, não bạn theo nghĩa đen cũng sẽ khước từ kiến thức. Bạn chỉ phí thời gian nếu buộc mình ngồi xuống học trong khi tâm trí của bạn đang tập trung ở những chuyện khác.

4. Ôn lại bài trong ngày

Khi bạn học kiến thức gì mới, cố gắng ôn lại hết trong cùng ngày. Nếu bạn chờ đợi một vài ngày sau đó mới bắt đầu ôn lại thì sẽ như mới, phải học lại từ đầu. Tuy nhiên, việc ôn lại nhanh chóng trong ngày sẽ củng cố các thông tin vào bộ não của bạn để các tiết sau đó, não bạn sẽ dễ nhận ra “người quen” và giúp bạn tiếp tục hấp thụ kiến thức dễ dàng hơn.

5. Quan sát quy trình nhận thức tự nhiên

Hãy nghĩ về các hoạt động mà bạn đã làm khi ở nhà trẻ. Sử dụng cả cánh tay, bạn có thể hành động theo lời cô giáo: “Đưa tay phải vào trong, đưa tay phải ra ngoài”. Đến thời mẫu giáo, bằng bàn tay, bạn lại được học cách vẽ đường thẳng hay vòng tròn bằng phấn màu. Sau đó, vào lớp một, bạn được học cầm bút chì bằng ngón tay để viết những nét thẳng, nét móc với kích thước nhỏ hơn để tạo thành chữ. Tin hay không , quá trình nhận thức tự nhiên, chuyển từ lớn sang nhỏ, thô đến tinh tế, vẫn có hiệu quả mặc dù chúng ta lớn hơn. Khi học, nếu ban đầu bạn cố gắng nắm bắt bức tranh tổng thể và sau đó điền vào các chi tiết, bạn thường có nhiều cơ hội thành công hơn.

6. Sử Dụng phương pháp phóng đại

Tại sao người đánh bóng chày khởi động bằng cách vung 2 hoặc 3 gậy ? Tại sao vận động viên điền kinh thỉnh thoảng đeo tạ chì vào chân? Trong cả 2 trường hợp, phóng đại trong quá trình tập luyện sẽ giúp cho kết quả cuối cùng có vẻ dễ dàng. Điều này có thể được áp dụng vào việc học. Ví dụ, nếu bạn đang học phát âm tiếng Anh, hãy phóng đại các âm để dễ nhớ hơn. Ví dụ từ “Naive” có thể phát âm là “NAY-IVY.” Bằng cách làm quen với cách phát âm phóng đại, khả năng đúng chính tả là điều hiển nhiên.



]

7. Chuẩn bị không gian học tập

Nếu bạn thấy nhất định cần phải có một số yếu tố cho không gian học tập tốt hơn thì hãy cố gắng ưu tiên những yếu tố đó. Ví dụ: bạn cần loại đèn học đặc biệt, sự im lặng, âm nhạc, riêng tư, hay đồ ăn nhẹ…? Xem những yếu tố nào giúp bạn hứng thú và tập trung hơn mà lần sau nhớ lặp lại để đạt được kết quả tốt nhất.

8. Cho phép bộ nhớ của bạn mờ nhạt dần

Rất bình thường nếu não bạn bị hao phí và có lúc quên một số thứ. Điều này không có nghĩa là bạn học dở. Thay vì điên đầu, bạn nên bình tĩnh xử lý. Hãy xem bộ não của bạn như các tầng chứa đựng kiến thức. Khi bạn thêm càng nhiều thông tin vào lớp trên cùng, lớp thấp hơn sẽ càng cũ đi và bạn càng khó nhớ ngay lập tức. Mẹo nhỏ ở đây đơn giản chỉ là ôn lại bài. Vì chúng ta có thể tiên liệu việc mờ nhạt dần dần của bộ nhớ, thì việc ôn lại kiến thức đã học sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề. Chỉ cần ôn lại bài cũ sau 2, 3 buổi sẽ giúp bạn nhớ những gì cần phải nhớ. Thông thường, một cái nhìn tổng thể nhanh chóng là đủ. Nhưng thỉnh thoảng bạn cũng cần phải có một buổi học đầy đủ chi tiết các bài cũ. Việc “não mờ nhạt” là hoàn toàn bình thường (Trừ phi bạn có năng khiếu ghi nhớ hình ảnh, mà đây là điều rất hiếm)

9. Lên lịch học tập

Nói chung, nếu bạn lên lịch học những lần nhất định trong ngày, bạn sẽ tạo được thói quen và học được nhiều hơn. Nếu bạn chỉ “tùy lúc” trong ngày, rất có thể sẽ không bao giờ có lúc. Một cách hiệu quả để lên lịch học là đánh dấu vào lịch làm việc của bạn như thể bạn có một cuộc hẹn. Ví dụ: “Thứ ba 3-4:30 chiều – Học”

10. Đặt mục tiêu hợp lý

Một trong những lý do chính mà chúng ta không đạt được mục tiêu là do chúng ta đặt mục tiêu quá cao. Nếu bạn đặt mục tiêu trong tầm tay, ngay cả khi có vẻ quá đơn giản, bạn cũng có được thói quen hoàn thành mục tiêu và dần dần bạn sẽ đặt mục tiêu cao hơn. Bên cạnh đó, cũng phải nhận ra sự khác biệt giữ mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Thiết lập tầm nhìn dài hạn của bạn nhưng hoạt động ngày qua ngày nên tập trung riêng vào ngắn hạn, tạo từng bước.

11. Tránh kẻ thù thất vọng

Trớ trêu thay, hệ thống thần kinh của 1 người càng nhanh, họ học càng lẹ. Tuy nhiên, người có hệ thống thần kinh nhanh cũng thường làm ráng vì họ thuộc người hay cầu toàn. Vì vậy, họ là những người luôn nghĩ rằng họ không đủ nhanh!! Ngược lại, “kiểu B” , người ít căng thẳng thì học chậm hơn, nhưng tự hài lòng, cuối cùng học trong một thời gian ngắn. Điều này là bởi vì họ không lãng phí sức lực, không mất thời gian buồn bực và không phải lăn tăn suy nghĩ rằng họ chưa giỏi – họ chỉ đơn giản là tiếp tục di chuyển về phía trước với tốc độ chậm hơn (nhưng không bị cản trở).





Bí quyết học tập chủ động


Bạn là một học sinh trung học hay là một sinh viên đang ngồi trên giảng đưởng Đại học, với bạn việc học là điều quan trọng và cần thiết phản thành công đúng không?

Có rất nhiều học viên khổ sở vì không biết tìm cách học nào cho bản thân là hiệu quả nhất. Nay, tôi xin giới thiệu với bạn một cách học mà tôi đã áp dụng và đạt được nhiều kết quả tốt. Đó chính là bí quyết chủ trong trong học tập (học tập năng động).

Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta hãy tìm hiểu việc học năng động giúp ta cải thiện thành tích như thế nào nhé! Bạn sẽ cảm thấy việc học tập đạt hiệu quả cao hơn, bạn phấn chấn hơn và điều quan trọng là bạn nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với kết quả bạn gặp hái được. Hãy xét một ví dụ, bạn cho rằng bạn là một học sinh năng động ư? Bạn năng động thế nào nhỉ? Bạn chăm chỉ làm bài tập, xem bài trước ở nhà, lên lớp chăm chú nghe giảng, đi học thêm, từ chối những cuộc dạo chơi với bạn bè để ở nhà học bài. Nhưng... kết quả là bạn đạt chỉ đạt thành tích khiêm tốn, bạn xếp hạng lơ lửng ở giữa lớp.

Bạn có để ý những người đứng đầu lớp lại là những người rủ bạn đi chơi không? Một câu hỏi được đặt ra rằng tại sao học có thời gian đi chơi mà vẫn học giỏi? Họ thông minh hơn bạn? Không, họ không thông minh hơn bạn đâu. Điểm khác biệt ở dây chính là họ không đơn thuần là xem bài trước, làm bài tập, nghe giảng mà học còn tích cực đặt câu hỏi, ghi chép thật dễ hiểu, tìm hiểu kiến thức bên ngoài và cách học của họ cũng khác xa với bạn hiện tại. Sau đây, tôi chia sẻ với bạn những kinh nghiệm va tôi đã và đang áp dụng trên con đường học tập miệt mài vủa mình:

Soạn bài: Viêc đặt những câu hỏi có tính khái quát cao không đạt hiệu quả bằng việc đào sâu một vấn đề cụ thể. Khi soạn bài trước bạn có thường xuyên đặt vấn đề cho mình tại sao lại có định lý này hay không? Hay công thức tính áp suất còn được dùng dể suy ra gì nữa không? Hoặc tại sao Py-ta-go lại chứng minh được tam giác vuông có bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông? Viêc này sẽ giúp bạn nắm chắc bài học và biết mình cần hướng trọng tâm vào những điều gì. Và bạn thuộc bài ngay tại lớp, không cần phải mất một khoảng thời gian ở nhà để học bài.

Quan sát: Đây là kĩ năng cơ bản nhất. Giả sử, khi qua sát bất kì hình ảnh, hãy cố gắng hiểu những chi tiết then chốt của chúng. Trước hết hãy chú tâm đến tiêu đề và đôi khi là tác giả của bức ảnh đó, điều này giúp bạn sơ lược được bạn đang tiếp thu về điều gì. Sau đó, bạn hãy quan sát đến cách bố trí, màu sắc như thế nào: “sáng – tối”, “đơn giàn – phức tạp”… Hãy cố gắng đưa chúng vào nảo một cách ấn tượng nhất. Quan sát càng chi tiết thì bạn sẽ càng nhớ lâu hơn.

Quan sát + Lắng nghe: Nền giáo dục hiên nay đang được cải tiến nên việc dạy và học trên giáo án điện tử đã trờ nên quen thuộc. Bạn có biết cách phát huy hết hiệu quả của sự đổi mới này chưa? Hầu như học sinh chỉ mới khai thác được phần nổi của tảng băng mà chưa hiểu được phàn chìm của nó. Ta thường có xu hướng xem hình ảnh minh hoa một cách bao quát, những để nắm toàn ý vì thời gian trình chiếu rất nhanh. Nhưng việc quan sát càng chi tiết và lắng nghe đến từng chi tiết nhỏ nhất là điều rất quan trọng. Việc phối hợp những bí quyết ở trên sẽ giúp bạn vượt qua sự khó khăn về thời gian để hiểu bài từ tổng quát đến những ý nhở nhất.

Viết: Đừng quên viết bài, nhưng chỉ viết những từ ngữ chủ chốt cùa từng ý mà thôi. Khi học bài bạn chỉ việc xem lại ghi chú và tự động mọi kiến thức như tài diễn trong não bạn. Chắc chắn dù tập trung đến đâu bạn cũng không thể ghi chép hoặc hiểu tất cả các ý có trong bài vì vậy, sau giờ học bạn nên trao dổi những gì ghi được với bạn bè, bạn sẽ tìm ở họ những điều bạn bỏ sót và ngược lại.

học nhóm: Chắc hẳn ít nhiều trong chúng ta ai cũng biết đến viêc học nhóm nhưng ít người dánh giá cao việc học theo kiểu này. Quan điểm này thật sai lầm. Hãy nghĩ lại xem khi thầy cô cho bạn cơ hội họp nhóm trong lớp để làm gì? Để chơi? Để tám chuyện chăng? Không phải. Học nhóm tạo điều kiện để bạn trao đổi, học hỏi thêm những điều mới từ bạn bè. Có những kiến thức không nằn trong sách vở nhưng lại rất quan trọng cho bạn sau này.


Thuyết trình: Đừng e ngại khi được thuyết trình trước lớp. Hãy nhủ rằng đây là cơ hội để bạn soạn bài kĩ hơn, để bạn phát triển ý tưởng, “luyện giọng”, giao tiếp với mọi người trong lớp,… Bạn sẽ gặp những câu hỏi trời ơi đất hỡi, những câu hỏi không đâu từ những người không chịu lắng nghe, hãy cố gắng tra lời họ ngắn gọn nhất có thể. Bên cạnh đó cũng sẽ có những hỏi rất hay, đòi hỏi bạn phải nghiên cứu bài thật kĩ. Hiệu quả sẽ cao hơn nếu bạn đạt câu hỏi ngược lại cho những người bên dưới để kiểm tra họ hiểu như thế nào đồng thời bài học một lần nữa vào được lặp lại trong não bạn. Và đừng quên rút kinh nghiệm sau mỗi lần thuyết trình bạn nhé!

Nói + Hành động: Hỏi là việc rất quan trọng nhưng khi đã hiểu, việc áp dụng những kiến thức ấy vào cuộc sống hằng ngày lại còn cần thiết hơn. Tiếp xúc với những kiến thức ấy hằng ngày chắc chắn hình thành trong bạn một phản xa tự nhiên, khi gặp một tình huống tương tự bạn không mất nhiều thời gian để suy nghĩ phải làm thế nào nữa. Điển hình như việc học Anh văn, mỗi ngày bạn chỉ cần nói vài câu tiếng Anh với bạn bè, cứ như thế từ vụng, cách phát âm như thế nào đã được hằng sâu trong đầu bạn. Đến khi gặp người nước ngoài bạn tự tin nói lưu loát, đơn giản vì bạn đã nói như thế từ rất lâu rồi.





Cách cải thiện chiều cao thật hiệu quả
Làm thế nào để học giỏi
Làm sao để cải thiện trí nhớ hiệu quả
Làm sao để cải thiện giọng hát để ngày càng hay hơn
Làm sao để hết căng thẳng đầu óc nhanh
Làm sao để giao tiếp tốt và cách cải thiện kĩ năng giao tiếp hiệu quả
Làm sao để cải thiện chiều cao cho bé hiệu quả nhất



(st)