Làm sao để chữa bệnh sỏi thận hiệu quả tốt nhất?

Làm sao để chữa bệnh sỏi thận hiệu quả tốt nhất?Sỏi thận nhỏ có thể không gây quá đau đớn, nhưng khi có sỏi bị kẹt trong niệu đạo hoặc bàng quang và có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu và gây đau đớn.





 

LÀM SAO ĐỂ CHỮA BỆNH SỎI THẬN


Các triệu chứng của sỏi thận

- Đau bụng thận cấp tính
- Đi tiểu ra máu vì lớp niêm mạc trong niệu quản hay mô bị tổn thương trong thận.
- Bị chuột rút đau ở vị trí của thận hoặc ở bụng dưới.
- Thường xuyên đi tiểu
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Ớn lạnh
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Sốt
- Nước tiểu có mùi khó chịu hoặc bị vẩn đục

Nguyên nhân của sỏi thận

- Bệnh gout
- Tăng canxi niệu đạo
- Bệnh viêm ruột
- Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, canxi có chứa thuốc kháng axit, chất ức chế protease indinavir (Crixivan) - một loại thuốc được sử dụng để chữa bệnh nhiễm HIV...
- Yếu tố thức ăn

Làm thế nào để hòa tan sỏi thận?

- Nước chanh: Mỗi ngày uống một ly nước chanh có thể làm tan chảy sỏi thận do canxi. Thói quen này tuy không được coi là biện pháp chữa trị hữu hiệu nhất nhưng về lâu dài sẽ có tác dụng. Còn để yên tâm hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ.

- Trà: Trà được chế biến từ các loại thảo mộc bao gồm cả gốc tú cầu, rễ khoai mỡ tự nhiên, vỏ cây chuột rút, cỏ dại Joe-Pye, cỏ thi lá, lá chuối và lụa ngô… thường được coi là có tác dụng phòng và chữa sỏi thận. Cho hỗn hợp trên vào nước và đun sôi rồi âm ỉ trong 15 phút ở nhiệt độ thấp. Sau đó cho vào tủ lạnh để uống. Mỗi ngày bạn có thể uống 3-4 tách trà này.

Chẩn đoán sỏi thận

Để biết về diện tích, kích thước và loại sỏi thận, bác sĩ có thể thực hiện theo các thử nghiệm sau đây:

- Phân tích nước tiểu để quan sát các dấu hiệu nhiễm trùng
- Xét nghiệm máu để công nhận số lượng dư thừa của một số hóa chất gây sỏi thận
- Chụp X-quang hình ảnh những canxi gây sỏi thận
- Siêu âm
- Urogram tĩnh mạch (IVU) bằng cách cho tiêm, bác sĩ có thể xem toàn bộ hệ thống tiết niệu và sỏi trên hình ảnh X-quang. Để thực hiện một hình ảnh ba chiều của vị trí cụ thể, quét CT (chụp cắt lớp vi tính) được sử dụng.

Làm thế nào để ngăn ngừa sỏi thận?

Hãy tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin B tổng hợp. Tránh uống các loại nước soda và các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao. Thay vào đó nên uống nước rau và nước trái cây để loại bỏ sỏi thận.

Những phương pháp điều trị sỏi thận trong y học hiện đại

Sỏi thận là bệnh khá phổ biến, tỷ lệ người dân Việt Nam bị sỏi thận ngày càng gia tăng. Tùy vào đặc điểm của bệnh (vị trí, thành phần cấu tạo, kích thước của sỏi thận) và tình trạng của bệnh nhân để lựa chọn các phương pháp điều trị sỏi thận thích hợp. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học nói chung hay sự nỗ lực của y học hiện đại nói riêng, ngày càng có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả, chất lượng, không đau và không mất nhiều thời gian. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các phương pháp điều trị sỏi thận như tán sỏi, nội soi và phẫu thuật.

1. Tán sỏi ngoài cơ thể

Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Tán sỏi ngoài cơ thể là sử dụng một máy phát ở bên ngoài cơ thể tạo sóng chấn động từ, tác động làm hòn sỏi vỡ thành những mảnh nhỏ, những mảnh vụn này sẽ theo dòng nước tiểu ra khỏi cơ thể trong vài ngày sau.

Phương pháp này áp dụng cho tán sỏi thận hoặc sỏi niệu quản đoạn gần thận, với sỏi có kích thước khoảng 4 – 20 mm. Bệnh nhân không cần phải phẫu thuật, không cần gây mê hay gây tê, ít đau và có thể xuất viện sau tán sỏi vài giờ.Tỷ lệ tán sỏi thành công cao, một số tai biến có thể gặp như tắc nghẽn niệu quản do mảnh vỡ của sỏi, tụ máu thận hoặc nhiễm trùng niệu với tỷ lệ ít.

2. Tán sỏi qua da

Là phương pháp nội soi để lấy sỏi thận khi viên sỏi lớn và không thể dùng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (hoặc đã sử dụng mà không hiệu quả). Một ống soi thận sẽ được đặt vào trong thận qua đường rạch da khoảng 1cm, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài qua ống, bệnh nhân được tiêm thuốc gây tê và giảm đau.

Tán sỏi qua da được chỉ định cho những sỏi thận kích thước trên 20 mm, sỏi phức tạp có nhiều cạnh nhọn,… Đây cũng là phương pháp điều trị ít xâm lấn, và đang thay thế dần phương pháp mổ mở truyền thống, tỷ lệ sạch sỏi khoảng 85%. Các tai biến có thể gặp là chảy máu, nhiễm trùng, thủng tạng trong bụng.

3. Nội soi ngược dòng lấy sỏi

Là phương pháp sử dụng máy soi ngược dòng theo đường tiết niệu, một ống nội soi được dẫn từ lỗ niệu đạo ngoài lên đến thận, tán vỡ sỏi và đưa sỏi ra ngoài theo ống. Với sự ra đời của ống nội soi mềm tạo điều kiện cho điều trị sỏi thận bằng tán sỏi qua nội soi niệu quản – bể thận trở nên hiệu quả hơn, bệnh nhân ít đau và ít xảy ra tai biến.

Tuy nhiên, phương pháp này thường được chỉ định cho sỏi niệu quản đoạn dưới bởi vì nó đem lại hiệu quả cao hơn.

4. Mổ lấy sỏi

Mổ mở là phương pháp chính trong điều trị sỏi thận trước khi có các phương pháp trên.

Tại Việt Nam, bệnh nhân thường được phát hiện và điều trị muộn, sỏi phức tạp hoặc đã có biến chứng, vì vậy mà số bệnh nhân được chỉ định mổ lấy sỏi với tỷ lệ khá cao.

Mổ mở lấy sỏi thường áp dụng cho những bệnh nhân có sỏi san hô phức tạp, sỏi đi kèm bất thường giải phẫu của hệ tiết niệu hoặc sỏi kèm theo nhiễm trùng nặng như thận ứ mủ, thận mất chức năng.

Tỷ lệ sạch sỏi sau mổ khá cao, và có thể giải quyết các bất thường khác đi kèm. Tuy nhiên, sau mổ bệnh nhân thường đau nhiều hơn, thời gian phục hồi và nằm viện thường kéo dài hơn các phương pháp khác.

Như đã nói ở đầu bài, thì sẽ tùy vào tình trạng bệnh nhân và tình hình của sỏi trong thận mà bác sĩ sẽ chỉ định một hay kết hợp nhiều phương pháp nhau để có hiệu quả điều trị là cao nhất và có lợi cho bệnh nhân.

Có rất nhiều cách trị sỏi thận, nhưng sự hiệu quả thì chưa thể khẳng định chắc chắn được :
1. Uống nước hàng ngày thật nhiều
2. Dứa (thơm) + phèn chua ( dùng để lằng nước ): Cho phèn chua vào trong dứa nướng khoảng 10 phút rồi ăn phần dứa!
3. Chuối hột (ăn hoặc phơi khô sắc nước uống.

* Phương pháp 4:
- 10 gam bút dầu thái;
- 400 CC nước lã;
Cách dùng: Đung sôi 400CC nước trong siêu (Nồi có nấp đậy hoặc bình thủy tinh càng tốt), để 10 gam bút dầu thái vào nồi nước sôi, lập tức tắt lửa. để vậy cho đến khi thật nguội và chia làm nhiều lần uống trong ngày.

* Phương pháp 5:
- Hải la hoặc hải giới;
- 550 CC nước;
Cách dùng: 1/2 miếng (Hải la, Hải giới) chung với 550CC vào cái nồi, mở lửa nhỏ cho đến sôi, đến khi Hải giới (Hải la) tan sền sệt thì tắt lửa để nguội và uống.

.......
Nhưng bạn nên đi bác sĩ thì có lẽ hiệu quả hơn và đỡ mất công sức!

Bạn áp dụng thử bài thuốc này nhé :

- Rễ cây Cỏ tranh ( Thứ cỏ dùng lá để lợp nhà đó)
- Cây Bông má đề (Lấy cả Lá, thân ,rẽ, hoa)
- Cây Ké đầu ngựa
- Cây Cỏ bợ( Thường mọc ở ruộng nước, lá có 4 cánh, trông hơi giống cây Chua me đất, nhưng lá to hơn nhiều)
- Râu Ngô .

Chỉ có 5 thứ lá tưởng chừng như đơn giản này, mà mình đã được biết có nhiều người sau khi dùng 1 tuần (7 ngày), khi đi tiểu tiện đã bật được nhiều viên sỏi cỡ chừng 1- 1,5 hạt ngô ra ngòai.

Liều dùng mỗi ngày: Mỗi thứ lá khoảng 200 gr, cắt khúc 3-4 cm. Sao vàng ( riêng cỏ bợ không cần vàng cũng được), ha thổ 15 phút, xong mang sắc uống. Nước đầu sắc 3 bát lấy 1. các nước sau uống thay nước uống./.

Bài 1: Dùng quả đu đủ xanh

Chọn quả đu đủ độ 400 - 600 gam không già, không non, loại quả bánh tẻ, vỏ còn xanh, còn nhiều nhựa trắng, tác dụng chính là nhựa (quả già ít nhựa, non ăn thì đắng, quả bé không đủ sức bào mòn sỏi). Khi ngắt quả rửa sạch cắt đầu, cắt đuôi moi hết hột bỏ đi, cho thêm ít muối vào quả đu đủ cho vừa ăn để nguyên cả vỏ xanh và nhựa đặt vào cái nồi con, hay cặp lồng, đổ nước đun cách thủy độ 30 phút quả chín, ăn mỗi ngày một quả. Sau bữa ăn an toàn dạ dày. Tùy theo sỏi to nhỏ mà dùng, sỏi dưới 10 mm thì ăn 7 quả, nếu trên 10 mm phải ăn nhiều hơn, ăn liên tục, không kiêng kị gì, người khó ăn có thể chấm đường cho dễ.

Bài 2: Dầu ô liu và quả chanh

Tỉ lệ một thìa dầu ô liu một quả chanh vừa phải, căn cứ vào lượng sỏi to nhỏ mà dùng như sau:

Sỏi trung bình trên dưới 10 mm ngày 6-7 quả chanh vắt lấy nước hòa với 6 đến 7 thìa dầu ô liu, quấy đều, đổ thêm 3 - 4 bát nước lã đun sôi để nguội hòa đều rồi uống. Uống sau 3 - 4 giờ đi tiểu liên tục hứng vào bô để lắng, xem dưới đáy bô có cặn trắng là tốt. Sỏi nhỏ có thể làm một lần, nếu sỏi to có thể làm 2 đến 3 ngày.

Bài 3: Rau om nước dừa

Rau om ở miền Nam thường dùng nấu canh chua (ở miền Bắc gọi là rau ngổ) thường mọc ở các bờ ao, các mương máng. Có loại trắng thường làm rau thơm ăn với thịt chó. Loại đỏ dùng cũng được. Lấy độ 1 kg đem giã nát vắt lấy nước cốt hòa với nước dừa uống ngày 2 - 3 lần nếu là khô dùng 5 - 6 lạng sắc uống ngày 2 -3 lần. Thời gian dùng 5 - 7 ngày tùy lượng sỏi. Đây là bài thuốc của Hòa Thượng Thích Giác Nhiên.

Bài 4: Hoa cây đu đủ đực

Hoa cây đu đủ đực ngắt xuống giã nát, hòa với nước lã đun sôi để nguội trộn đều vắt lấy nước uống ngày ba lần. Tùy loại sỏi, hợp là tiêu tan (bài của Hòa Thượng Thích Giác Nhiên).

Bài 5: Mề gà, mật vịt

Gà vịt thường ăn lẫn đá, sỏi, cua ốc, chất rắn nhiều can-xi thế mà vẫn tiêu tan được nhờ nó có chất gì đó. Cách làm, bóc màng trong mề của con gà, con vịt đem phơi khô, tán nhỏ. Còn mật vịt lấy về ngâm rượu sau 15 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng ít bột của màng gà, vịt đã tán nhỏ với 2 mật con vịt ăn liên tục từ l0 -15 ngày. Nếu tìm được rễ cây cỏ xước, rễ cây xấu hổ, rễ cây dứa dại, rễ cây đỗ ván đem băm phơi khô, sắc uống thì càng tốt, chóng khỏi hơn (bài này trên ti-vi đã phổ biế


Bài thuốc chữa sỏi thận đơn giản và hiệu quả


Hiện nay, chứng sạn thận rất phổ biến, không những hay gặp ở người lớn tuổi mà còn gặp cả ở tuổi thanh niên nữa. Bệnh thường phát táo bạo, đau dữ dội từ sau lưng lan ra đến trước vùng bụng, rất nguy hiểm, phải đưa bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu.

Nếu sạn còn nhỏ thì uống thuốc lợi tiểu cho sạn thoát ra ngoài. Còn sạn tương đối lớn có thể làm tắt nghẽn niệu đạo, tiểu ra huyết, nếu quá lớn, phải giải phẫu lấy sạn ra mới được nhẹ nhàng. Sau đây là một số bài thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả trong việc chữa sạn thận:

Bài thuốc chữa sỏi thận từ lá cây thiên nhiên

Bài 1: Lá ngò gai, lấy chừng 01 nắm, đem hơ lửa cho héo, bỏ vô siêu, đổ 03 chén nước, sắc còn lại 8 phân, ngày uống 3 lần: sáng, tối và đi ngủ, trước bữa ăn. Uống như vậy liên tục, nam uống 7 ngày, nữ uống 9 ngày, thì tiểu ra hết sạn trong bọng đái, nếu còn nhỏ thì sẽ tiêu mất. Bài thuốc này rất hiệu quả, đã có nhiều người dùng và đều cho kết quả tốt.

Bài 2: Trái
chuối hột giú chín, đãi ra lấy hột, chừng 1 chén, đem phơi khô, rang cho cháy, tán thành bột, đi đâu đem theo, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê, uống từ 10 ngày đến 20 ngày sẽ tiêu ra hết.

Bài 3: Lá thúi địch, loại lá xanh giống như lá sâm, hái 01 nắm lớn, rửa sạch, đâm vắt nước uống sống mỗi ngày 2 lần, liên tục 10 ngày đến 20 ngày trở đi sẽ hết.

Bài 4:
bông bụp lồng đèn theo hàng rào, hái 01 nắm, đâm, để chút muối, chế thêm nước lạnh, vắt cho sệt sệt, ngày uống 2 lần, uống trong 15 ngày sẽ tiêu ra hết.

Bài 5: Lá trầu bà loại lá lớn, hái chừng 5-10 lá, bỏ vô nồi sắc 3 chén còn 1 chén, uống chừng 10 ngày, sẽ tiêu ra hết. Còn xác thì nấu thế
nước trà uống thường xuyên cho nó tiêu, không tái phát.

Bài 6: Trái khóm, khoét lỗ, nhét phèn chua vô ruột, nướng chín, vắt nước uống ngày vài lần sẽ hết. Chỉ uống khoảng 15 phút là hết đau liền.

Bài 7: Đọt tre mỡ, rễ tranh, râu bắp, lấy mỗi thứ 01 nắm, sao khử thổ, sắc 03 chén còn 01 chén, uống trong 3 tuần sẽ hết.

Bài 8: Hột
chuối hột chín, đãi ra, đem rang cho vàng, lấy 01 nắm, sắc 03 chén còn 8 phân, uống sẽ hết

Bài 9: Vỏ sầu riêng, xắc mỏng, phơi khô, sao, cắt lá mã đề, nấu chung, sắc uống chừng 7 lần, tiểu ra hết.

Bài 10: Dây hàn the, cắt đem phơi khô, sao khử thổ, mỗi ngày nấu 01 nồi, nấu cho kẹo lại, uống liên tiếp trong vòng một tháng sẽ tan sạn.

Bài 11: Đọt gòn còn non, mỗi ngày đâm vắt nước, uống 1 tô, uống trong một tháng, tiểu ra sạn từ từ, và sau khi uống, chụp hình lại sẽ thấy kết quả không lường được. Hiệu nghiệm trăm phần trăm.

Bài 12: Cây bông nở ngày (bông tròn màu tím), chặt phơi khô, để dành, mỗi ngày nấu 1 nồi, uống liên tiếp cho đến khi hết sạn, tiểu thông thì thôi.

Bài 13: Trái
chuối hột non (chuối chát), đâm vắt lấy nước chừng 1 ly, để chút muối uống liên tục, sẽ đái ra hết hoặc sạn sẽ tiêu.

Bài 14: Rau om, độ một nắm, đâm nhuyễn, đỗ nước, vắt lấy nước cốt chừng hai phần chén. Chặt ngang rồi khoét lỗ cây chuối hột, đỗ nước cốt rau om vô lỗ cây chuối hột, lấy chén đậy lại 1 đêm. Sáng ra lấy nước để vô chai, ngày uống 03 lần. Nếu đau nặng, chặt uống chừng 5 cây, làm như vậy sẽ kết quả. Bài thuốc này áp dụng để trị sạn thận, đau nhức, tiểu khó khăn.

Bài 15: Đập 02 hột vịt, lấy lòng trắng hòa với chút
rượu trắng, uống chừng vài ba lần sẽ hết, kết quả trăm phần trăm. Bài này áp dụng để điều trị đau nhức 2 bên trái thận, đi đứng khó.

Bài 16: Bột ngọt 01 muỗng cà phê, một chút muối, một chút đường, hòa với nước lạnh, cho uống sẽ hết liền. Áp dụng trong trường hợp đau thận làm ngất xỉu. Lưu ý: chỉ uống một lần thôi

Bài 17: Một trái khóm, nướng cho chín, vắt nước vô 2 tròng đỏ hột gà, quậy cho đều, ăn vài lần sẽ hết. Bài này rất công hiệu trong việc thận nhức, thận đau.

Bài 18:
dâu tằm ăn, hái lá non, giã ra, vắt nước, còn lá già, sao khử thổ, sắc uống sẽ hết. Bài thuốc này dùng trong trường hợp tiểu đêm (độc vị)

Bài 19 -
Thuốc bổ thận: Hột mận phơi khô chừng 01 ký, bỏ vô ngâm với 1 lít rượu trắng độ 7 hôm, uống mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa cơm, uống chừng 10 ngày.

Bài 20 - Thông tiểu, hạ nhiệt: Rễ cây Sâm Đất (cây nổ, có hoa màu tím, có trái chín đen khi thả xuống nước nổ lụp bụp) nấu nước uống với lá sâm dứa thơm như uống nước trà. Dùng thay cho nước lọc càng tốt giúp thanh nhiệt, hạ hỏa, uống lâu ngày da dẻ mịn màng, không có tác dụng trị sạn thận nhưng dùng lâu ngày ngăn nguy cơ sạn thận. Cây này có thể phơi khô để bảo quản sử dụng lâu ngày.

Bệnh sỏi thận nên ăn gì?
















1. Nguyên tắc chung về ăn uống đối với người sỏi thận

Có tới 5 dạng sỏi thận phổ biến là sỏi thận oxalate canxi, sỏi thận phốt phát canxi, sỏi thận axít uric, sỏi thận struvite và sỏi thận cystine. Vì vậy ăn uống của những dạng bệnh này cũng khác biệt. Về cơ bản có 2 chế độ ăn uống khuyến cáo dùng cho người sỏi thận. Một là tăng cường lượng nước (dịch lỏng) hàng ngày cho cơ thể để giúp lọc độc tố, giảm nhẹ bệnh, đặc biệt là giảm nồng độ khoáng chất trong nước tiểu. Trung bình nên uống 2,5 lít nước mỗi ngày, nhưng ở người bệnh sỏi thận nên uống trên 3 lít nước/ngày. Nếu thời tiết nóng bức, khô hanh, lao động, luyện tập nhiều thì uống ở mức cao hơn. Hai là nguồn canxi đầu vào phải đảm bảo theo mức khuyến cáo cho phép, để giúp cho việc tiêu hóa các khoáng chất, đặc biệt là liên kết oxalate với canxi trong quá trình tiêu hóa được thuận lợi, giúp chúng thải ra ngoài thay vì liên kết tạo ra sỏi thận.

 2. Chế độ ăn uống cho từng dạng sỏi thận

- Đối với sỏi oxalate canxi: Đây là dạng bệnh sỏi thận thường gặp nhất, dạng nhỏ, có gai nhọn nên dễ gây đau bụng cấp khi nó đi từ thận xuống và đôi khi còn gây chảy máu đường tiết niệu. Sỏi hình thành khi canxi liên kết với oxalate (loại khoáng chất thực vật có ở một số loại cây trồng). Những người dùng nhiều thuốc chữa bệnh, trong nước tiểu có nhiều canxi là nhóm dễ mắc bệnh sỏi oxalate canxi. Nhóm người mắc bệnh oxalate canxi nên hạn chế thực phẩm làm tăng canxi và oxalate trong máu và nước tiểu như cà phê, muối, xocola, thực phẩm ăn nhanh. Bổ sung khoáng chất, Vitamin B6 có tác dụng giảm thiểu canxi trong nước tiểu. Thực phẩm làm tăng oxalate có vitamin C nó làm nhiệm vụ chuyển hóa oxalate trong nước tiểu. Thực phẩm giàu oxalate có trong củ cải, các loại hạt và xocola...

- Đối với bệnh sỏi thận phốt phát canxi: Đây là dạng sỏi được hình thành khi sức khỏe con người có vấn đề, đặc biệt là mắc bệnh RTA (bệnh thận không có khả năng bài tiết axít) hay mắc bệnh cường giáp, sỏi thường có bề mặt phẳng, cứng, to nhanh, dễ gây tổn thương thận. Nhóm người này nên dùng các loại thực phẩm phù hợp với các loại thuốc đang được dùng để điều trị bệnh chuyển hóa. Độ ph trong nước tiểu cao (tính axít nước tiểu thấp) cũng là nguyên nhân gây sỏi, vì vậy nên tăng cường thực phẩm để làm tăng tính axít, như protein động vật và các loại quả chua.

- Đối với nhóm người mắc bệnh sỏi thận axit uric: Đây là căn bệnh nước tiểu có quá nhiều axit uric kèm theo căn bệnh gut và một số dạng bệnh về rối loạn chuyển hóa do ăn nhiều thịt động vật. Khi mắc bệnh nên hạn chế nguồn protein động vật, bánh mì ngọt, cá mòi, thực phẩm dạng hạt. Nên dùng nguồn protein tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe và trọng lượng cơ thể. Sỏi axit uric tinh khiết có thể tán được bằng cách uống nhiều nước, nên uống 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Nước tiểu có màu vàng nhạt nghĩa là đã uống nước đủ.

 - Bệnh sỏi thận struvite: Sỏi struvite hay còn gọi là sạn thận, thủ phạm gây nhiễm trùng đường tiểu, phụ nữ và trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh cao. Các loại sạn này ban đầu chỉ là nang tạo bởi manhê và amoniac nhưng sau to dần gây tổn thương thận. Do sỏi gây nên bởi viêm nhiễm như khuẩn (Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Proteus mirabilis) nên cần tư vấn bác sĩ để dùng thuốc cho phù hợp. Về thực đơn nên dùng nhóm giàu axít để giúp nước tiểu ức chế khuẩn phát triển, đặc biệt là protein động vật và nhóm quả chua.

- Nhóm sỏi thận cystine: Đây là căn bệnh mang tính di truyền. Sỏi thận cystine gồm có các thành phần amino acids cysteine và methionine, các axit amino là vật liệu tạo nên protein, vì vậy để giảm bệnh nên hạn chế tiêu thụ protein. Ngoài ra nên giảm ăn nhóm thực phẩm giàu methionine như cá, thực phẩm dạng hạt. Tăng cường thực phẩm làm tăng độ ph trong nước ti

Bệnh sỏi thận và chế độ ăn uống


Sỏi thận là những tinh thể của muối và kim loại tích tụ lại trong thận. Chúng thường gây đau đớn dữ dội. Một người từng bị bệnh này đã phát biểu: “Tôi thường nghĩ trên đời không có gì là tôi không chịu được. Tôi từng chịu cho nha sĩ khoan vào răng mà không cần chích thuốc tê. Nhưng khi bệnh sỏi thận đến với tôi… tôi đã phát khóc lên”. Câu nói này đủ cho bạn cảm giác được phần nào nỗi đau đớn mà căn bệnh gây ra.

Với sự tiến bộ của y học ngày nay, các bác sĩ chắc chắn có nhiều phương pháp để làm cho viên sỏi trong thận của bạn tan đi trong thời gian vài tháng (và bạn sẽ phải hết sức kiên nhẫn chịu đựng nỗi đau khổ do viên sỏi gây ra trong vài tháng ngắn ngủi này).

Điều mà các bác sĩ không chắc chắn là sau khi một viên sỏi tan đi, viên sỏi mới có thể xuất hiện nữa hay không. Nếu bạn từng bị một viên sỏi (và đã được chữa trị), xác suất bị thêm viên nữa sẽ rất cao. Và nếu bạn đã từng bị hai viên sỏi, xác suất bị thêm nhiều viên khác lại còn cao hơn nữa.

Chuyện này tương đối dễ hiểu, vì các thói quen (như ăn uống chẳng hạn) trong đời sống thường ngày của bạn đóng vai trò chính yếu trong việc sản xuất những viên sỏi này. Nếu chỉ chữa trị làm tan viên sỏi mà không sửa lại các thói quen xấu đó, hầu như chắc chắn bạn sẽ bị thêm viên nữa… và nhiều viên nữa.

Sỏi thận có nhiều loại, chỉ bác sĩ chuyên khoa mới có thể phân biệt được chúng, và từ đó chỉ cho bạn các phương pháp để ngăn ngừa. Dù sao, những phương pháp sau đây sẽ giúp bạn không ít trong việc ngăn ngừa sự thành hình của những viên sỏi thận.

Hãy uống nhiều nước

Không cần biết viên sỏi có thể bị thuộc loại gì, biện pháp hay nhất để ngăn ngừa nó là hãy uống nhiều nước. Lượng nước nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm nồng độ của các muối khoáng trong nước tiểu và từ đó giảm nguy cơ kết thành tinh thể (sỏi) của các muối khoáng này.

Uống nhiều là bao nhiêu? Đủ để bạn có thể đi tiểu ra được 2 lít một ngày. Các bác sĩ chuyên khoa về thận thường khuyên như vậy. Bạn có thể đi tiểu vào một bình sữa bằng nhựa để đo tổng số nước tiểu trong một ngày.

Đừng ăn thực phẩm có chất oxalate

Oxalate là một gốc axit có khuynh hướng tác dụng với các kim loại như canxi và tạo ra sỏi thận. Theo các nghiên cứu, đa số các viên sỏi thận là sự kết hợp của oxalate và canxi. Thông thường, chất này sau khi vào cơ thể sẽ được thải ra ngoài; nó chỉ không được loại bỏ nếu hệ thống bài tiết oxalate của bạn có trục trặc. Khi đó, nó sẽ tác dụng với canxi và tạo nên sỏi thận.

Trong trường hợp này, bạn nên hạn chế tiêu thụ rau cải hoặc trái cây chứa oxalate như bầu, bí, các loại đậu, cần, ngò, ớt xanh, rau dền, nho, chocolate, trà, các loại berries như blueberries, strawberries… Riêng nước trái cranberries lại được người ta dùng để ngừa bệnh sỏi thận. Tác dụng ngăn ngừa này không có lý luận y học nào khả dĩ chứng minh được, người ta chỉ dựa vào kinh nghiệm của các bác sĩ mà đưa ra giả thuyết này thôi.

Cẩn thận với canxi

Theo các thống kê tại một số đại học y khoa, trên 90% các viên sỏi thận đều được hình thành từ canxi và các hợp chất của nó.

Điều này không có nghĩa là bạn phải tránh ăn uống những thực phẩm có canxi (như sữa, bơ, phó mát) vì chất này có ích cho xương của bạn (bạn có thể bị chứng khòm lưng hay rút người lại trong tuổi già nếu thiếu canxi).

Cơ thể bạn thừa hay thiếu canxi? Điều này thật khó biết. Chỉ biết rằng khi bạn đã lỡ bị một viên sỏi và bác sĩ cho biết đây là sỏi canxi thì bạn cần giảm mức độ tiêu thụ chất này để tránh việc hình thành một viên sỏi khác.

Ngoài sữa và những thực phẩm được chế từ sữa, bạn còn nên cẩn thận khi dùng thuốc trị bệnh dạ dày hoặc bệnh đầy hơi (gọi chung là thuốc antacid). Nhiều thuốc loại này chứa rất nhiều canxi. Nên đọc kỹ thành phần cấu tạo trên nhãn hiệu trước khi mua.

Ghi chú: Các thuốc antacid thường chứa 1 hoặc 2 trong 3 chất là canxi, aluminum và magiê. Canxi thường làm tích tụ thêm chất vôi trong thận, trong khi magiê lại có khuynh hướng làm giảm đi. Cả hai chất đều là kim loại, dễ tác dụng với oxalate để tạo ra chất kết tủa. Nhưng cái khác nhau là chất kết tủa của canxi lâu ngày sẽ đóng thành tinh thể tạo ra sỏi thận; còn chất kết tủa của magiê có công dụng giống như cảnh sát, tìm bắt kẻ xấu là oxalate và đuổi chúng ra ngoài cơ thể.

Ảnh hưởng của các Vitamin

Có 2 loại vitamin rất hữu ích cho bệnh sỏi thận là vitamin B6 và vitamin A. Vitamin B6 nếu uống chừng 10 mg mỗi ngày sẽ có khả năng làm giảm lượng oxalate trong nước tiểu.

Vitamin A có tác dụng giữ cho hệ thống bài tiết nước tiểu được điều hòa để chống lại sự thành hình của sỏi thận. Lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể (RDA) là 5.000 IU mỗi ngày. Bạn có thể uống thuốc viên bán tại các tiệm thuốc tây, hoặc ăn nhiều súp lơ xanh, gan bò và những trái cây hoặc rau cải có màu cam như cà rốt, bí đỏ, apricot…

Nếu các vitamin A và B6 có ích cho bệnh nhân sỏi thận thì vitamin D và C lại có hại. Nếu bạn từng bị bệnh thận, nên tránh tiêu thụ quá 400 IU vitamin D trong một ngày. Vitamin C tuy ít gây hại nhưng cũng đừng nên uống quá 3 g mỗi ngày vì nó có ảnh hưởng không tốt cho bệnh sỏi thận.

Hạn chế ăn muối

Cố hạn chế lượng muối ăn vào không quá 3 g mỗi ngày. Muối cũng có nhiều trong các loại dưa muối, kim chi và phó mát. Khi ăn các đồ hộp hoặc các loại “chip”, nhớ xem kỹ lượng muối kê khai trong bản thành phần cấu tạo trên nhãn hiệu.

Đừng nằm rồi ngồi suốt ngày

Sự hoạt động và thể dục nhẹ có tác dụng thu thập lượng canxi trong máu và nước tiểu để tích tụ về xương. Bạn rất cần canxi để giữ cho xương cứng cáp nhưng lại rất kỵ việc có chất này ở trong nước tiểu. Nếu bạn làm việc văn phòng và lại thích xem ti vi, đọc sách suốt thời gian không phải làm việc, hãy bỏ thói quen đó. Nên dành dành vài mươi phút mỗi ngày để tập thể dục nhẹ như đi tản bộ, cỡi xe đạp…

Tránh ăn nhiều chất protein

Protein có nhiều ở tất cả các loại thịt động vật như lợn, bò, gà, vịt. Ngay cả cá, tôm, cua, sò ốc, bơ sữa, đậu nành cũng giàu protein.

Bác sĩ Brian thuộc Đại học New York (Mỹ) sau nhiều cuộc nghiên cứu đã cho biết: Giữa việc ăn nhiều protein và bệnh sỏi thận có một mối liên hệ hết sức mật thiết. Các thí nghiệm cho thấy, việc ăn nhiều protein có khuynh hướng làm gia tăng lượng axit, canxi và phốt pho trong nước tiểu. Những chất này dễ tạo ra chứng sỏi thận.

Tuy nhiên, cũng đừng nghĩ là bạn phải ăn chay trường. Mỗi ngày bạn vẫn có thể ăn tối đa chừng 200 g thịt, cá. Nhớ là đừng bao giờ vượt quá con số này nếu bạn đã từng bị sỏi thận.

phòng sỏi thận nhờ nước chanh và trà


Phòng sỏi thận nhờ nước chanh và trà.


Sỏi thận là một chất sạn cứng và kết tinh, hình thành trong thận hoặc ở đường tiết niệu. Chất thải quá mức nhất định trong nước tiểu có thể sản xuất tinh thể cực nhỏ, mà biến thành đá và trở thành một lý do làm cho tình hình sức khỏe trầm trọng hơn. Do đó, cần phải tán sỏi thận càng nhanh càng tốt. Có rất nhiều cách để hòa tan sỏi thận. Nhưng dùng nước chanh để hòa tan sỏi thì không phải ai cũng biết. Biện pháp này vừa dễ dàng thực hiện, lại không tốn kém.

Sỏi thận nhỏ có thể không gây quá đau đớn, nhưng khi có sỏi bị kẹt trong niệu đạo hoặc bàng quang và có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu và gây đau đớn. Trong nhiều trường hợp, người bị sỏi thận thường bị chảy máu kèm nước tiểu, đau vùng bụng, đau sườn hoặc đau háng.

Sỏi thận có thể được hình thành bởi bốn loại như canxi, đá cystine, sỏi do đá struvite và đá axit uric. Tất cả các sỏi thận có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hệ thống thận. Nói chung sỏi do đá canxi là loại phổ biến nhất trong các trường hợp bị sỏi thận ngày nay, sỏi do đá cystine là hiếm hoi nhất. Sỏi do đá cystine xảy ra do rối loạn di truyền.



2. Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể. Với những người bị sỏi thận, các chuyên gia y tế khuyên nên uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Điều này sẽ giúp thải lọc những viên sỏi nhỏ hoặc các chất dư thừa trong thận mà có thể hình thành sỏi.





Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Tác dụng chữa bệnh của quả dứa
Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ xanh
Bệnh sỏi thận khi mang thai
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận
Công dụng chữa bệnh của rau ngò ôm
Ăn kiêng cho người bị sỏi thận
Tác dụng chữa bệnh của quả dừa -






(ST)