Làm sao để điện thoại android chạy nhanh hơn

Smartphone Android là những thiết bị tuyệt vời, có thể thực hiện rất nhiều công việc nhờ mã nguồn mở của mình. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà hầu hết các vấn đề liên quan đến hệ điều hành này đến từ sự hiểu biết chưa đầy đủ về Android. Bài viết này sẽ giúp các bạn loại bỏ các quan niệm sai lầm và tiến hành các bước để khiến nó hoạt động nhanh trở lại.


Do cách mà hệ điều hành Android quản lý bộ nhớ và ứng dụng, bạn càng chạy nhiều ứng dụng thì càng ít bộ nhớ được cấp cho chúng. Cụ thể máy của bạn sẽ chậm đi bởi nó phải dành nhiều thời gian hơn cho việc chuyển tiếp các ứng dụng, vốn có quá ít bộ nhớ để hỗ trợ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả hiệu năng lẫn thời lượng sử dụng pin.
Có một vài dấu hiệu nhận biết cho vấn đề này:
Dấu hiệu 1: một ứng dụng đang được download bỗng nhiên dừng lại.
Chẩn đoán: dịch vụ hỗ trợ download bị hệ thống ngừng lại, không thể tiếp tục download. Bạn hãy truy cập vào Cài đặt / Ứng dụng / Dịch vụ đang chạy. Nếu dịch vụ này đang "khởi động lại" thì chắc chắn hệ thống đã tắt nó để chuyển bộ nhớ sang cho các ứng dụng khác.




Dấu hiệu 2: các ứng dụng ở launcher (trình quản lý màn hình chủ và menu ứng dụng) mất nhiều giây để load. Các hiệu ứng động trở nên chậm chạp. Kể cả nếu bạn cài một launcher khác, vấn đề vẫn không thuyên giảm.
Chẩn đoán: hệ thống đang bận chuyển bộ nhớ cho các dịch vụ và hoạt động. Ở mục dịch vụ đang chạy, bạn thấy rất nhiều trong số chúng "đang khởi động lại", hoặc thời gian chạy "active" của chúng rất ngắn, chỉ một vài giây.
Dấu hiệu 3: pin hết veo chỉ trong nửa ngày.
Chẩn đoán: có quá nhiều dịch vụ ngầm đang chạy và chúng sử dụng hết dung lượng pin.
Nếu bạn truy cập vào mục theo dõi sử dụng pin (Cài đặt / Giới thiệu / Sử dụng pin) và bạn thấy một danh sách dài các ứng dụng cùng với lượng pin tính theo phần trăm mà chúng sử dụng, điều này có nghĩa là bạn đã kích hoạt quá nhiều ứng dụng. Chúng ăn pin từng chút một và dẫn đến hiện tượng hết pin rất nhanh.



Chỉ có một nguyên nhân: quá nhiều ứng dụng nhưng lại quá ít bộ nhớ. Tuy nhiên, bởi bộ nhớ ở điện thoại Android không thể mở rộng (trừ khi bạn mua máy khác), bạn chỉ có thể giải quyết tình trạng này bằng cách xóa một vài ứng dụng đi để giải phóng bộ nhớ. Trước tiên, hãy cùng nghiên cứu sâu hơn vào hệ điều hành Android và xem cách nó quản lý bộ nhớ, từ đó hiểu tại sao giải phóng bộ nhớ sẽ giúp máy bạn chạy nhanh hơn và ít lỗi hơn.
Không bao giờ đủ bộ nhớ:
Hệ điều hành Android có 3 loại bộ nhớ chính: RAM (để chạy các chương trình), lưu trữ ứng dụng (để chứa các ứng dụng có sẵn hoặc được tải về) và thẻ nhớ SD (lưu trữ nhạc, ảnh và đóng vai trò lưu trữ phụ). Một vài thiết bị còn có thẻ SD trong (internal SD) và SD ngoài (external SD), chúng sẽ có tên thư mục lần lượt là "sdcard" và "sdcard-ext".
Quản lý RAM là vấn đề rất phức tạp ở Android, bởi hệ điều hành này dựa trên nhân "kernel" Linux, và kể cả một lập trình viên Linux có kinh nghiệm cũng nói với bạn rằng nó khá khó hiểu. Trước khi Android khởi chạy, riêng phần cứng của máy đã chiếm khoảng 32MB bộ nhớ. Rồi sau đó là các ứng dụng khác (acore, điện thoại, Google, hệ thống…) sẽ lấy khoảng 65-80MB. Như vậy đã có 100-128MB "ra đi", dù bạn chưa thực sự sử dụng một ứng dụng nào.
Thứ đầu tiên mà bạn sử dụng, dù bạn có thể không biết, đó là launcher. Tùy vào các launcher khác nhau, chúng thường lấy mất đi khoảng 8-30MB.
Giờ đến lượt các ứng dụng riêng lẻ. Thực ra nó không đơn giản như tên gọi. Rất nhiều ứng dụng được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau, phần ngoài được gọi là quy trình (process), và phần trong được gọi là dịch vụ (service). Bởi cách nó hoạt động trong hệ sinh thái Android, một ứng dụng nặng vài trăm KB cũng có thể chiếm ít nhất 3MB bộ nhớ, thậm chí nhiều hơn nhiều.
Hãy truy cập vào mục quản lý dịch vụ. Bạn sẽ thấy mỗi dịch vụ chiếm từ 2-5MB, một số từ 15MB trở lên. Như vậy các ứng dụng không còn nhiều bộ nhớ để sử dụng, đặc biệt nếu các dịch vụ trên được load thường xuyên. Bạn càng chạy nhiều ứng dụng (hoặc chúng tự động chạy), càng ít bộ nhớ có sẵn trong hệ thống.
Mỗi tiện ích (widget) mà bạn đặt ra ngoài màn hình được hỗ trợ bởi một dịch vụ. Nếu bạn dùng khoảng 5 widget, hãy chào tạm biệt 20MB bộ nhớ hoặc hơn. Đó là chưa kể đến hình nền động (live wallpaper), chúng thường chiếm khoảng 10-20MB. Như vậy trước khi chạm vào màn hình sau khi máy khởi động, đã có 160MB RAM tuột khỏi tay bạn.
Những smartphone Android đời đầu quản lý RAM cực kém. Chiếc điện thoại Google đầu tiên, T-Mobile G1 có bộ nhớ trong 192MB, và Motorola Droid có 256MB. Với 160MB đã biến mất, hầu như chẳng còn gì để chạy các ứng dụng khác. Các thiết bị về sau đó như Samsung Galaxy S được trang bị 512MB RAM, rồi 768MB, 1GB,… Hiện giờ, người dùng Android có thể tận hưởng nhiều nhất là 2GB RAM với các thiết bị cao cấp như HTC One, Galaxy S III, Galaxy Note II…
Có thể bạn sẽ băn khoăn, nếu chỉ có 80-90MB khả dụng, tại sao bạn có thể chạy 100-200 ứng dụng? Thực tế này có thể diễn ra là bởi thiết bị sẽ cố gắng nhồi nhét nhiều ứng dụng hơn bộ nhớ cho phép, nên nó sẽ tắt những ứng dụng và dịch vụ không quan trọng để nhường chỗ cho ứng dụng khác. Tuy vậy, những ứng dụng không may bị tắt đó có thể sẽ lại yêu cầu hệ thống đưa vào bộ nhớ. Nói một cách đơn giản hơn, CPU sẽ cố gắng nhét ứng dụng X và Y vào bộ nhớ, vốn chỉ đủ cho X, bằng cách chia sẻ thời gian giữa chúng. Nó sẽ load các ứng dụng, rồi lại đẩy chúng ra khỏi bộ nhớ để đưa các ứng dụng khác vào. Quá trình này diễn ra hoàn toàn âm thầm.
Bài học rút ra khá đơn giản: đừng để RAM chạy quá nhiều ứng dụng, bằng cách tự bạn hãy dùng ít ứng dụng đi.
Dù bộ nhớ lưu trữ ứng dụng của bạn có ít, nó cũng không quan trọng bằng RAM. Mỗi ứng dụng bạn chạy sẽ cần một chút khoảng trống để lưu trữ dữ liệu hỗ trợ. Vì vậy kể cả một ứng dụng nặng vài trăm KB cũng có thể chiếm vài MB dữ liệu. Đặc biệt là trình duyệt, cache của chúng có thể lên đến hàng chục MB.
Để xem bạn còn bao nhiêu chỗ để lưu ứng dụng, hãy vào Cài đặt / Thẻ nhớ SD / Bộ nhớ điện thoại. Ở phía dưới cùng nó sẽ cung cấp thông tin bạn cần.
Vậy chúng ta có thể làm gì? Dưới đây là 6 cách phổ thông, và 4 cách nâng cao.
Cách 1: Xóa ứng dụng bạn ít khi dùng
Bạn dùng càng ít chương trình, điện thoại của bạn sẽ càng nhanh, bởi sẽ có rất nhiều bộ nhớ trống khả dụng. Nhiều bộ nhớ hơn sẽ giúp điện thoại chạy các ứng dụng thực sự tốt hơn.
Nếu bạn muốn lưu lại ứng dụng đó, hãy dùng Titanium Backup để giữ chúng lại ở thẻ nhớ SD. Hoặc chỉ cần download lại khi bạn cần.
Hãy tìm hiểu xem ứng dụng nào chiếm nhiều bộ nhớ lưu trữ nhất, bằng cách truy cập Cài đặt / Ứng dụng / Quản lý ứng dụng / Xếp theo kích thước.




Cách 2: Chuyển ứng dụng vào thẻ SD nếu được
Thực ra các ứng dụng nên được dùng ở bộ nhớ trong. Tuy vậy nếu bạn có thẻ nhớ microSD class 10, hãy chuyển chúng vào thẻ nhớ SD, ngoại trừ các ứng dụng bạn thường xuyên dùng nhất.
Cách 3: Dùng ít widget
Mỗi widget có một dịch vụ hoặc nhiều hơn hỗ trợ nó, và chúng chiếm khoảng 2-4MB bộ nhớ, dù widget chỉ nặng chưa đến 100KB. Càng nhiều widget bạn dùng, càng ít bộ nhớ khả dụng bởi chúng lần lượt chiếm hết.
Cách 4: Dùng hình nền tĩnh
Kể cả một hình nền động đơn giản nhất sẽ chiếm khoảng 2MB bộ nhớ. Trong khi đó hình phức tạp hơn thì khoảng 20MB. Và nó chạy mọi lúc mọi nơi. Đó là chưa kể đến gánh nặng đè lên CPU và pin.
Cách 5: Tự tay tắt các dịch vụ không cần thiết
Hầu hết các ứng dụng hiện nay đều có một service chạy ngầm đi kèm, và nó sử dụng khoảng vài MB bộ nhớ, kể cả khi không chạy.
Google Maps có dịch vụ Places thỉnh thoảng khởi chạy kể cả khi bạn không dùng Maps. Youtube cũng thường xuyên load dịch vụ widget, mặc dù bạn không sử dụng. Khi bạn thoát ra ngoài một ứng dụng nào đó, dịch vụ đi kèm theo chúng không đồng thời ngừng chạy.
Hãy tự tay tắt chúng (vào mục Dịch vụ đang chạy), bấm vào bất cứ dịch vụ nào để tắt và nhường chỗ cho những thứ khác. Nếu bạn ít dùng, tốt nhất là xóa hẳn nó đi.
Cách 6: Không dùng ứng dụng task killer theo lịch tự động
Advanced Task Killer và các ứng dụng tương tự có thể cản trở tới việc quản lý bộ nhớ của hệ thống. Bộ nhớ mà chúng giải phóng chỉ là tạm thời và có thể còn đến từ các ứng dụng đang trực tiếp chạy, sẽ không được hệ thống khởi động lại.
Cách tốt nhất để không làm nặng hệ thống là chạy ít ứng dụng đi, ngay từ đầu. Bạn có thể sử dụng các chương trình trên, nhưng hãy tắt tính năng tự động.
Các cách nâng cao dưới đây đòi hỏi quyền root và một số điều kiện khác, và bạn chỉ nên thực hiện nếu có kinh nghiệm và hiểu hệ điều hành Android. Xem thêm về
cách root hệ điều hành Android và cách giúp Android chạy nhanh hơn.
Cách nâng cao 1: dùng chương trình quản lý Autorun
Bạn có thể dùng AutoStarts hoặc Autorun Manager ở kho ứng dụng Play Store để vô hiệu hóa chức năng tự chạy khi khởi động máy của một vài ứng dụng. AutoStarts cũng có thể ngăn các ứng dụng khởi chạy khi hệ thống thực hiện tác vụ nào đó, như bật Bluetooth. Ví dụ, nếu bạn có một ứng dụng, vốn được thiết kế để được kích hoạt khi bấm phím camera, nhưng lại không hoạt động, hãy dùng AutoStarts để xem ứng dụng nào khác đã tranh mất chức năng đó.
Ngoài ra có khá nhiều ứng dụng khác ngoài AutoStarts quảng cáo chức năng này, nhưng chỉ AutoStarts mới đáng tin cậy và thực sự hoạt động. Nếu không có root, chúng chỉ có ích trong một nửa số trường hợp.
Cách nâng cao 2: Dùng Auto Memory Manager hoặc AutoKiller để chỉnh cài đặt
Bạn có thể dùng 2 ứng dụng trên để yêu cầu trình quản lý bộ nhớ trở nên "mạnh tay" hơn, thay vì cài đặt mặc định rất "hiền lành". Điều này có nghĩa là bạn không cần đến bất cứ ứng dụng task killer nào.
Cách nâng cao 3: Flash một kernel được ép xung
Việc flash một kernel được ép xung sẽ khiến bạn có thể tăng tốc độ xung nhịp của CPU. CPU OMAP trên Motorola Droid có tốc độ thực là 600MHz, nhưng đã được giảm xuống còn 550MHz để cải thiện thời lượng pin. Tuy nhiên, nó có thể dễ dàng được nâng lên cao hơn, thậm chí ở mức 1.2 hoặc 1.25 GHz.



Hãy nhớ rằng giới lập trình cung cấp rất nhiều kernel cho bạn, nhưng hãy dùng đúng cái được thiết kế cho điện thoại của mình, và lựa chọn tốc độ xung nhịp phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần biết cách boot vào recovery để đề phòng bất trắc.
Cách nâng cao 4: Cài custom ROM
Hầu hết mọi người đều thích custom ROM, và quả thực rất nhiều trong số chúng nhanh hơn hẳn.
Với hầu hết từng chiếc điện thoại Android, đều có một vài hoặc vô số custom ROM dành riêng cho chúng. Các custom ROM nổi tiếng nhất hiện nay gồm có Nemesis One, Hyperion , JellyBlast,CyanogenMod, MIUI, Liquid, AOKP,…





Bạn sẽ ngạc nhiên với những gì custom ROM làm được
Kết luận
Quản lý bộ nhớ ở Android là một vấn đề phức tạp, và cách bộ nhớ được quản lý khiến cho việc cải thiện hiệu năng trở nên rất khó khăn. Chúng tôi hi vọng đã giúp bạn đọc được phần nào đối với công việc gian nan này.




6 bước đơn giãn đễ điện thoại android chạy nhanh hơn.

6 bước đơn giản để chú dế Android "lợi hại hơn xưa"

Cùng bỏ chút thời gian để giúp chú dế của mình trở lại và lợi hại hơn xưa teen nhé!

Không thể phủ nhận sự tuyệt vời của Android khi hệ điều hành mang đến sức mạnh, tính linh hoạt và hàng loạt tùy chỉnh cho người dùng. Tuy nhiên, chính điều này đã khiến khách hàng đôi khi tự làm chậm chiếc điện thoại của mình mà không hề hay biết. Sau đây sẽ là 6 bước đơn giản để bạn có thể khắc phục vấn đề, đưa chú dế trở lại và… lợi hại hơn xưa.

Gỡ bỏ các ứng dụng hoạt động dưới nền



Có một số phần mềm không chỉ chiếm dụng bộ nhớ mà chúng còn hoạt động ẩn ngay cả khi chưa được gọi, dẫn đến CPU phải làm việc vất vả hơn. Và bạn cần phải chỉnh sửa lại đôi chút bằng cách sử dụng menu Android Settings, cách thực hiện như sau: Từ màn hình chủ, nhấn Menu, chọn thẻ Settings, Applications và chọn Manage Applications. Tiếp tục nhấn vào thẻ Running và dừng các ứng dụng bạn muốn khi chọn Force Stop.

Kiểm soát các ứng dụng “khả nghi”



Bên cạnh đó, còn có các ứng dụng “khó chịu” hơn với khả năng gây nhiễu mạng và một mình kéo tốc độ của thiết bị xuống. Thậm chí, khi bạn tắt chúng bằng Task Manager thì chúng vẫn sống khỏe và không chịu thoát khỏi hệ thống. Có thể kể đến ứng dụng mạng xã hội Tweetdeck như là ví dụ tiêu biểu trên các dòng máy Android cũ.

Để khắc phục, bạn có thể vào Setting -> Applications -> Running Services và gỡ bỏ chúng rồi quan sát việc cải thiện hiệu suất. Hoặc hay hơn nữa là bạn sử dụng các phần mềm của bên thứ 3 như Watchdog của Zomut để theo dõi những hành vi bất thường của các ứng dụng được cài đặt trên máy.

Bỏ đi các ứng dụng chưa dùng đến



Cách đơn giản nhất để tăng tốc điện thoại chính là bỏ đi các ứng dụng không cần thiết. Điều này dựa trên nguyên tắc rằng máy càng còn ít bộ nhớ thì hệ thống hoạt động càng chậm. Để tiến hành, bạn vào MyApps, tìm ứng dụng và chọn Uninstall. Hoặc, bạn cũng có thể xóa chúng từ Android Settings, chọn Applications rồi đến Manage Applications, chọn ứng dụng muốn bỏ và nhấn Uninstall.

Quản lý các Widget và ảnh động





Chắc chắn rằng các thẻ thời tiết và hình nền động là rất đẹp và hấp dẫn khi bạn muốn trang trí cho chú dế của mình, nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến máy chậm đi và nhanh hết pin hơn hẳn. Do đó, hãy cân nhắc và chỉ nên giữ lại những gì bạn thực sự muốn.

Ngoài ra, hãy bỏ đi các flash khác bằng cách vào Wallpaper từ Menu và chọn lấy bức ảnh nào đó “nhẹ nhàng” hơn. Các hình động cũng có thể được tắt đi bằng cách vào Settings -> Display -> Animations. Đối với các Widget, chuyện gỡ bỏ cũng khá đơn giản. Hãy đặt ngón tay vào chúng và giữ một lúc, sau khi Widget sáng lên thì hãy kéo chúng và bỏ vào biểu tượng Trash (thùng rác) ở phía dưới cùng màn hình.

Chuyển ứng dụng ra thẻ nhớ




Kể từ Android 2.2, khách hàng đã được hỗ trợ chuyển các ứng dụng sang thẻ nhớ microSD thông qua việc truy cập vào Android Settings, chọn Applications rồi đến Manage Applications. Sau đó, mở thẻ của ứng dụng bạn muốn chuyển, bấm Data và chọn Move to SD card.

Tăng tốc trình duyệt của bạn





Một trong những sự khác biệt lớn của Android so với Apple iOS là hệ điều hành có hỗ trợ flash. Mặc dù vậy, đây cũng là nguyên nhân khiến việc tải trang bị chậm hẳn đi và bạn chỉ nên dùng tính năng khi cần thiết. Để bắt đầu, nhấn Menu, chọn More -> Settings, kéo xuống dưới và chọn Enable Plug-In, mở thẻ này ra và chọn On demand.

Tóm lại, có nhiều lí do để Android trở thành hệ điều hành cho di động lớn nhất trên thế giới. Vậy nên, để sử dụng chú dế thật hiệu quả, bạn hãy chịu khó đầu tư thêm chút thời gian nhé. Hy vọng 6 bước đơn giản trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho bạn.


Tất cả người dùng đều muốn chiếc smartphone của mình chạy nhanh hơn. Với người dùng Android, điều này đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu bởi hệ điều hành Android có mặt trên các thiết bị với nhiều tầm giá khác nhau. Trong số đó, các thiết bị giá rẻ thường có cấu hình không cao và người dùng khó lòng cảm thấy thỏa mãn với hiệu năng của chúng.

Hơn nữa, với tốc độ phát triển vũ bão của ngành công nghiệp di động, kể cả những thiết bị trước đây được coi là khủng nay cũng sẽ trở nên chậm chạp so với mặt bằng chung. Chúng tôi xin gửi đến bạn đọc một số phương pháp cơ bản cũng như nâng cao để làm tăng tốc độ xử lý của máy.

Tối ưu hóa màn hình chính và hệ thống

Có quá nhiều widget sẽ làm chậm máy

Việc có quá nhiều tiện ích (widget) và sử dụng hình nền động (live wallpaper) trên màn hình chính sẽ khiến cho smartphone hay máy tính bảng Android của bạn chạy chậm hơn một chút, đặc biệt nếu chúng đã "có tuổi". Hãy giảm số lượng widget bạn đang sử dụng và có thể bạn sẽ thấy hiệu năng của máy được cải thiện đôi chút.

Hình nền động và hiệu ứng động (animation) rất đẹp mắt nhưng chúng sẽ khiến màn hình chính của bạn cũng như toàn bộ hệ thống tốn nguồn lực xử lý làm cho máy chậm hoặc thậm chí giật. Bởi về cơ bản, sử dụng hình nền đồng và hiệu ứng động giống như bạn đang chạy một video ngoài nền. Đó là chưa kể đến lượng pin hao tổn do sử dụng tính năng này.

Hãy tắt animation nếu bạn muốn cải thiện tốc độ

Tất nhiên, nếu bạn đang sở hữu một thiết bị cao cấp, những thứ trên không ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu suất của máy.

Tắt hoặc xóa những ứng dụng vô ích

Trước tiên, phải nói rằng những ứng dụng như Advanced Task Killer là không cần thiết, bởi Android quản lý các chương trình khá tốt. Hơn nữa việc tắt hoàn toàn các ứng dụng chạy nền lại phản tác dụng, bởi nó khiến lần khởi động tiếp theo của ứng dụng đó diễn ra lâu hơn. Ngoài ra, một số người dùng Android có kinh nghiệm cho rằng ứng dụng này sẽ gây nên tổn hại cho phần cứng. Mặc dù thông tin đó vẫn gây nên tranh cãi, tốt hơn hết là chúng ta không nên sử dụng các ứng dụng task killer, vì dù sao chúng cũng chẳng đem lại lợi ích gì cả.

Tuy nhiên, có trường hợp một số ứng dụng tồi hoặc bị hỏng sẽ khiến vi xử lí phải hoạt động rất vất vả và làm chậm hệ thống. Bạn hãy truy cập vào mục quản lý dịch vụ đang chạy và ngừng hoạt động của chúng. Nếu cần thiết, hãy xóa chúng đi và hi vọng nhà phát triển ứng dụng sẽ cải thiện chúng trong tương lai.

Hãy ngừng những ứng dụng bạn không dùng đến, hoặc...

Ngoài ra, hãy xóa những ứng dụng mà bạn không dùng đến. Đừng lo lắng nếu chúng là ứng dụng hệ thống (system apps - ví dụ như Google Maps, được cài sẵn khi mua máy), bởi mặc dù hệ điều hành Android không cho phép bạn xóa chúng nhưng Titanium Backup thì có. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng với những gì bạn xóa. Bạn có thể "đóng băng" (Freeze) chúng để xem có hậu quả gì hay không trước khi xóa hoàn toàn.

... xóa gì tùy thích bằng Titanium Backup, nhưng hãy cẩn trọng

Sử dụng trình duyệt khác

Trình duyệt gốc của Android chỉ được cập nhật khi hệ điều hành trên máy bạn được cập nhật. Điều này có nghĩa là nếu bạn không may bị mắc kẹt với những phiên bản Android cũ, rất có thể là Gingerbread 2.3, thì trình duyệt gốc kia cũng đã lỗi thời.

Tin vui là FireFox cho Android có thể chạy trên Gingerbread và đem đến tốc độ lướt web nhanh hơn nhiều so với ứng dụng gốc. Những người dùng may mắn đang chạy Ice Cream Sandwich 4.0 trở lên có thể sử dụng Chrome. Ngoài ra, Dolphin Browser cũng được đánh giá là một trong những trình duyệt tốt nhất hiện nay dành cho Android. Những khách hàng có lưu lượng lướt web miễn phí hàng tháng eo hẹp có thể tải về Opera Mini, cho phép bạn tiết kiệm đến 80% lưu lượng. Tất cả đều có mặt trên kho ứng dụng Play Store.

Nếu bạn có kinh nghiệm hoặc mong muốn "vọc" Android, thì 2 phương pháp cuối cùng này dành cho bạn và mới thực sự đem lại trải nghiệm hoàn toàn mới.

Ép xung vi xử lí

Giống như máy tính PC hoặc laptop, bạn có thể ép xung vi xử lí thiết bị Android để khiến chúng hoạt động nhanh hơn. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải root máy. Nếu đáp ứng được điều kiện đó, hãy truy cập vào kho ứng dụng Play Store, tải về ứng dụng SetCPU và nâng tốc độ xung nhịp của vi xử lí. Tuy nhiên hãy nhớ rằng nếu bạn "quá tay", thiết bị của bạn sẽ sản sinh nhiều nhiệt hơn và gây tổn hại phần cứng. Ép xung cũng sẽ giảm thời lượng pin.

Điều chỉnh tốc độ xung nhịp của vi xử lí

Nâng cấp hệ điều hành, cài custom ROM

Không nghi ngờ gì, phiên bản Android mới hơn sẽ hoạt động tốt hơn phiên bản cũ. Một ví dụ điển hình là Android 4.1 Jelly Bean, được trang bị công nghệ Project Butter trải nghiệm mượt mà hơn so với Android 4.0 Ice Cream Sandwich:

<br />

Nếu nhà sản xuất thiết bị của bạn không cho phép bạn cập nhật lên phiên bản Android mới, đừng vội lo bởi có thể một bản custom ROM sẽ làm được điều đó. Một bản custom ROM về cơ bản là một phiên bản của hệ điều hành Android, được làm riêng cho thiết bị của bạn và sẽ đem lại nhiều cải tiến nhất định, đặc biệt là về hiệu năng xử lý. Một trong những custom ROM nổi tiếng nhất hiện nay là CyanogenMod, với phiên bản mới nhất là 10.1, được phát triển trên nền Android 4.2 Jelly Bean.

Những bản custom ROM như CyanogenMod đem lại rất nhiều lợi ích


Để smartphone Android phổ thông chạy mượt hơn

Để những smartphone Android phổ thông có thể chạy mượt hơn, cách đơn giản nhất là “hy sinh” các hiệu ứng động của hệ điều hành.

Mặc dù hiệu năng của mỗi thiết bị phụ thuộc phần lớn vào cấu hình phần cứng, nhưng với những mẹo từ đơn giản đến phức tạp được tổng hợp dưới đây, người dùng có thể phần nào “tăng lực” cho những smartphone Android cấu hình thấp của mình.

Nếu thuộc kiểu người không thích can thiệp nhiều đến hệ điều hành của máy, hay thiết bị Android vẫn còn đang trong thời hạn bảo hành, bạn vẫn có thể thiết lập một vài tùy chọn trong chính hệ điều hành gốc để giảm tải cho những phần cứng giới hạn.

Tắt tính năng Screen Animation, hình nền động

Nếu muốn chiếc smartphone Android của mình chạy mượt mà hơn, bạn cần phải hiểu rõ mình đang cần gì, tốc độ hay sự hào nhoáng bóng bẩy của giao diện người dùng? Vì thực tế, với những smartphone phổ thông, để có được giao diện đẹp đồng nghĩa với việc phải hao tốn nhiều tài nguyên hệ thống hơn.

Để góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho những phần cứng hạn chế, cách đơn giản nhất là tắt tính năng hình nền động (Live Wallpaper) cũng như các hiệu ứng động (Animation) khác trên màn hình như hiệu ứng menu động, mở khóa màn hình...

Tắt các hiệu ứng chuyển động của hệ điều hành. Ảnh: Guidingtech.

Việc lựa chọn một hình nền tĩnh thông thường để thay thế Live Wallpaper khá đơn giản trên hầu hết mọi phiên bản Android. Riêng với thao tác tắt các hiệu ứng động, nếu như thiết bị Android của bạn chạy phiên bản thấp hơn 4.0 (ICS), hãy tắt tính năng này bằng cách chọn "Settings > Display > Animation" rồi chọn “No Animation”. Với những smartphone chạy phiên bản Android từ 4.0 trở lên, hãy vào mục "Settings > Developer options" rồi bỏ chọn ở mục “Animation” để tắt hết các hiệu ứng chuyển động của hệ điều hành.

Chỉ cài đặt những ứng dụng cần thiết nhất

Ngoài cách tắt các hiệu ứng động như trên, để tăng tốc cho các thiết bị Android phần cứng thấp, người dùng chỉ nên cài đặt những ứng dụng cơ bản, thường dùng nhất. Bởi vì hầu hết các ứng dụng đều được cài đặt trên một bộ nhớ đặc biệt, tên gọi là ROM, vốn có dung lượng khá hạn chế và không có khả năng nâng cấp hay mở rộng thêm.

Bên cạnh đó, trước khi xuất xưởng, một số smartphone còn được hãng cài đặt sẵn một số ứng dụng của riêng mình, nên dung lượng ROM còn trống sẽ khá giới hạn. Việc cài đặt thêm nhiều ứng dụng vào ROM từ phía người dùng không chỉ làm lãng phí dung lượng lưu trữ mà còn góp phần làm giảm hiệu năng của thiết bị. Tóm lại, bạn chỉ nên cài đặt những ứng dụng thường sử dụng nhất. Với những ứng dụng không thường xuyên sử dụng, hãy đóng gói chúng lại dưới dạng các tập tin *.APK và lưu trên thẻ nhớ để có thể cài đặt lại mỗi khi cần dùng đến.

Tắt đồng bộ tự động, kết nối dữ liệu mạng tốc độ cao

Hầu hết các smartphone phổ thông ngày nay đều được trang bị đầy đủ 3G, Wi-Fi, GPS để tăng khả năng kết nối cho người dùng. Tuy nhiên, nếu thường xuyên sử dụng các tính năng này, thiết bị Android của bạn không những chạy chậm, mà còn tiêu tốn nhiều năng lượng pin hơn. Bên cạnh đó, việc thiết lập các ứng dụng tự động cập nhật khi chạy nền cũng góp phần làm tăng thêm gánh nặng cho những hệ thống sở hữu cấu hình thấp.

Tắt các kết nối khi không dùng đến. Ảnh: Guidingtech.

Chính vì thế, chỉ nên kích hoạt những tính năng này vào những lúc cần thiết. Bạn có thể tắt/mở nhanh các tính năng này thông qua tiện ích “Power control widget” một cách đơn giản và nhanh chóng trên hầu hết các phiên bản Android.

Dọn dẹp bộ nhớ RAM

Với hệ điều hành Android, một ứng dụng đã được kích hoạt và đóng lại bởi người dùng sẽ chỉ kết thúc thực sự một khi  tiến trình của ứng dụng đó được giải phóng hoàn toàn khỏi bộ nhớ RAM. Điều này giúp cho việc khởi chạy lại ứng dụng mỗi khi cần được nhanh hơn. Tuy nhiên, với những smartphone cấu hình thấp, việc lưu lại các ứng dụng sẽ làm hao tốn đáng kể dung lượng bộ nhớ RAM, khiến máy chạy kém mượt hơn.

Một số ý kiến cho rằng việc giải phóng bộ nhớ RAM bằng cách kết thúc hoàn toàn các ứng dụng này là một thói quen không tốt. Tuy nhiên, với trường hợp dung lượng RAM thiết bị vốn hạn chế trong khi dữ liệu của ứng dụng ngày càng “phình to” thì quả là một điều phiền toái. Ngoài cách giải phóng RAM một cách thủ công, bạn có thể sử dụng các ứng dụng quản lý bộ nhớ như NQ Android Booster hay Watchdog Task Manager nếu dung lượng bộ nhớ ROM còn “dư dả”.

Gỡ bỏ các widget không cần thiết

Việc “bày biện” quá nhiều widget khác nhau trên Home Screen hay các giao diện màn hình khác nhau của smartphone cũng phần nào ảnh hưởng đến hiệu năng của thiết bị. Vì cơ bản, Widget cũng là một ứng dụng, càng nhiều ứng dụng đồng nghĩa với việc tài nguyên bộ nhớ hao tốn nhiều hơn.

Để góp phần “giảm tải” cho những smartphone cấu hình thấp, đơn giản hãy gỡ bỏ những Widget không cần thiết khỏi giao diện màn hình Home Screen cũng như các giao diện màn hình khác của hệ điều hành. Thao tác này không chỉ giúp smartphone chạy mượt hơn mà còn giúp bạn dễ dàng quản lý hay sắp xếp các widget trên màn hình hơn.

Riêng với nhóm đối tượng người dùng đã root máy (có quyền can thiệp sâu hơn vào hệ điều hành) có thể áp dụng những cách sau để “tăng lực” hơn nữa cho thiết bị Android của mình.

Gỡ bỏ các ứng dụng cài đặt sẵn trên máy

Như đã nói ở trên, hầu hết các smartphone ngày nay đều được cài đặt sẵn các ứng dụng của hãng. Điều này gây không ít phiền toái nhất là khi dung lượng bộ nhớ ROM của thiết bị giới hạn. Tuy nhiên, nếu thuộc nhóm đối tượng người dùng đã bẻ khóa hệ điều hành (phiên bản bất kỳ), bạn có thể gỡ bỏ các ứng dụng này khỏi hệ thống với sự trợ giúp của một ứng dụng khác như Titanium Backup, Root Uninstaller một cách dễ dàng. Hai ứng dụng này tương thích với hầu hết mọi phiên bản Android.

Khóa hẳn một ứng dụng trên Android 4.0. Ảnh: Guidingtech.

Với những thiết bị Android phiên bản hệ điều hành từ 4.0 trở lên, người dùng có thể dễ dàng khóa một ứng dụng được cài đặt sẵn bằng cách chọn "Settings > Apps > All", sau đó chọn tên ứng dụng cần vô hiệu, nhấn nút Disable rồi OK là xong. Tuy nhiên, việc vô hiệu hóa ứng dụng này không hoàn toàn gỡ bỏ hẳn ứng dụng khỏi bộ nhớ ROM. Do đó, nếu muốn xóa hẳn những ứng dụng này, bạn cũng cần đến sự trợ giúp của một trong 2 công cụ trên.

Di chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ

Hiện tại, một số ứng dụng tích hợp sẵn tính năng “App2SD” cho phép di chuyển một phần “nội dung” của ứng dụng đến thẻ nhớ rời để giải phóng dung lượng ROM trên smartphone.

Tuy vậy, không phải hầu hết mọi ứng dụng đều có thể dễ dàng di chuyển sang thẻ nhớ. Với trường hợp ngoại lệ này, bạn có thể sử dụng ứng dụng miễn phí DroidSail Super App2SD để di chuyển ứng dụng sang thẻ nhớ một cách dễ dàng. DroidSail Super App2SD tương thích tốt với các phiên bản Android từ 2.2 trở lên. Bạn đọc quan tâm có thể tải ứng dụng tại đây.

Cài đặt một bản ROM khác

Với những smartphone đã được root, việc cài đặt một bản ROM đã được chỉnh sửa và loại bỏ bớt các thành phần dư thừa cũng góp phần cải thiện tốc độ và hiệu năng của thiết bị. Tuy nhiên, việc cập nhật một bản ROM khác cho smartphone đòi hỏi sự tìm hiểu tỷ mỷ và cẩn thận từ phía người dùng. Hiện tại, có khá nhiều diễn đàn chuyên cung cấp ROM trên Internet, nhưng tốt nhất bạn chỉ nên tham khảo những bản ROM đã được kiểm tra kỹ lưỡng và lựa chọn những “tên tuổi” uy tín như diễn đàn Android XDA.

Tăng tốc bằng cách ép xung bộ xử lý

Chìa khóa cơ bản để tăng tốc xử lý cho các thiết bị Android chính là Kernel. Kernel được biết đến như là phần cốt lõi của hệ điều hành Android, là cầu nối giữa phần phềm và phần cứng của thiết bị. Hầu hết các smartphone Android khi xuất xưởng đều đã được thiết lập chỉ để hoạt động ở một tốc độ CPU nhất định trong Kernel.

Cập nhật phiên bản Kernel mới hỗ trợ tính năng overclock nhằm thay thế cho bản gốc của hãng sản xuất. Ảnh chụp màn hình.

Tuy nhiên, do Android là một hệ điều hành mã nguồn mở, nên có khá nhiều nhà phát triển xây dựng những bộ Kernel khác nhau, trong đó có cả Kernel cho phép ép xung bộ xử lý. Nếu may mắn tìm được đúng bản Kernel hỗ trợ tăng tốc CPU thêm vài MHz, tốc độ thiết bị Android của bạn cũng sẽ được cải thiện phần nào. Tuy nhiên, cũng tương tự như việc cập nhật ROM, người dùng phải tìm đúng bản Kernel đã được tùy biến trên diễn đàn Android XDA cho thiết bị Android của mình. Và quan trọng nhất là phải tìm hiểu và nắm vững các thao tác cài đặt Kernel cho thiết bị đang sử dụng.




Tự chế vỏ gỗ cho điện thoại cực chất
Có nên cho trẻ chơi điện thoại
Bí quyết thuyết phục khách hàng qua điện thoại
Trang trí điện thoại bằng hạt đá
Cách làm sạch bao da điện thoại sáng như mới .
Ý nghĩa số điện thoại của bạn
Các số điện thoại dùng trong trường hợp khẩn cấp



(st)