Làm sao để em bé ngủ ngon giấc

Làm sao để em bé ngủ ngon giấc?Giấc ngủ không chỉ là nhu cầu tất yếu của bé mà nó còn có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Nếu được ngủ ngon sâu giấc và đúng giờ thì trẻ con sẽ luôn có tinh thần thoải mái, ăn uống tốt, sức đề kháng cao, phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ . Ngược lại nếu bé ngủ thất thường, ngủ ít, ngủ không sâu thì  bé sẽ hay quấy khóc; buồn bã không yên; ăn uống kém, thất thường; tăng cân chậm; sức đề kháng kém.




Giấc ngủ đối với trẻ em rất quan trọng nhưng đôi khi nó lại trở thành ác mộng đối với các ông bố bà mẹ. Dưới đây là một vài thủ thuật đơn giản giúp bé có giấc ngủ ngon.

Giấc ngủ là một phần rất quan trọng trong sự phát triển của em bé, do đó việc thấm nhuần những thói quen tốt ngay từ đầu cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Giấc ngủ ngon không chỉ giúp cho em bé mà còn giúp cho cha mẹ cũng có được giấc ngủ ngon.

Tầm quan trọng của giấc ngủ

Giấc ngủ là một yếu tố cần thiết trong khả năng của em bé để bé có thể phát triển khỏe mạnh. Trong giấc ngủ, hệ thống miễn dịch được tăng cường để ngăn ngừa bệnh và hormone tăng trưởng cũng ở mức độ cao nhất.


Khi được nghỉ ngơi một cách đúng đắn, một trẻ sơ sinh sẽ có được đầy đủ sự tỉnh táo, nhanh nhẹn khi thức. Khi bé không được ngủ đủ giấc, bé sẽ om sòm hoặc thậm chí kích động.

Nhưng đó không phải tất cả những gì các bạn nên quan tâm. Kết quả lâu dài của việc thiếu ngủ không thực sự bắt đầu xuất hiện cho đến khi trẻ em trong độ tuổi đi học. Những đêm ngủ ngắn trước khi 3 tuổi rưỡi dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị bốc đồng và hiếu động thái quá, hoạt động nhận thức không tốt khi 6 tuổi. Có một thực tế đáng sợ rằng giấc ngủ không đủ là tương quan với tỷ lệ béo phì tăng lên.

Tầm quan trọng của thói quen

Ngủ chắc chắn là rất quan trọng đối với em bé nhưng làm thế nào bạn có thể biết được là bé đã ngủ đủ hay chưa? Bạn không thể suy diễn những dấu hiệu của việc thiếu ngủ ở trẻ em. Những dấu hiệu đó khá khác nhau và phức tạp hơn nhiều. Sự phát triển của em bé bị ảnh hưởng bởi rất nhiều những thứ khác ngoài giấc ngủ.


Các biện pháp chủ động nhất bạn có thể làm đó là tạo cho trẻ thói quen ngủ tốt ngay từ ban đầu. Việc này rất quan trọng để xây dựng cho trẻ các thói quen tích cực và nhằm mục đích giúp trẻ có thể tự ru ngủ mình mà không quá cần thiết phải có sự xuất hiện của cha mẹ.

Trong thực tế, khi bé có dấu hiệu buồn ngủ, hãy đặt bé nằm xuống để bé có thể học được cách ngủ của riêng mình. Điều này thực sự giúp cho trẻ và tránh tình trạng bố mẹ lúc nào cũng phải đung đưa để dỗ dành bé vào giấc ngủ.

Bé có thể ngủ lại dễ dàng khi bỗng dưng thức giấc vào giữa đêm hay không tùy thuộc rất nhiều vào thói quen này. Một khi bé có thể hình thành thói quen tự mình dỗ dành cho giấc ngủ của mình thì việc ngủ lại nhanh chóng là điều hoàn toàn dễ dàng.

Tạo những tín hiệu của giấc ngủ cho bé

Mỗi một ngày, cơ thể thiết lập lại đồng hồ sinh học dựa trên các tín hiệu trong môi trường. Nếu các tín hiệu đồng bộ, chúng ta sẽ có giấc ngủ tốt nhất. Có một vài bước bạn có thể làm để thiết lập lại nhịp điệu giấc ngủ của bé.

Đầu tiên, kiểm soát sự tiếp xúc với ánh sáng: bộ não rất chú ý đến ánh sáng cho dù đó là ngày hay đêm xuống. Ánh sáng rất tươi sáng trong ngày (ngay cả trong giấc ngủ ngắn) và ánh sáng mờ vào ban đêm, có thể giúp em bé tạo một lịch trình ngủ.

Khi đến giờ bé phải đi ngủ, bố mẹ hãy giảm ánh sáng trong nhà, giảm tiếng ồn. Dần bé sẽ nhận thấy đây là những tín hiệu rất cụ thể cho giấ ngủ đến. Một bài hát ru nhẹ nhàng, tiếng kể chuyện nhỏ nhẹ cho bé, tất cả đều là thói quen tuyệt vời trước khi đi ngủ.  



Để con bạn ngủ gon giấc


Giấc ngủ đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ.

Theo đánh giá chung của giới y khoa, khoảng 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi mắc chứng khó ngủ. Một số có thể bị ngay từ khi mới chào đời, số khác khó ngủ về sau do các nguyên nhân như mọc răng hoặc ốm xong mà không thể trở lại với nếp sinh hoạt cũ được.

Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin về trẻ em ở lứa tuổi này, với hy vọng rằng các em sẽ có được giấc ngủ ngon lành.

Hầu hết trẻ em lúc mới sinh đều mắc chứng khó ngủ, và đa số cha mẹ đều đã lường trước được chuyện này. Có nhiều trẻ lúc đầu ngủ rất ngon, nhưng sau khi được 6 tháng tuổi thì bắt đầu bị khó ngủ. Ví dụ, tỷ lệ trẻ bị thức giấc giữa đêm từ tháng thứ 6 trở đi lên tới 50%, mặc dù trước đấy giấc ngủ của các em hoàn toàn bình thường.

Kết quả nghiên cứu trong nhiều năm qua cho thấy: Chứng khó ngủ xuất hiện ở trẻ em 9 tháng tuổi là 22%, 1-2 tuổi là 15-20%, và 3 tuổi trở lên là 16%. Chứng thường xuyên thức giấc giữa đêm ở trẻ em 9 tháng tuổi là 42%, 1-2 tuổi là 20-26%, và 3 tuổi trở lên là 14%.

Nhu cầu ngủ trung bình của trẻ em:

12 tháng tuổi:  13,5 tiếng

2 tuổi:             13 tiếng

3 tuổi:             12 tiếng

5 tuổi:             11 tiếng

Xin lưu ý rằng, đây chỉ là thời gian ngủ trung bình của trẻ em mà thôi. Tuỳ theo điều kiện ánh sáng, môi trường, thói quen... thời gian ngủ của từng em có thể khác nhau.

Nếu trẻ khó ngủ:

- Hãy tạo thói quen đi ngủ cho trẻ - có thể là sau bữa ăn cuối cùng trong ngày hoặc sau khi tắm. Đừng phức tạp hóa vấn đề, nếu như bạn không muốn mất thời gian với chuyện cho con ngủ.

- Hãy để cho trẻ có thời gian chuẩn bị trước khi ngủ. Nếu con khóc, bạn đừng quay lại ngay lập tức, nhưng cũng đừng bỏ đi lâu quá khiến cho trẻ cảm thấy tủi thân.

- Đừng làm ồn. Điều này sẽ khiến cho trẻ dễ ngủ và hiểu được rằng đêm khác với ngày.

- Hãy để cho trẻ nghe được một số tiếng động bình thường trong nhà. Nhiều khi, trẻ em thích nghe tiếng động trong nhà và cảm thấy yên tâm vì biết rằng bạn vẫn đang ở bên cạnh.

- Hãy cho con bạn ngủ ở nơi kín gió. Như thế, một đứa trẻ hiếu động sẽ nhanh chóng nằm im và ngủ ngon.

- Nếu con bạn sợ bóng tối, bạn nên để ngọn đèn ngủ có ánh sáng dịu trong phòng.

Nếu trẻ hay dậy sớm:

- Dùng rèm sẫm màu để ánh sáng khỏi lọt vào phòng ngủ của trẻ, đặc biệt là vào mùa hè.

- Hãy chuẩn bị đồ chơi cho trẻ chơi vào buổi sáng. Trẻ sẽ âm thầm chơi một mình cho đến khi nghe thấy tiếng động và biết là cả nhà đã dậy.

- Nếu có từ 2 con trở lên, chúng sẽ tự chơi với nhau cho đến khi bạn tỉnh giấc.

Nhu cầu ngủ của trẻ em rất khác nhau. Đối với trẻ em 2 tuổi, thời gian ngủ trung bình là 13 tiếng. Tuy nhiên, ở lứa tuổi lớn hơn, thời gian ngủ của trẻ cũng ít hơn. Các em bắt đầu quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh mình, và bắt đầu cảm thấy do dự khi quyết định đi ngủ. Bạn có thể cho con đi ngủ muộn trong trường hợp bạn phải làm việc khuya hoặc muốn dành thời gian để chơi thêm với con.

Tuy nhiên, cần phải hết sức để ý đến nhu cầu ngủ của trẻ. Sau đây là một số lời khuyên để con bạn được ngủ ngon:

- Hãy tạo ra thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ.

- Đừng bao giờ để trẻ đùa vui quá mức ngay trước giờ ngủ.

- Nếu trẻ không tỏ vẻ mệt mỏi, hãy cứ cho con bạn vào giường cùng với đồ chơi mà trẻ yêu thích.

- Đừng để cho trẻ ngủ ngày nhiều, đặc biệt là vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu trẻ thực sự mệt mỏi, hãy để cho con bạn được chợp mắt một lát.

- Ban ngày, hãy cho con bạn tham gia vận động cơ thể.

Bí quyết giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc

Hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ của bé, chắc hẳn bố mẹ nào cũng không khỏi lo lắng và luôn băn khoăn: Làm thế nào để cho bé ngủ ngon? Cách gì làm cho trẻ con ngủ sâu giấc?Làm sao để trẻ nhỏ ngủ đúng giờ giấc? …

Dưới đây BabyPhoto xin được đưa ra một vài bí quyết (mẹo) nhỏ để giúp trẻ có được một giấc ngủ tốt, hy vọng phần nào giúp được các bố mẹ trong vấn đề này.

Đừng để bé đói hoặc chưa đủ no trước khi ngủ.

Nếu bé còn trong giai đoạn bú mẹ, trước khi nếu bé được bú đủ giấc ngủ của bé sẽ sâu và không bị gián đoạn. Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, nên mỗi lần bạn chỉ nên cho bé bú 1 lượng nhất định và cứ sau vài giờ thì lại cho bé bú (đa số cữ bú của bé sơ sinh cách nhau 3 – 4 tiếng). Bé sẽ tự tỉnh giấc và đòi bú mẹ, sau khi đã no nê bé sẽ ngủ tiếp. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần nhớ là không để trẻ sơ sinh ngủ liên tục lâu hơn 5 tiếng mà không dậy bú.

Tạo cảm giác an toàn cho bé khi ngủ bằng một chiếc khăn mỏng

Quấn bé trong một chiếc chăn mỏng khi ngủ, giúp bé có cảm giác an toàn và được che chở như khi còn nằm trong tử cung của mẹ. Cách này tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, khiến bé ngủ sâu hơn và không còn giật mình khi ngủ.

Đừng để bỉm của trẻ quá ướt

Nếu bỉm của bé bị ướt, bé sẽ cảm thấy bứt rứt không yên và khó có thể ngon giấc. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý để đảm bảo cho bé có một chỗ nằm êm ái, gọn gàng, khô ráo.

Trong giấc ngủ ban ngày không nên cho bé ngủ quá lâu

Để bé phân biệt được ngày và đêm nhanh hơn và để giấc ngủ đêm của bé kéo dài lâu và sâu hơn thì bạn cần giới hạn giấc ngủ ban ngày của bé, không quá 3 giờ đồng hồ cho một giấc ngủ ngày.

Ban ngày cho bé vui trơi nhiều hơn

Ban ngày, bạn nên vui chơi với bé nhiều hơn. Bạn có thể cho bé nghe nhạc hoặc rung những chiếc lục lạc để khiến bé vui vẻ. Bé sẽ phân biệt được rõ hơn ngày và đêm và cảm nhận được rằng ban ngày là khoảng thời gian để vui chơi.

Ru trẻ ngủ bằng âm nhạc

Các bé rất thích nghe giọng nói của cha mẹ, nhất là khi những giọng điệu này lên – xuống theo lời một ca khúc. Bạn có thể chọn nhiều bài hát ru khác nhau để ngân nga cho bé nghe. Bé sẽ nhận biết được tín hiệu hát ru từ mẹ đồng nghĩa với việc phải đi ngủ.

Hoặc, bạn có thể cho bé nghe những bản nhạc dành cho bé sơ sinh. Bạn nhớ chọn thể loại nhạc êm dịu và vặn nhỏ âm thanh để tránh gây ồn ào cho bé.

Công thức để bé ngủ sâu hơn

Tắm nước ấm + đọc truyện = ngủ ngon, ngủ sâu

Chính hai việc này khiến cho cơ thể của bé được thư giãn tối đa. Trước khi bé chìm vào giấc ngủ, nên ở bên cạnh bé một chút nhưng không quá lâu.

Trước khi ngủ hạn chế cho bé uống nước

Nếu cho bé uống quá nhiều nước trước khi ngủ thì bé sẽ khiến bé buồn đi tiểu trong khi ngủ dẫn đến giấc ngủ của trẻ không được sâu và dài. Điều này đặc biệt quan trọng trong giấc ngủ đêm của bé.

Mát xa cho bé trước khi ngủ.

Bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái và sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu. Nhưng không nên làm nó như một thói quen. Khi bé không được mẹ mát xa sẽ khó ngủ.

Đừng để bé mơ thấy ác mộng khi ngủ

Mơ là một hiện tượng rất bình thường của con người, bé yêu của bạn cũng có giấc mơ khi ngủ đó. Nhưng bé khó có thể phân biệt được giấc mơ và hiện thực cho nên khi thức giấc bé sẽ rất sợ hãi. Để hạn chế tình trạng này, bạn không nên cho bé xem phim hoặc đọc sách kinh dị, những hình ảnh ma quái trước giờ đi ngủ.

Không gian ngủ là rất quan trọng

Trong không gian ngủ của bé đừng nên để quá tối, bé khá là sợ hãi khi ngủ một mình vì bé có thể nhìn thấy những hình thù kì quái khi bóng đêm buông xuống.

Vị trí ngủ của bé nên tránh xa khu rèm cửa, chắn gió, treo tranh hoặc những vật treo tường vì khi có gió lớn, những vật này có thể gây nguy hiểm cho bé.

Cách để cho bé đi ngủ đúng giờ:

Tạo thói quen cho bé đi ngủ một giờ cố định bằng một “thủ tục” thư giãn, yêu thích trước giờ lên giường ngủ, dần dần bé sẽ nhận thức được khi nào là lúc phải đi ngủ.

  • Giảm dần các hoạt động trước giờ đi ngủ

  • Tắm, mát-xa cho bé

  • Âu yếm, thủ thỉ trò chuyện, chúc bé ngủ ngon

  • Đọc sách kể chuyện

  • Hát ru hoặc nghe nhạc êm dịu

Những cách giúp bé ngủ ngon suốt đêm


Nước ấm, khăn mềm có thể giúp bé thư giãn. Hãy tắm thật nhanh, trong phòng ấm, không có đồ chơi hay trò chuyện như khi tắm ban ngày để con không quá phấn khích và thích chơi đùa.

Dưới đây là một số gợi ý khác từ Parenting mà bạn có thể áp dụng để giúp con ngủ ngon.

Ngủ chung

Dù bạn thích cho con ngủ riêng nhưng các nghiên cứu cho thấy trẻ ngủ chung với bố mẹ lớn lên sẽ tự tin hơn và ít lo âu. Để ngủ chung an toàn, có thể cho bé nằm trong cũi ngay sát giường mẹ hoặc nằm cạnh mẹ trong giường rộng, không có quá nhiều chăn, gối.

Ngoài ra, thú nhồi bông, đồ chơi cần được mang đi khỏi cũi, giường bởi vừa gây vướng vừa làm tăng nguy cơ khiến bé ngạt. Bạn cũng có thể thay chiếc chăn lồng phồng bằng chiếc túi ngủ ấm áp cho con nếu sợ bé lạnh.

Ảnh minh họa: Momitforward.com.

Cho con ăn đủ

Nếu bé của bạn hay thức dậy giữa đêm vì đói, việc cho bé ăn đủ trước khi ngủ có thể cải thiện tình hình. Thay vì đợi bé đói bụng dậy đòi ăn, hãy cho con ăn trước khi ngủ hoặc lúc đang ngủ, nhưng đừng cho bé ăn quá no, con sẽ khó chịu.

Chú ý tới mùi hương

Một số người có thể được ru ngủ với chút mùi của vài giọt tinh dầu oải hương. Mặc dù tinh dầu hoa oải hương và một số loại tinh dầu khác giúp thư giãn và chống lo âu, nhưng nước hoa không được khuyên dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vì thế với trẻ nhỏ có làn da và mũi rất nhạy cảm, nên loại bỏ những thứ có mùi thơm và khi giặt đồ cho bé cũng nên dùng những loại mùi nhẹ nhất.

Kiểm tra bệnh lý

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh phổ biến khiến một số trẻ bị vấn đề về giấc ngủ. Bé hay  nôn trớ, sợ ăn, thở khò khè kéo dài, sôi bụng... là những dấu hiệu cần chú ý. Nếu có nghi vấn, bạn nên đưa bé đi khám và xin lời khuyên của bác sĩ nhi.

Đặt giờ ngủ nhất định

Mệt mỏi thường khiến bé khó ngủ. Nên tạo một giờ ngủ nhất định và nhiều chuyên gia cho rằng, với bé dưới 1 tuổi thì thời gian từ 6h30 và 7 giờ tối là phù hợp. Ngủ sớm không có nghĩa là bé sẽ dậy sớm mà một giấc ngủ ngon ban đêm thường cho kết quả là bé sẽ dậy muộn hơn vào sáng hôm sau và tỉnh táo hơn.

Mặc thoáng

Cho bé mặc thoáng, quần áo bằng vải cotton có khả năng thấm hút cao. Những loại sợi vải tổng hợp có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé và làm con khó ngủ ngon.

Ngoài ra, để nhiệt độ phòng vừa phải cũng giúp bé ngủ ngon hơn.

Tắt đèn

Để giúp bé nhận biết giờ ngủ, hãy để phòng tối. Ban ngày cần mở cửa sáng để bé thấy sự khác biệt.

Massage

Theo nghiên cứu, các bé tận hưởng 15 phút massage rơi vào giấc ngủ nhanh hơn là khi chỉ nghe một câu chuyện, theo nghiên cứu. Dùng dầu massage và chà xát nhè nhẹ lên khắp người bé với lực vừa phải.

Ngoài ra, khi đặt con vào giường hay cũi bạn cũng nên lấy tay xoa nhẹ lên bụng, tay, đầu bé để vỗ vễ con. Điều này có thể giúp con cảm thấy an tâm và có giấc ngủ ngon suốt đêm.

Ngủ trưa

Giấc ngủ trưa rất quan trọng cho sự phát triển tinh thần và thể chất của bé. Đừng bỏ qua giấc ngủ trưa với hy vọng con sẽ ngủ dài vào ban đêm.

Để tã luôn khô ráo

Sự ẩm ướt và các chất bẩn sẽ khiến bé khó chịu và không thể ngủ yên. Dùng loại bỉm siêu thấm cho đêm, nên thay ngay nếu thấy bỉm đầy hoặc mỗi lần bé đại tiện.

Dùng núm vú giả

Một núm vú giả có thể giúp bé dễ ngủ và nghiên cứu cho thấy núm vú còn bảo vệ bé khỏi nguy cơ đột tử sơ sinh. Khi con đã ngủ nên bỏ núm vú giả khỏi miệng bé vì con có thể thức giấc nếu ti giả rơi ra. Nên dùng loại ti giả mềm, và cần vệ sinh, tiệt trùng kỹ hằng ngày.

Quấn tã đúng cách

Các bé sơ sinh đã quen không gian ấm, chặt trong tử cung của mẹ, nên việc quấn tã đúng cách cho bé cảm giác an toàn và ngủ ngon hơn.

Kể chuyện

Đọc những mẩu chuyện ngắn với giọng êm dịu trước giờ ngủ giúp bé thư giãn. Đây là thói quen nên duy trì suốt thời thơ ấu cho con.

Nhận biết dấu hiệu bé buồn ngủ

Dụi mắt, ngáp... là những dấu hiệu cho thấy con đã buồn ngủ và cho con đi ngủ ngay. Đừng đợi tới khi con gắt gỏng và mệt mỏi vì khi đó bé sẽ khó ngủ.

Âm thanh phù hợp

Khi bé chào đời, giọng nói của bạn đã gần gũi và có ảnh hưởng tích cực tới con. Hãy dịu dàng hát ru hay thì thầm để giúp con có cảm giác an tâm là mẹ đang ở bên cạnh và có giấc ngủ sâu.

Ngoài ra, bạn đừng cố gắng giữ im lặng hoàn toàn khi bé ngủ. Trong tử cung, bé đã quen với những âm thanh khác nhau như nhịp đập của tim mẹ hay những tiếng dạ dày sôi lục bục, vì vậy sự yên lặng hoàn toàn có thể khiến bé bất an. Một số trẻ lại dễ ngủ hơn nếu bạn mở quạt.

Hôn con

Không cần lý do cho những cái ôm và nụ hôn dành cho thiên thần bé nhỏ của bạn. Khi bạn thể hiện tình yêu thương với con trước khi đi ngủ, bạn sẽ khiến bé cảm thấy an toàn và được nâng niu, giúp bé ngủ sâu và dài hơn.


7 ngày cho bé giấc ngủ ngon


Thói quen ngủ khoa học rất quan trọng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé.

Thay đổi thói quen ngủ cho bé yêu không chỉ quan trọng đối với sức khỏe của bé mà con đem lại rất nhiều lợi ích cho cha mẹ.

Khi mới sinh, các mẹ thường quá lo lắng nên chỉ cần bé mất ngủ một chút đã bối rối. Khi được 6 tuần tuổi, giấc ngủ đêm của bé bắt đầu bị gián đoạn khiến cha mẹ dễ mệt mỏi. Tiếp đó, đến khi bé 3 tháng tuổi, mẹ thường phải giả vờ ngủ say với hi vọng ông xã sẽ tỉnh giấc và cho bé bú sữa. Việc bé ngủ không sâu, quấy khóc khi ngủ dường như 'rút' cạn sức lực của cha mẹ, khiến cha mẹ sáng nào tỉnh dậy cũng trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi?!

Với 'kế hoạch' 7 ngày dưới đây, cha mẹ sẽ nhanh chóng 'huấn luyện' bé có giấc ngủ đêm thật sâu và đẫy giấc.


Thói quen ngủ khoa học rất quan trọng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. (Ảnh minh họa).

Ngày thứ nhất: Bắt đầu những thói quen thông thường

Nhiều trẻ có thói quen sinh hoạt xáo trộn giữa ngày và đêm - các bé thường ngủ một giấc dài vào buổi chiều sau đó lại muốn chơi đùa vào ban đêm. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể giúp bé thay đổi.

Buổi sáng, mẹ hãy đánh thức bé dậy sớm vào cùng một thời gian mỗi ngày để bé dần hình thành thói quen. Lưu ý, nên đặt bé nằm ngủ gần cửa sổ không che quá kín. Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp trẻ điều chỉnh lại đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi bé ngủ trưa, mẹ cũng không nên đóng hay kéo rèm che cửa sổ. Sở dĩ, điều này có thể giúp bé thay đổi thói quen ngủ là do nếu bé thức dậy sau giấc ngủ trưa và thấy ánh sáng, bé sẽ hiểu rằng đã đến lúc thức dậy, nhưng nếu bé thức dậy và thấy cảnh vật xung quanh trong bóng tối, bé sẽ ngủ tiếp.

Ban đêm, mẹ cần cho bé ngủ theo một trình tự nhất định. Các bà mẹ nên chọn cho bé một thói quen đi ngủ đặc biệt. Chẳng hạn, mẹ có thể mặc cho bé bộ pyjama và đặt bé vào nôi sau khi đã tắt hết đèn. Trước khi đặt bé vào nôi, bạn nên đọc cho bé nghe một câu chuyện hoặc hát ru để giúp các giác quan của bé hoạt động chậm lại.

Ngày thứ 2: Cùng bé tạo thói quen

Sang ngày thứ 2, mẹ cần tiếp tục lặp lại chính xác những gì đã tập cho bé trong ngày đầu tiên. Nếu bé vẫn đòi bú sữa đêm, hãy tiếp tục cho bé bú nhưng giảm thiểu ánh sáng xung quanh bé. Điều quan trọng là mẹ cần tránh các hành động có thể gây sự chú ý của bé nếu không bé có thể muốn chơi đùa với mẹ. Cùng với đó, vào ban ngày, mẹ nên cho bé bú sữa kết hợp với việc chơi đùa cùng bé như: cù chân hoặc hát những bài hát vui nhộn... làm như vậy, bé dần sẽ phân biệt được ngày - đêm.

Ngoài ra, mẹ cần tiếp tục chú ý tới những thứ có thể dỗ dành bé vào ban đêm. Đối với một số bé, việc tắm có thể giúp bé cảm thấy thư giãn, thả lỏng cơ thể trong khi một số bé khác lại cảm thấy hăng hái, hoạt bát và tỉnh táo hơn.

Các mẹ cũng có thể sử dụng thêm “âm thanh trắng”. Âm thanh đều đều của chiếc quạt máy, máy điều hòa nhiệt độ, hoặc âm thanh của chiếc radio lặp đi lặp lại rất hữu ích với nhiều bé. Một điểm cộng của “âm thanh trắng” là mẹ có thể dừng nó một cách dễ dàng mà không làm bé giật mình.


Theo các chuyên gia tâm lý học và nhà nghiên cứu giấc ngủ trẻ em, các mẹ có thể sử dụng thêm “âm thanh trắng”. (Ảnh minh họa).

Bài liên quan: 

Bí mật giấc ngủ của bé, mẹ chưa biết

Bắt lỗi mẹ khi cho bé sơ sinh ngủ

Chăm bé sơ sinh: Lỗi khó thứ tha!

'Bệnh quen' ở bé nhũ nhi

Ngày thứ 3: Bé bắt đầu khóc

Ở ngày thứ 3 này, mẹ cần phải cứng rắn hơn! Hãy đặt bé vào nôi khi bé vẫn đang thức. Đây là điều đơn giản nhất mẹ có thể làm. Nếu bé ngủ quên khi đang bú sữa mẹ, nên đánh thức bé dậy một cách nhẹ nhàng rồi đặt bé vào nôi. Chắc chắn bé sẽ quấy khóc dù ít hay nhiều. 

Các mẹ đương nhiên sẽ cảm thấy xót xa khi bé khóc nhưng hãy nhớ tới mục đích cuối cùng là giúp bé ngủ đẫy giấc và điều độ. Mẹ cũng không cần lo lắng việc bỏ mặc bé khóc sẽ làm ảnh hưởng tới tâm lý của bé.

Thực tế, bé càng nhỏ, thì quá trình tập luyện cho bé càng đơn giản. Các bé từ 5 - 6 tháng tuổi trở lên sẽ cảm thấy khó thích nghi với việc bị thay đổi thói quen. Ngược lại, bé 3 tháng tuổi sẽ chỉ biết tới những thói quen mà mẹ đã hình thành cho bé. Đối với các bé mới sinh, cha mẹ thường cảm thấy các bé khóc lâu hơn thực tế; tuy nhiên, các bé dưới 5 tháng tuổi thường chỉ khóc trong vòng 15 đến 20 phút.

Nếu bé “đấu tranh” quá dữ dội, mẹ hãy kiểm tra bé mỗi 5 phút trong đêm đầu tiên và giúp bé an tâm rằng mẹ luôn bên cạnh bé. Tuy vậy, mẹ cần lưu ý không bật đèn, không bế bé ra khỏi nôi, không đưa cho bé vú ngậm hay bình sữa khi bạn thăm bé... Nếu bé ngủ lại được nhờ một trong những thứ trên, vào những đêm sau, khi tỉnh giấc, bé sẽ lại khóc đòi những thứ đó.

Ngày thứ 4: Quan trọng là sự cứng rắn

Đêm qua quả là một đêm dài phải không nào? Đêm nay, có lẽ mọi việc sẽ khả quan hơn đấy. Trước tiên, bé yêu sẽ có thể ghi nhớ một chút rằng việc quấy khóc sẽ không mang lại kết quả. Nếu bé tiếp tục “đấu tranh”, hãy kéo giãn khoảng thời gian giữa những lần kiểm tra bé, ví dụ như 10 phút mới kiểm tra một lần. Cho dù điều gì xảy ra đi nữa, đừng nhân nhượng! Nếu mẹ không kiên định, bé sẽ nhận ra và càng quấy khóc gấp đôi so với đêm thứ 3 để gây sự chú ý.

Ngày thứ 5: Bé bắt đầu quen dần với thói quen mới

Hầu hết các bé làm quen được với 'chương trình' này sau từ 3 - 5 ngày, vì thế, đêm nay có thể là đêm may mắn của mẹ. Nếu bé yêu vẫn tiếp tục quấy khóc ban đêm, mẹ cần tiếp tục kéo dài các lần thăm bé lên 15 phút/ lần.

Một vấn đề khác khi tập thói quen ngủ mới cho bé chính là việc cho bé bú đêm. Khi các bé được 3 hoặc 4 tháng tuổi, đa số các bé không cần bú đêm nữa. Đương nhiên mẹ không thể ngừng đột ngột việc cho bé bú đêm, nhưng cần cho bé bú nhanh và im lặng nhất có thể. Hãy bế bé nhưng đừng hát ru bé, tắt đèn ngay cả khi thay tã, đặt bé trở lại nôi sau khi bé bú xong thật nhanh. Đừng nhầm tưởng rằng các bé lớn hơn thức dậy vào ban đêm là do bé bị đói. Các bé có cân nặng hơn 5kg ít có nhu cầu bú đêm hơn. Các bé lớn hơn nữa thức đêm đôi khi là do các bé bú quá no do bú nhiều làm cho bé đi tiểu nhiều hơn, tã bị ướt là nguyên nhân khiến bé thức giấc.

Ngày thứ 6: Bé ngủ yên suốt đêm

Điều này nghe thật tuyệt vời phải không? Nhưng có khi nào ngay cả khi bé ngủ yên, mẹ vẫn thức dậy và kiểm tra bé không? Hãy thư giãn! Mẹ nên mặc cho bé bộ đồ ấm áp để không cần lo lắng bé bị lạnh nếu bé gạt chăn ra. Mẹ cũng nên hạn chế các âm thanh không cần thiết để có thể nghe thấy bé rõ hơn nếu bé bị khó chịu. Các mẹ đã gần đi đến đích rồi, nhưng đừng phá hỏng những gì mình đã làm được khi vào thăm bé quá vội vàng. Hãy để bé tự tìm ra cách thích nghi, còn mẹ đã đến lúc thư giãn và tự thưởng cho mình một giấc ngủ ngon lành tới sáng hôm sau.

Ngày thứ 7: Mẹ cũng ngủ yên suốt đêm giống bé yêu

Nên tự thưởng cho bản thân một chút matxa nhẹ nhàng ở vùng lưng! Các mẹ đã không chỉ tìm lại được giấc ngủ quý báu ban đêm mà còn mang tới cho bé yêu của bạn một món quà tuyệt vời: thói quen ngủ khoa học cũng quan trọng như vấn đề an toàn thực phẩm đối với sự phát triển của các bé. Đương nhiên, sự phát triển của bé sẽ gặp những khó khăn như đau ốm, có thêm em trai hoặc em gái, hay môi trường sống thay đổi. Ngay cả các bé ngủ tốt cũng vẫn gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, các bé sẽ có thể đối mặt với những vấn đề mới dễ dàng hơn vì bé đã biết cách tập luyện rồi.





Chăm sóc trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè
Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Chăm sóc dây rốn cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc miệng cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương đúng cách
Chăm sóc bé khi bị sốt như thế nào đúng nhất



(st)