Cách giao tiếp của người miền Bắc
Cách giao tiếp của người Hà Nội thanh lịch, nho nhã
Cách viết thư xin lỗi bằng tiếng anh hiệu quả nhất
Làm sao để giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh?Câu hỏi này là của rất nhiều người. Cùng tham khảo những gợi ý dưới đây để có thể sử dụng Tiếng Anh đẻ giao tiếp tốt hơn nhé
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho Bạn chưa giỏi trong giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng trong đó có một nguyên nhân chính là do Bạn chưa có KHẢ NĂNG TỰ HỌC. Tôi xin nhắc lại nguyên nhân Bạn chưa giao tiếp tốt tiếng Anh chính là Bạn chưa có KHẢ NĂNG TỰ HỌC. Vậy làm thế nào để có thể tự học được?
Thường thì khi chúng ta không biết đọc một từ nào đó thì có 2 cách mà chúng ta thường hành xử:
Trong khi đó, chúng ta hoàn toàn có thể biết cách làm thế nào để phát âm (Pronounce) chuẩn BẤT KỲ CHỮ NÀO, tôi nhắc lại BẤT KỲ CHỮ NÀO mà chúng ta gặp chỉ cần chúng ta biết được PHIÊN ÂM QUỐC TẾ của từ đó.
Điều kế tiếp mà chúng ta quan tâm khi nói một câu là NGỮ ĐIỆU. Làm thế nào để chúng ta biết khi nào thì lên giọng còn khi nào thì xuống giọng? Theo cảm tính ư? Câu trả lời là KHÔNG. Có quy luật đấy, trừ những trường hợp đặc biệt. Bạn có nắm vững được những quy tắc về NGỮ ĐIỆU (intonation) này chưa hay chỉ nói theo cảm tính hoặc nghe ai đó nói rồi nói theo?
Người bản xứ không nói tiếng Anh từng từ một (word by word) mà học có xu hướng nối các từ lại với nhau thành các đơn vị âm thanh (sound units). Bạn đã nắm vững các quy tắc này chưa?
Chúng ta cùng nhau đọc câu ví dụ quen thuộc sau:
I AM A STUDENT.
Bước 3: nối vần (liaison), chú ý strong form của ‘a’ là /ei/, nhưng khi đọc nhanh thì ‘a’ được đọc là /ə/ (schwa). Câu trên sẽ được đọc là:
Làm thế nào để giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh?
1- Tập cách tư duy bằng tiếng anh trước khi tập nói.
Thật sai lầm nếu bạn suy nghĩ bằng Tiếng Việt vào sau đó cố gắng dịch nó trong đầu mình bằng tiếng Anh. Điều đó sẽ làm bạn rơi vào thế bị động khi giao tiếp.
Chỉ cần bạn nghĩ đến những gì bạn muốn nói và nói ra, đừng quan tâm đến ngữ pháp trong lúc này, nếu người nghe là 1 người nước ngoài, họ sẽ đoán được bạn muốn nói gì và thậm chí còn giúp bạn sửa lỗi.
2- Luôn áp dụng triệt để những từ mới mà bạn học được khi giao tiếp.
Tiếng Anh cũng giống như Tiếng Việt, phong phú và đa dạng. Cùng 1 ý nghĩa nhưng chúng ta có thể sử dụng nhiều từ khác nhau để diễn đạt hay ngược lại. Bạn nên áp dụng từ mới thường xuyên thì mới có thể ghi nhớ lâu dài. Và khi Không thể nhớ ra từ cần nói, hãy cố giải thích cho đối phương hiểu bằng những từ khác có nghĩa tương đương hoặc giờ ý cho họ nghĩ đến từ bạn muốn nói.
3- Hãy coi Tiếng Anh như Tiếng Việt và đặt cảm xúc của bạn vào lời nói khi giao tiếp.
Bạn cần hiểu rằng không phải là cái máy vô cảm, nó cũng không giống như là bạn đang đọc 1 văn bản, nếu không có cảm xúc thì câu nói của bạn nghe thật kì cục.
4- Tận dụng tối đa cơ hội để suy nghĩ và nói tiếng Anh.
Đừng nghĩ rằng tiếng Anh chỉ dùng để nói chuyện với người nước ngoài. Lớp học tiếng Anh, câu lạc bộ hay forum đều là nơi để bạn tập luyện. Đừng tỏ ra ngại ngùng khi ai đó cười bạn vì bạn nói Tiếng Anh trong khi người khác sử dụng tiếng Việt. Hãy suy nghĩ rằng bạn tự tin và cố gắng làm tốt điều bạn muốn, còn họ thì có thể đang ghen tị vì không làm được như bạn.
5- Bạn nên kết thân với anh chàng (hay cô nàng, nếu bạn muốn!) Từ Điển, đó là 1 anh chàng thông minh và vô cùng tốt bụng.
Anh ấy luôn sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong việc sử dụng từ hay vô tình quên mất nghĩa của từ nào đó mà đối phương nói với bạn. Đừng lười biếng! Hãy cố gắng đặt câu hỏi và tìm câu trả lời cho những thắc mắc của bạn.
Chúng ta có thể nêu lên vô vàn nguyên nhân nhưng ít ai để ý đến một điểm rất quan trọng, gần như là then chốt của vấn đề: Quan điểm dạy và học tiếng Anh đúng đắn, phù hợp. Mời bạn tìm hiểu các quan điểm sau đây:
1. Xác định mục đích
Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù với bất kỳ mục đích trước mắt nào đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là yêu cầu thực tế trong đời sống, việc làm. Trong việc học tiếng Anh, cũng như trong bất cứ việc gì, việc xác định mục đích rất quan trọng và phải được thực hiện trước tiên.
2. Giao tiếp và văn phạm
Trong giao tiếp chúng ta có thể xem khả năng truyền thông là mục đích chính và văn phạm chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho mục đích này. Quá chú ý đến văn phạm sẽ cản trở phản xạ ngôn ngữ, khiến chúng ta ngại nói tiếng Anh, sợ sai khi nói.
Chúng ta hãy chú tâm vào việc giao tiếp; các cấu trúc văn phạm sẽ được dễ dàng ghi nhớ khi học qua một loạt các ngữ cảnh, hơn là chỉ chú tâm học theo các quy tắc. Dần dần, chúng ta sẽ thấy các lỗi văn phạm càng lúc càng ít đi.
3. Sự lưu loát và độ chính xác
Khi thực tập nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp và ý thức được hai loại bài tập: các bài tập rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm…) và các bài tập rèn luyện sự chính xác.
Các bài tập rèn luyện sự lưu loát khuyến khích học viên diễn đạt tự nhiên và không phải để ý đến những tiểu tiết không cần thiết. Các bài tập rèn luyện sự chính xác sẽ đồng thời làm cho học viên quan sát được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh.
4. Suy nghĩ bằng tiếng Anh
Một trong những sai lầm nghiêm trọng thường gặp là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức tạo ra một rào cản ngôn ngữ.
Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu câu:
”Tôi muốn hủy cuộc hẹn đó”. Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ, hoặc không biết các từ “cancel” và “appointment” để hình thành câu ”I would like to cancel the appointment”.
Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chứ không phải là dịch trước khi nói, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này, vì có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I’m sorry. I’m not free tomorrow” hay “I’m afraid I can’t come tomorrow”, v.v…
5. Nghe và hiểu
Chúng ta cần phải nghe một khoảng thời gian (nhanh hay chậm tùy theo mỗi người). Và vì thế, việc luyện nghe rất quan trọng: Hãy nghe bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Chúng ta có thể nhớ hàng trăm câu trong đầu, nhưng nếu chúng ta không nghe được thì tất cả đều vô nghĩa, giống như một khách du lịch cầm quyển sách học tiếng, hỏi đường và không thể đến nơi được vì không thể hiểu người chỉ đường nói gì.
Khi khả năng hiểu tiếng Anh của chúng ta tiến bộ thì cách tự nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy tự tin và tiến bộ trong khả năng nói.
6. Chủ động: Trách nhiệm thuộc về chính chúng ta
Học giao tiếp tiếng Anh không phải là việc tiếp thu một kiến thức, mà là việc thực hành và thể hiện (performance). Chúng ta phải thực sự nhận lấy “trách nhiệm học” này, không thể ngả lưng ra ghế, nghe giảng viên nói và hy vọng sẽ giao tiếp tốt được. Chúng ta phải chủ động, thành quả của chúng ta sẽ là những gì chúng ta đã bỏ ra. Kỹ năng tốt là sản phẩm của thực hành và sự nỗ lực.
7. Giảng viên
Để giao tiếp tốt, chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm cho các kiến thức sơ đẳng. Giảng viên, vì vậy, không phải mất thời giờ cho các công việc nhàm chán như viết lên bảng các từ vựng hay dạng chia của một động từ bất quy tắc, mà thay vào đó là tập trung sáng tạo làm cho lớp học sinh động, tạo điều kiện và cơ hội cho chúng ta thực hành giao tiếp nhiều nhất.
Những cách tránh lỗi trong giao tiếp bằng tiếng anh
Bạn chưa hài lòng về khả năng speaking của mình? Một vài lỗi thường gặp nhất trong tiếng Anh mà đa phần người học hay gặp phải đó là:
Quá chú trọng vào Ngữ pháp và cố gắng sử dụng Ngữ pháp phức tạp.
Tất nhiên nếu như bạn nói sai về ngữ pháp thì có thể sẽ khiến người nghe rất khó để có thể hiểu được nội dung, thậm chí hiểu sai nghĩa hoàn toàn. Tuy nhiên bạn không nên quá chú trọng ngữ pháp và làm cho nó nhiều khi trở nên phức tạp không cần thiết và càng dễ mắc lỗi.Vì vậy, ngữ pháp trong phần speaking ko cần phải quá phức tạp. Nếu các bạn nghe nhiều các chương trình truyền hình tiếng Anh trên các kênh quốc tế, các bạn sẽ thấy họ sử dụng cấu trúc câu rất đơn giản. Nếu họ sử dụng cấu trúc phức tạp thì bạn đã chẳng thể hiểu họ nói gì. Vì vậy, với môn Speaking, bạn đừng cố gắng sử dụng các cấu trúc phức tạp như đảo ngữ, noun phrase, vv làm gì, hãy để dành kiến thức đó cho Writing bởi vì bạn sẽ mắc lỗi ngữ pháp nặng hơn khi cố gắng dùng những cấu trúc này. Tóm lại, các bạn chỉ thực hiện những điều sau đây để đạt điểm tối đa trong phần ngữ pháp:
Sử dụng simple sentence, có đủ subject, verb, object.
Để tạo complex sentence, chỉ cần dùng các từ nối and, but, however, vv để nối các câu simple sentences ấy lại với nhau.
Dùng thêm relative clause (who, whose, that, which, whom), mệnh đề If
Chú ý dùng đúng thì (có 4 thì chính thường dùng trong speaking: Simple Present, Past, Future, Present Perfect, lâu lâu có thể có thêm Past Continuous, Past Perfect)
Chú ý chia đúng số ít, số nhiều và phải phát âm "s" ra.
"Keep it simple and get it right"
Từ vựng sai
Nếu như vốn từ của bạn chưa nhiều thì đừng quá cố gắng sử dụng thật nhiều từ có thể và luôn tìm nhiều từ thật “academic” để diễn đạt. Cách tốt nhất là bạn hãy trau truốt với những từ đã biết trước, chỉ đến khi thành thạo mới tìm những từ tương đương khác để tạo sự phong phú trong cách diễn đạt, tuy nhiên nên nhớ chính các từ các khó không phải bối cảnh nào cũng sử dụng được.
Ngoài ra, cách tốt nhất để tăng vốn từ đó là tự tạo cho mình một môi trường giao tiếp với tiếng Anh thường xuyên để nhớ từ và học từ mới như tham gia clb, lớp học thêm, xem film tiếng Anh … Cách này tốt và có hiệu quả hơn trăm lần so với việc bạn cứ lôi từ điển ra tự học những từ mới mà chẳng biết đến khi nào mới có cơ hội dùng đến nó.
3. Phát âm không chuẩn
Ko thể ko khẳng định tầm quan trọng của Pronunciation trong môn Speaking bởi vì nếu bạn phát âm sai, hiển nhiên người nghe sẽ ko hiểu được nội dung bạn nói. Một số lỗi phát âm thường gặp ở người Việt Nam:
Không phát âm "ending sound". Vd: bạn muốn nói "white hair" nhưng ko có "ending sound", ngta sẽ nghe nhầm thành "why hair". Nhiều bạn cũng thường quên phát âm "s".
Word stress (nhấn âm) sai. Lỗi này thường do nói hoặc học từ vựng mà không để ý đến phát âm, lâu dần thành thói quen rất khó sửa. Mà khi bạn nhấn âm sai một loạt từ trong 1 câu thì giám khảo sẽ pó tay chịu chết, ko nghe được.
Không có Sentence Stress (nhấn câu). Nếu bạn nói cả 1 đoạn thật dài mà cứ ngang phè phè, ko nhấn mạnh một từ nào thì giám khảo cũng sẽ không nhận biết được Key Points của bạn là gì. Tương tự như khi bạn thi Listening, chẳng phải bạn cũng dựa vào sự nhấn giọng của người nói trong băng để nghe ra câu trả lời sao.
4. Không có sự liền mạch khi nói (Coherence)
Để thể hiện sự liền mạch, câu trả lời của bạn cần hội đủ 3 yếu tố sau:
Các ý chính được giải thích rõ ràng, có thể kèm thêm ví dụ để minh họa, làm rõ.
Các ý được sắp xếp theo một trình tự logic
Sử dụng các linking words and phrases để nối các câu, nối ý chính với ý phụ. Nếu chuyển sang ý mới, bạn cũng cần phải cho giám khảo một dấu hiệu rõ ràng.
Một số từ nối thường dùng là: However, Although, Even though, Despite, In addition, Plus, As a result, Since (=because), For example, In other words, First, next, then, after that, lastly, On the other hand, Exceot for, Other than,...
5. Không kiểm soát đươc tốc độ nói
Nói càng nhanh càng tốt? Nói nhanh được xem là nói lưu loát như người bản ngữ, nói mà không cần dịch trong đầu. Tuy nhiên, trừ phi bạn đã thực sự có thể nói chính xác và hay như người bản ngữ thì bạn KHÔNG NÊN nói nhanh. Nói nhanh sẽ làm bạn không kịp suy nghĩ ý cho câu kế tiếp và mắc nhiều lỗi ngữ pháp, từ vựng, phát âm. Vì vậy, bạn nên nói với tốc độ vừa phải và rõ ràng, không nuốt chữ. Khi nói chậm rãi, bạn sẽ có thể để ý nhấn giọng ở các ý quan trọng. Tuy nhiên, nói chậm rãi không đồng nghĩa với nói quá chậm, ê a từng chữ nhé.
Nguyên tắc trong kỹ năng giao tiếp
Kĩ năng cho nhân viên bán hàng
Bí quyết để tự tin trong giao tiếp
Những kĩ năng cần có của nhân viên kế toán
Nghệ thuật trong giao tiếp hàng ngày
Kinh nghiệm học Anh văn giao tiếp cực kì hiệu quả
Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
Học cách nói chuyện hay thu hút mọi người
(st)