Làm sao để hết khô môi nhanh chóng
Làm sao để đầu hết gầu nhanh mà không tốn kém
Khi sốt, trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc, bứt rứt trong người. Tuy nhiên, khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, mới phải dùng đến thuốc hạ sốt Paracetamol. Khi phải dùng đến thuốc này, các mẹ cần lưu ý phải cho trẻ uống theo hướng dẫn liều trong toa thuốc chỉ định có lưu ý đến cân nặng của trẻ và khoảng thời gian giữa hai lần uống thuốc ít nhất là 4-6 giờ; không được cho trẻ uống quá 5 lần paracetamol/ngày vì có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho gan của trẻ.
Trong một số trường hợp, dù đã uống thuốc mà không có biểu hiện hạ nhiệt hoặc vừa uống thuốc được 30 phút trẻ bị nôn chớ, các mẹ không được tăng liều hay cho uống lại thuốc hạ sốt ngay. Đừng để gan của trẻ bị ảnh hưởng xấu chỉ vì dùng thuốc không đúng cách.
Khi phát hiện trẻ bắt đầu có dấu hiệu sốt, các mẹ lưu ý nên kết hợp cùng lúc các biện pháp hạ sốt bao gồm: hạ sốt vật lý (chườm mát, mặc quần áo thoáng mát) và bù dịch thường xuyên trong ngày, ngay cả khi trẻ phải uống thuốc hạ sốt. Điều này sẽ mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho trẻ và là yếu tố quan trọng giúp cơ thể có thể vượt qua cơn sốt, chống đỡ được tác nhân (như vi khuẩn, virut…) đang tấn công trẻ.
Làm mát bằng cách chườm khăn hoặc dán miếng dán hạ sốt, giúp giảm kích thích thần kinh và tạo cảm giác mát dịu, thoải mái cho trẻ. Cách làm này có thể được sử dụng trong các trường hợp từ sốt nhẹ cho đến sốt cao, trong cả các trường hợp chưa phải dùng thuốc hay đã phải dùng thuốc.
Nếu có điều kiện và thời gian, các mẹ có thể lau mát theo cách truyền thống tại các vị trí: đắp trên trán, hõm nách, bẹn và lau toàn cơ thể. Với cách này, các mẹ chú ý cần sử dụng chiếc khăn có khả năng thấm nước tốt, một chậu nước ấm (như nước dùng để tắm cho trẻ).
Và thường xuyên theo dõi trẻ, trông chừng chiếc khăn, cứ 2-3 phút nên thay khăn một lần giúp đảm bảo độ ẩm của chiếc khăn để duy trì tác dụng truyền nhiệt và hạ sốt, đồng thời tránh chiếc khăn rơi khỏi vị trí đắp.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, sử dụng Miếng dán hạ sốt dùng ngay có thể là một lựa chọn thay thế cho các mẹ bận rộn vì sự tiện dùng của sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều mẹ không quan tâm đến chất lượng miếng dán hạ sốt vì cho rằng đây chỉ là sự hỗ trợ, nên nghĩ miếng dán hạ sốt nào cũng giống nhau.
Thực tế, khả năng hạ sốt của miếng dán do các nhà sản xuất khác nhau sẽ đem lại hiệu quả khác nhau. Hiệu quả hạ sốt của miếng dán phụ thuộc nhiều vào lớp gel. Lớp gel dày và độ ẩm (hàm lượng nước) cao sẽ tốt hơn vì nước trong gel có nhiệm vụ khuyếch tán nhiệt.
Hãy tưởng tượng một “chiếc khăn vắt khô nước” và “một chiếc khăn ẩm hơn”, chiếc nào sẽ giúp hạ nhiệt tốt hơn! Đặc biệt, khi sốt, trẻ càng nhạy cảm hơn về mùi vị. do vậy, cần thiết chọn sản phẩm mùi dễ chịu, nhẹ nhàng.
Như vậy, không phải chất lượng miếng dán nào cũng giống nhau. Nên chọn sản phẩm có chất lượng cao của các nhà sản xuất uy tín. Việc áp dụng chườm mát (bằng khăn hay miếng dán hạ sốt) bên cạnh việc giúp trẻ thoải mái, hỗ trợ hạ sốt, cách làm này vừa giảm lượng thuốc hạ sốt mà trẻ phải uống khi sốt cao.
Cha mẹ cần kết hợp các biện pháp trên khi chăm trẻ sốt tại gia đình. Tuy nhiên, sau 3 ngày, trẻ vẫn không hết sốt hoặc sốt vẫn tiếp tục cao và có biểu hiện bất thường, cần phải cho trẻ đến cơ sở y tế ngay.
Có những trẻ không uống được thuốc hạ sốt, cứ uống vào là nôn ọe, có những bé lại nhất quyết không chịu uống thuốc. Không ít các bậc cha mẹ trẻ tự hỏi: Có cách nào hạ sốt cho bé đơn giản mà hiệu quả không? Theo một số cách dân gian, các bố mẹ thử áp dụng một số cách sau nhé:
- Lau người cho bé:
Đưa bé vào nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo và dùng khăn ấm lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, hạch, bẹn... Không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng.
Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn ngày thường để dễ tiêu và uống các loại nước như orezol, nước chanh, nước cam. Không chườm cho bé bằng nước lạnh, nước đá, cũng không được xoa dầu gió cho bé.
- Tắm cho bé:
Trước đây, các cụ nhà ta thường kiêng kị việc tắm táp mỗi khi bị sốt, nhất là với trẻ con. Nhưng ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tắm chính là cách hạ nhiệt cơ thể rất nhanh nhưng phải tuân thủ các kĩ thuật.
Việc hạ nhiệt cho bé khi sốt là cực kì quan trọng vì não trẻ còn yếu nên rất dễ bị tổn thương. Tắm là cách chủ yếu để hạ nhiệt cho não.
Đưa bé vào phòng kín, đóng hết các cửa để tránh gió và cởi bỏ hết quần áo của trẻ. Nước tắm phải đảm bảo thấp hơn 2 độ so với nhiệt độ cơ thể trẻ (không thấp hơn quá nhiều để tránh sốc nhiệt, bé bị lạnh).
Để bé vào chậu nước và tắm bình thường, tắm cả đầu trong khoảng 5-10 phút mà vẫn phải giữ sao cho nhiệt độ của nước tắm chỉ kém 2 độ so với thân nhiệt bé. Sau khi tắm, lau thật khô người cho bé và cho bé mặc quần áo mỏng.
Vài tiếng sau có thể cho bé tắm lần nữa để hạ nhiệt độ. Khi tắm cho bé, điều quan trọng nhất là phải tránh gió để bé không bị lạnh.
Nhiều người nghĩ rằng khi trẻ bị sốt, bạn không nên tắm nước ấm cho trẻ. Tuy nhiên thực tế điều này lại hoàn toàn có lợi để hạ sốt nhanh cho bé đấy.
Hãy chuẩn bị một bồn tắm nước ấm cho trẻ với nhiệt độ nên được đo bằng nhiệt kế hoặc bạn có thể thử nghiệm nhiệt độ nước tắm cho trẻ bằng bàn tay, cổ tay của chính mình.
Nếu như nhiệt kế báo hiệu đang ở 85 đến 90 độ F, hoặc bạn cảm thấy nước ấm trên mặt sau của bàn tay hoặc cổ tay thì có nghĩa là nhiệt độ vừa cho trẻ tắm. Chú ý rằng không khí xung quanh nơi trẻ tắm khi sốt nên được duy trì ở nhiệt độ khoảng 75 độ F.
Sau đó, phụ huynh nên đặt trẻ nhẹ nhàng trong bồn tắm và sử dụng miếng bọt biển để kỳ cọ nhẹ nhàng trên toàn bộ các bộ phận cơ thể trẻ. Học viện nhi khoa Mỹ khuyên bạn nên cho trẻ ngồi trong bồn tắm vì nó thoải mái hơn nằm. Nước ấm sẽ giúp trẻ giảm sốt dần dần và an toàn.
Lau khô cơ thể trẻ với một chiếc khăn khô mềm mại sau khi tắm xong và nhanh chóng bắt trẻ trở lại giường ngủ. Lúc này bạn sẽ nhận thấy trẻ bị đổ mồ hôi nhiều và đó chính là hiệu quả của việc tắm khi sốt.
Nhiệt độ cơ thể trẻ lúc này sẽ thấp hơn khoảng 2 độ. Lặp lại tắm cho trẻ 1 ngày/ lần và thực hiện tắm cho trẻ tốt nhất vào buổi chiều cho đến khi cơn sốt ở trẻ chấm dứt.
- Xông cho bé:
Đổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa dầu khuynh diệp hoặc benjoin vào. Phòng tắm phải đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế bé trên tay hoặc để ngồi dưới sàn có trải khăn.
Khoác một khăn tắm quanh người bé, không cần mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được bé thở hít vào phổi.
- Dùng cây cỏ nhọ nồi:
Cỏ nhọ nồi ngâm rửa sạch, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml.
Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể đun sôi lên để nguội rồi mới cho bé uống cho yên tâm hơn. Bã nhọ nồi có thể cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân.
- Dùng là ngải cứu:
Lá ngải cứu khô, sắc lấy nước uống có thể giúp hạ sốt rất hiệu quả.
Làm ướt tất
Làm ướt tất của trẻ có thể được thực hiện tại nhà và có thể giúp giảm sốt - Trung tâm y tế Đại học Maryland cho hay. Theo đó, trước khi đi ngủ, cha mẹ trẻ có thể ngâm một đôi vớ mỏng bằng bông trong nước. Sau đó, đặt đôi vớ ướt này trên đôi chân trẻ hoặc cho trẻ đi cả hai chiếc vớ ẩm ướt lúc ngủ.
Trong khi trẻ ngủ, cơ thể sẽ bắt đầu lưu hành chất lỏng bạch huyết và máu để chống lại bàn chân ướt, đó cũng là mẹo để kích thích hệ miễn dịch. Những đôi tất này sẽ trở nên bị khô vào sáng hôm sau. Lặp lại cách điều trị cho 5-6 đêm liên tiếp để làm giảm cơn sốt của trẻ.
Nhiều nghiên cứu đã công nhận rằng những loại thảo dược như: hoa cúc, cỏ thi, cây bạc hà… cũng có thể gây ra sự đổ mồ hôi và từ đó có thể giúp hạ thân nhiệt cho cơ thể.
Vì thế, cha mẹ bé có thể sử dụng bất kỳ các loại thảo mộc nào để tạo thành một cốc trà thảo mộc và cho trẻ uống bằng để giảm căng thẳng và giảm sốt. Bạn có thể cho thêm mật ong vào cốc trà thảo mộc nếu muốn và cho trẻ uống 1 đến 2 chén trà thảo dược mỗi vài giờ khi cần thiết.
Để cẩn thận hơn, bạn hãy luôn tham khảo hỏi ý kiến một bác sĩ trước khi cho trẻ uống một loại trà thảo mộc, đặc biệt là nếu trẻ đang uống thuốc theo toa.
Chườm lạnh
Việc sử dụng một áp xuất khi bạn nén lạnh cho bé cũng giúp cơ thể hạ thấp nhiệt độ. Theo đó, để nén hoặc chườm lạnh cho trẻ, bạn hãy sử dụng một chiếc khăn xô sạch sẽ và gói vào khăn đó đầy nước đá. Sau đó, áp dụng đặt miếng chườm lạnh này chườm trực tiếp vào trán và cơ thể trẻ.
Loại bỏ quá trình chườm nếu nhiệt độ đã bớt lạnh và sau đó lại tiếp tục cho thêm đá lạnh vào chườm một lần nữa. Lặp lại quá trình điều trị này 1-2 lần/ giờ khi cần thiết để giảm sốt cho bé yêu.
Gạo tẻ + lá búp nhài
Nguyên liệu: Gạo tẻ (2 nắm nhỏ); lá hoặc búp non lá nhài (1 nắm nhỏ) Cách làm: - Gạo rang vàng hơi ngả màu sậm; lá hoặc búp lá nhài sao vàng.
- Cho gạo rang và lá nhài (hoặc búp) vào xoong quấy bột đổ khoảng 01 bát nước đun sôi. Sau khi sôi, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Khi nước âm ấm thì đổ ra cốc cho con uống thay nước. Tác dụng: Gạo rang: chống mất nước giúp trẻ đỡ mệt; còn lá nhài hay búp nhài giúp hạ nhiệt nhanh. Đây là bài thuốc được độc giả có nickname: hn999 chia sẻ trên diễn đàn WTT.
Dùng lát chanh tươi
“Khi bé nhà mình sốt 38 độ, mình lấy 1 quả chanh tươi trong tủ lạnh và cắt làm nhiều lát mỏng. Sau đó, dùng lát chanh chà nhẹ lên trán, thái dương, khe khuỷu tay chân… bé nhà mình hạ sốt rất nhanh”, mẹ Ngọc Hoa (Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) nói.
Chị Hoa cũng chia sẻ thêm rằng do bé nhà chị bị dị ứng Paracetamol nên chị thường áp dụng ‘bí kíp’ này. Ngoài ra, rất nhiều bà mẹ cùng công ty chị cũng có thói quen sử dụng chanh tươi hạ sốt cho con.
Nhưng lưu ý: do nước chanh có axit chua nên cần tránh những chố bé có mụn ngứa hoặc da bị xước dễ làm xót. Hoặc nếu thấy bé khó chịu, kêu xót thì cố gắng để chừng 2-3 phút rồi lấy khăn ướt lau đi.
Trứng gà + gừng
“Khi Nhím bị sốt, em nghe lời mẹ chồng lấy gừng tươi 10g, hành củ 10g, rau mùi 10g, trứng gà 2 quả luộc chín bỏ lòng đỏ lấy lòng trắng rồi đem hấp chín, gói vào túi vải rồi chườm khắp toàn thân bé cho đến khi mồ hôi vã ra. Rất nhanh thân nhiệt bé đã hạ và em cũng bớt lo lắng”, mẹ Nhím chia sẻ trên diễn đàn Làm mẹ.
Thực tế, bài thuốc mà mẹ Nhím sử dụng là bí kíp hạ sốt dân gian đã được y học chứng minh là hiệu quả, đặc biệt với trẻ sốt cao do cảm cúm và không có mồ hôi. Ngoài ra, chị em có thể lấy lành củ tươi và lá kinh giới tươi lượng vừa đủ, đem giã nát rồi chia đắp lên chóp mũi trẻ vài lần trong ngày. Cách này cũng rất phổ biến.