Cách điều trị bệnh trầm cảm nhanh khỏi bằng phương pháp đơn giản
Triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh
Các biểu hiện của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.
Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm kí bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực.
Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm:
+ Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân) : Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội... nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.
+ Trầm cảm do stress : Chẳng hạn như khi mất việc làm, những mâu thuẫn trong cơ quan hoặc gia đình, con cái hư hỏng, thất bại trong hôn nhân, thất bại trong công việc, bị sụp đổ lòng tin hoặc có người thân chết đột ngột...
+ Trầm cảm do các bệnh thực tổn : sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong...
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm:
1 - Mất ngủ : khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được nữa, hoặc thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng kèm theo bồn chồn khó chịu (có khi ngủ nhiều quá mức).
2 - Chán ăn : ăn ít, ăn không ngon, không thích ăn, sợ ăn (có khi ăn nhiều quá mức), không ăn, sút cân.
3 - Ngại giao tiếp với người khác, trở nên ít nói bất thường, lười vận động.
4 - Cảm thấy bốn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh.
5 - Cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm việc, mất hứng thú giải trí hàng ngày (thể thao, xem tivi, sách báo, phim...). Cảm thấy xung quanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê.
6 - Bi quan lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy ra cho bản thân và gia đình.
7 - Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằng mình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai.
8 - Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được sống, cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người.
9 - Có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát bằng thuốc ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâm vào xe... hay đã có lần tự sát.
10 - Giảm khả năng tập trung, do dự và giảm hay rất thèm muốn quan hệ tình dục.
Để trị được bệnh trầm cảm, bạn cần thực hiện những việc sau :
- Bạn tránh cảm giác chán đời, bạn nên cố gắng đừng để cho mình quá rảnh rỗi; nên tạo cơ hội cho mình bận rộn bằng việc gia chánh, thêm việc ở cơ quan hoặc học thêm… Cũng rất nên đi chơi, giải trí với loại hình nghề thuật mà mình không chán. Đừng bỏ qua cơ hội, và hơn hết là nên cố gắng thu xếp tham gia những hoạt động tập thể ở cơ quan để tiếp xúc với đồng nghiệp, tạo niềm vui mới… Trong sinh hoạt cộng đồng, bạn sẽ thấy mình có ích cho người khác, được người khác quý mến.
1, Bạn hãy lấy một tờ giấy trắng, kẻ một đường dọc chia đôi. Bên trái hãy viết tất cả những gì bạn lo lắng thành từng mục một. Bên phải là những nguyên nhân gây ra cảm giác đó. Chẳng hạn ngủ trằn trọc. Nguyên nhân: Tôi vẫn nghĩ đến việc...Hãy nêu luận điểm chứng cớ cho thấy tại sao như vậy là không đúng và hãy viết chúng ra.
2, Để thay đổi những việc ưu tiên làm, hãy nghĩ ra mục tiêu mới, lý thú, nhưng có thể thực hiện được. Chẳng hạn ngày nghỉ đi thăm bạn gái ở thành phố khác hay mua một bộ quần áo thể thao. Hãy mô tả cụ thể từng bước thực hiện một.
3, Trầm cảm lúc đổi mùa, chính là thời điểm bạn cần bắt đầu mọi việc từ đầu. Hãy thay đổi trình tự công việc : bắt đầu đến bể bơi, bổ sung thêm khoản đi bộ vào buổi tối bất chấp mưa hay nắng...
4, Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người nhà một niềm vui nho nhỏ: mua vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, làm đầu mới, món ăn mới...
5, Ngày nghỉ hãy ngủ thêm một chút, tắm bằng nước lá thơm, đi làm đầu...
6, Hãy thay đổi một điều gì đó trong căn hộ : kê lại đồ gỗ thay rèm cửa, thay thảm, đặt lại chậu hoa cảnh...
7, Từ tối hôm trước hãy chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau, cố gắng để có những khoảng thời gian rỗi.
8, Hãy mời bạn thân đi tiệm cà phê hay về nhà, hãy tâm sự hết những nỗi niềm của mình, thậm chí hãy cùng khóc cho đến khi bật cười.
9, Hãy nhớ rằng có khi bạn uống một số loại thuốc cũng gây ra tâm trạng vui buồn thất thường, ví dụ như thuốc ngừa thai. Có thể nên thay thế bằng loại thuốc khác. Nếu những biện pháp đó không có tác dụng thì hãy đến gặp bác sỹ liệu pháp tâm lý.
10, Về dinh dưỡng vào lúc giao mùa, hãy bổ sung vitamin tránh chế độ ăn nghèo calo, đồ béo, đồ ngọt, không uống chè và cà phê đặc...
Trường hợp của bạn, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ xem đau đầu do nguyên nhân gì và bạn thực hiện cách làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhé.
Thỉnh thoảng bạn bỗng dưng buồn bã u uất mà không biết lý do vì sao? Thậm chí bạn nghĩ rằng mình không thể vượt qua được một cú sốc nào đó, và chỉ muốn buông tay? Rất có thể bạn đang mang dấu hiệu của trầm cảm.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, trước quá nhiều vấn đề vượt ra khỏi tầm kiểm soát và không thể tự mình giải quyết, con người thường có xu hướng cô lập mình, tự gậm nhấm những cảm xúc đau buồn, và không muốn chia sẻ với một ai khác. Hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến việc mọi ức chế bị dồn nén, lâu ngày thành một phản xạ tiêu cực: không thiết tha với cuộc sống này nữa. Họ thường nghĩ đến cái chết, vì một lý do đơn giản: không có gì vui vẻ để sống.
Mỗi ngày, tôi tiếp xúc với khoảng 30 người muốn tự sát!
Bác sĩ Lê Đình Phương (bệnh viện Pháp Việt TPHCM) cho biết: "Càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh trầm cảm, con số thống kê gần nhất là 40% người mắc bệnh này hàng năm, nhưng không phải ai cũng biết chính xác tình trạng của mình để mà điều trị".
Bác sĩ Phương cũng cho biết thêm, mỗi ngày ông phải tiếp xúc với khoảng 30 bệnh nhân muốn tự sát. "Họ đến gặp tôi trong tình trạng hết sức tiêu cực: khóc lóc, gào thét, chửi rủa cuộc đời, đập phá bệnh viện... Hầu hết đều không còn muốn sống nữa. Nói mọi thứ bế tắc và không lối thoát chỉ là một ám ảnh của người bệnh. Thật sự trầm cảm có thể chữa khỏi nếu bạn hiểu biết về nó. Trầm cảm là một căn bệnh, chứ không phải là một trạng thái tâm lý. Xác định được điều đó, bạn mới có một cái nhìn đúng đắn về bệnh này, và có hướng điều trị nghiêm túc".
Trầm cảm là gì và nguyên nhân dẫn đến trầm cảm?
Có thể hiểu, người mắc chứng trầm cảm là những người cảm thấy tuyệt vọng, vô dụng và tự đổ lỗi cho mình về những cảm giác buồn bực trong lòng đang diễn ra. Họ có thể suy sụp và không tham gia vào những hoạt động thường ngày được nữa, dần dần tự cô lập xa lánh người thân và bạn bè. Và thậm chí, có người còn tự tìm đến cái chết để giải thoát.
Người mắc bệnh trầm cảm thường có xu hướng tự cô lập mình với xung quanh
Nguyên nhân chính xác của trầm cảm chưa được biết rõ. Sự mất cân bằng về những yếu tố môi trường, di truyền, hóa học có thể là những nguy cơ liên quan với trầm cảm. Khi những cảm xúc tinh thần của một người bị mất cân bằng cũng có thể dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, tuổi tác cũng là một yếu tố. Trầm cảm có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên tuổi trung bình dễ xuất hiện nhất là vào nhóm tuổi 20.
Các triệu chứng để nhận biết bệnh trầm cảm?
Trước hết cần phải hiểu rõ, trầm cảm không phải là sự yếu đuối về nhân cách. Như bất kỳ người bệnh nào, người mắc chứng trầm cảm cũng có thể có những triệu chứng khác nhau. Rất nhiều người mắc chứng trầm cảm thường cảm thấy bối rối, hoặc họ không có những hiểu biết thấu đáo về vấn đề này. Họ có thể cảm thấy tuyệt vọng, không tin là sẽ có cải thiện. Do đó người trầm cảm thường có 2 biểu hiện phổ biến là:
-Mất hứng thú và niềm vui trong sinh hoạt thường ngày.
-Biểu lộ những cảm giác buồn bã hay vô vọng hoặc những cơn khóc nức nở.
Các triệu chứng của trầm cảm phải kéo dài ít nhất 2 tuần và có thể gồm thêm nhiều triệu chứng sau:
-Ngủ nhiều hoặc ít hơn bình thường
-Tư duy không rõ ràng, hay mất tập trung
-Giảm hoặc tăng cân đáng kể
-Dễ cáu gắt, nổi nóng
-Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi
-Phản xạ chậm chạp
-Ít chăm sóc bản thân
-Giảm hứng thú tình dục
-Nghĩ đến cái chết
-Xa lánh bạn bè và người thân
Nếu bạn thấy mình có những biểu hiện như trên, đừng ngần ngại hay che giấu bệnh, hãy đến ngay các bác sĩ có chuyên môn khám và điều trị kịp thời.
Trầm cảm là một bệnh có thể điều trị được!
Như trên đã nói, bạn cần nhìn nhận rằng trầm cảm là một căn bệnh và có thuốc điều trị nghiêm túc. Đó không phải là 1 dạng bệnh tâm lý và chữa trị chỉ đơn thuần bằng các biện pháp tâm lý. Điều trị trầm cảm có thể cần phải sử dụng cả thuốc điều trị và đối thoại. Hiện nay, người ta coi trầm cảm là một chứng bệnh do những thay đổi về hóa học của não bộ, hay những chất dẫn truyền thần kinh. Và thuốc chống trầm cảm có tác dụng làm đảo ngược những thay đổi này trong não bộ. Điều quan trọng là phải tuân thủ chương trình điều trị mà bác sĩ đã vạch ra cho bạn một cách nghiêm túc.
Ngoài ra, để chữa dứt hẳn chứng trầm cảm, bạn cũng nên tự mình thay đổi lại những thói quen vận động hàng ngày theo hướng tích cực như lên kế hoạch cho các hoạt động giải trí. Hãy tự sống điều độ hơn và tuyệt đối không che giấu những vấn đề đang gặp phải của mình để có thể có sự hỗ trợ từ xung quanh như người thân và bạn bè.
Hãy thay đổi những thói quen vận động hàng ngày theo chiều hướng tích cực.
Bác sĩ Lê Đình Phương cũng nói thêm: "Khi bị trầm cảm, bạn thường có xu hướng tìm đến rượu bia hay các loại thuốc hướng thần để giải quyết. Có thể trong lúc đó, tạm thời bạn sẽ thấy khá hơn, nhưng chính những điều này sẽ làm cản trở mục tiêu điều trị bệnh của bạn. Tình trạng suy sụp sau khi sử dụng rượu và các loại thuốc hướng thần có thể làm tăng cảm giác tội lỗi hay mệt mỏi, và bạn vẫn thấy mình là gánh nặng cho những người xung quanh".
Nhưng hãy yên tâm - bác sĩ Phương vừa chỉ những bức tranh với dòng chữ "Thank you, Dr Phương" treo rất trang trọng trong phòng khám của ông vừa cười nói - Đó là những bức tranh của bệnh nhân trầm cảm vẽ tặng tôi. Họ vẽ chúng sau khi đã được điều trị dứt căn bệnh này. Khi đó, họ yêu đời, lạc quan, vui vẻ, và thiết tha với cuộc sống này hơn bao giờ hết! Họ dễ thương và đáng yêu hơn bao giờ hết!
Trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Có thể xảy ra ở nhiều tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850 000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25 % trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25% Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp
Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm khiến con người có thể thay đổi cách nhìn đối với thế giới bên ngoài và thấy mọi điều trở nên vô vọng. Trầm cảm không những làm cho công việc và cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn dường nhưkhông thể vượt qua mà còn khiến con người cảm thấy cô đơn, trơtrọi. Hiện có khoảng 19 triệu người Mỹ sống trong trạng thái trầm cảm. (Đặc biệt phụnữsau khi sanh dễmác bệnh trầm cảm) Dưới đây là một số chỉ dẫn giúp bạn nhận ra các dấu hiệu của bệnh trầm cảm để phòng ngừa.
I. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NHÂN TRẦM CẢM:
Hình thức của một người có thể gợi ý về trường hợp trầm cảm: không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu
Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do.
Rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất ham muốn tình dục ở cả hai phái, có thể yếu hoặc mất chức năng cương cứng ở nam giới, lãnh cảm ở phụ nữ.
Các biểu hiện có thể khác của bệnh trầm cảm là cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rủ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.
Ngoài ra còn có các biểu hiện thân thể khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm cân nặng bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực điều này khiến bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa.
Đối với những người bệnh nặng hơn còn gặp khó khăn hay không thể thực hiện những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, gặp gỡ bạn bè, thăm người thân, tiếp xúc với người khác, đặt biệt là với người khác giới.
Các biểu hiện này có thể gặp ở người khỏe mạnh, bình thường khi gặp chuyện sốc hay buồn bực, vì vậy rất khó có thể phân biệt được đâu là tâm trạng nhất thời và khi nào thì đã mắc phải bệnh.
Để chẩn đoán trầm cảm, người ta thường dựa vào bảng tiêu chuẩn DSM IV hay chuẩn ICD-10 phần F32 của WHO.
Tiêu chuẩn DSM IV dùng chẩn đoán trầm cảm
Trong vòng hai tuần, hầu nhưmỗi ngày
Tính khí sầu muộn và/hoặc từ chối những nguồn vui vốn có cộng với ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau:
Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.
Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.
Kích động hoặc trở nên chậm chạp.
Mệt mỏi hoặc mất sức.
Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.
Giảm khả năng tập trung, do dự.
Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
Chuẩn ICD-10 F32
Theo ICD:
F32.0 Giai đoạn trầm cảm nhẹ (người bị bệnh cảm thấy không được khỏe và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, sinh hoạt bình thường).
F32.1 Trầm cảm mức trung bình (những yêu cầu trong công việc và việc nhà không thể đảm nhiệm nổi).
F32.2 Trầm cảm nặng (bệnh nhân cần được điều trị).
F32.3 Trầm cảm nặng kèm theo những biểu hiện thần kinh khác.
F32.8 và 9 Những giai đoạn trầm cảm khác.
Nguy cơ tự sát ở người bị trầm cảm
Trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% những trường hợp tự sát.Theo các thống kê thì tuy nam giới ít bị trầm cảm hơn, nhưng khi rơi vào trầm cảm, xu hướng tự sát lại cao hơn
Những bệnh nhân trầm cảm tự sát đa số ở hai nhóm chính:
Nam giới, trên 50 tuổi, sống ở nông thôn.
Nữ giới, trẻ tuổi, sống ở thành thị.
Ý đồ tự sát nhiều hơn gấp 10-12 lần so với hành vi tự sát. Nguy cơ cao ở những bệnh nhân mà bản thân hoặc người cùng huyết thống từng tự sát, trầm cảm, nghiện rượu, cũng như ở những người sống cô lập với xã hội.
Tự sát có thể đột ngột hay được chuẩn bị trước, âm thầm hoặc báo trước.
II. NGUYÊN NHÂN GÂY TRẦM CẢM:
Các nguyên nhân gây trầm cảm có thể xếp vào 3 nhóm chính:
Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân): Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội... nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.
Trầm cảm do stress: Chẳng hạn nhưkhi mất việc làm, mâu thuẫn trong gia đình, con cái hưhỏng, bị trù dập ở nơi làm việc, làm ăn thua lỗ, bị phá sản hoặc có người thân chết đột ngột...
Trầm cảm do các bệnh thực tổn:
A.Các rối loạn nội tiết:
Giảm năng tuyến giáp (hypothyroidism)
Bệnh đái đường
Hội chứng Cushing
B.Các rối loạn thần kinh:
Các tai biến mạch máu não
Khối máu tụ dưới màng cứng (subdural hematoma)
Bệnh xơcứng rải rác (multiple sclerosis)
U não
Bệnh parkinson
Bệnh co giật
Sa sút trí tuệ (dementia)
Bệnh trầm cảm được xếp loại thành nguyên phát nếu như các triệu chứng xuất hiện trước và không liên hệ với bất cứ một bệnh nội khoa hoặc tâm thần có ý nghĩa nào khác. Được coi là thứ phát khi bệnh trầm cảm xảy ra sau và có liên hệ với một bệnh nội khoa hoặc tâm thần khác
III. ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM:
Dùng thuốc, liệu pháp tâm lý và sốc điện trong đó dùng thuốc là phổ biến nhất. Có các loại thuốc sau: amitriptyline, anafralil, stablon, prozac, zoloft, paroxetin, remeron, efecxor, ... Thuốc chống TC có một số tác dụng phụ nhưkhô miệng, run tay, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, bồn chồn, ảnh hưởng đến dục năng,hưng cảm, mất ngủ, ngủ nhiều.... Ngoài ra, nếu bệnh nhân mất ngủ có thể dùng: amitriptyline, olanzapin(chống loạn thần), clozapin, remeron, tiseccin,stilnox, hoặc dùng thảo dược nhưsen vông, lạc tiên, long nhãn, rotunda, mimosa.... Bệnh nhân mất ngủ, hay căng thẳng stress, lo sợ bồn chồn có thể dùng diazepam, rivotril, lexomil...(thuốc gây trạng thái thoải mái thưgiãn nên dễ bị lạm dụng nhưma túy, thuốc gây nghiện nên phải giảm liều từ từ)
(st)