Làm sao để hết cảm lạnh đơn giản nhất

Với kiểu thời tiết lúc nóng, lúc lạnh như thế này cộng với nhiệt độ giữa ban ngày và buổi chiều tối chênh nhau rất đáng kể dễ làm bạn bị cảm lạnh, lúc này bạn nên làm gì?

Cảm lạnh là bệnh phổ biến nhất trong mùa đông xuân do khí lạnh gây ra. Một người có thể bị cảm lạnh 200 lần, đây là con số tạm tính nếu người đó sống đến tuổi 75, đối với trẻ em thì mỗi năm có thể bị từ 4-8 lần và trẻ thường bị cảm lạnh nhiều hơn người cao tuổi là những người đã tiếp xúc với hầu hết các virus gây cảm lạnh thông thường. Hiện nay, vẫn chưa có bất cứ loại vaccin nào giúp con người miễn dịch được với cảm lạnh, kể cả kháng sinh.

Khi bị cảm lạnh, người bệnh sẽ bị đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mắt, đau các khớp, sốt, ho… Lúc này, người bệnh cần tránh vận động, dành thời gian để nghỉ ngơi.

Ăn gì khi bị cảm lạnh?

Các thực phẩm sau rất tốt cho người bị cảm:

Trái cây và các loại rau có màu sắc bắt mắt

Rau bó xôi, cà chua là những loại thực phẩm chứa nhiều chất chống ôxy hóa, có khả năng giúp các tế bào miễn dịch chống lại sự tấn công của những nhân tố không tốt từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn chứa một lượng lớn vitamin C, giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

Thức ăn có hàm lượng protein cao

Khi chúng ta bị cảm, cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng lớn kháng thể, đó chính là protein, có khả năng trung hòa một số vi khuẩn lây nhiễm, tiêu diệt các vi trùng mầm bệnh và thải chúng ra khỏi cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân cần được bổ sung protein. Những nguồn thực phẩm cung cấp protein có lợi cho hệ thống miễn dịch của cơ thể là trứng, thịt nạc và chế phẩm từ đậu.

Ăn canh gà

Theo nghiên cứu của các trung tâm y học ở Mỹ, canh gà có thể cải thiện các bệnh về họng và đường hô hấp.

Nó đặc biệt có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Bởi các Amino axit có trong thịt gà có chứa nhiều dinh dưỡng có thể làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Ăn nhiều củ cải

Các thực nghiệm đã chứng minh, củ cải có tác dụng đặc biệt trong việc phòng chống và chữa trị cảm cúm. Cách làm cụ thể như sau: ép nước củ cải, sau đó cho thêm một chút nước gừng, thêm đường hoặc mật ong.

Mỗi ngày uống ba lần và uống trong hai ngày đảm bảo các triệu chứng cảm cúm sẽ hết ngay lập tức.

Ăn ít thức ăn có nhiều muối

Các nghiên cứu cho thấy, khi bị cảm cúm nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều muối như vậy sẽ nâng cao lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng.

Từ đó, họng sẽ tiết ra nhiều chất Globulin miễn dịch A và Interferons để chống lại virus cảm cúm.

Uống nước mật ong

Mật ong có chứa nhiều hợp chất có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Mỗi ngày nếu uống hai lần vào sáng và tối cơ thể chúng ta sẽ kháng lại được những virus cảm cúm và những bệnh liên quan đến virus.

Nước ép rau quả

Tự làm nước ép hoa quả hay ăn một vài loại hoa quả sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe nhanh nhất. Uống 1 ly nước trái cây, rau quả sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy chất chống oxy hóa và tăng cường nước cho cơ thể chống lại cúm.

Tỏi

Nếu bạn không ngại mùi nồng nặc của tỏi, hãy sử dụng thật nhiều tỏi khi bị cảm cúm. Bạn hãy bổ sung tỏi làm gia vị cho các món ăn, đặc biệt là xúp. Tỏi là một loại kháng sinh có tính chất kích thích miễn dịch nên làm giảm nhẹ tình trạng ngạt mũi do cúm một cách nhanh chóng.

Gừng

Khi bạn bị đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy thì gừng là vị thuốc sẵn có trong nhà có thể sử dụng làm dịu đi những triệu trứng này. Gừng còn có tác dụng chống viêm. Bạn hãy ăn gừng tươi, gừng ở dạng bột hoặc uống nước gừng nhé.

Trà nóng

Từ lâu trà được biết đến là 1 loại thuốc quý có chất chống oxy hóa, chống lại bệnh tật. Xông mũi bằng nước trà xanh nóng có thể giúp giải tỏa sự tắc nghẽn ở mũi. Hoặc thêm 1 thìa mật ong, chanh sẽ giúp giảm viêm họng.

Chuối

Bạn có thể ăn chuối bằng cách thái lát, nghiền nát hoặc ăn toàn bộ quả chuối để giảm các triệu trứng như buồn nôn, tiêu chảy. Chuối, gạo, xốt táo, bánh mì nướng thường là những thực phẩm được bác sĩ khuyến khích mọi người ăn nhiều khi đang hồi phục sau bệnh cúm, dạ dày.