Làm sao để hết chai tay hiệu quả

Chai là một vùng da bị hóa sừng, do quá sản các lớp thượng bì, đặc biệt là ở lớp sừng; ở tổ chức đệm là một khối xơ do tổ chức xơ quá phát triển. Tổn thương là những đám dầy sừng màu ngà, vàng, khum lên, hình tròn hay bầu dục, sờ vào rất cứng, vùng ranh giới với da lành có thể bị nứt, từ đó gây bội nhiễm, đau đớn, đôi khi ở trung tâm bong sừng tạo nên một lõm ở giữa.
 
Những chỗ thường xuyên tiếp xúc và cọ sát với một vật nào đó lâu ngày sẽ xuất hiện chai ở điểm tiếp xúc. Chai thường xuất hiện ở tay, chân. Thủ phạm gây chai ở tay thường là bút viết, tay lái xe máy, dụng cụ lao động

Những chỗ thường xuyên tiếp xúc và cọ sát với một vật nào đó lâu ngày sẽ xuất hiện chai ở điểm tiếp xúc.

Viên Aspirin

Lấy 5 viên aspirin giã nhuyễn, trộn với một muỗng rưỡi nước chanh tươi và một muỗng nước lọc. Bôi hỗn hợp này lên phần bị chai, phủ lớp khăn đã nhúng nước ấm để trong 10 phút. Sau đó dùng đá bọt nhẹ nhàng rửa hết lớp tế bào chết.

Chanh tươi 

Bổ đôi quả chanh tươi hoặc cắt lấy một lát mỏng rồi chà xát đều lên khắp hai mặt của bàn tay. Massage nhẹ nhàng trong vòng 1-2 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Các tế bào chết và vi khuẩn trên da sẽ được tẩy sạch nhanh chóng, trả lại cho bạn đôi bàn tay sáng mịn và mềm mại. Vì trong chanh có chứa acid nên bạn chỉ nên sử dụng cách này 2-3 lần/1 tuần 

Dầu Ôliu

Cách làm mềm da tay bị chai với dầu ô liu cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt dầu ô liu vào hai lòng bàn tay rồi xoa đều lên khắp hai mặt của bàn tay. Khoảng 3-5 phút sau rửa tay lại với nước ấm và dùng khăn bông thấm khô tay. Ngay sau đó bạn có thể cảm nhận được độ mềm mại của làn da. Với phương pháp này bạn có thể áp dụng thường xuyên và sẽ cho hiệu quả giảm chai sần tay rất tốt.

Dầu oliu giúp làm mềm da bị chai sần.

Đu đủ 

Dùng cùi hay nước ép của trái đu đủ để bôi lên vùng da sần, vùng bị chaitrong khoảng 15 phút. Trong lúc đó, massage cho khu vực này rồi rửa lại với nước ấm. Cách này sẽ giúp da mềm hơn rất nhiều.

Một điều đặc biệt cần lưu ý để không bị chai 

Không nên dùng kìm cắt những lớp da sần vì rất dễ gây tổn thương, chảy máu. Việc cắt da có thể kích thích lớp da non tái tạo và bị chai cứng nhanh hơn.

Để tránh cho da chai mọc lại, nên hạn chế để da tiếp xúc nhiều đến những vật dụng dễ gây ra chai da, đồng thời bổ sung cho cơ thể lượng vitamin E, nước cần thiết để da luôn mềm mại.

Với cùi chỏ tay, nên hạn chế chống tay lên bàn hoặc tì tay vào những vật cứng như tường, ghế…