Bệnh tiêu chảy có thể làm cho bạn cảm thấy yếu và mất nước (khô da). Nó cũng có thể làm bạn giảm cân nhanh chóng. Bệnh tiêu chảy, ngoài nguyên nhân do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, do thực phẩm không an toàn, không vệ sinh, bệnh dạ dày có thể gây tiêu chảy. Vậy làm sao để hết đau bụng tiêu chảy nhanh nhất? Cùng tham khảo các thông tin dưới đây nhé!
BỆNH DANH
Thật ra, nhiều người trong y khoa rất ngạc nhiên với cụm từ “tiêu chảy cấp nguy hiểm”. Có người nói rằng họ chưa bao giờ thấy bệnh danh này trong thời gian học ở trường y. Chúng tôi không tìm thấy một bệnh danh tiếng Anh nào tương đương với “tiêu chảy cấp nguy hiểm” trong ICD-10.
Chúng tôi tra Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng 1998) thì thấy định nghĩa chữ cấp như sau: “mặt phẳng hẹp làm bậc để bước lên; loại hạng trong một hệ thống (xếp theo trình độ cao thấp, trên dưới; gấp, kíp (như việc cấp lắm)”.
Quay sang định nghĩa “cấp tính” chúng tôi thấy Từ điển định nghĩa như sau: “(bệnh) ở trạng thái phát triển nhanh; trái với mãn tính”.
Như vậy, trong tiếng Việt, chữ cấp trong “tiêu chảy cấp nguy hiểm” là không chuẩn tiếng Việt. Chúng tôi tự hỏi tại sao chúng ta không sử dụng “Tiêu chảy cấp tính” (mà tiếng Anh gọi là “acute diarrhea”) cho chuẩn?
Thỉnh thoảng chúng tôi thấy báo chí Việt Nam dịch cụm từ “tiêu chảy cấp nguy hiểm” sang tiếng Anh là “severe acute watery diarrhea” hay có khi là “severe acute diarrhea”, nhưng cách dịch này không đúng. Chữ severe trong tiếng Anh có nhiều nghĩa nhưng không có nghĩa nào để dịch là nguy hiểm cả. Thật ra, severe trong văn cảnh y khoa có nghĩa là nặng, nghiêm trọng, gay go.
Do đó, trong bài này chúng tôi sử dụng cụm từ “tiêu chảy cấp tính” thay vì “tiêu chảy cấp”.
1. ĐỊNH NGHĨA
Với thói quen ăn uống bình thường như ở nước ta (ba bữa ăn sáng, trưa, và chiều) một người bình thường bài tiết ra khoảng 100 đến 200 g phân. Tần số đi tiêu có thể dao động từ 3 lần một ngày đến 3 lần một tuần.
Do đó, theo tiêu chuẩn lâm sàng, tiêu chảy được định nghĩa là sự gia tăng số lần đi tiêu trong một ngày (trên 3 lần), trọng lượng phân cao bài tiết trên 200 g/ngày. Cụ thể hơn:
·Người lớn: đi tiêu với phân bài tiết trên 200 g/ngày [1].
·Trẻ em: đi tiêu với phân bài tiết trên 20 g/ngày.
·Tiêu ra chất lỏng trong phân.
Bình thường, phân người chứa khoảng 60 đến 90% nước; nhưng người mắc bệnh tiêu chảy thì phân hàm chứa trên 90% nước. Phân có thể chứa nhiều nước vì do chuyển hóa quá nhanh qua hệ thống tiêu hóa; nếu một thành phần của phân ngăn chận ruột già hấp thu nước, hay nếu nước bị thải bởi ruột già vào phân. Theo qui luật thông thường, ruột có thể hấp thu một lượng nước lớn hơn lượng nước cần thiết mỗi ngày. Tuy nhiên, khi khả năng dự trữ bị áp đảo (tràn ngập) thì tiêu chảy sẽ xảy ra.
Cần phải phân biệt tiêu chảy với chứng tiêu đùn (fecal incontinence) thường hay thấy ở những bệnh nhân với cơ chậu (pelvis muscle) yếu hay rối loạn ruột thẳng và hậu môn (anorectal dysfunction). Người với chứng tiêu chảy giả (Pseudo-diarrhea hay hyperdefecation) cũng đi tiêu nhiều lần nhưng trọng lượng phân không tăng như thấy ở các bệnh nhân rối loạn đường ruột hay tăng năng tuyến giáp (hyperthyroidism).
Bệnh tiêu chảy có thể phân loại theo thời gian mắc bệnh (cấp tính hay mãn tính), cơ chế bệnh (thấm lọc - osmotic hay bài tiết - secretory), độ nghiêm trọng (nhỏ hay lớn), hay đặc điểm của phân (nước, chất béo, hay có máu). Trong thực hành lâm sàng, thời gian mắc bệnh và đặc điểm bệnh là hai yếu tố có ích nhất trong việc chẩn đoán và điều trị.
Tiêu chảy cấp tính được định nghĩalà tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 4 tuần (có nơi định nghĩa dưới 2 tuần). Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài hơn 4 tuần, ca bệnh được xem là tiêu chảy mãn tính.
Tiêu chảy thẩm thấu (osmotic diarrhea) là loại tiêu chảy do một loại dung dịch mà ruột không thể hấp thu hay tiếp thu rất khó, và từ đó gây áp lực thẩm thấu đến màng nhầy trong ruột, và hệ quả là bài thải nước thái quá. Loại tiêu chảy này thường ngưng khi bệnh nhân ngưng ăn một thời gian ngắn.
Tiêu chảy xuất tiết (secretory diarrhea) là một sự rối loạn về chuyển tải ion trong các tế bào biểu mô của ruột làm gia tăng sự bài tiết, giảm hấp thu, hay cả hai. Với loại tiêu chảy này, ngưng ăn không làm hết bệnh. Một ví dụ cổ điển của tiêu chảy cấp tính bài tiết là bệnh tả, và các ca bệnh nhiễm vi khuẩn enterotoxigenic E coli (ETEC).
2. KHI NÀO CẦN ĐI GẶP BÁC SĨ
Mặc dù tiêu chảy thường không nghiêm trọng và bệnh nhân tự hồi phục, nhưng trong trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân cần phải đi gặp bác sĩ. Những trường hợp sau đây cần đến tư vấn của bác sĩ:
Đi tiêu chảy hơn 3 ngày
Cảm thấy đau bụng hay đau ruột dữ dội
Nhiệt độ trong người trên 38 độ C
Đi tiêu chảy có máu trong phân hay phân màu hắc ín
Dấu hiệu mất nước.
3. NGUYÊN NHÂN
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy. Một số nguyên nhân thông thường của tiêu chảy cấp tính là: nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng, ký sinh trùng, thuốc men, và rối loạn đường ruột. Theo y văn, khoảng 30-40% ca tiêu chảy là do nhiễm vi khuẩn, 20-30% do nhiễm vi trùng (riêng E. coli O157 là nguyên nhân của khoảng 30% các ca tiêu chảy ra máu)
Tác nhân vi-rút
Nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy cấp tính là nhiễm vi rút. Trường hợp này còn được biết đến như là viêm dạ dày ruột do virus (viral gastroenteritis) hay có vẻ văn hoa một chút là “cúm dạ dày” (stomach flu)!
Có nhiều loại vi rút có thể gây tiêu chảy cấp tính, thông thường là:
Rotavirus (thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em)
Adenovirus
Caliciviruses
Astrovirus.
Tác nhân vi trùng
Một số vi trùng (hay còn gọi là “vi khuẩn”) có thể là nguyên nhân của tiêu chảy:
Staphylococcus aureus (S. aureus) – thường hay nhiễm các loại thịt đã qua xứ lí công nghệ và các loại bánh làm bằng sữa.
Clostridium perfringens – thường hay nhiễm các thực phẩm được hâm ấm.
Bacillus cereus – thường lây nhiễm qua gạo và đậu, kể cả giá sống.
Salmonella – hay nhiễm trứng gà, trứng vịt và gia cầm. Sốt thương hàn thường do nhiễm trùng Salmonella typhi.
Shigella – vi khuẩn/trùng này là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy thường được phát hiện trong các nhà giữa trẻ, các làng ở nông thôn.
Escherichia coli (E. coli) – hay nhiễm thịt chưa nấu chín; tuy nhiên, các trận dịch tiêu chảy E. coli thường liên quan đến giá sống, nước trái cây chưa qua diệt khuẩn theo phương pháp Pasteur, các loại nem chua, rau cải, và phó mát.
Campylobacter jejuni – thường nhiễm chim, gà, vịt. Vi khuẩn này thường được phát hiện ở các nhà có nuôi gia cầm.
Yersinia enterocolitica – một vi khuẩn/trùng gây nhiễm trùng Yersin (yersiniosis). Nhiễm trùng này thường xảy ra khi ăn thịt và sữa bị nhiễm trùng.
Vibrio parahaemolyticus – một loại nhiễm trùng thường do ăn đồ biển sống, nhất là hàu.
Vibrio cholerae – vi trùng/khuẩn gây bệnh tả, thường hay thấy ở các nước đang phát triển, và là hệ quả của nguồn nước bị ô nhiễm.
Ký sinh trùng
Ký sinh trùng có thể vào cơ thể chúng ta qua đường thực phẩm hay nước và “đóng đô” ở hệ thống tiêu hóa. Các ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy bao gồm:
Giardia lamblia – ký sinh trùng này thường làm ô nhiễm nguồn nước, Giardia còn là nguyên nhân phổ biến của bệnh tiêu chảy ở người đồng tính luyến ái.
Entamoeba histolytica – ký sinh trùng này lan truyền qua đường nước hay thực phẩm bị nhiễm phân người, nhưng cũng có thể do trực tiếp tiếp xúc qua tay dơ bẩn kể cả quan hệ tình dục.
Cryptosporidium – có thể lan truyền qua thực phẩm. Nguy cơ thường cao hơn ở trẻ em hơn là người lớn. Các loại rau sống trộn (salad) trồng bằng phân bón cũng là một nguồn lây truyền kí sinh trùng này. Vì ký sinh trùng này có thể sống trong nước nên nước cũng có thể là nguồn lây lan.
Thuốc men
Có khá nhiều thuốc có thể gây ra tiêu chảy. Một số thuốc thông thường là:
Thuốc trụ sinh
Thuốc chống cao huyết áp
Nhuận tràng
Antacids chứa magnesium.
Một số chất hóa học khác cũng có thể gây bệnh tiêu chảy:
Rượu
Cà phê
Trà
Kẹo chewing gum không đường và bạc hà cũng có thể gây tiêu chảy
Bệnh
Buồn phiền, lo lắng, nhiễm trùng máu (sepsis), các bệnh truyền nhiễm liên quan đến sex, viêm tai, v.v… cũng có thể gây ra tiêu chảy.
Thường xuyên chảy nước phân, đau quặn bụng, sốt, máu trong phân, đầy hơi...Ở người lớn, gặp bác sỹ nếu: Tiêu chảy quá 3 ngày, đau bụng dữ dội, có máu trong phân.
3. Các xét nghiệm và chẩn đoán
Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để xác định những gì gây ra tiêu chảy có thể bao gồm:
Kiểm tra lâm sàng. Bác sĩ có thể kiểm tra bụng để xác định vị trí của bất kỳ đau bụng. Bác sĩ cũng có thể nghe bụng với một ống nghe.
Xem xét các thuốc. Bác sĩ có thể hỏi về bất cứ loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc mua không cần toa. Ngoài ra, hãy nói cho bác sĩ về bất kỳ bổ sung quý vị dùng.
Thử máu. Một số thử nghiệm máu có thể giúp xác định những gì gây ra tiêu chảy.
Xét nghiệm phân. Bác sĩ có thể khuyên nên xét nghiệm phân để xác định xem một loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra tiêu chảy.
4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ THUỐC
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy tự khỏi trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị. Nếu đã cố gắng thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà cho tiêu chảy mà không thành công, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị khác.
Kháng sinh
Kháng sinh có thể giúp điều trị tiêu chảy gây ra bởi vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Nếu vi-rút gây ra bệnh tiêu chảy, thuốc kháng sinh sẽ không giúp đỡ gì.
Điều trị để thay thế chất lỏng
Bác sĩ có thể sẽ khuyên nên thực hiện các bước để thay thế các chất lỏng và muối bị mất trong thời gian tiêu chảy. Đối với hầu hết mọi người, chất lỏng thay thế có nghĩa là nước uống, nước trái cây hoặc nước thường dùng. Nếu rối loạn dạ dày khi uống các chất lỏng hoặc là tiêu chảy nguyên nhân, bác sĩ có thể khuyên nên nhận được dịch qua tĩnh mạch ở cánh tay.
Nước là một cách hay để thay thế chất lỏng, nhưng nó không chứa muối và chất điện phân - khoáng chất như natri và kali - cần để duy trì các dòng điện giữ nhịp đập trái tim. Tổn hại của chất dịch của cơ thể và mức khoáng chất tạo ra sự mất cân bằng điện giải có thể nghiêm trọng. Có thể giúp duy trì mức điện bằng cách uống nước trái cây cho kali hoặc ăn súp cho natri.
Điều chỉnh thuốc đang dùng
Nếu bác sĩ xác định rằng thuốc kháng sinh gây ra tiêu chảy, bác sĩ có thể sửa đổi kế hoạch điều trị bằng cách giảm liều hoặc chuyển sang thuốc khác.
Điều trị các điều kiện cơ bản
Nếu tiêu chảy là do một căn bệnh hay điều kiện nghiêm trọng hơn chẳng hạn như bệnh viêm ruột, bác sĩ sẽ làm việc để kiểm soát nó.
Phong cách sống và biện pháp khắc phục
Hầu hết tiêu chảy tự hết trong vòng vài ngày. Để giúp đối phó với dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi khỏi, cố gắng:
Uống nhiều chất lỏng kể cả nước, canh và nước mỗi ngày. Nhưng tránh táo và nước ép quả lê cho đến khi cảm thấy tốt hơn bởi vì chúng có thể làm cho bị tiêu chảy nặng hơn. Tránh chất caffeine và rượu. Ăn gelatin cũng có thể giúp đỡ.
Thêm các loại thực phẩm. Semisolid và chất xơ thấp dần như trả lại đi tiêu bình thường. Hãy thử bánh soda, bánh mì nướng, trứng, cơm gà.
Tránh các loại thực phẩm nhất định. Chẳng hạn như các sản phẩm sữa, thực phẩm béo, thực phẩm chất xơ hoặc các loại thực phẩm dai trong một vài ngày.
Hỏi về thuốc chống tiêu chảy. Toa thuốc (OTC) chống tiêu chảy như loperamide và subsalicylate bitmut có thể giúp giảm số lượng đi tiêu chảy nước. Một số bệnh nhiễm trùng - vi khuẩn và ký sinh trùng có thể tồi tệ hơn bởi những thuốc OTC ngăn chặn cơ thể thoát khỏi những gì gây ra tiêu chảy. Ngoài ra, các thuốc này không phải luôn luôn an toàn cho trẻ em. Kiểm tra với bác sĩ trước khi uống các loại thuốc hoặc cho đứa trẻ các loại thuốc này.
Thuốc thay thế
Một số nghiên cứu cho thấy chế phẩm sinh học, thực phẩm bổ sung có chứa vi khuẩn hữu ích có thể giúp điều trị tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy do virus ở trẻ em. Vi khuẩn có ích sống trong đường tiêu hóa, nơi nó giúp tiêu hóa thức ăn và bảo vệ khỏi vi khuẩn có hại. Probiotics có chứa các chủng vi khuẩn sống cũng tương tự như của những người bình thường được tìm thấy trong hệ thống tiêu hóa.
Các loại thực phẩm probiotic, chẳng hạn như sữa chua, pho mát, miso và tempeh nói chung là an toàn để ăn và có thể giúp đỡ. Tác dụng phụ của probiotics có thể bao gồm khí và đầy hơi.
5. PHÒNG CHỐNG
Ngăn ngừa tiêu chảy do virus
Rửa tay thường xuyên để ngăn chặn sự lây lan của bệnh tiêu chảy do virus. Để đảm bảo cho bản thân hoặc trẻ em là rửa tay kỹ lưỡng, luôn luôn:
Rửa thường xuyên. Rửa tay sau khi chuẩn bị thức ăn, xử lý thịt chưa nấu chín, sử dụng nhà vệ sinh, thay khăn khi hắt hơi, ho và thổi mũi.
Cọ với xà phòng ít nhất 20 giây. Sau khi đặt xà phòng trên tay, xoa tay với nhau ít nhất 20 giây.
Sử dụng thuốc diệt trùng tay khi rửa. Sử dụng cồn diệt trùng tay. Áp dụng các thuốc diệt trùng tay hoàn toàn bao gồm các mặt và cả hai tay. Sử dụng một sản phẩm có chứa ít nhất 60 phần trăm rượu.
Ngăn ngừa tiêu chảy từ thức ăn bị ô nhiễm
Để bảo vệ chống lại bệnh tiêu chảy gây ra do thực phẩm bị ô nhiễm:
Phục vụ thức ăn ngay hoặc tủ lạnh sau khi đã được nấu chín hoặc hâm lại. Thực hiện ở nhiệt độ phòng có thể khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn.
Rửa sạch bề mặt làm việc thường xuyên để tránh lan truyền vi trùng từ một trong những mặt hàng thực phẩm khác. Rửa tay và các bề mặt làm việc nhiều lần trong thời gian chuẩn bị thức ăn.
Sử dụng tủ lạnh để làm tan băng đông lạnh. Hoặc hãy thử đặt bọc nhựa đông lạnh trong một bát nước lạnh để làm tan băng. Không để đông lạnh trên quầy để làm tan băng.
Ngăn ngừa tiêu chảy du lịch
Tiêu chảy thường ảnh hưởng đến những người đi du lịch đến các nước đang phát triển, nơi mà đôi khi tiêu chảy do vệ sinh không đầy đủ, thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Để giảm nguy cơ:
Theo dõi những gì ăn. Ăn nóng, cũng như các loại thực phẩm nấu chín. Tránh trái cây và rau tươi, trừ khi có thể lột vỏ chúng. Ngoài ra, tránh các loại thịt sống hoặc nấu chưa chín và thực phẩm từ sữa.
Xem những gì uống. Uống nước đóng chai, nước ngọt, bia hoặc rượu vang đóng thùng. Tránh dùng nước máy và đá viên. Sử dụng nước đóng chai ngay cả đối với đánh răng. Hãy ngậm miệng trong khi tắm. Chế phẩm từ nước đun sôi, chẳng hạn như cà phê và trà có lẽ là an toàn. Hãy nhớ rằng rượu và cà phê có thể làm nặng thêm bệnh tiêu chảy và mất nước.
Hãy hỏi bác sĩ về cách sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu đang đi du lịch đến một nước đang phát triển cho một khoảng thời gian dài, hãy hỏi bác sĩ về thuốc kháng sinh trước khi bắt đầu chuyến đi. Trong một số trường hợp, điều này có thể giảm nguy cơ phát triển tiêu chảy du lịch.
6. THỰC PHẨM GIẢI CỨU BỆNH TIÊU CHẢY
Tiêu chảy là một căn bệnh khá phổ biến, thường có nguyên nhân từ thức ăn hoặc do cơ thể đang bị căng thẳng. Uống thuốc là lựa chọn đầu tiên cho những người muốn giảm các cơn đau bụng do tiêu chảy gây ra. Tuy nhiên, thuốc trị tiêu chảy có thể gây kích thích đối với thành bao tử hoặc có thể khiến cho căn bệnh trở nên trầm trọng hơn nếu dùng không đúng thuốc.
Phần lớn những người bị tiêu chảy đều không biết được những gì nên và không nên ăn khi mắc bệnh. Đôi khi, việc lựa chọn thực phẩm sai lầm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hoặc kéo dài hơn. Chính vì vậy, chọn lựa những thực phẩm có ích trong việc chữa trị tiêu chảy cũng là một trong những biện pháp giúp bạn chữa khỏi bệnh dễ dàng. Danh sách những thực phẩm được đánh giá là tốt cho bệnh tiêu chảy thường bao gồm những thứ được liệt kê dưới đây:
Chuối
Với đặc tính mềm và dễ tiêu hóa, chuối có thể làm dịu bao tử ngay lập tức và giải quyết khá ổn những căn bệnh về đường tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên và dữ dội có thể dẫn đến sự mất cân bằng các chất điện phân trong cơ thể. Chuối có chứa một lượng lớn kali nên sẽ giúp cung cấp trở lại các chất điện phân mà cơ thể đang cần.
Chất xơ pectin có trong chuối là loại chất xơ hòa tan, có thể hấp thu các chất lỏng đang dư thừa trong bao tử trong suốt quá trình tiêu chảy. Một loại chất xơ khác là inulin cũng có trong chuối với số lượng lớn chính là một loại probiotic, giúp khôi phục lại những vi khuẩn có ích cho bao tử. Chính vì vậy, chuối được xem là lựa chọn tốt để chữa trị tiêu chảy bằng cách cung cấp thêm các kháng sinh cho cơ thể.
Thực phẩm giàu tinh bột
Những thực phẩm giàu tinh bột sẽ làm giảm tiêu chảy và ngăn ngừa tình trạng đi tiêu lỏng ngay lập tức vì chúng có hàm lượng chất xơ thấp và dễ tiêu. Khoai tây và cơm chính là những lựa chọn tốt nhất khi bạn cần sử dụng thực phẩm có nhiều tinh bột để làm ngưng tình trạng tiêu chảy, giúp cơ thể phục hồi nhanh. Nước gạo nâu cũng rất tốt cho những người bị tiêu chảy và có thể dùng thường xuyên khi cần thiết.
Táo đã được nấu chín
Hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo giúp ích rất nhiều cho người bị tiêu chảy. Tuy nhiên, những quả táo sống còn cung cấp nhiều loại chất xơ khác nên sẽ khiến bao tử (vốn đang bị suy yếu do tình trạng tiêu chảy gây ra) phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa hết lượng chất xơ dồi dào trong loại trái cây này. Vì vậy, táo đã nấu chín không chỉ dễ tiêu hơn mà còn cung cấp rất nhiều lợi ích từ pectin, các dưỡng chất và lượng đường tự nhiên có trong táo. Dùng từ 2 đến 3 quả táo đã được nấu chín thành các món ăn ngon miệng mỗi ngày sẽ làm giảm đáng kể những triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
Thịt gà
Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất rất nhiều protein, chất dinh dưỡng và nước do phải đi vệ sinh thường xuyên. Món gà hấp chính là một lựa chọn tuyệt vời để đẩy lùi bệnh tiêu chảy, đồng thời giúp cơ thể hồi phục nhanh nhờ được bổ sung kịp thời lượng protein phong phú từ thịt gà. Rán hoặc những cách chế biến thịt gà có sử dụng dầu ăn lại không được khuyến khích vì những món ăn có nhiều chất béo sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Bột mì đã được chế biến
Mặc dù bột mì chế biến sẵn được đánh giá là thực phẩm không tốt cho sức khỏe so với các loại lương thực thô. Tuy nhiên, đối với bệnh tiêu chảy, vấn đề này lại bị đảo ngược. Bột mì chế biến sẵn nằm trong danh sách những thực phẩm ưu tiên hàng đầu dành cho người bị tiêu chảy. Lý do nằm đằng sau sự thay đổi này là vì các sản phẩm làm từ lương thực thô khi được chế biến sẽ bị lột bỏ lớp vỏ bên ngoài. Nhờ đó, chúng sẽ dễ tiêu hóa hơn, làm dịu bao tử và hạn chế được những triệu chứng của bệnh.
Sữa chua
Là một sản phảm được chế biến từ sữa nên sữa chua được đánh giá là có khả năng chữa trị tiêu chảy hiệu quả. Thông thường, những sản phẩm từ sữa cần phải được loại bỏ khỏi khẩu phần ăn uống khi bao tử đang có vấn đề. Nhưng sữa chua lại là một ngoại lệ. Những lợi khuẩn probiotic hiện diện trong sữa chua có thể khắc phục được những triệu chứng khó chịu ở bao tử một cách hiệu quả bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn xấu và làm sinh sôi những khuẩn sữa có trong sữa chua. Để phát huy tối đa công dụng của sữa chua, nên chọn sử dụng những loại sữa cuia được cấy những vi khuẩn sống. Các khuẩn sữa sẽ giúp cân bằng lượng vi khuẩn trong bao tử, giúp bao tử luôn “khỏe mạnh”.
Trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc có tác dụng làm dịu cơ thể và tinh thần. Nhâm nhi tách trà thảo mộc sẽ giúp làm dịu tình trạng căng thẳng thần kinh, giúp các cơ được thư giãn, tinh thần cũng hồi phục nhanh chóng. Đối với bao tử, trà thảo mộc cũng có tác dụng làm dịu tương tự. Để làm giảm và loại trừ bệnh tiêu chảy, hãy chú ý đến tác dụng làm dịu và giảm đau của bạc hà và hoa cúc. Bạc hà là một phương thuốc trị co thắt đồng thời còn giúp làm thư giãn, xoa dịu các cơ bên trong ruột. Hoa cúc có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và các cơn co thắt trong thành ruột.
Việt quất
Việt quất là loại trái cây có rất nhiều công dụng. Nhờ vào đặc tính làm se, dùng một vài quả việt quất sẽ làm giảm tình trạng viêm trong bao tử và kết dính các tế bào bên trong thành ruột, hạn chế sự bài tiết chất nhầy và các chất lỏng. Các chất anthocynide (chất sắt) trong quả việt quất có chức năng chống ô-xy hóa, đồng thời còn loại bỏ những vi khuẩn đang hoạt động trong bao tử. Việt quất cũng là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan dồi dào, làm dịu nhẹ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Nếu không thích mùi vị của việt quất, bạn có thể chế biến trà việt quất để uống. Cách làm loại trà này cũng đơn giản, chỉ cần nghiền nát quả việt quất rồi đun chúng cùng với hai ly nước trong khoảng 10 phút. Khi nước việt quất đã nguội bớt, bạn lọc lấy nước và uống chúng trong ngày cho đến khi các triệu chứng tiêu chảy giảm hẳn.
Trong quá trình chữa bệnh tiêu chảy, cần chú ý tránh những thực phẩm có nhiều dầu mỡ hoặc kem. Những sản phẩm từ sữa có chứa đường lacotse có thể gây tích tụ khí gas, khiến bao tử bị đầy hơi và gây buồn nôn cho những người bị tiêu chảy. Những thực phẩm sản sinh ra nhiều khí gas như bắp cải, bông cải xanh, các loại đậu, đậu Hà Lan, hành… có thể gây kích ứng cho ruột và làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Do đó, cần tránh sử dụng những loại thực phẩm này. Ngoài ra, cũng không nên dùng những thực phẩm có chứa nhiều đường và những loại đồ uống có chất caffeine cho đến khi bệnh tiêu chảy giảm hẳn.
(St)