Bí quyết tạm biệt đau dạ dày với bài thuốc cực hay từ hạt đậu rồng
3 bài thuốc chữa đau lưng cực nhạy lại không tốn kém
Bài thuốc dân gian chữa yếu sinh lý
Bài thuốc cực hay và dễ thực hiện để điều trị đau xương mỏi gối, thoái hóa khớp
Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh về đường hô hấp ở trẻ em, đặc biệt là ho, ho có đờm... Bên cạnh việc điều trị theo Tây y, Đông y cũng có rất nhiều bài thuốc chữa ho hay và hiệu quả.
Tuy nhiên, để việc chữa ho bằng thảo dược đạt được hiệu quả cao nhất, khi thấy con chớm ho các mẹ nên áp dụng ngay 1 trong 29 các bài thuốc trị ho dưới đây.
Một số lưu ý nhỏ:
- Với những bài thuốc có sử dụng mật ong, cam thảo không dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
- Để việc điều trị đạt hiệu quả, ngoài việc áp dụng 1 trong 29 bài thuốc dân gian các mẹ cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ, giữ ấm cho trẻ, nhắc trẻ xúc miệng bằng nước muối thường xuyên…
1. Rau diếp cá + nước vo gạo
Rau diếp cá. Ảnh minh họa từ Internet
Nguyên liệu: 5 – 10 lá diếp cá; 1 bát nước vo gạo.
Cách thực hiện: Rửa sạch, giã nhuyễn từ 5 – 10 lá diếp cá. Sau đó, trộn đều 1 bát nước vo gạo + lá diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi và để lửa riu riu chừng 20 phút. Nhắc xuống bếp, lọc lấy nước để nguội cho bé uống.
Lưu ý: Để phát huy tác dụng, mẹ nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ. Ngày uống 3 lần. Ngoài ra, khi trị ho cho bé bằng hỗn hợp trên, mẹ nên kiêng cho bé ăn đồ tanh như thịt gà, cua, tôm…
2. Hỗn hợp đường nâu + tỏi + gừng
Nguyên liệu: 1 miếng đường nâu; 2 – 3 tép tỏi, vài lát gừng, một chút xíu nước lọc
Cách thực hiện: Đun sôi hỗn hợp đường nâu, vài lát gừng, 2 hoặc 3 tép tỏi, nước lọc sau đó để lửa liu riu chừng 10 phút, để nguội rồi cho trẻ uống.
3. Lá húng chanh (tần dày lá) lợi phế, thông cổ
Lá húng chanh (tần dày lá). Ảnh minh họa từ internet
Nguyên liệu: 1 nắm lá húng chanh; 1 ít đường phèn hoặc mật ong
Cách thực hiện: Lá húng chanh rửa sạch, thái nhỏ trộn chung với đường phèn hoặc mật ong sau đó mang đi hấp cách thủy. Cho trẻ uống 2 lần/ ngày. Lá húng chanh có tác dụng thông cổ, lợi phế, trị đờm hiệu quả.
4. Quất xanh chưng mật ong/ đường phèn
Nguyên liệu: 2 – 3 quả quất xanh, mật ong hoặc đường phèn
Cách thực hiện: Quất xanh rửa sạch, cắt ngang để nguyên hạt (vì có tác dụng làm tiêu đờm, ấm thanh quản trẻ) và vỏ trộn chung với mật ong hoặc đường phèn sau đó mang đi hấp cách thủy chừng 30 phút là có thể dùng được. Cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
5. Cây xương sông + lá hẹ
Nguyên liệu: 1 nắm lá xương sông; 1 nắm lá hẹ, 1 ít đường
Cách thực hiện: Lá xương sông, lá hẹ thái nhỏ trộn chung với 1 ít đường mang hấp cách thủy và cho bé uống nhiều lần trong ngày. Lá xương sông có công dụng trị tiêu đờm, viêm thanh quản, trị cảm sốt hiệu quả.
6. Cam thảo
Nguyên liệu: vài lát cam thảo, nước sôi
Cam thảo có vị ngọt, vừa chứa thành phần kháng khuẩn vừa giúp làm dịu cổ họng nên mẹ có thể cho trẻ uống mỗi khi trẻ lên cơn ho. Lưu ý: không sử dụng cam thảo trị ho cho trẻ sơ sinh.
7. Hoa hồng trắng
Hoa hồng trắng. Ảnh minh họa từ Internet
Nguyên liệu: 5 – 10 cánh hoa hồng trắng; một ít đường phèn, 1 ít nước lọc.
Cách thực hiện: Cánh hoa hồng bạch rửa sạch, trộn chung với nước lọc và đường phèn. Mang hấp cách thủy. Cho bé uống 1 thìa/ lần; 3 – 4 lần/ ngày.
8. Đường phèn + lá hẹ
Nguyên liệu: 1 ít đường phèn, 1 nắm lá hẹ.
Cách thực hiện: Lá hẹ rửa sạch, cắt nhuyễn; đường phèn giã nhỏ trộn chung với nhau, mang hấp cách thủy. Sau đó lọc lấy nước cho bé uống. Liều lượng uống 2 -3 thìa/ lần. Ngày uống 2 lần.