Làm sao để biết anh ấy hết yêu mình hay còn yêu?
Làm sao để biết anh ấy hết yêu mình?
Làm sao để hết gân tay cho đôi tay luôn mềm mại
Khi trẻ có đờm trong cổ họng sẽ gây ngứa và ho nhiều, khiến trẻ quấy khóc, khó chịu và bỏ bú, biếng ăn. Đặc biệt nếu bệnh tiến triển nặng có đờm xanh sẽ gây sốt cao ở trẻ. Trị đờm cho trẻ có rất nhiều cách, cả thuốc tây y và đông y, thuốc dân gian cũng đều công hiệu, tùy vào mẹ lựa chọn phương pháp chữa trị nào cho con mình.
Khi bị đờm ở cổ họng trẻ thường có biểu hiện ho rất nhiều và bị sổ mũi. Đờm ở trẻ sơ sinh là rất nguy hiểm và khó điều trị bởi trẻ không thể tự mình xì mũi hay trục xuất đờm ra được. Do đó việc điều trị đờm cho trẻ là rất quan trọng vì nếu trẻ không thể bú như bình thường sẽ gây ra suy dinh dưỡng và các rối loạn khác.
Nguyên nhân gây đờm ở trẻ
Các bệnh viêm đường hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây đờm ở cổ họng ở trẻ em.
Trẻ sơ sinh khi sinh ra sẽ chỉ thở bằng mũi trong vài tháng đầu tiên. Vì vậy, nghẹt mũi có thể gây trở ngại khi bú và ngủ. Với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy, trẻ có thể ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra.
Các dị ứng theo mùa cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ em dễ bị dị ứng theo mùa, từ cuối tháng mười hai đến cuối những tháng mùa hè, giống như người lớn.
Đờm thường đi kèm với cảm lạnh hay bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm khác. Đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng, khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng.
Ảnh hưởng của đờm đến sức khỏe của bé
Trẻ có đờm thường ho rất nhiều và bị sổ mũi. Sự tắc nghẽn này có thể khiến trẻ thở khò khè và khó thở, đặc biệt là khi ngủ trưa.
Ho là cơ chế tự nhiên mà qua đó đờm bị trục xuất khỏi cơ thể. Tuy nhiên, có khi ho rất nhiều, cảm thấy mệt mỏi, mà đờm không bị trục xuất. Do đó, ho gây nên cảm giác khó chịu, đặc biệt với trẻ sơ sinh.
Đờm ở trẻ sơ sinh là rất khó điều trị bởi trẻ không thể tự dùng sức để trục xuất đờm. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng không thể tự xì mũi được, do đó, trẻ bị đờm, ho, sổ mũi kéo dài hơn so với người lớn.
Đờm ở trẻ sơ sinh thậm chí còn nguy hiểm hơn bởi vì hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, động cơ phản xạ của trẻ cũng chậm, vì vậy trẻ không thể nuốt tốt.
Chăm sóc và điều trị khi trẻ bị đờm
Điều trị đờm là việc hết sức cần thiết ở trẻ vì trẻ không thể bú bình thường và gây ra suy dinh dưỡng, dễ bị các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và các rối loạn khác.
Điều trị bằng thuốc
Thuốc điều trị là tốt nhất cho trẻ sơ sinh bởi vì giúp làm giãn phế quản, cho phép đờm bong ra dễ dàng.
Thông thường, đối với con trẻ, tốt nhất là để cho các bác sĩ quyết định những biện pháp khắc phục.
Các biện pháp điều trị đờm cũng sẽ phụ thuộc vào tuổi của em bé và điều kiện y tế khác.
Chế độ ăn uống phòng ngừa đờm ở trẻ
Một số thực phẩm có thể gây ra đờm: Sữa và các sản phẩm sữa như sữa chua, pho mát, bơ… Các thực phẩm này có casein làm tăng tiết chất nhầy và rất khó tiêu hóa. Cùng với các sản phẩm sữa, đậu nành cũng là một trong những loại thực phẩm tạo đờm. Vì vậy, khi trẻ có đờm, bạn nên tránh cho trẻ tiêu thụ những thực phẩm trên.
Mặc dù có rất nhiều loại thực phẩm và nhóm thực phẩm có thể gây ra đờm trong cổ họng, nhưng cũng có vô số các loại thực phẩm có thể giúp làm giảm nó. Một muỗng mật ong và gừng có thể giúp cơ thể loại bỏ chất nhờn dư thừa, đây là một phương thuốc phổ biến cho nhiều người mắc.
Một thìa mật ong với quế cũng có thể giúp hỗ trợ sự tắc nghẽn trong lồng ngực của bé bằng cách cho bé ngậm chút nước gừng và mật ong (tuy nhiên tránh dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi).
Thức ăn lỏng, ấm giúp giảm bớt tắc nghẽn, em bé sau đó dễ dàng ho ra đờm.
Uống nước cũng có tác dụng tốt giúp loãng đờm.
Các phương pháp khác
Một cách khác để thoát khỏi đàm ở trẻ em và trẻ sơ sinh là sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ.
Với trẻ lớn có thể dùng phương pháp hít vào hơi nước: Bằng cách để trẻ hít vào khí ấm nóng – ẩm ướt, khiến đờm đặc dính dễ long, dễ thải ra.
Xử trí nhanh khi cổ họng bé có đờm
Con tôi 7 tháng tuổi, mấy hôm nay cháu bị ho, trong cổ họng cứ khò khè, không ho ra được và cũng không nuốt được.
Cứ mỗi lần ăn cháu lại ho sặc sụa nôn cả đờm lẫn thức ăn. Xin hỏi có cách nào giúp xử trí khi cổ họng bé có đờm không?
Tư vấn của bác sĩ nhi khoa:
Nếu bé ho có đờm kèm sốt là có biểu hiện viêm nhiễm ở vùng mũi họng và đường hô hấp cần cho trẻ đi khám bác sỹ nhi khoa để được hướng dẫn dùng thuốc. Nếu có bội nhiễm vi khuẩn phải dùng kháng sinh và thuốc tiêu đờm và đờm sẽ hết viêm nhiễm không còn.
Ngoài ra, có thể giảm bớt tiết đờm bằng cách cho bé uống nước đủ (giúp loãng đờm); thường xuyên trở mình hoặc vỗ lưng cho bé sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, hơn nữa vỗ lưng giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra.
Cách vỗ: Trẻ nên nằm nghiêng, người chăm trẻ nhúng 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng tức là nắm tay hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ (sức vỗ không quá mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau).
Kiểu vỗ lưng cho trẻ nhỏ
Kiểu vỗ lưng cho trẻ lớn.
Mỗi lần vỗ độ vài phút, ngày 2-3 lần. Nếu nhìn thấy đờm trong họng mà trẻ không biết ho (khạc ra) ra, thì bạn hãy bọc vải gạc sạch vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra. Với trẻ lớn có thể dùng phương pháp hít vào hơi nước: nguyên lý là để bé hít vào khí ấm nóng – ẩm ướt, khiến đờm đặc dính dễ long, dễ thải ra.
Cụ thể dùng cốc hoặc bình đổ nước sôi vào để bé hít hơi nóng từ miệng bình bằng mồm và mũi trong thời gian từ 15 – 30 phút. Lưu ý tránh bỏng bé. Trường hợp ho nhiều ảnh hưởng đến ăn uống của trẻ phải đi khám bác sỹ để xác định nguyên nhân dùng thuốc thích hợp.
Kinh nghiệm dân gian trị đờm cho bé nhờ củ cải + lê tươi
Đây là bài thuốc trị ho đờm đơn giản và hiệu quả lắm đấy!
Trời lạnh thế này là SuSu nhà mình hay bị ho lắm! Bình thường cu cậu chơi ngoan nhưng cứ bị ho là quấy khóc cả ngày, không chịu ăn uống gì. Mẹ đi làm thì xót con mà ở nhà thì sốt ruột về công việc. Sau mỗi đợt bị ho thế nào con cũng sút cân, ho đến rụt cổ vào còn gì, có lúc còn nôn cả thức ăn ra.
Mẹ chỉ ước có loại thuốc nào trị ho cho Su thật nhanh thôi. Chứ uống kháng sinh thì con lâu khỏi quá! Cho con uống nhiều thuốc mẹ cũng lo, vì Su còn bé mà tháng nào cũng ho như vậy.
Hôm qua lại thấy con húng hắng, mẹ lo thắt cả ruột. Đợt này công việc gấp rút, mẹ không thể nghỉ ở nhà với con được. Thương Su quá, mẹ đành điện cho dì Hòa qua với con vài hôm. Chứ mình cô giúp việc trông con thì vất vả quá. Dì Hòa mới tốt nghiệp, chưa đi làm nên còn rảnh rang. Có dì mẹ đi làm cũng yên tâm hơn.
Mẹ kể tình trạng của con rồi nhờ dì Hòa đi mua thuốc giùm. Ai ngờ vừa nghe xong dì bảo: “Chị lạc hậu thế, thời nào rồi mà chả chịu cập nhật thông tin gì hết. Có bao nhiêu bài thuốc dân gian chữa ho cho trẻ con, mà lúc nào cũng chỉ nghĩ đến thuốc tây. Uống nhiều thuốc hại lắm đấy chị ạ. Mà thôi, em mang ít lê sang đây rồi, chị ra ngõ mua cho em cân củ cải với ít gừng rồi em chế thuốc cho. Xong chị cứ đi làm để em trông bé Su”. Mẹ bán tín bán nghi đi mua củ cải, nghĩ dì Hòa đã có con cái gì đâu mà có kinh nghiệm. Nhưng tại dì cứ khẳng định như đinh đóng cột là bài thuốc của dì chữa được ho đờm, nên mẹ đành làm theo. Mẹ chỉ mong con khỏi bệnh thật nhanh là mẹ mừng rồi.
Chiều đi làm về, thấy Su ngọng ngịu khoe: “Mẹ ơi Su uống thuốc đó, dì Hòa, ngọt lắm! cay lắm!”. Mẹ nghe mà phì cười, trêu dì Hòa: “Nhà mình lại sắp có cả thầy lang rồi đấy!”. Dì vùng vằng: “Khỏi chị nhớ trả công em!”.
Chẳng thể ngờ, buổi tối, Su đỡ ho hẳn. Đêm ngủ con cũng không bị đờm bít vào cổ tới mức không thở được phải khóc ré lên nữa. Qua ngày hôm sau thì chỉ ho chút chút rồi dứt luôn. Mẹ mừng rỡ, không ngờ dì Hòa lại biết nhiều thế! Dì bảo, dì đọc ở trên mạng. Còn trách mẹ có con nhỏ mà chả chịu tìm hiểu gì hết. Mẹ vội nhờ dì hướng dẫn để lần sau lỡ Su ho thì mẹ cứ thế mà làm. Hóa ra bài thuốc khá là đơn giản. Chỉ cần chuẩn bị 1 kg quả lê tươi, 1 kg củ cải trắng, thêm vài củ gừng và mật ong (khoảng 250g mỗi loại). Cách làm như sau: Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt. Củ cải và gừng rửa thật sạch. Sau đó ép lấy nước từng thứ để riêng. Cho nước lê và củ cải vào đun sôi, sau đó bớt lửa và quấy đến đặc dính lại. Thêm nước gừng và mật ong vào, quấy đều và đun sôi trở lại. Tắt bếp, chờ hỗn hợp nguội thì cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày hai lần, pha 1 thìa nhỏ với nước nóng cho bé uống.
Chỉ thế thôi mà mẹ chẳng biết. Lâu nay mỗi lần Su ho, mẹ chỉ chăm chăm chọn mua loại thuốc đặc trị tốt nhất cho con uống. Thật là, chăm con đôi khi chỉ cần quan sát một chút, học hỏi một chút thì đã có nhiều thật nhiều bài thuốc và bí quyết hay.
Trị đờm cổ họng cho bé bằng chanh và mật ong
Mình đã áp dụng bài thuốc này cho con, hiệu quả lắm!
Tiết trời giao mùa nên mấy hôm nay Su yêu của mẹ bị ho có đờm, cổ họng như bị bít ứ, khò khè không khạc ra được mà cũng không nuốt vào được. Nhiều lần ăn, con ho sặc sụa, nôn cả đờm lẫn thức ăn. ‘Cẩn tắc vô ưu’, bố mẹ đã đưa con đi khám bác sĩ và được bắt mạch, kê đơn rất cẩn thận. Buồn nỗi, con uống thuốc có đỡ nhưng vài ngày sau lại ‘tình hình như tình trạng’. Nhìn con khụt khịt mà xót xa tê tái…
Bác H đến chơi mắng mẹ vụng chăm con và nói: “Trị long đờm có gì mà khó. Em pha mật ong với chanh tươi cho con uống, hiệu quả lắm”. Nghe bác H nói, mẹ ‘mở cờ trong bụng’ làm theo ngay và thấy rõ tác dụng.
Mẹ pha 2 thìa cafe mật ong với 1/4 – 1/3 quả chanh tươi và 5 thìa cafe nước lọc. Để chắc chắn thuốc mẹ chế vừa miệng Su yêu, mẹ nếm thử trước thấy không ngọt quá, không chua quá là ưng ý. Buổi sáng khi con ngủ dậy, cũng là lúc bụng con đói nhất và chưa ăn gì, mẹ cho con uống khoảng 100ml nước lọc. Sau đó, cho con uống hỗn hợp đã pha.
Bác H cũng dặn mẹ là sau khi con uống hỗn hợp chanh, tuyệt đối không cho ăn hoặc uống gì thêm để mật ong chanh ngấm vào họng. Tiếp đó, mẹ bế con ngồi khoảng 15 – 20 phút. Con sẽ ho để long đờm. Khi con ho, mẹ bế con trong lòng, đầu hơi cúi xuống và khum bàn tay vỗ nhẹ vào lưng.
Sau khi nôn trớ ra đờm, con sẽ bị chảy nước mũi. Lúc đó, mẹ mới nhỏ thuốc mũi, hút sạch rồi cho con uống chút nước lọc và ăn bình thường.
Bài thuốc này mẹ chỉ cho con dùng 2 – 3 ngày khi thấy con đã hết đờm và cũng không dám lạm dụng vì sợ sẽ tạo cho con thói quen nôn trớ nhiều.
Lưu ý:
– Bài thuốc dân gian này có tác dụng tốt nhất vào buổi sáng, khi bé chưa ăn gì. Nếu mẹ nào áp dụng bài thuốc này cho bé trong ngày, bé sẽ bị nôn trớ ra hết thức ăn.
– Bài thuốc không dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì dễ ngộ độc mật ong.