Làm sao để đầu hết gầu nhanh mà không tốn kém
Chữa sẹo thâm bằng phương pháp tự nhiên rất hiệu quả
Cách làm quen với bạn gái trên Facebook hiệu quả
Hầu hết các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều bị thở khò khè ít nhất một vài lần trong đời. Khò khè là một triệu chứng hô hấp báo hiệu đường thở của trẻ đang có vấn đề. Với tình trạng trẻ thở khò khè do có đờm trong cổ họng, các bậc cha mẹ có thể chữa trị cho bé bằng những phương pháp dân gian rất hiệu quả như dùng quả quất hay lá hẹ.
Khò khè được định nghĩa là “sự di chuyển của không khí qua đoạn hẹp của đường thở, gây ra tiếng rít”.
Một số đặc điểm của triệu chứng khò khè:
Tiếng rít có thể được bác sĩ phát hiện bằng ống nghe, nhưng đôi khi cha mẹ cũng có thể nghe thấy bằng tai.
Cường độ tiếng rít phụ thuộc vào việc đường thở bị hẹp ở đoạn nào.
Tiếng rít thường xuất hiện khi bé thở ra, nhưng cũng có thể xuất hiện khi bé hít vào.
Vì sao trẻ nhỏ dễ bị khò khè hơn trẻ lớn?
Mức độ tắc nghẽn đường hô hấp phụ thuộc nhiều vào độ rộng của đường thở. Ở trẻ nhỏ, con đường này rất hẹp, vì vậy chỉ cần độ rộng này giảm chút ít là đường thở đã có thể bị tắc nghẽn nặng.
Lồng ngực của trẻ nhỏ có tính đàn hồi cao hơn so với trẻ lớn. Khi bé thở ra gắng sức, lồng ngực có thể chuyển động vào trong, tăng áp lực lên đường thở, khiến nó càng hẹp hơn.
Nguyên nhân khò khè ở trẻ nhỏ
Viêm tiểu phế quán (viêm các nhánh phế quản nhỏ ở tận cùng đường hô hấp) thường gây ra các đợt khò khè ở trẻ nhỏ. Bệnh do virus, chủ yếu là virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra.
Một nguyên nhân phổ biến khác là tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (các thành phần dịch axit từ dạ dày đi ngược vào thực quản).
Triệu chứng khò khè có thể xuất hiện ngay sau khi sinh, ở các bé có bất thường cấu trúc đường hô hấp. Phổ biến nhất là tình trạng mềm sụn thanh quản (sụn đỡ thanh quản chưa phát triển hoàn chỉnh). Lúc này thanh quản bị hẹp ở thì thở ra, gây khò khè.
Việc hít phải dị vật cũng có thể gây ra hiện tượng khò khè.
Viêm tiểu phế quản là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ bị khò khè có nhất thiết bị hen sau này không?
Có tới 50% trẻ nhỏ có đợt khò khè trong năm đầu đời nhưng hầu hết các bé này đều không bị hen.
Nguy cơ phát triển thành bệnh hen tăng cao hơn ở những trẻ có ít nhất 3 đợt khò khè trong vòng 12 tháng đầu, kèm theo các yếu tố nguy cơ như:
Bố mẹ bị hen phế quản.
Bé có cơ địa chàm (eczema).
Bé dị ứng với các dị nguyên như bụi nhà, nấm mốc…
Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?
Phải đưa bé đi khám ngay nếu thấy triệu chứng khò khè đi kèm dấu hiệu khó thở:
Ho nặng tiếng
Tím quanh môi
Khóc không ra tiếng
Cánh mũi phập phồng
Co rút lồng ngực
Thở nhanh
Cơ liên sườn (cơ nối các xương sườn) co rút, lõm vào trong.
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng sức khỏe chung của các bé bị khò khè vẫn tốt.
Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ hết khò khè khi khỏi bệnh.
Chứng trào ngược thường được cải thiện dần theo tuổi.
Khắc phục chứng khò khè ở bé một cách an toàn
Hỏi: Bé nhà mình được hơn 1 tháng. Bé đang bị ho khan và thở khò khè vì có đờm ở mũi. Mình đã cho bé dùng thuốc 5 ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng bé vẫn chưa khỏi hẳn. Bác sĩ nói mình không nên cho bé uống thuốc nữa vì uống nhiều sợ sau này bệnh của bé sẽ khó chữa. Mình phải làm sao bây giờ? Làm ơn cho mình lời khuyên với. (Sỹ Liên – TPHCM)
Bác sĩ nhi khoa tư vấn:
Chào bạn!
Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường từ nắng sang mưa khiến cho hệ hô hấp non yếu của trẻ nhạy cảm và dễ mắc bệnh hơn. Bé nhà bạn bị ho khan và thở khò khè do mũi bé xuất tiết dịch nhiều gây bít tắc mũi. Bạn đã cho bé đi khám và bác sĩ cho bé uống 5 ngày thuốc (có lẽ là kháng sinh và thuốc chống sổ mũi), như vậy đã đủ liều và để tránh hiện tượng nhờn thuốc sau này. Vì vậy, bạn có thể yên tâm và không cần cho bé uống thêm thuốc nữa. Tuy nhiên, hiện tại, bé vẫn chưa hết hẳn ngạt mũi và có thể vẫn còn ho khan, Methongthai.vn rất hiểu sự lo lắng của bạn và có một vài lời khuyên cho bạn như sau:
1. Vệ sinh mũi cho bé giúp làm thông thoáng đường hô hấp trên.
+ Nếu bé nhà bạn bị ngạt mũi ít thì bạn chỉ cần bế bé ở tư thế hơi ngửa đầu, nhỏ 2 – 3 giọt nước mũi sinh lý loại 5ml đã được ngâm ấm hay xịt 1 – 2 lần loại nước muối sinh lý dạng xịt vào mỗi bên mũi bé, sau đó dùng dụng cụ hút mũi hút ra. Nếu không có dụng cụ hút mũi chuyên dụng, bạn có thể dùng miệng hút mũi cho bé.
+ Nếu bé nhà bạn bị ngạt mũi nhiều, bé khó chịu, quấy khóc, nước mũi xanh; bạn có thể áp dụng phương pháp rửa mũi cho bé. Đây là phương pháp để các mẹ tự làm tại nhà do Bệnh viện Nhi Trung ương cho phép. Để rửa mũi cho bé một cách an toàn bạn cần 2 người. Bạn đặt bé ở tư thế nằm nghiêng, mặt hơi cúi, một người giữ nhẹ đầu và mông bé để bé không chống đối lại (vì bé sẽ chống đối và có xu hướng nằm ngửa ra, nếu bạn giữ bé không tốt có thể sẽ gây sặc), đông thời lót một khăn ở dưới má của trẻ.
Bạn nên chuẩn bị nước muối sinh lý đã ngâm ấm và một hút mũi. Bạn nhỏ vào một bên mũi của trẻ khoảng 1/3 lọ nước muối sinh lý loại 5ml và nước muối sẽ tự chảy ra ngoài ở lỗ mũi bên đối diện (vì 2 mũi thông nhau). Bạn có thể hỗ trợ hút mũi cho bé để nước mũi đặc của bé ra dễ dàng hơn. Sau đó, bạn đặt bé nằm nghiêng theo chiều ngược lại và làm như vậy thêm một lần nữa.
Bạn nên rửa mũi cho bé vào thời điểm sau khi bé ngủ dậy (vì sau một đêm ngủ nước mũi đọng lại nhiều hơn) và trước khi đi ngủ để bé dễ thở và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, nếu bé ngạt mũi nhiều thì bạn có thể làm thêm một lần nữa vào buổi trưa.
Sau khi bé đã khỏi hẳn, bạn nên duy trì việc nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 1- 2 lần/ngày, nhất là trong những ngày thay đổi thời tiết, những ngày mùa thu…; làm như vậy vừa có tác dụng vệ sinh mũi, vừa duy trì độ ẩm cho mũi của bé. Khi thời tiết giao mùa, bạn cần giữ ấm vùng cổ ngực cho bé, chú ý lau khô mồ hôi lưng, trán kịp thời. Bạn cũng có thể lót một khăn xô vào lưng của con, khi nào sờ thấy ẩm thì thay, như vậy sẽ rất tốt cho bé.
2. Quan trọng hơn cả là bạn cần tăng cường cho con bú mẹ để tăng sức đề kháng. Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể tự nhiên giúp bé chống lại các loại bệnh nhất là trong 6 tháng đầu.
Chúc bé nhà bạn hay ăn chóng lớn!
Những bài thuốc dân gian chữa trị hiệu quả hiện tượng trẻ thở khò khè và có đờm trong cổ họng
Trẻ sơ sinh thở khò khè do có đờm thường kéo dài rất lâu là nỗi lo của nhiều bà mẹ. Nó gây nghẹt mũi, khó thở, gây cản trở cho bé khi bú bình hoặc bú mẹ.
Với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy, trẻ ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra. Đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng, khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng. Vậy với bé bị thở khò khè khi ngủ, cổ họng có nhiều đờm phải xử trí như thế nào? Thay vì dùng thuốc, các mẹ có thể trị đờm với các loại lá cây có trong vườn nhà.
Lá hẹ: Hẹ là một vị thuốc lưu truyền trong dân gian. Theo tài liệu cổ, hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối; dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, di mộng tinh, đặc biệt dùng lá hẹ để trị ho cho trẻ rất hiệu quả. Cho lá hẹ và đường phèn vào bát, hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.
Quả quất: Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Dùng quất ngâm với một chút muối để ngậm hoặc uống; hấp cách thủy quất với đường phèn tạo thành dạng siro để uống rất tốt cho chữa ho…
Lá húng chanh: Trong lá húng chanh có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng cho bé. Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần. Hoặc các mẹ có thể rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.
Hạt chanh: Dùng hạt chanh giã nhuyễn, trộn với đường phèn và nước lọc, rồi đem hấp cách thủy (hoặc hấp trong nồi cơm vừa cạn nước). Hấp cho đến khi nước sôi hoặc cơm chín là dùng được. Dùng nước hỗn hợp đã hấp nóng này cho bé uống 1-2 thìa cafe/ lần, ngày uống 4-6 lần, bé sẽ rất nhanh giảm ho và tiêu đờm, giúp giảm chứng khò khè.
Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi.
Rau diếp cá: Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé.