Làm sao để hết giun kim nhanh chóng, an toàn là nỗi lo lớn với mọi người? Những thông tin bổ ích dưới đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh này cũng như cách phòng, chữa an toàn và hiệu quả nhất.
1. Nguyên nhân và biểu hiện giun kim
Nguyên Nhân
Do Oxyurus vermicaularris gây nên. Giun kim sống ở góc hồi – manh trường. Ngoài ra giun còn ở phần cuối ruột non và phần đầu ruột già. Giun kim đực chết sau khi giao hợp. Giun cái đẻ trứng ở vùng niêm mạc hậu môn vào ban đêm, bò cả ra ngoài làm ngứa hậu môn.
Sau khi đẻ hết trứng, giun kim cái chết. Vì vậy tuổi thọ của giun kim rất ngắn, chỉ sống khoảng 1-2 tháng. Trứng giun kim phát triển rất nhanh. Trứng đẻ ra sau 4-8 giờ đã phát triển thành trứng có ấu trùng, theo phân ra ngoài. Nếu người ăn phải trứng có ấu trùng, ấu trùng sẽ theo đường tiêu hoá vào dạ dày.
Một số còn dính ở hậu môn, ngó ngoáy ở hậu môn gây ngứa và khi em bé lấy tay gãi, chúng bám vào móng tay em bé và khi em bé mút tay, chúng liền theo vào miệng rồi vào dạ dầy của em bé.
Vào đến dạ dầy, ấu trùng phá vỡ vỏ trứng để phát triển thành giun, rồi di chuyển xuống ruột non và trưởng thành. 3-4 tuần sau chúng di chuyển xuống ruột già.
Một số trứng ở vùng hậu môn có thể trở thành ấu trùng, ấu trùng chui vào hậu môn lên ruột để phát triển, do đó, việc tái nhiễm giun kim rất dễ dàng.
Vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn để đề phòng nhiễm giun kim (ảnh minh họa)
Triệu Chứng
Khó biết rõ chỉ trừ khi giun quấy nhiễu ở hậu môn.
- Ban đêm giun bò ra hậu môn và đẻ trứng ở đấy khiến cho các em bé ngứa gãi không chịu nổi, có khi trầy cả hậu môn.
- Ở một số bé gái, giun chui vào âm hộ đẻ trứng làm trẻ ngứa, bứt rứt, hay khóc đêm, nghiến răng.
- Có khi giun kim chui vào âm đạo quý bà đẻ trứng gây ngứa, viêm dễ lầm với chứng viêm âm đạo, chỉ khi khám phụ khoa, thấy sự hiện diện của vài chị giun kim mới biết rằng do giun kim gây nên.
- Giun kim cũng có thể vào phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung và gây viêm các cơ quan này.
- Gây rối loạn tiêu hoá: thường bị đau bụng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn, nhất là ở trẻ nhỏ.
- Gây kích thích: Giun kim thường di động nên thường gây ra những kích thích, nhất là những kích thích thần kinh đối với trẻ nhỏ như gây đaí dầm, ngủ hay bị giật mình, hoảng sợ.
Da xanh, chậm phát triển, biếng ăn có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.
- Ảnh hưởng về thần kinh: trẻ thường bứt rứt, khó chịu, suy nhược thần kinh hoặc thần kinh bị kích thích gây nên hiện tượng khó ngủ, giấc ngủ không sâu, hay giật mình và dễ khóc đêm. Nhiều tài liệu còn cho biết khi mắc bệnh giun kim có thể gây hiện tượng đái dầm ở trẻ. Đây là một bệnh gặp khá nhiều nhưng nếu đái dầm do giun kim thì sau khi tẩy sạch giun kim thì trẻ sẽ hết bị đái dầm.
Một số trường hợp gây nên nguy hiểm như viêm ruột thừa cấp tính do giun chui vào ruột thừa. Một số trường hợp do giun đi lạc chỗ như vào thực quản, phổi, hốc mũi, âm đạo, bàng quang… gây hiện tượng viêm nhiễm do chúng mang theo vi sinh vật gây bệnh, vì vậy trong những trường hợp như thế này sẽ làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp không ít khó khăn.
2. Điều trị và phòng ngừa
Cách phổ biến nhất là dùng thuốc tẩy giun và vệ sinh hậu môn mỗi buổi sáng để vệ sinh sạch trứng bám quanh khu vực hậu môn. Chú ý là chỉ tẩy giun cho trẻ trên 3 tháng tuổi và nên chọn thuốc theo đúng độ tuổi. Các bà bầu chỉ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân là giun kim sẽ tự động “biến mất” khỏi hệ tiêu hóa sau 6 tuần.
Vệ sinh nhằm loại trừ trứng giun bám trên cơ thể và trong nhà sẽ giúp cơ thể không bị tái nhiễm giun sau tẩy giun. Mọi thành viên trong gia đình cần thực hiện những việc dưới đây trong vòng 2 tuần kể từ sau khi uống thuốc tẩy giun:
- Mặc quần lót vào buổi tối để nếu có gãi vô thức, tay cũng không chạm trực tiếp vào vùng da quanh hậu môn.
- Cắt ngắn móng tay. Rửa tay trước khi ăn, trước khi nấu nướng và sau khi đi toilet.
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh
- Nên vệ sinh hậu môn mỗi sáng để rửa trôi toàn bộ số trứng giun đã được đẻ trong đêm.
- Thay và giặt quần lót hằng ngày. Tránh giũ quần áo và chăn ga vì có thể khiến trứng giun bay lơ lửng trong không khí.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng máy hút bụi, thay giặt thường xuyên các loại thảm trải sàn, đặc biệt là nơi vui chơi của trẻ.
- Nếu cần thiết phải luộc quần áo bé bằng nước sôi để giết hết chứng giun
Thuốc Rửa
Dùng 2-3 lá Trầu, Phèn chua một ít, pha vào một ít nước sôi cho thấm thuốc, dùng thuốc này bôi vào hậu môn để rửa sạch tất cả trứng, tráng việc trứng tái phát triển (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).
Điều Trị.
Bệnh nhiễm giun kim, nếu không tái nhiễm, chỉ sau 2 tháng là hết vì giun trưởng thành chỉ sống tối đa 2 tháng, vì vậy khi điều trị, cần chú ý tránh để tái nhiễm và tránh lây hàng loạt.
Xin giới thiệu 10 bài thuốc đơn giản để chữa trị bệnh này
Bài 1: Tân lang (hạt cau già), nam qua tử (hạt bí ngô) lượng bằng nhau, tán thành bột trộn đều, trẻ dưới 6 tuổi uống khoảng 3 - 6g, từ 7 - 12 tuổi uống 8 - 12g vào buổi sáng lúc đói với nước sôi hòa thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống. Uống liên tục 2 - 3 ngày.
Kết hợp dùng bách bộ 15g, khổ sâm 15g, xà sàng tử 15g. Sắc lấy nước để rửa vùng hậu môn, âm đạo trước khi ngủ, liên tục trong 3 ngày.
Bài 2: Bách bộ 50g, sắc đặc chừng 10-20ml, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ dùng bơm tiêm thụt vào hậu môn, làm liên tục 3-4 tối.
Hoặc dùng bạch đầu ông 30g, sắc uống ngày 1 thang, liên tục trong 3 ngày.
Bài 3: Sử quân tử sao vàng, nghiền thành bột cho trẻ uống, mỗi tuổi dùng 1 hạt, uống một lần trước khi đi ngủ, uống liên tục 3 ngày.
Hoặc sử quân tử 120g, mộc hương 80g, tân lang 160g, hắc sửu 100g, tán bột mịn làm hoàn với mật, trẻ em 3-6 tuổi dùng 3-4g, 7-12 tuổi dùng 6-8g một ngày.
Bài 4: Tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn.
Hoặc dùng tỏi 100g giã nát thêm 1 lít nước chín ngâm trong 24 giờ rồi lọc bỏ bã, trước khi đi ngủ dùng dung dịch đó để rửa hậu môn, làm liên tục trong 7 ngày sẽ trị được giun kim và bệnh ngứa hậu môn.
Bài 5: Dùng quán chúng 5-10g tùy theo tuổi sắc cho trẻ uống, ngày 1 lần trong 2-3 ngày.
Hoặc dùng 40g quán chúng sắc đặc rửa hậu môn trước khi đi ngủ.
Bài 6: Sử quân tử, lôi hoàn lượng bằng nhau, tán thành thuốc bột, mỗi tuổi uống 1g chia làm 2 lần uống sáng và tối. Dùng liên tục 7 ngày cho một đợt điều trị, nếu chưa khỏi, cách 1 tuần tiếp tục liều điều trị thứ hai.
Kết hợp dùng bách bộ 30g, ô mai 15g, sắc với 300ml còn khoảng 100ml lọc bỏ bã, dùng dịch trên bơm vào hậu môn để rửa ruột vào buổi tối, làm trong 7 ngày liền.
Bài 7: Trường hợp bụng trướng đau, trẻ la khóc, đi ngoài phân lỏng, buồn nôn phải tẩy giun, hành khí giảm đau, dùng bách bộ 9g, sử quân tử 9g, thương truật 6g, hoàng bá 6g, thanh bì 6g, cam thảo 3g, tân lang 9g. Sắc uống ngày 1 thang chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối lúc đói, liên tục 3 ngày.
Bài 8: Bột sử quân tử 10g, sinh đại hoàng 1,5g tán thành bột. Cho trẻ uống cứ mỗi tuổi uống 1g, chia thành 3 lần, tùy tuổi mà tăng dần liều nhưng không quá 4g một ngày, uống 6 ngày cho một đợt điều trị.
Bài 9: Tử thảo 30g, bách bộ 20g, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu thực vật lượng vừa đủ, bôi vào hậu môn, mỗi ngày một lần vào buổi tối.
Bài 10: Thạch lựu bì 6g, binh lang 6g, sử quân tử 9g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 ngày.
Hoặc mã xỉ hiện (rau sam tươi) 50g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, thêm chút đường, uống ngày 1 lần, cho trẻ dùng liên tục 3-5 ngày sẽ tẩy được giun kim.
Phòng Ngừa
- Điều trị cả một tập thể hoặc gia đình.
- Cắt đứt chu kỳ sinh trưởng trứng giun bằng cách giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, tiểu, cắt ngắn móng tay.
- Không cho trẻ mút tay.
- Không cho trẻ mặc quần thủng đít, không cho cởi truồng.
- Nên lau nhà thường xuyên.
(St)