Làm sao để hết hôi miệng

Các nhà chế tạo kẹo ngậm và thuốc súc miệng đã thu được hàng triệu USD mỗi năm nhưng thực ra, những sản phẩm này chỉ giúp giảm bớt phần nào chứng hôi miệng. Chúng còn kém hiệu quả hơn phương cách súc miệng nhiều lần bằng nước.

Một vài thức ăn, tình trạng bệnh lý và thói quen có thể gây hôi miệng. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể làm giảm đi chứng này bằng cách giữ vệ sinh răng miệng thật đúng cách. Nếu cách tự chăm sóc không giải quyết vấn đề, bạn nên đến một nha sĩ để khám loại trừ một tình trạng bệnh lý ở răng.

Các nguyên nhân gây ra triệu chứng phiền phức này bao gồm:

Thức ăn: Sự phân hủy các mẩu nhỏ thức ăn quanh răng có thể gây ra mùi hôi. Việc dùng loại thức ăn có chất tinh dầu dễ bay hơi cũng thường là nguyên nhân, chẳng hạn như hành và tỏi. Sau khi thức ăn được tiêu hóa, tinh dầu vào máu đi đến phổi, tạo ra mùi hôi mãi đến khi chúng được thải trừ hết.

Các vấn đề ở răng: Giữ vệ sinh răng miệng kém hay bệnh nha chu đều là nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu bạn không đánh răng và súc miệng mỗi ngày, các mẩu nhỏ thức ăn ở trong miệng sẽ tập trung vi khuẩn. Mảng bám răng xuất hiện, kích thích lợi gây viêm lợi và sâu răng. Thông thường, các mảng có túi có thể được tạo thành giữa răng và lợi viêm, làm tình trạng xấu hơn nữa. Răng giả không được làm sạch và lắp không khít cũng là nơi tạo mùi hôi bởi vi khuẩn và thức ăn dính lại.

Khô miệng: Nước bọt giúp làm sạch và ẩm ướt miệng bạn. Miệng bị khô có thể khiến một số tế bào chết tích tụ ở răng, lợi, lưỡi. Chúng bị phân hủy và tạo mùi. Khô miệng là hiện tượng tự nhiên trong lúc ngủ, tạo ra hôi miệng vào buổi sáng. Nó trầm trọng hơn nếu bạn ngủ hay hở miệng. Vài loại thuốc và việc hút thuốc lá có thể dẫn đến tình trạng khô miệng mạn tính, gây ra thêm vài vấn đề với tuyến nước bọt của bạn.

Bệnh tật: Nhiễm trùng phổi mạn tính hay bệnh abcès phổi có thể làm hôi miệng nặng. Suy thận gây ra mùi nước tiểu, còn suy gan gây mùi như cá tanh. Bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát cũng có mùi trái cây. Hôi miệng còn gặp ở những người bị viêm xoang, viêm họng, viêm amygdale, trào ngược acid 

Hầu hết mọi người có thể ngăn ngừa hay cải thiện chứng hôi miệng bằng cách vệ sinh răng miệng:

- Đánh răng sau khi ăn. Xe chỉ răng 1 lần/ngày để lấy đi các mẩu thức ăn, mảng bám răng.

- Cạo lưỡi ở cả phần sau lưỡi để lấy đi các tế bào chết, vi khuẩn và thức ăn vụn.

- Nếu bạn có răng bắc cầu hay răng giả, nên rửa chúng một lần mỗi ngày.

- Uống nhiều nước nhưng không phải cà phê, rượu để làm miệng luôn ẩm ướt.

- Nhai chewing gum (thứ không đường), ngậm kẹo (không đường) để kích thích tạo nước bọt, tẩy đi vụn thức ăn, vi khuẩn. Nếu bạn bị khô miệng mạn tính, nha sĩ có thể cho dùng nước bọt nhân tạo.

- Đổi bàn chải đánh răng sau 3 tháng.

- Trong năm, khám nha sĩ 2 lần để phát hiện bệnh, làm sạch răng, chăm sóc răng giả.

- Trẻ ở độ tuổi mới đi học phải tập tự đánh răng, súc miệng, biết xe chỉ răng, cạo sạch lưỡi. Không nên dùng các thuốc súc miệng vì nhiều sản phẩm có rượu, nếu trẻ lỡ nuốt thì không tốt.

Hôi miệng thường do nguyên nhân tại miệng và vùng lân cận như viêm nhiễm ở khoang miệng, mũi, xoang, phế quản; khô miệng kéo dài (do thuốc, do tuyến nước bọt hoạt động kém hoặc thở bằng miệng…); vệ sinh răng miệng kém; thói quen hút thuốc lá… Tình trạng hở van tâm vị cũng gây hôi miệng do mùi khó chịu từ dạ dày trào lên.

Tình trạng hôi miệng do nguyên nhân từ miệng có thể được khắc phục bằng những biện pháp đơn giản dưới đây:

1. Ngậm nước sắc các loại thảo dược chứa tinh dầu thơm có tính sát khuẩn như hương nhu, mùi tàu, húng chanh… Mỗi ngày bạn lấy một nắm lá sắc đặc (để lửa liu riu khoảng 20 phút sau khi sôi, đậy vung kín), pha thêm chút muối, lọc bỏ bã, cho vào chai cất trong tủ lạnh, ngậm mỗi ngày 6 lần hoặc nhiều hơn nếu có điều kiện. Mỗi lần, ngậm lâu nhất có thể rồi nhổ đi. Hiệu quả sẽ thấy rõ sau một vài ngày.

2. Pha mật ong và bột quế với nước ấm để súc miệng nhiều lần trong ngày.

3. Nhai dần dần và nuốt nước liên tục những thứ có mùi thơm như cánh hoa hồng, hoa hồi, vỏ quả canh… Với hoa hồng, vỏ chanh, bạn có thể nhai thường xuyên trong ngày, còn với hoa hồi thì mỗi ngày dùng vài ba cánh. Bạn cũng có thể sử dụng hoa hồng theo cách hãm với nước sôi để ngậm.


Trong mỗi bữa ăn nên có các loại rau thơm. (ảnh minh họa)

4. Lấy vỏ quýt nấu nước uống hằng ngày, mỗi ngày chừng 30 gr là một trong những cách trị hôi miệng hiệu quả.

5. Súc miệng thường xuyên với nước cốt chanh pha nước hoặc giấm táo pha loãng (nửa thìa canh giấm trong một ly nước).

6. Trong mỗi bữa ăn nên có các loại rau thơm như lá bạc hà, mùi tây, mùi ta, mùi tàu, cần tây… Về trái cây, nên ưu tiên họ cam quýt, vì chúng chứa nhiều axit citric giúp kích thích tiết nước bọt để diệt vi khuẩn, rất hiệu quả trong trường hợp hôi miệng do khô miệng.

7. Về đồ uống, nếu bạn không thích nước lọc thì thay cho cà phê, hãy dùng nước trà. Các chất chống ôxy hóa mạnh trong trà cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Ngoài ra, để hơi thở được thơm tho, bạn cần vệ sinh răng miệng tốt để đảm bảo không còn thức ăn thừa giắt ở răng, nạo sạch lưỡi, uống đủ nước để tránh khô miệng và làm sạch hơn khoang miệng. Nếu áp dụng thường xuyên các cách trên mà miệng vẫn hôi, bạn cần đến bác sĩ để phát hiện và giải quyết dứt điểm bệnh lý vì chắc chắn đó chính là nguyên nhân khiến bạn hôi miệng.

Hôi miệng và hơi thở có mùi hôi vốn được xem là vấn đề tế nhị, khó nói. Nó không chỉ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp mà còn là dấu hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe của bạn. Có nhiều phương pháp trị hôi miệng, đôi khi đơn giản chỉ là chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách.

Vệ sinh răng miệng

Cách trị hôi miệng đơn giản nhất là chăm sóc răng miệng tốt. Sâu răng, bệnh nướu răng có thể là nguyên nhân gây mùi hôi. Vì vậy bạn nên đánh răng 2 lần một ngày và dùng chỉ tơ nha khoa ít nhất 1 lần một ngày để loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu, đồng thời nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.

Làm sạch lưỡi bề mặt lưỡi là nơi lý tưởng sản sinh ra vi khuẩn có hại và là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng, nhưng hầu hết chúng ta lại bỏ qua khu vực này khi đánh răng. Hãy dùng bàn chải lông mềm để chải sạch lưỡi hàng ngày hoặc có thể sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch hiệu quả hơn.

Nói không với đường

Nhai kẹo bạc hà hay kẹo cao su không phải là giải pháp chống hơi thở có mùi mà ngược lại nó lại là nguyên nhân gây nên mùi hôi ở miệng nếu kẹo có chứa đường. Đường trong miệng sẽ lên men dẫn đến mùi hôi rất khó chịu. Nếu bạn đang gặp rắc rối với hơi thở, cũng nên cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống của mình. 

Uống đủ nước

Nước bọt có chứa các enzyme quan trọng bảo vệ răng miệng, tiêu diệt những vi khuẩn gây mùi, do đó nếu miệng khô có thể góp phần vào tình trạng hôi miệng. Vì vậy uống đủ nước mỗi ngày (2 lít/ngày) sẽ kích thích các tuyến nước bọt và giữ ẩm cho miệng. Nếu bạn uống đủ nước mà vẫn khô miệng thì có thể do tác dụng phụ của thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm, hoặc thuốc cao huyết áp. Nếu bạn thường khô miệng vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ hoặc viêm xoang do phải thở bằng miệng.

Ăn bánh mỳ

Một chế độ ăn lượng carbohydrat thấp, protein cao có thể là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi. Khi đốt cháy mỡ, hóa chất được gọi là xeton sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hơi thở khó chịu. Nếu bạn đang ăn kiêng để giảm hàm lượng carbohydrat, hãy ăn một vài lát bánh mỳ. Trong bánh mỳ có lượng carb (tinh bột) giúp bạn cải thiện hơi thở rõ rệt.

Uống trà

Các nghiên cứu của Đại học Illinois tại Chicago (Mỹ) cho thấy polyphenol, thành phần hóa học được tìm thấy trong trà đen và trà xanh, có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn khiến cho hơi thở có mùi cũng như sự sinh trưởng của vi khuẩn. Nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt và đã thử tất cả các biện pháp trên mà hơi thở vẫn có mùi có thể đó là triệu chứng của một loạt các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, viêm xoang nặng, rối loạn tiêu hóa, hoặc các vấn đề về gan và thận. Và hãy đến bác sĩ khi bạn gặp những rắc rối này.

Triệu chứng hôi miệng có rất nhiều nguyên nhân, thông thường nhất là tại răng-nướu-lưỡi tại chỗ, rồi đến nguyên nhân tai mũi họng, một số bệnh lý đường tiêu hóa và đường hô hấp cũng biểu hiện bằng hôi miệng (hơi thở hôi).

Cơ chế chung là sự phát triển của các vi khuẩn sinh ra mùi, tất cả những ổ vi khuẩn nằm trong vùng hầu họng - mũi - xoang hoặc lân cận thông thường đều có thể gây ra hôi miệng. Một số điều kiện thuận lợi làm hôi miệng càng tăng như uống nước ít, khô miệng, hút thuốc lá, ăn thức ăn nặng mùi như tỏi, kim chi...

- Nguyên nhân từ răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, ápxe chân răng, viêm mô-tế bào vùng hàm mặt, bệnh lý nha chu, vôi răng, đánh răng không kỹ còn mảng thức ăn bám ở các kẽ răng, ở các hốc, các lỗ sâu răng, các miếng trám răng...

- Nguyên nhân tai mũi họng như viêm họng, viêm amiđan cấp, mạn, rất nhiều trường hợp viêm amiđan kéo dài, thỉnh thoảng từ amiđan bong ra làm bệnh nhân khạc một cục mủ nhỏ như hạt đậu, cứng và rất hôi; viêm mũi, viêm xoang cấp, viêm xoang mạn cũng có thể gây hôi miệng, nhất là khi bệnh kéo dài làm ứ dịch-mủ trong các xoang...Một số trường hợp áptơ, loét miệng bội nhiễm đôi khi cũng gây hôi miệng

- Nguyên nhân đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày - thực quản, loét thực quản, viêm dạ dày cấp - mạn, hẹp tâm vị...

- Nguyên nhân đường hô hấp như dị vật phế quản, viêm phổi, ápxe phổi...

Biện pháp phòng tránh là uống nhiều nước, đánh răng thật kỹ và đúng cách sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và sáng sớm mới thức dậy, có thể dùng chỉ nha khoa để lấy hết những mảng thức ăn giữa các kẻ răng, nạo lưỡi sạch mỗi lần đánh răng, bỏ hút thuốc lá. Điều trị khỏi hẳn bệnh lý viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan.. có thể trị dứt điểm bằng phẫu thuật ngoại khoa như cắt amiđan, nạo xoang..., điều trị triệt để những bệnh lý răng miệng, bệnh lý dạ dày, thực quản, bệnh đường hô hấp...

Nhai kẹo cao su, súc họng với nước muối thường xuyên cũng là phương pháp phòng ngừa có hiệu quả, một số nước súc miệng bán trên thị trường cũng có tác dụng nhất định.

Hôi miệng là một triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh lẫn người nói chuyện với họ, làm người ta mất tự tin. Bạn không nên bi quan, vấn đề của bạn là tìm chính xác nguyên nhân, bạn cần khám bệnh theo từng chuyên khoa để tìm và điều trị dứt điểm nguyên nhân.

Trước tiên bạn cần khám răng miệng và tai mũi họng là hai nguyên nhân thường gặp nhất, nếu không có vấn đề thì bạn kiểm tra đường tiêu hoa và đường hô hấp. Bạn có thể khám ở các BV đa khoa hoặc chuyên khoa răng hàm mặt, tai mũi họng hoặc một số BV tư nhân.

Chúc bạn hết hôi miệng và lấy lại sự tự tin

Hôi miệng:


Ai cũng có thể bị hôi miệng

- Ngậm một lát chanh còn thừa trong đĩa gia vị, hay gọi món tráng miệng là cam hoặc bưởi. Không chỉ chanh, mà cả bưởi, cam đều có thể làm sạch miệng

- Táo, hoặc các loại trái cây tươi, cứng giòn như lê, cà rốt có nhiều chất xơ. Khi nhai, chúng tác động mạnh trong miệng giống như là động tác bạn đang cọ sạch miệng. vì loại trái cây này có thể làm tăng lượng nước bọt tiết có chứa enzim và chất khử trùng.

- Súc miệng bằng nước muối: Dùng nước muối súc miệng hoặc ngậm nước muối trong miệng sẽ giúp diệt các loại khuẩn làm hôi miệng.

- Uống nhiều nước lọc cũng là cách khử mùi khó chịu của thức ăn để lại. Tuyệt đối không dùng nước có cồn hay cà phê, hoặc sữa vì chúng sẽ làm hơi thở của bạn trở nên nặng mùi hơn.

Hôi nách:

Hôi nách không phải là bệnh nguy hiểm

Hôi nách không phải là bệnh nguy hiểm. Nếu bị hôi nách nhẹ, chỉ cần thường xuyên dùng xà bông thơm và nước ấm rửa sạch nách, sau đó thoa phấn thơm là được. Đến già các tuyến mồ hôi lớn sẽ co hẹp, hôi nách bớt dần rồi tự khỏi.

- Dùng phèn chua chưng lên cho trở thành dạng cục bột (có thể dùng tay bóp mịn), nghiền thành bột mịn, rửa sạch nách rồi bôi bột đó lên, ngày 1-2 lần.

- Lấy 3g băng phiến (long não), 20ml cồn nồng độ 50%. Cho băng phiến vào trong cồn, đậy kín cho băng phiến tự tan. Trước khi bôi dung dịch đã ngâm, bạn lấy xà phòng ấm rửa sạch nách, lau khô. Mỗi ngày làm 2 lần, mỗi đợt 10 ngày, bạn sẽ dần dần khỏi hôi nách.

- Sau khi tắm xong, bạn cho vào bồn tắm 500ml nước cà chua, ngâm nách vào trong nước 15 phút, mỗi tuần làm 2 lần cũng rất hiệu quả.

- Khoai tây sống cắt lát, xát lên vùng dưới cánh tay, để khô rồi rửa lại bằng nước sạch.

- Nước cốt chanh hoặc giấm pha với chút nước, rửa vùng nách ngày vài lần. Có thể kết hợp cho chanh hoặc giấm vào nước tắm.

Hôi chân:


Chân “nặng mùi” là do tuyến mồ hôi ở khu vực này bài tiết quá nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Dưới đây là những cách đơn giản nhất để tống khứ thứ mùi khó chịu này.

- Khi rửa chân, bạn cho thêm 50g phèn chua vào nước nóng, ngâm chân trong 10 phút, mùi hôi cũng sẽ lập tức bị “trừ khử”.

- Dùng xơ mướp ép khô làm tấm lót giày, bạn sẽ tống khứ được mùi do mồ hôi chân gây ra.

- Khi rửa chân, bạn cho thêm 10 – 15ml giấm nếp vào trong nước, quấy đều, cho hai chân vào ngâm khoảng 15 phút. Mỗi ngày bạn ngâm chân 1 lần, làm liên tục trong 3 – 5 ngày.

- Lấy 15g rễ bột sắn cho vào 15g rượu trắng, thêm một lượng nước thích hợp, đun sôi để nguội rửa chân, mỗi ngày làm 1 lần.

- Tán phèn chua thành bột, xoa lên lòng bàn chân trong 10 phút. Làm liên tục khoảng 3-4 ngày chân sẽ không bị ra mồ hôi gây mùi khó chịu. Cách này có thể giữ trong 7-8 tháng không bị lại.

- Đổ 1 chai bia vào chậu nước, cho nước vừa đủ. Rửa sạch chân, sau đó cho vào chậu nước bia ngâm rửa trong 20 phút, rồi rửa sạch lại. Mỗi tuần làm 1-2 lần.

Hôi miệng là một chứng bệnh mà không ai trong chúng ta muốn bị mắc phải. Nhưng nếu trong trường hợp bị mắc phải chúng ta phải điều trị chứng bệnh này ra sao?

1. Hôi miệng là gì?

Những nhà chế tạo kẹo ngậm và thuốc súc miệng đã bán được hàng triệu dollar Mỹ mỗi năm nhưng thật ra những thứ này chỉ giúp giảm bớt hôi miệng phần nào. Chúng còn kém hiệu quả hơn phương cách súc miệng hay sục miệng nhiều lần bằng nước.

Một vài thức ăn, tình trạng bệnh lý và thói quen là những nguyên nhân thường gây hôi miệng nhiều nhất. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể giảm đi chứng hôi miệng bằng cách giữ răng miệng thật đúng cách. Nếu cách tự chăm sóc không giải quyết vấn đề, bạn nên đến cho một nha sĩ khám để loại trừ một tình trạng bệnh lý ở răng.

2. Nguyên nhân nào gây ra?

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra chứng phiền phức này bao gồm:

a. Thức ăn: Sự phân hủy các mẩu nhỏ thức ăn quanh răng đều có thể gây ra mùi hôi. Ăn một vài thức ăn có chất tinh dầu dễ bay hơi cũng thường là nguyên nhân. Hành và tỏi là thí dụ điển hình nhất nhưng một vài loại rau khác hay gia vị khác cũng gây ra mùi hôi. Sau khi thức ăn này tiêu hóa và tinh dầu này vào máu đi đến phổi, tạo ra mùi hôi mãi đến khi thức ăn thải trừ hết.

b. Vấn đề răng: Giữ vệ sinh răng, miệng kém hay bệnh nha chu viêm là nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu bạn không đánh răng và súc miệng mỗi ngày, các mẫu nhỏ thức ăn ở trong miệng sẽ tập trung vi khuẩn. Một chất không màu: màng dầy thành mảng tạo ra ở răng nếu chúng không bị chải đi. Chính mảng này sẽ kích thích lợi gọi là viêm nướu còn gây thêm sâu răng. Thông thường các mảng có túi có thể thành lập giữa răng và nướu(nha chu viêm) làm tình trạng xấu hơn nữa. Răng giả không được làm sạch và lắp không khít cũng là nơi tạo mùi hôi bởi vi khuẩn và thức ăn dính lại.

c. Khô miệng: Nước miếng giúp làm sạch và ẩm ướt nơi miệng bạn. Miệng bị khô có thể tạo ra một số tế bào chết tích tụ ở răng, lợi, lưỡi. Những tế bào này bị phân hủy và tạo mùi. Khô miệng thường có tự nhiên trong lúc ngủ nên tạo ra hôi miệng vào buổi sáng. Nhưng khô miệng lại là vấn đề nếu bạn ngủ hay hở miệng. Vài loại thuốc, hút thuốc lá có thể dẫn đến tình trạng khô miệng mãn tính, gây ra thêm vài vấn đề với tuyến nước bọt của bạn.

d. Bệnh tật: Nhiễm trùng phổi mạn tính hay bệnh abcès phổi cũng có thể làm hôi miệng nhiều. Vài bệnh khác cũng tạo ra mùi hôi đặc biệt: Suy thận cũng gây ra mùi nước tiểu và suy gan cũng gây ra mùi hôi như cá tanh. Bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát cũng có mùi trái cây. Bệnh trào ngược acid cũng có thể gây mùi hôi.

e. Miệng, mũi và họng: Hôi miệng còn gặp ở những người bị viêm xoang. Viêm họng, viêm amygdale cũng có mùi và nhiễm trùng hô hấp gây đàm nhiều. Lỡ miệng cũng gây ra hôi miệng khi kết hợp với bệnh viêm nha chu.

f. Sản phẩm từ thuốc lá: Hút thuốc sẽ làm miệng khô và gây ra mùi hôi khá đặc biệt. Những người hay hút dễ bị bệnh viêm nha chu: nguồn gốc hơi thở hôi.

3. Phải tự điều trị ra sao?

Hầu hết mọi người có thể ngăn ngừa hay cải thiện chứng hôi miệng bằng các vệ sinh răng miệng đúng cách theo các bước sau:

- Đánh răng sau khi ăn. Xe chỉ răng 1 lần/ngày để lấy đi các mẩu thức ăn, mảng bám răng.

- Cạo lưỡi cả phần sau lưỡi lấy đi các tế bào chết, vi khuẩn và thức ăn vụn.

- Nếu bạn có răng bắc cầu hay răng giả: nên rửa chúng một lần mỗi ngày.

- Uống nhiều nước nhưng không phải cà phê, rượu làm miệng luôn ẩm ướt.

- Nhai chewing gum (thứ không đường), ngậm kẹo (không đường) kích thích nước miếng sẽ tẩy đi vụn thức ăn, vi khuẩn. Nếu bạn bị khô miệng mạn tính, nha sĩ có thể cho bạn dùng nước miếng nhân tạo.

- Nên đổi bàn chải đánh răng hàng ngày sau 3 tháng.

- Trong năm, khám nha sĩ 2 lần để phát hiện bệnh, làm sạch răng, chăm sóc răng giả.

- Trẻ con ở vào độ tuổi mới đi học phải tập chúng biết tự đánh răng, súc miệng, biết xe chỉ răng, cạo sạch lưỡi.

- Trẻ con không nên dùng các thuốc súc miệng vì nhiều sản phẩm có chứa rượu nếu chúng lỡ nuốt thì phiền.

Nếu hôi miệng vẫn còn tồn tại người lớn hay trẻ em dù đã tự chăm sóc thì nên đến nha sĩ khám sớm. Nếu nguyên nhân không phải ở răng, nên khám bác sĩ tìm nguyên nhân khác như viêm xoang.

Bí quyết làm đẹp da toàn thân hiệu quả

Bí quyết làm đẹp da dân gian

Cách tính tuổi kim lâu theo phong thủy

Cách tính tuổi thai nhi chính xác giúp bạn chuẩn bị tốt nhất trong thời kì bầu bí

Sá sùng xào su hào món ngon bổ dưỡng cho quý ông

Các cung theo ngày sinh

Văn hóa truyền thống của Nhật Bản

Học cách yêu thương bản thân để vượt qua mọi sóng gió cuộc sống

Học cách nói chuyện hay thu hút mọi người xung quanh

Cách lấy lòng người khác để công việc luôn như ý

Các kiểu tóc tết mái cực yêu đang hot mùa thu đông 2012

Xu hướng thời trang tóc thu đông 2012

Xu hướng tóc uốn 2012 hot hot hot

Các kiểu tóc xoăn trẻ trung hợp mốt

Cách trồng cây xanh trong nhà theo phong thủy

Cách trồng cây thiết mộc lan ra hoa thơm ngát

Cách trồng cây kim phát tài

Cách trồng cây tai thỏ cực yêu

Cách làm lasagana món ngon mang phong cách Italia

Cách tìm kiếm khách hàng hiệu quả

Cách làm mặt nạ cho da khô thêm mịn màng

Cách nấu giả cầy ngon giúp những ngày se lạnh thêm hấp dẫn

Cách thắt bím tóc mái khiến style chuẩn không cần chỉnh

Cách trồng hoa hướng dương cho hoa đẹp

Cách làm mặt nạ cho da nhờn lúc nào cũng khô thoáng, sạch sẽ

Cách làm mặt nạ sữa tươi để da mềm mịn như da em bé

Cách làm bò viên hương vị hệt như ngoài tiệm

Cách nấu mì vịt tiềm ngon, bổ dưỡng

Cách làm dưa mắm món ngon giúp bữa ăn đỡ ngán

Cách làm thạch xoài thơm ngon trong nháy mắt

Cách làm thạch rau câu hoa quả bắt mắt chiêu đãi cả nhà

(ST).