Làm sao để hết hôi vùng kín

Mùi nơi vùng kín có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục, làm chị em không thoải mái còn các anh thì e ngại khi ở gần. Vậy làm sao để hết hôi vùng kín nhanh chóng và không lo tái phát? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn




Tuy nhiên, mùi đặc trưng không nhất thiết là một sự viêm nhiễm nào đó mà có thể là do ảnh hưởng của chu kỳ kinh.




Làm gì khi vùng kín có mùi?

Nhiều phụ nữ tin rằng mùi khó chịu nơi vùng kín là hậu quả của vệ sinh cá nhân kém. Nhưng vệ sinh khu vực này thái quá sẽ chỉ làm tình trạng thêm tệ hơn.

Điều đầu tiên nên làm là trả lại độ axit và sự cân bằng tự nhiên cho vùng âm đạo. Tu nhiên không nên dùng kháng sinh để khôi phục lại môi trường lý tưởng nơi vùng kín vì nó làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Khôi phục lại độ cân bằng của âm đạo như thế nào?

Trong âm đạo có chứa một lượng lớn các siêu vi có lợi trong đó lactobacili có chức năng chính bảo vệ âm đạo với trách nhiệm duy trì mức axit hợp lý.

Rửa âm đạo thường xuyên sẽ làm tăng độ kiềm, cản trở sự điều tiết tự nhiên của âm đạo nên dễ gây ra các bệnh viêm nhiễm âm đạo và mùi khó chịu.

Vậy nên không rửa vùng kín quá kỹ khi mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm âm đạo vì chỉ làm các vi khuẩn gây bệnh tăng lên nhanh chóng, gây mùi tanh hôi khó chịu ở vùng kín.

Nguyên nhân của vùng kín có mùi?

Ngoài việc rửa vùng kín quá kỹ thì việc mặc quần chật bó sát, hay thụt rửa âm đạo và dùng những hoá chất rửa như xà phòng diệt khuẩn, nước tắm tạo hương thơm cũng có thể gây viêm nhiễm âm đạo.

Dùng thuốc tránh thai hoặc đặt vật lạ trong âm đạo cũng có thể là nguyên nhân gây mùi khó chịu và các bệnh đường âm đạo.

Quan hệ qua đường âm đạo và hậu môn xen kẽ nhau cùng một lần cũng có thể gây viêm nhiễm âm đạo và mùi khó chịu.

Bí quyết giữ vùng kín khoẻ mạnh

Dùng băng vệ sinh hàng ngày và thay thường xuyên.

Tránh thụt rửa âm đạo vì có thể phá vỡ độ cân bằng axit thông thường gây nên các bệnh vùng âm đạo.

Chế độ ăn uống khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi có thể hạn chế được mùi khó chịu và bệnh viêm nhiễm mà không cần dùng thuốc.

Nếu bị viêm nhiễm âm đạo, tránh mặc quần lót chật vì có thể gây sưng tấy vùng bị viêm nhiễm, làm tăng mùi khó chịu ở âm đạo. Nên mặc quần chất liệu cotton là tốt nhất.

Sau thời gian điều trị vẫn không thấy bệnh tiến triển tốt, nên đi khám để phát hiện sớm những bệnh có thể mắc như ung thư cổ tử cung hay ung thư âm đạo, viêm nhiễm vùng xương chậu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục…

Với phụ nữ sau khi quan hệ nên đi tiểu. Việc tiểu tiện sau khi quan hệ giúp thải loại và đẩy lùi các vi khuẩn có hại ra ngoài.

Khi thấy vùng kín có mùi hôi, đi kèm các triệu chứng như ngứa rát, khí hư có màu bất thường… Khi đó, rất có thể chị em đã bị bệnh phụ khoa, hay gặp nhất là các viêm nhiễm phụ khoa.

Thế nào là dịch tiết âm đạo bình thường?

Phụ nữ khi đến tuổi dậy thì sẽ có dịch tiết âm đạo được tiết ra từ đường sinh dục. Dịch tiết âm đạo thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng, dai có thể kéo thành sợi, không có mùi hoặc hơi tanh.

Từ độ tuổi trưởng thành, bất cứ một người phụ nữ nào cũng có dịch tiết âm đạo, thường xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm trước khi rụng trứng, trước kinh nguyệt, trong sinh hoạt tình dục.

Dịch tiết âm đạo ra nhiều hay ít tùy vào từng người, tùy vào chu kỳ kinh nguyệt, có đang mang thai hay không, hoặc có dùng viên tránh thai không tức là phụ thuộc vào hàm lượng nội tiết tố oestrogen trong cơ thể người phụ nữ.

Dịch tiết âm đạo có vai trò bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều khi sự tấn công của mầm bệnh vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này, dẫn đến viêm nhiễm.

Chàng e ngại "cô bé"? (ảnh minh họa)

Dịch tiết âm đạo bất thường và vùng kín có mùi hôi

Khí hư là danh từ chuyên môn chỉ chất dịch tiết âm đạo khi có bệnh, thường do viêm nhiễm gây ra, cũng có khi khí hư không phải do viêm nhiễm như trong trường hợp lộ tuyến cổ tử cung, u xơ cổ tử cung…

Khí hư là chất dịch bệnh lý nên được bài tiết liên tục, hằng ngày. Bệnh càng nặng thì khí hư càng nhiều và càng liên tục. Khí hư chỉ hết khi thương tổn bệnh lý đã được điều trị khỏi. Nó có thể đặc hay loãng, có nhiều màu sắc khác nhau (vàng, trắng, xám, nâu hoặc đỏ hồng do lẫn máu).

Đặc biệt, khí hư do bất kỳ nguyên nhân viêm nhiễm nào (do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm…) cũng đều ít nhiều có mùi hôi rất khó chịu. Ở bạn nữ chưa có quan hệ tình dục, tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục và mắc các bệnh phụ khoa gây khí hư là rất thấp.

Để hết mùi nơi vùng kín

1.    Nếu bạn thấy có khí hư và vùng kín có mùi hôi: Hãy đi khám phụ khoa và điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa đang mắc phải. Bác sĩ sẽ khám để phát hiện các bất thường của đường sinh dục như tình trạng viêm nhiễm, có bị lộ tuyến không?...

Đồng thời sẽ soi tươi khí hư để tìm tác nhân gây viêm nhiễm. Các tác nhân gây viêm thường gặp là nấm, trùng roi âm đạo, tạp khuẩn, Chlamydia hoặc các tác nhân lây qua đường tình dục khác.

Nên vừa điều trị các viêm nhiễm phụ khoa bằng các thuốc đặc trị do bác sĩ chỉ định, đồng thời dùng các chế phẩm chứa các thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị khỏi hoàn toàn bệnh phụ khoa, giúp cho vùng kín luôn khỏe mạnh và không có mùi.

Nên quan tâm đến "cô bé" của mình (Ảnh minh họa)

2.    Chú ý vệ sinh phụ khoa đúng cách để loại bỏ mùi hôi và phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa:

-    Vệ sinh vùng kín mỗi ngày 1 lần bằng dung dịch vệ sinh có tính chất dịu nhẹ và diệt được vi khuẩn gây hại. Nguồn nước dùng để vệ sinh cần đảm bảo sạch.

Không nên tự thụt rửa, không nên tự vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày bằng các dung dịch vệ sinh hoặc dùng xà bông, sữa tắm hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín, vì như vậy sẽ làm mất cân bằng PH âm đạo và giảm khả năng tự bảo vệ của hệ sinh dục, đó là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa xâm nhập và gây bệnh.

-    Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng. Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục, cho cả bạn và bạn tình.

-    Giữ cho vùng kín luôn khô ráo. Mặc đồ lót cũng như quần áo thông thoáng bằng chất liệu thoáng mát dệt từ sợi cotton, giúp dễ dàng thấm hút.

3.    Cách ăn uống sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn có sức khỏe sinh dục
tốt

Chế độ ăn uống khỏe mạnh với nhiều rau xanh, quả tươi, sữa chua có thể hạn chế được mùi khó chịu và bệnh viêm nhiễm mà không cần dùng thuốc.

Phương pháp ngăn ngừa mùi hôi ở vùng kín

  Dịch âm đạo có tác dụng vô cùng quan trọng trong việc trừ vi khuẩn và nấm gây hại cho âm đạo. Vậy chúng ta cần phải làm gì khi dịch tiết ra này có màu sắc bất thường và kèm theo mùi khó chịu? có phải do Viêm âm đạo?

Vùng kín bốc mùi lạ lúc bình thường

  Mặc dù đã vệ sinh rất sạch sẽ nhưng tại sao vùng kín vẫn bốc mùi lạ lúc bình thường, trước hết bạn cần phải hiểu được rằng hầu hết dịch âm đạo ở vùng kín này là kết quả bài tiết của các tuyến nhỏ trong niêm mạc âm đạo và tử cung. Nó được xem như một chất tẩy rửa tự nhiên và có tác dụng rất tốt trong việc trừ vi khuẩn và nấm gây hại cho âm đạo.

  Số lượng dịch âm đạo tiết ra mỗi ngày hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi hormone trong cơ thể người nữ. Có thể là độ tuổi, chu kỳ kinh nguyệt, đời sống tình dục... Ví dụ như, ở độ tuổi dậy thì, khi mang thai, trước kỳ kinh nguyệt một tuần dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn lúc bình thường, có tác dụng tăng kích thích tình dục trong bạn đó.

  Thường thì dịch âm đạo này có màu vàng nhạt, đôi khi có màu trắng đục hay màu kem và có mùi hôi nhẹ. Nếu thấy dịch âm đạo tiết ra có màu vàng, nâu đi kèm với mùi hôi tanh khó chịu thì bạn phải đi gặp bác sĩ ngay. Có thể vùng kín của bạn bị nhiễm vi khuẩn, bị các bệnh các bệnh lây qua đường tình dục. Thậm chí mùi hôi ấy còn có thể là dấu hiệu của những triệu chứng nhiễm trùng “khó chịu” như: Viêm nhiễm âm đạo, mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, nhiễm nấm Chlamydia, bệnh lậu, bệnh viêm vùng chậu, nhiễm nấm, ung thư âm đạo, polyp cổ tử cung…

Vùng kín có mùi hôi khi đang mang bầu

  Như đã nói ở trên, khi bạn mang thai, dịch tiết âm đạo sẽ xuất ra ngoài nhiều hơn lúc bình thường, có thể có mùi hoặc có thể không. Điều này làm gia tăng hoạt động nội tiết tố và gia tăng hoạt động của tử cung.

  Do có sự gia tăng hormone estrogen và tăng lưu lượng máu qua vùng xương chậu  dịch tiết âm đạo được tăng và xả ra ngoài ngày một nhiều.

  Dịch tiết âm đạo của chị em mang bầu thường có màu trắng sữa.

  Trong trường hợp, chị em mang thai thấy dịch tiết của mình có màu vàng, màu xanh lục, nâu đi kèm với mùi hôi tanh thì phải đi kham bác sĩ ngay để loại trừ tận gốc việc nhiễm trùng âm đạo. Vì có thể bạn bị nhiễm nấm candida (nấm men nhiễm trùng) và viêm âm đạo (do vi khuẩn nhiễm trùng) đó.

Vùng kín có mùi hôi sau chu kỳ kinh nguyệt

  Nếu rơi vào trường hợp này thì chị em đừng quá lo lắng. Đây chỉ là một hiện tượng bình thường, do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Lượng dịch tiết ra sẽ tăng và có thể có mùi hoặc không.
 
  Nhưng nếu dịch tiết ra có màu nâu, vàng, đỏ với mùi hôi đi kèm thì có thể vùng kín của bạn đã bị vi khuẩn, vi rút tấn công rồi đấy.

Vậy thì làm sao “triệt” mùi hôi và ngăn ngừa việc nhiễm trùng vùng kín đây?

  Luôn giữ cho vùng âm đạo sạch sẽ bằng thói quen lau khô vùng kín sau khi đi vệ sinh hòng ngăn chặn việc nhiễm khuẩn.

  Loại bỏ những chiếc quần chip được làm từ chất liệu nylon, thay vào đó các chị nên dùng đồ lót làm từ chất liệu cotton. Để vùng kín được khô thoáng hơn.

 Tránh dùng giấy vệ sinh có mùi thơm, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ và xà phòng thơm khi mang thai.

 Tập thói quen vệ sinh âm đạo với dung dịch vệ sinh phụ nữ hai lần/ tuần nhằm cân bằng độ pH ở vùng kín.

 Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục. Đặc biệt phải nhớ sử dụng bao cao su trong những lần “yêu” để ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.


Vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ


Khi vệ sinh “vùng kín”, bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có hoạt tính dịu nhẹ, được bác sĩ khuyên dùng. Nhưng cần chắc chắn rằng đó không phải là sữa tắm hay xà bông. Thật sai lầm khi đã có không ít các chị em phụ nữ vì muốn cho “vùng kín” có mùi thơm nên đã dùng sữa tắm hay xà bông để rửa âm đạo.

Trái lại sữa tắm và xà bông chính là “thủ phạm” gây nên sự mất cân bằng độ PH trong âm đạo, khiến cho nó bị khô và rất dễ viêm nhiễm.Tốt nhất bạn nên dùng nước chè tươi để vệ sinh “vùng tam giác” 2 lần mỗi ngày, bởi trong trà xanh có chứa chất tanin, vừa giúp loại trừ nguy cơ viêm nhiễm lại giúp cho “vùng ấy” khử được mùi hôi khó chịu.

Nhưng xin nhắc với bạn rằng, vệ sinh âm đạo quá thường xuyên cũng không có lợi, vì rửa âm đạo thường xuyên sẽ làm tăng độ kiềm, cản trở sự điều tiết tự nhiên của âm đạo nên dễ gây ra các bệnh viêm nhiễm âm đạo và mùi khó chịu.  

Vậy nên không rửa vùng kín quá kỹ khi mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm âm đạo vì chỉ làm các vi khuẩn gây bệnh tăng lên nhanh chóng, gây mùi tanh hôi khó chịu ở vùng kín.

Thông minh khi chọn đồ lót

Khi chọn đồ lót, bạn nên chọn những chiếc quần được làm từ chất liệu cotton, có khả năng thấm hút tốt, thay vì những chiếc quần có pha nilông, rất khó thất hút và luôn gây cho bạn cảm giác khó chịu.

Thêm vào đó, khi mặc quần bạn cũng tránh mặc những chiếc quần bó sát, gây bí và không tạo được độ thông thoáng cho “cô bé”, khiến “cô bé” dễ bị “tấn công” bởi những chứng bệnh viêm nhiễm.

Thay băng vệ sinh đều đặn

Vào những ngày “nguyệt san” thì việc vệ sinh và chăm sóc “cô bé’ càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Vì đây là thời điểm rất nhạy cảm của “vùng kín”, nên cũng rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây hại.

Để đảm bảo vệ sinh bạn đừng quên thay băng vệ sinh cứ sau 4 tiếng một lần, kéo dài thời gian thay băng vệ sinh bạn không những dễ có nguy cơ bị viêm nhiễm “vùng ấy” mà còn khiến cho “cô bé” thoát ra một mùi “hương” khó chịu đấy.

“ Thủ phạm” là do “con giống”

Cũng có không ít những trường hợp gây nên mùi khó chịu của âm đạo lại chính bởi các chú “tinh binh”.

Nguyên nhân là bởi các chú tinh trùng này khi được phóng ra sẽ gây mất cân bằng PH trong môi trường của “cô bé”, làm cho cô bé có mùi khó chịu.

Để cải thiện tình hình bạn có thể khuyên bạn tình hãy sử dụng bao cao su trong khi quan hệ tình dục.

Cần thận hơn bạn nên đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe tình dục của cả hai để tìm ra nguyên nhân gây mùi âm đạo.


Trị hôi "vùng kín"


Khi vùng kín có mùi lạ đó là biểu hiện của viêm nhiễm âm đạo, tổn thương âm đạo thậm chí là ung thư cổ tử cung hay âm đạo và thường đi kèm với các triệu chứng như: khí hư ra nhiều, có màu lạ, ngứa rát âm hộ…

Khi đó, bạn bắt buộc phải đi khám phụ khoa để điều trị nguyên nhân. Bên cạnh đó, cần thực hiện vệ sinh và bảo vệ vùng kín để trị mùi hôi ở nhà. Vệ sinh tốt sẽ có thể điều trị được các triệu chứng bên ngoài gây khó chịu.

- Rửa âm đạo bằng nước ấm và không mùi, có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh có tính chất dịu nhẹ và diệt được vi khuẩn gây hại.

- Rửa âm đạo bằng nước muối loãng hoặc nước chè xanh, nước lá trầu không. Chú ý nước muối phải thật loãng và chỉ rửa bên ngoài chứ không ngâm và thụt rửa sâu vùng kín. Do nước muối giữ ấm nên nếu rửa sâu âm đạo và nước muối đặc sẽ càng gây viêm nhiễm hơn. Nước chè xanh và nước lá trầu không cũng không nên đặc quá, chú ý rửa sạch lá trước khi đun nước rửa.

- Không dùng xà bông, sữa tắm hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín sẽ càng gây bỏng rát, kích ngứa âm đạo.

- Nguồn nước dùng để vệ sinh âm đạo cần đảm bảo sạch.

- Một ngày nên rửa vùng kín và thay quần lót 2-3 lần trong thời gian viêm nhiễm, đặc biệt là vệ sinh sau những lần đi tiểu.

- Giữ khô ráo vùng kín.

- Chọn mặc đồ lót  cũng như quần áo thông thoáng bằng chất liệu thoáng mát dệt từ sợi cotton, giúp dễ dàng thấm hút. Không mặc quần bó sát.

- Chú ý vệ sinh thường xuyên trong những ngày kinh nguyệt như như: thay băng vệ sinh sau 4 giờ/lần, kể cả băng vệ sinh hàng ngày. Mỗi lần thay đều phải rửa sạch vùng kín và lau khô.

- Cố gắng kiêng quan hệ tình dục.

- Khi khám phụ khoa, các bác sỹ sẽ khám kiểm tra cơ quan sinh dục ngoài (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trong (tử cung, tai vòi và buồng trứng) để đưa ra kết luận và có biện pháp điều trị nguyên nhân. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với đặt thuốc âm đạo hàng ngày từ 10-15 ngày. Tuy nhiên, bạn không được tự ý dùng thuốc vì dễ gây nhờn thuốc, khó khăn trong điều trị dứt điểm, thậm chí dùng không đúng loại thuốc sẽ làm viêm càng thêm nặng hơn.

- Nếu bạn đã được chẩn đoán viêm nhiễm vùng kín thì cần đưa chồng đi khám để điều trị dứt điểm cho cả hai, tránh tái lây nhiễm.

- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để loại trừ kịp thời những nguồn bệnh. Mỗi lần khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp bạn chủ động phát hiện bệnh, như thế việc điều trị sẽ dễ dàng và không bị tốn kém. Đối với những phụ nữ đã sinh đẻ, phụ nữ trên 35 tuổi và đang thời kỳ tiền mãn kinh thì việc khám phụ khoa định kỳ còn giúp bạn ngăn ngừa và phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, u xơ tử cung, ung thư tử cung...


Cách vệ sinh “vùng kín” trong mùa hè


Mùa hè nắng nóng chính là điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi, lây lan ra vùng kín, khiến các bệnh phụ khoa tăng cao.

Viêm vì váy ngắn, quần short

Thời tiết mùa hè nóng nực, váy ngắn, quần short bó sát luôn là lựa chọn lý tưởng của chị em bởi sự trẻ trung, năng động và thời trang. Thế nhưng, những trang phục này lại vô tình là nguyên nhân gây viêm âm đạo mà chị em có thể không biết. Tại sao váy ngắn và quần short lại làm tăng nguy cơ viêm âm đạo?

Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng: Mùa hè lượng mồ hôi tiết ra nhiều, nên vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đây chính là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn xâm nhập, hoạt động và phát triển.

Ngoài ra, một số chiếc váy quá ngắn, thậm chí trên cả bắp đùi khiến cho
phụ nữ cảm thấy không an toàn nên tư thế gò bó, đặc biệt là khi ở nơi công cộng, làm tăng cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi.

Trong khi đó quần short lại dễ kích thích các vùng da khi di chuyển. Bởi khi bạn đi bộ, tiếp xúc liên tục với vùng da quanh âm hộ có thể gây mẩn ngứa. Lúc này, nếu dùng tay để gãi dễ gây trầy xước, khiến viêm nhiễm nặng hơn. Thậm chí dẫn đến nhiễm trùng đường âm đạo hoặc tiết niệu.

Vệ sinh “vùng kín” đúng cách

Cũng giống như việc vệ sinh cơ thể (tắm, gội), vùng kín lại càng phải vệ sinh chăm sóc thường xuyên do nguy cơ nhiễm khuẩn cao, đặc biệt là trong thời kỳ ra nhiều huyết trắng, thời kỳ kinh nguyệt, hậu sản, thai nghén.

Một số phụ nữ chỉ dùng nước sạch để rửa vùng kín, nhưng thực chất để loại các chất bẩn, ngăn ngừa vi trùng xâm nhập gây bệnh thì phải cần một loại sản phẩm phụ khoa chuyên dùng.


Vệ sinh vùng kín đúng cách để chăm sóc sức khỏe. (ảnh minh họa)

Một số phụ nữ lại sử dụng các dung dịch sát khuẩn mạnh (kháng sinh, ion kim loại nặng…) gây phá vỡ cân bằng sinh lý trong môi trường âm đạo, hoặc sử dụng các dung dịch vệ sinh vùng kín có tác dụng giữ ẩm khiến vùng kín luôn ẩm ướt… tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tăng sinh gây viêm nhiễm.

Theo GS – TS Nguyễn Đức Vy – Nguyên Chủ tịch hội Sản phụ khoa và SĐCKH Việt Nam: “Thực hiện vệ sinh vùng kín hàng ngày, đúng cách để giảm thiểu khả năng bị viêm nhiễm phụ khoa, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái mắc”.

-    Vệ sinh vùng kín (âm hộ) hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ khuyên dùng.

-    Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài thoáng sạch, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.

Vệ sinh vùng kín hàng ngày, đúng cách để giảm thiểu khả năng bị viêm nhiễm ngăn ngừa bệnh tái mắc.

-    Vệ sinh cho cả hai người trước, và sau khi quan hệ tình dục.

-    Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.

-    Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.

-    Không nên sử dụng một số dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần giữ ẩm: Chiết xuất sữa, lactoserum… Đây là các chất có tác dụng giữ ẩm khiến vùng kín luôn ẩm ướt, trong thành phần lại có nhiều protein nên tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển gây bệnh.

-    Nên lựa chọn sản phẩm rửa phụ khoa có thành phần tự nhiên, an toàn khi dùng hàng ngày, đảm bảo các yêu cầu: Giúp vùng kín thoáng sạch, giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa; khử mùi hôi vùng kín, dưỡng da vùng kín đem lại cảm giác thoải mái, tự tin cho phụ nữ.




Làm sao để hết ngứa âm đạo
Làm sao để hết khô âm đạo
Ngứa âm đạo và ra khí hư
Dịch âm đạo thế nào là bình thường
Ngứa âm đạo và có dịch trắng -
Huyết trắng có mùi hôi
Ngứa âm đạo sau khi có kinh nguyệt



(st)