Làm sao để hết lo lắng nhanh chóng và tự tin vui sống

Dù bạn vẫn luôn tự nhủ mình rằng đừng hối tiếc ngày hôm qua, đừng lo lắng tương lai, hãy sống cho hiện tại vân vân và vân vân…nhưng dù có tự nhủ mình đến mấy, dù chúng ta đã nhận thức rất rõ những nguyên lý căn bản để gỡ bỏ lo lắng, cũng không thể tránh khỏi một ngày hoặc thậm chí một khoảng thời gian dài, chúng ta sống trong những nỗi bất an.



Lo kết quả một kì thi. Lo công việc hiện tại chưa hoàn tất. Lo về sức khỏe dạo này không tốt. Lo khi chưa biết rõ con đường tương lai của mình sẽ ra sao…biết bao những mối lo thường trực đó, dù chúng ta đã tự nhủ rằng lo lắng cũng vô ích, nhưng rõ ràng là trong lòng chúng ta vẫn chưa thể gỡ bỏ được mối bận tâm rất dai dẳng.

Lo ít hay nhiều, mối lo đó sớm hay chậm tan biến phụ thuộc vào “nội công” của mỗi người.

Từ kinh nghiệm của mình, xin chia sẻ với các bạn hai cách để gỡ bỏ những lo lắng đó. Hi vọng là phần nào ít nhiều giúp mỗi chúng ta sống tích cực hơn mỗi ngày.

-          Nói chuyện với một người nào đó

Người này không nhất thiết phải là bạn thân nhất. Vì đôi khi chúng ta có tâm lý là “bụt chùa nhà không thiêng”. Giả dụ làm bài thi không tốt hay cảm thấy quan hệ với sếp không tốt, mẹ hay bạn thân của mình có khích lệ “Chắc không có vấn đề gì đâu” chúng ta sẽ nghĩ là họ đang xoa dịu chứ không nói sự thật. Đâm ra không tin họ và vẫn tiếp tục nghi ngờ chính mình.

Tốt hơn cả là tìm một người bạn trung lập, có kinh nghiệm với vấn đề. Ví dụ nói chuyện với một sinh viên khóa trên, hay đồng nghiệp lâu năm ở công ty vv…

Bạn cũng không nhất thiết phải nói thẳng ra vấn đề của mình nếu không muốn. Nhưng để tìm câu trả lời cho mình, hãy nói cứ chuyện một cách tự nhiên và đặt ra một vài câu hỏi, ví dụ như “ngày xưa anh thi đại học thế nào?” hay “làm việc với sếp A anh thấy thế nào?”…Chắc chắn là bạn sẽ luôn tìm thấy một vài thông tin rất bổ ích kiểu như “ôi anh thi xong cứ tưởng trượt thế mà vẫn đỗ em ạ” (sao giống mình quá!), hay “à chú ấy cũng hay cáu lắm nhưng mau quên thôi, không để bụng nên anh cũng quen rồi”(phew, thế mà cứ tưởng…)

Đến đây thì có lẽ là tâm lý lo lắng đã trút được hơn 50% rồi . Bạn sẽ thấy là bản thân sự lo lắng đã bị chính ta thổi phồng quá mức trong khi mọi chuyện đơn giản hơn rất nhiều. Khi stress vì lo lắng chúng ta lại có tâm lý nghi ngờ bản thân nên càng thu mình lại trong thế giới nhỏ bé của mình.

Nói chuyện là một cách giúp chúng ta bổ sung thêm cách nhìn đa chiều về vấn đề. Khi thắc mắc chúng ta cũng thường search thông tin trên mạng, nhưng mình thấy rằng nói chuyện personal vẫn là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

-          Nếu ngày mai thức giấc, mối lo lắng vẫn dai dẳng và hành hạ con tim bạn, hãy thực hành cầu nguyện.

Nói đến cầu nguyện thì một số bạn sẽ nghĩ chỉ có người theo đạo mới cầu nguyện. Nhưng thực tế là ai trong chúng ta cũng cầu mỗi ngày. Chắc bạn cũng hay nói “Cầu Trời cho con thi đỗ” hay “Cầu Trời ngày mai sếp không cho con nghỉ việc” vv…

Nhưng cầu nguyện mang một ý nghĩa sâu xa hơn chỉ là những cầu mong đơn giản như vậy.

Bỏ qua chuyện theo đạo hay không theo đạo, chúng ta chỉ quan tâm là liệu chúng ta có muốn trở thành người tốt, khiêm tốn, đang trên con đường thực hành tình yêu mà Chúa Jesu hay Phật Thích Ca dạy chúng ta hay không.

Nếu như vậy, việc cầu nguyện mỗi ngày là nhắc nhở bản thân mình tập trung vào mục tiêu đó. Hôm nay có một mối lo chưa hết, bạn cũng hãy nói điều đó trong lời cầu của mình, mong Thượng đế hãy giúp cho tâm trạng của mình trong ngày luôn được tốt, làm việc hiệu quả, không vì mối lo lắng đó mà trở nên mất bình tĩnh vv…

Việc cầu nguyện như vậy không chắc chắn giúp chúng ta hết ngay nỗi lo, nhưng điều quan trọng là giúp cho tâm trạng của chúng ta không bị ảnh hưởng (nhiều) vì mối lo đó. Nếu không, dễ là chúng ta sẽ mang một bộ mặt ỉu xìu tới cơ quan và thậm chí lỡ lời với sếp thì sự việc còn tồi tệ hơn.

Cứ kiên trì mỗi ngày như vậy chắc chắn là bạn sẽ thấy có kết quả.

Có những lúc quá trình này kéo dài và bạn cũng không biết khi nào sẽ kết thúc. Nhưng chắc chắn là nó sẽ kết thúc. Tất nhiên rồi.

Đôi khi bạn tự hỏi tại sao mình đã thực hành những lời của Chúa, Phật mà trái tim mình vẫn cứ có troubled không thôi. Những lúc như thế, hãy nghĩ tới một điều là bất cứ một sự trưởng thành về mặt tâm linh nào cũng đều phải trải qua những đau đớn (agony). Giống như một chú rắn lột xác. Rất lâu và rất đau. Nhưng sau đó chú rắn trở nên to hơn, cứng cáp hơn.

Con người chúng ta cũng vậy. Nế


Căng thẳng và sự lo lắng: Làm sao để đối phó?


Khi bạn đang lo lắng, khi bạn đang chịu áp lực đồng nghĩa với việc bạn đang rơi vào trạng thái căng thẳng. Nó ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của bạn. Vậy làm thế nào để kiểm soát được căng thẳng?

Tại sao căng thẳng có hại cho bạn?

Bị áp lực quá nhiều có thể dẫn đến việc bạn lo lắng quá mức. Khi điều đó xảy ra, cơ thể tạo ra các chất hóa học gọi là cortisol, adrenaline và noradrenaline, có thể hình thành lên theo thời gian. Quá nhiều adrenaline và noradrenaline sẽ làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và làm cho bạn đổ mồ hôi nhiều hơn. Quá nhiều cortisol ngăn cản sự hoạt động binh thường của hệ thống miễn dịch, và giải phóng mỡ và đường vào máu của bạn



Triệu chứng của căng thẳng

Tất cả chúng ta đều có những mối lo lắng khác nhau. Chẳng hạn như: các kỳ thi, ly hôn, kết hôn, chuyển nhà, lập kế hoạch cho một kỳ nghỉ, các vấn đề khác với sức khỏe hoặc mối quan tâm tại nơi làm việc...

Để làm giảm ảnh hưởng của lo lắng, chúng ta cần phải nhận ra chúng ta đang gặp những rắc rối từ nó.

Đây là một số triệu chứng phổ biến nhất của việc bạn đang lo lắng:

- Cáu kỉnh hơn bình thường

- Phản ứng lại với những lời chỉ trích

- Cảm giác như thể bạn không biết bắt đầu công việc từ đâu

- Khó ngủ và hay thức dậy sớm

- Uống rượu và hút thuốc nhiều hơn bình thường

- Khó tập trung

- Rất khó khăn để đưa ra quyết định với một vấn đề đã từng giải quyết một cách đơn giản

- Bị chứng khó tiêu, chán ăn, hoặc không được thoải mái khi ăn

- Cắn móng tay...

Xử lý căng thẳng

Chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân và đối phó với căng thẳng, nhưng việc đó không phải lúc nào cũng dễ dàng, hoặc cụ thể. Bạn nên thường xuyên gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng lo lắng là một nguyên nhân thực sự gây ảnh hưởng lớn cho thể chất hoặc tinh thần của bạn.

Hoặc bạn cũng có thể giúp giảm những lo lắng mà bạn đang gặp phải bằng cách thay đổi lối sống của mình:

- Không ngại nói "không" khi bạn được yêu cầu làm một việc gì đó quá sức của ban.

- Những lúc bị căng thẳng bạn hãy cố gắng thận trọng khi đi trên đường, khi nói chuyện với mọi người...

- Nói chuyện với một người nào đó và dành nhiều thời gian với những ý kiến đóng góp bổ ích của họ, chứ không phải cho ý kiến đó là quan trọng cần phải làm theo ngay.

- Chấp nhận những đề nghị giúp đỡ thiết thực và biết giới hạn của riêng bạn.

- Bạn có thể hét lên, thậm chí là gào thét lên khi cảm thấy quá căng thẳng.

- Có thể sử dụng kỹ thuật thư giãn của yoga hay thiền.

- Hãy vận động cơ thể nhiều hơn: nhẹ nhàng đi xe đạp, đi bộ nhanh hoặc bơi lội sẽ giúp bạn ngủ tốt hơn.

- Hãy dành thời gian để giao lưu với bạn bè, đó cũng là cơ hội tìm thêm bạn cho chính mình.

Căng thẳng là hệ quả của cuộc sống bận rộn, quá nhiều lo lắng về công việc, học tập... Nhưng sự thật là, một chút áp lực lại là tốt cho chúng ta - nó là động cơ thúc đẩy và khiến cho chúng ta làm việc chăm chỉ, hiệu quả hơn.



Cố quên đi: Bạn phải bắt mình quên đi những lo lắng ấy bằng cách làm một việc gì đó như tập thể dục, hoà mình vào hoạt động xã hội... Một khi bận bịu với công việc, bạn sẽ không còn đầu óc để nghĩ ngợi đến nó nữa.

Trút bầu tâm sự với ai đó: Bạn đừng ngại ngùng khi bộc bạch nỗi lo của mình với người nào đó. Nếu nhận được sự cảm thông, chia sẻ của bạn bè, người thân, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng rất nhiều.

Nở nụ cười: Khó ai có thể cười được khi đang mang nỗi lo trong mình. Tuy nhiên khi cười, thần kinh đỡ căng thẳng, cảm giác lo âu sẽ dần tan biến. Do vậy, dù không vui nhưng bạn hãy cố cười, chúng mang lại hiệu quả cao lắm đấy!

Thư giãn: Có rất nhiều động tác thư giãn giúp làm dịu thần kinh và tâm trạng của bạn. Khi ngồi thiền hoặc tịnh tâm, đầu óc của bạn sẽ hoàn toàn thanh thản.

Tự trấn an: Hãy đánh lạc hướng suy nghĩ của mình bằng cách nghĩ rằng chuyện gì đến rồi sẽ đến, không cần phải suy nghĩ, lo lắng hay tiên đoán bất cứ điều gì. Nếu có thể, bạn nên tìm phương hướng khác để giải quyết vấn đề.



Làm thế nào để giảm căng thẳng và lo âu


Căng thẳng và lo âu là phần tất yếu của cuộc sống, không thể tránh. Tình trạng này kéo dài có thể là những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh. Mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để đối phó với stress.

Đa dạng các biểu hiện của stress

Trong cuộc sống, ai cũng có thể bị stress, từ những doanh nhân, công chức, nhân viên văn phòng, cho đến sinh viên, học sinh - những người đang bị áp lực về học hành và thi cử... Quá tải trong công việc, căng thẳng, lo âu, tinh thần suy sụp... đều có thể là những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh.


Tiến sĩ - bác sĩ Ngô Tích Linh, Phó chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, ĐH Y Dược TP.HCM (trái) trả lời các câu hỏi trực tuyến của bạn đọc Thanh Niên Online

Theo Tiến sĩ - bác sĩ Ngô Tích Linh, Phó chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, ĐH Y Dược TP.HCM: Căng thẳng là một triệu chứng không phải là một bệnh lý. Các biểu hiện ban đầu của lo âu cũng rất đa dạng, có khi là triệu chứng cơ thể như đau đầu hồi hộp, mất ngủ, cũng có khi là triệu chứng tâm thần như lo âu, dễ nóng giận...

Nếu bị stress lâu ngày mà không phát hiện kịp thời có thể gây ra hậu quả là rối loạn thích ứng với các biểu hiện như: trầm cảm, lo âu, các rối loạn về hành vi. Mặc dù, bệnh lý không nghiêm trọng nhưng nếu không điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, các triệu chứng như mệt mỏi, giảm cân, chán nản, bực bội là các triệu chứng cơ bản của trầm cảm. Bên cạnh đó, các triệu chứng đau cũng hay gặp ở các bệnh lý này.

Đặc biệt, với những nhân viên văn phòng, những người làm việc trí óc thường xuyên bị căng thẳng thì hay gặp phải cảm giác người mệt mỏi, không muốn đi làm, chị Trịnh Thị Lương (Q.Tân Phú, TP.HCM) tâm sự.

Mệt mỏi có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý, thực thể như lao, nhược giáp, suy tim, thiếu máu... hoặc một số bệnh lý tâm thần như rối loạn thích ứng (rối loạn do stress), rối loạn khí sắc, rối loạn trầm cảm nặng (chủ yếu), rối loạn trầm cảm lưỡng cực..., bác sĩ Linh phân tích.

Đối phó với stress

Stress là phần tất yếu của cuộc sống, không thể tránh. Mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để đối phó với stress.

Bác sĩ Đỗ Nhị Tường Khê, Cố vấn Y khoa của Sanofi-aventis, cho biết những mẹo đơn giản tránh strees (thường xuyên) như sau:

Bằng lòng với các kết quả hiện có trong công việc, học tập, cuộc sống (đa số không như ý) sau khi đã nỗ lực hết sức mình, tập rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.

Bằng lòng với những gì bạn đang có hơn là đòi hỏi những gì mà người chung quanh đang có (hiện đại, thời thượng)...

Đặc biệt, lắng nghe và tôn trọng những khi cơ thể bạn lên tiếng (đòi nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý..).

“Việc đối phó với stress hữu hiệu là có lối sống chừng mực, tập thể dục đều đặn, tránh rượu bia, quan niệm sống đơn giản, có cái nhìn lạc quan...”, bác sĩ Linh nói thêm.

Bác sĩ Linh khuyến cáo, người có những biểu hiện, triệu chứng mệt mỏi cần đến các cơ sở tâm thần, trung tâm tâm lý để được tham vấn, khám để có chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Ngoài ra, chế độ ăn giàu vitamin khoáng chất thường tỏ ra hữu ích trong việc giảm căng thẳng, lo âu. Thế nên, bạn có thể tham vấn thêm với các chuyên gia dinh dưỡng.

Mặt khác, magnesi là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Cơ thể không tự tổng hợp được magnesi. Khi thiếu magnesi hoàn toàn sẽ dẫn đến tử vong. Magnesi tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa học tổng hợp và sinh năng lượng, duy trì hoạt động cơ thể. Magnesi đóng vai trò quan trọng như một yếu tốc chống stress, điều hòa hệ thần kinh.

Bác sĩ Đỗ Nhị Tường Khê, Cố vấn Y khoa của Sanofi-aventis, cho biết có thể bổ sung các vi chất như: Canxi, vitamin B1, B12, Magne B6 4 viên mỗi ngày để… giảm stress vì Magne B6 có chứa magnesi và vitamin B6.




Làm sao để hết lo âu hồi hộp, tìm được cân bằng
Làm sao để hết căng thẳng đầu óc nhanh
Làm sao để hết cảm giác cô đơn mà vui sống
Làm sao để hết bạc tóc nhanh và hiệu quả -
Làm sao để hết chảy nước mũi, g
Làm sao để hết buồn ngủ khi làm việc



(st)