Làm sao để hết mùi cơ thể nhanh chóng


Mùa hè nắng nóng ra nhiều mồ hôi, nên càng làm cho cơ thể thêm nặng mùi. Đây thực sự là vấn đề phiền toái, làm mất tự tin cho những người thường xuyên phải giao tiếp. Làm sao để hết mùi hôi cơ thể để chúng ta thoải mái, tự nhiên khi tiếp xúc với mọi người? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.




Mùi hôi cơ thể ở đâu ra?


Để ý một chút bạn sẽ thấy mùi hôi cơ thể phát ra từ những vùng kín như nách, háng…, đó là điều bình thường. Mỗi người lại có một mùi đặc trưng riêng của mình. Mùi của mọi người có thể xếp thành thang bậc từ nhẹ đến nặng - nặng đến mức ta phải thốt lên “hôi nách quá.

Vì sao mỗi người lại có một mùi riêng? Bởi vì trên da và các lỗ tự nhiên của mỗi người có một số loại vi khuẩn khác nhau “cư ngụ”, lập nên một khuẩn chí riêng ở từng người. Mùi hôi là do vi khuẩn lên men mồ hôi. Mỗi loại vi khuẩn nói riêng và mỗi tập hợp khuẩn chí nói chung trên da của một người sẽ tạo ra một mùi đặc trưng. Mùi do vi khuẩn gây nên còn kết hợp với mùi “sẵn có” của mồ hôi làm cho mùi của bạn không lẫn với người khác. Mùi “sẵn có” của mồ hôi là do thức ăn, bệnh tật của bạn tạo ra. Như vậy biết “gốc rễ” của việc tạo ra mùi có thể tìm được cách khử mùi hiệu quả. 


Cách làm hết mùi hôi cơ thể thế nào?


Có nhiều biện pháp khử mùi hôi cơ thể, bạn nên dùng phối hợp nhiều biện pháp tiện lợi để khử mùi hiệu quả. Các biện pháp đó là:

Làm sạch vi khuẩn trên da bằng cách tắm rửa thường xuyên, rửa những vùng kín bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn. Trên thị trường hiện có bán nhiều loại xà phòng có tác dụng diệt khuẩn khử mùi hôi. Do mùa hè thường đổ nhiều mồ hôi nên bạn phải tắm rửa ngày 2-3 lần, một lần sau khi tập thể dục buổi sáng, một lần lúc buổi trưa đi làm về và một lần vào buổi tối trước khi ngủ là tốt nhất. Nếu bạn có bệnh ngoài da như mụn nhọt, lở ngứa, vết thương… thì cần khám chữa bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ cho khỏi bệnh để hết mùi hôi do bệnh gây ra. Đối với phụ nữ cần dùng dung dịch vệ sinh rửa vùng kín hằng ngày. Nếu bạn bị viêm nhiễm phụ khoa thì phải đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng, vì chỉ khi nào hết viêm nhiễm thì mới hết mùi hôi.



Quần áo mùa hè nên dùng loại vải cotton giúp thấm mồ hôi tốt. Cần phải thay quần áo hằng ngày mới mong tránh được mùi hôi từ quần áo. Vì tắm gội chỉ làm sạch vi khuẩn trên da, còn vi khuẩn ở quần áo cũ đã thấm mồ hôi vẫn sinh sôi. Nếu sau khi tắm mà bạn mặc lại quần áo cũ thì vi khuẩn tiếp tục phát triển trong quần áo sẽ tạo ra mùi hôi rất nặng. Quần áo thay ra không giặt ngay mà treo một chỗ, khi cần bạn lấy mặc lại thì thật không gì tệ hại bằng, vì trong điều kiện nóng ẩm, vi khuẩn lên men rất mạnh và biến quần áo bẩn treo mấy ngày không giặt thành “ổ nặng mùi” rất khó chịu đối với tất cả mọi người.

Sử dụng thuốc chống hôi nách. Nếu bạn bị chứng hôi nách, chắc hẳn bạn đã từng dùng một vài loại lăn khử mùi. Loại mỹ phẩm này có thể mua dễ dàng tại các cửa hiệu bán mỹ phẩm hay các nhà thuốc. Bạn cần dùng theo hướng dẫn trên bao bì, nhưng cần theo dõi xem da của bạn có bị dị ứng nổi mẩn ngứa hay không. Nếu bị dị ứng ngứa, bạn phải ngừng sử dụng ngay và đợi khi khỏi hẳn, bạn có thể dùng loại khác không gây dị ứng với da của bạn. Công thức của các lăn khử mùi thường gồm: chất diệt vi khuẩn, chất làm giảm tiết mồ hôi nách, chất bắt giữ mùi hôi. Các chất này tác dụng với các chất có mùi hôi ở nách, tạo thành hợp chất không có mùi hôi.

Bạn có thể dùng một số bài thuốc Đông y chữa hôi nách rất hiệu nghiệm như: Phèn chua tán bột mịn, xát vào nách, ngày một lần, sau 1-2 ngày mùi hôi sẽ biến mất, nhưng nên duy trì bằng cách xát tuần 2 lần. Hoặc tắm xong, lấy cục phèn chua to xát vào nách, chỉ 1-2 ngày sau là mùi hôi không còn nữa. Khi chuẩn bị gặp đối tác, nếu mồ hôi của bạn đang ướt đẫm, hãy lấy cục phèn chua xát vào nách sẽ hết mùi hôi ngay. Cắt quả chanh tươi, lấy nửa quả xát vào hai bên nách, đợi khoảng 5-10 phút thì rửa sạch, làm ngày một lần, khi hết mùi hôi thì duy trì tuần 2 lần. Gừng tươi, giã nát, gạn lấy nước bôi vào nách, ngày một lần...

Bạn nên nhớ rằng, mùi hôi có thể do thức ăn gây ra, chẳng hạn khi bạn ăn tỏi, thịt chó… thì cơ thể bạn sẽ “bốc ra” những mùi của thức ăn đó. Vì vậy, nếu bạn có mùi hôi ở nách, bạn nên kiêng ăn các gia vị nặng mùi như hành, tỏi, cà ri, thịt chó, cá có mùi tanh nhiều…

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các nguyên nhân gây xúc động, hồi hộp, lo sợ, nóng nảy... đều làm các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Bạn sắp vào phòng thi vấn đáp, sắp đến lượt phỏng vấn tuyển người làm, sắp phải phát biểu trước hội nghị…, cần nhớ rằng: trước đó nên ăn những thức ăn quen thuộc, không có mùi hôi, không uống rượu bia, không xức nước hoa nồng nặc vì sẽ phản tác dụng.    


Thêm một số mẹo đơn giản


Thời tiết nắng nóng mùa hè thường khiến nhiều người khó chịu vì ra mồ hôi và xuất hiện những mùi hương khó chịu từ cơ thể. Một số cách đơn giản sẽ giúp bạn cải thiện tình hình này.

1. Tắm gội thường xuyên mỗi ngày với xà phòng thơm, lưu ý chà xát những vùng nhạy cảm, dễ phát ra mùi của cơ thể như vùng nách, "vùng kín", là một trong những phương pháp thông dụng và phổ biến nhất để khử mùi cơ thể

2. Nên lựa chọn những trang phục được thiết kế bằng chất liệu cotton, thấm mồ hôi để cơ thể bạn dễ "thở", mồ hôi tiết ra sẽ được thấm hút chứ không bị bít lại.

3. Mỗi bộ quần áo và tất (vớ) chỉ nên mặc và đi trong vòng tối đa 1 ngày, sau đó nó nên được thay. Không bao giờ mặc lại những bộ quần áo ngày hôm trước và chưa được giặt.

4. Bạn có thể sử dụng một số loại chất khử mùi, để hạn chế mồ hôi tiết ra ở vùng nách và luôn giữ hương thơm cho cơ thể.

5. Hạn chế thu nạp những loại đồ uống như cà phê, trà. Bởi chúng sẽ kích thích hệ thống các dây thần kinh tiết ra mồ hôi. Cho nên mỗi ngày bạn chỉ nên dùng tối đa là hai ly. Tránh xa rượu, bởi rượu chính là nguyên nhân gây nên sự tiết mồ hôi nhiều hơn.

6. Chế độ ăn uống cũng có tác động không nhỏ tới mùi của cơ thể. Một chế độ ăn uống cân bằng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả trong việc phòng chống những mùi khó chịu tiết ra từ cơ thể bạn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây củ cải có công dụng đặc biệt, hạn chế được sự tiết mồ hôi và giữ cho cơ thể luôn có hương thơm. Cho nên, bạn đừng quên bổ sung củ cải vào thực đơn của mình, bạn có thể ăn củ cải, uống nước ép hay thậm chí dùng nước củ cải bôi trực tiếp lên vùng da dưới nách, đôi bàn chân hay giữa các ngón chân đều rất công hiệu. Ngoài củ cải, hạt hồi cũng được xem như một chất "khử mùi" tuyệt vời. Thêm vào đó, bạn đừng quên uống đủ lượng nước cơ thể bạn cần mỗi ngày.

Nên tránh ăn hoặc ăn hạn chế những loại thực phẩm có chứa nhiều chất lecithin, choline hay cantine có nhiều trong các sản phẩm từ đậu tương, ngô, bột mì, sôcôla, lạc, trứng.

7. Một phương pháp cùng rất hiệu nghiệm với những nguyên liệu và cách làm đơn giản. Lau khô mồ hôi nơi vùng nách, bằng khăn vải mềm. Trộn dấm và nước chanh vắt theo tỷ lệ 7:3, đựng hỗn hợp vào trong chai nhựa, giữ ở nhiệt độ phòng trong vòng 1 tuần. Sau đó đổ một ít dung dịch thấm ra mặt chiếc khăn và dùng để rửa nách mỗi ngày.

8. Sau mỗi khi tắm bạn nên thêm một thìa mật ong vào một chậu nước ấm ấm và dội lại lần cuối.

9. Thêm một cục phèn vào nước tắm của bạn, sẽ giúp cho cơ thể loại trừ được mùi mồ hôi khó chịu.

10. Đặc biệt vào những ngày hè, cơ thể bạn sẽ tiết ra nhiều mồ hôi hơn so với bình thường, vì thế bạn hãy thêm một ly dấm hay một chén đầy dầu long não vào trong nước tắm.

11. Đun sôi lá cây bạc hà cùng với nước và pha lẫn vào nước tắm, sẽ có thể hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tiết ra mồ hôi từ vùng nách.12. Ngoài nách, chân cũng là một bộ phận có thể tiết ra những mùi khó chịu khiến bạn phải ái ngại. Chính vì thế, hàng ngày bạn cũng cần quan tâm chăm sóc đến đôi chân. Nếu có thời gian bạn nên ngâm chân lần/ ngày. Sau khi ngâm xong, bạn dùng khăn vải mềm lau khô.

Lưu ý không nên đi những đôi giày dép quá kín, và bí chân trong những ngày hè, vì như thế càng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và làm cho chân tiết ra nhiều mồ hôi hơn.

13. Dùng dầu hương thảo hay tinh chất trà xanh như một chất khử mùi hữu hiệu khử mùi nơi vùng nách.

14. Thêm vài ly nước ép cà chua vào trong nước tắm, và ngâm toàn bộ cơ thể vào trong nước đó khoảng 15 phút.

15. Khoai tây cắt thành khoanh và chà xát vào dưới vùng nách. Đợi cho đến khi khô thì rửa sạch.

16. Đổ 10 giọt tinh dầu vào 30mm nước và dùng khăn mặt thấm lên vùng nách. Sau đó rửa lại với nước sạch.

Khi bạn lao động, tập luyện, đạp xe, leo cầu thang, xách túi đồ, nấu ăn, bị bệnh... thì mồ hôi ra ướt đẫm áo, nhất là trong mùa nóng bức này, mồ hôi của bạn lại càng “đổ” nhiều hơn. Mồ hôi ra là chuyện nhỏ, nhưng mùi của cơ thể do mồ hôi gây ra mới là chuyện lớn cần bàn. Vậy làm thế nào để cơ thể vẫn thơm tho suốt cả ngày?

Nhiều mồ hôi và hôi là do bệnh tật, vận động, thức ăn, thức uống

Bạn có từ 2-5 triệu tuyến mồ hôi. Khi thân nhiệt tăng, hệ thần kinh ra lệnh các tuyến này tiết mồ hôi lên bề mặt da để làm mát cơ thể. Thành phần của mồ hôi chủ yếu là nước và muối (NaCl) và một lượng nhỏ chất điện phân là những chất giúp điều chỉnh sự cân bằng thể dịch trong cơ thể.

Nhiều yếu tố làm cho mồ hôi của bạn ra nhiều và nặng mùi, đó là: di truyền, nếu cha mẹ ra nhiều mồ hôi và nặng mùi thì con cái cũng được “thừa hưởng” điều đó. Có một số thức ăn uống như cà phê, rượu, gia vị cũng có thể gây ra mồ hôi và mùi khó chịu. Bạn ăn hành, tỏi, cá, thịt chó... thì mùi mồ hôi cũng có các mùi thức ăn đó.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Những thuốc có thể gây tăng tiết mồ hôi là: thuốc điều trị rối loạn tâm thần, morphin, hormon thyroxin của tuyến giáp, aspirin, acetaminophen... Phụ nữ mãn kinh có những cơn bừng bốc hỏa làm tăng tiết mồ hôi. Nam giới có nồng độ hormon nam testosteron thấp, bị bệnh giảm năng tuyến sinh dục có thể gây bốc hỏa. Người mắc các bệnh: đường huyết thấp, sốt nhiễm khuẩn, cường năng tuyến giáp, đau tim, bệnh lao, sốt rét, một số bệnh ung thư... đều tăng tiết mồ hôi. Khi bạn lao động nặng, tập thể dục, thể thao, đi bộ, chạy, leo cầu thang, mang xách nặng..., nhất là làm các việc đó khi trời nắng nóng thì mồ hôi đổ càng nhiều.

Sau đổ mồ hôi sẽ có mùi khó chịu

Hệ quả xấu sau tiết nhiều mồ hôi và mùi hôi

Nấm móng, nấm bàn chân; nếu bạn ra mồ hôi nhiều, dễ bị nhiễm nhiều loại nấm. Ngứa Jock là bệnh do nhiễm nấm gây ngứa hoặc cảm giác bỏng rát quanh bẹn. Nhiễm khuẩn và mụn cơm: ra nhiều mồ hôi có thể gây nhiễm khuẩn da, gây mụn cơm trên da do nhiễm papillomavirus, nổi ban, rôm sảy...

Bình thường, mồ hôi không có mùi hôi, bạn có thể kiểm chứng bằng cách ngửi những giọt mồ hôi ở đầu mặt rơi xuống lòng bàn tay của bạn. Sau một thời gian tiết lên bề mặt da, mồ hôi bị vi khuẩn có sẵn trên da làm cho lên men, từ đó mới gây nặng mùi hoặc rất hôi. Các vùng nhiều lông như nách, bẹn nhiều mồ hôi và có nhiều vi khuẩn nên mùi càng nặng hơn. Bạn chú ý sẽ thấy mỗi người lại có một mùi hôi riêng, không giống ai. Đó là do trên da và các lỗ tự nhiên của mỗi người có một số loại vi khuẩn khác nhau sống ký sinh, tạo nên một khuẩn chí riêng ở từng người. Mỗi loại vi khuẩn và mỗi tập hợp khuẩn chí trên da của một người sẽ tạo ra một mùi đặc trưng.

Mùi do vi khuẩn lên men gây ra kết hợp với mùi “sẵn có” của mồ hôi làm cho mùi của bạn không lẫn lộn với người khác được. Mùi sẵn có của mồ hôi là do thức ăn, bệnh tật của bạn tạo ra. Mùi hôi còn ở quần áo “bốc ra”. Khi mồ hôi tiết ra, thấm vào quần áo, vi khuẩn lây từ da của bạn ra quần áo và vi khuẩn ở môi trường, không khí bám vào quần áo làm lên men mồ hôi ở quần áo. Càng để lâu, mùi hôi từ quần áo thấm mồ hôi càng hôi. Nếu bạn quên giặt mà mặc tiếp thì những ngày sau, bạn đi đến đâu sẽ bốc mùi hôi đến đó.

Cách khử mùi để cơ thể thơm tho suốt cả ngày

Nhờ tiến bộ của khoa học và mức sống, bạn có thể sử dụng nhiều biện pháp khử mùi hôi cơ thể giới thiệu sau đây:

Giảm ra mồ hôi bằng cách: sử dụng quạt, máy điều hòa nhiệt độ, mở rộng cửa, tăng độ thông gió để hạ thấp nhiệt độ môi trường nơi bạn làm việc. Thỉnh thoảng, bạn nên uống một ly nước mát cho đỡ ra mồ hôi. Dùng thuốc chống ra mồ hôi. Bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn để sử dụng một loại thuốc chống ra mồ hôi phù hợp với sức khỏe của bạn.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Khử mùi hôi cơ thể bằng các biện pháp: làm sạch vi khuẩn trên da với việc tắm rửa thường xuyên, rửa những vùng kín bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn. Mùa hè, bạn cần tắm rửa thường xuyên. Khám chữa khỏi các bệnh ngoài da như mụn nhọt, lở ngứa, vết thương... Với phụ nữ, cần dùng dung dịch vệ sinh rửa vùng kín hằng ngày, đồng thời khám và điều trị tích cực các bệnh phụ khoa vì chỉ khi nào hết viêm nhiễm thì mới hết mùi hôi ở vùng kín.

Mùa hè, nên mặc quần áo bằng vải cotton cho thấm mồ hôi tốt và cần phải thay quần áo ngày vài lần để tránh mùi hôi từ quần áo. Nếu quần áo đã thấm mồ hôi thì bạn cần thay ngay khi về nhà. Quần áo thay ra phải ngâm xà phòng hoặc giặt ngay để vi khuẩn không có cơ hội gây mùi hôi. Bạn cũng cần thường xuyên thay tất và giặt giày nếu bạn bị hôi chân. Sử dụng thuốc chống hôi nách, thông dụng nhất là lăn khử mùi.

Công thức của các lăn khử mùi thường gồm: chất diệt vi khuẩn, chất làm giảm tiết mồ hôi nách, chất bắt giữ mùi hôi. Các chất này tác dụng với các chất có mùi hôi ở nách, tạo thành hợp chất không có mùi hôi. Bạn mua lăn khử mùi và dùng theo hướng dẫn trên bao bì, nhưng cần theo dõi xem da của bạn có bị dị ứng không. Nếu bị dị ứng ngứa, bạn phải ngừng sử dụng ngay và đợi khi khỏi hẳn, bạn có thể dùng loại khác không gây dị ứng với da của bạn.

Nếu không có điều kiện mua lăn khử mùi, bạn có thể dùng một số bài thuốc Đông y chữa hôi nách như sau: tắm rửa sạch sẽ, cắt quả chanh tươi, lấy nửa quả xát vào hai bên nách, đợi khoảng 5 - 10 phút thì rửa sạch, làm ngày một lần; khi hết mùi hôi thì tuần xát chanh 2 lần. Hoặc dùng gừng tươi, giã nát, gạn lấy nước bôi vào nách, ngày 1 lần. Bạn cũng có thể dùng phèn chua tán bột mịn, xát vào nách, ngày 1 lần, sau 1 - 2 ngày hết mùi hôi thì bạn duy trì bằng cách xát tuần 2 lần. Bạn nên kiêng ăn các thức ăn nặng mùi như hành, tỏi, cà ri, thịt chó, cá có mùi tanh nhiều...




Làm sao để hết hôi miệng
Làm sao để hết cảm sốt nhanh
Cách hạn chế ra mồ hôi -
Làm sao để hết mùi tỏi khó chịu
Làm sao để nách hết thâm đen -
Cách chữa bệnh ra mồ hôi tay chân nhanh



(st)