Làm sao để hết nghén trong những ngày đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể bạn sẽ thường bị mệt lả, hết cả sức sống và có thể bị nghén đến không ăn uống được gì. Làm thế nào để hết nghén trong những ngày đầu thai kỳ?


 




Nguyên nhân

Các nghiên cứu cho thấy sự thay đổi về thể chất và nội tiết tố trong thời gian mang thai sẽ khiến bạn trở nên mệt mỏi. Lượng đường trong máu thấp là nguyên nhân khiến bạn sợ những mùi quá nặng và dễ buồn nôn.

Một số phụ nữ thì bị nghén nhiều, nhưng một số khác thì chỉ bị vào buổi sáng. Nguyên nhân là khi đó lượng đường trong máu thấp nhất. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ không kéo dài quá lâu.


Bà bầu thường bị nghén nặng vào buổi sáng. (Hình minh họa)

Thời gian ốm nghén

Hầu hết phụ nữ, tình trạng ốm nghén sẽ biến mất ở tuần thứ 12 đến 14. Nhưng một số người có thể kéo dài trong suốt thai kỳ.

Khoảng 1% phụ nữ mang bầu bị nghén rất nặng, nghĩa là nôn hết toàn bộ thức ăn nạp vào cơ thể. Với chứng nghén này, bạn cần tới khám bác sĩ đề điều trị chứng mất nước.

Ốm nghén không có hại

Bạn có thể yên tâm là ốm nghén không gây hại cho thai nhi. Em bé sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng từ tất cả thực phẩm mà bạn ăn. Ốm nghén cũng không có nghĩa là thai nhi có vấn đề, ngược lại, nó cho thấy bạn có một em bé khỏe mạnh, bạn cũng không còn lo lắng tới nguy cơ sảy thai.

Nếu nghén quá nặng, tốt nhất hãy tới bác sĩ để tìm lời khuyên thích hợp giúp bạn vượt qua tình trạng này.

Mức độ nguy hiểm: Nếu nôn nặng, thường xuyên, bạn dễ bị mất chất lỏng (trong đó gồm cả các chất dinh dưỡng), dẫn tới mất nước. Nếu mất nước, bạn cần đi khám để bác sĩ bổ sung nước ngay lập tức. Khi đó, bạn sẽ phải nhập viện để truyền nước.

Vào buổi sáng: Nếu cảm thấy quá mệt vào buổi sáng, bạn có thể ăn một chút (ngay khi bạn thức giấc, trước khi rời khỏi giường). Có thể nhờ chồng của bạn mang đồ ăn đến hoặc tự bạn chuẩn bị chút đồ ăn (từ tối hôm trước) và để cạnh giường.
Trong cả ngày:

Ăn ít và thường xuyên (2-3 tiếng/lần), ngay cả khi bạn không đói. Tránh đồ ăn nhiều chất béo hoặc gia vị. Ăn bánh quy, bánh mỳ nướng. Sau khi ăn, hãy ngồi xuống để thức ăn ổn định trong dạ dày. Không đánh răng ngay sau khi ăn vì điều này có thể gây ra nôn.
Uống đủ nước, có thể lên tới 10-12 ly/ngày, gồm cả sữa, nước quả.
Trà gừng hoặc gừng dạng viên có thể giúp giảm buồn nôn nhưng không được lạm dụng chúng. Một số nghiên cứu mới đây cho biết, gừng có thể an toàn và hiệu quả với những phụ nữ ốm nghén nếu dùng không quá 4 ngày. Tuy nhiên, hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế, thai phụ dùng lâu không có lợi.
Nghỉ thành nhiều lần trong ngày. Bạn có thể nằm xuống với hai chiếc gối: 1 dưới đầu và 1 dưới chân.
Di chuyển từ từ và tránh thay đổi tư thế đột ngột.
Tránh các loại mùi khiến bạn buồn nôn. Cách ly với khói thuốc là vì nó không chỉ gây hại cho bào thai mà còn khiến người mẹ giảm cảm giác thèm ăn.
Tập thể dục, đi bộ và hít thở không khí trong lành ngoài trời mỗi ngày.

Vào buổi tối:

Trước khi đi ngủ, có thể ăn một bữa nhỏ như sữa chua, bánh mỳ hoặc một miếng sandwich.
Nếu bị tỉnh giấc giữa đêm, bạn có thể ăn một chút để không cảm thấy nôn nao vào buổi sáng.
Nên mở cửa số để phòng ngủ thoáng khí.

Dấu hiệu nên đi khám

Các gợi ý chống nghén ở trên không hiệu quả. Bạn bị nôn hơn 3-4 lần/ngày.
Sút cân.
Nôn ra lẫn máu hoặc chất đờm trông giống màu cafe.
Mất nước.


 Cách cách giảm nghén cho bà bầu



Uống nhiều nước

Đây là thời kỳ mà bạn cảm thấy dường như mình đang bị ốm thực sự. Do đó đây là thời điểm quan trọng, bạn nên uống nhiều nước. Hãy để những chai nước lọc ở bất cứ nơi nào bạn thuận tiện lấy được nhất. Bạn có thể nhấp một vài ngụm đầu tiên vào buổi sáng. Sau đó, tiếp tục nhâm nhi cả ngày để ngăn chặn sự mất nước.


Ăn ít và ăn thường xuyên làm 6 bữa nhỏ


Mặc dù thời điểm này bạn thực sự chán ăn hoặc sợ ăn một vài loại thực phẩm nào đó thì bạn vẫn cần phải tích cực ăn để lấp đầy cái dạ dày trống không của bạn. Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì, thậm chí nếu nó chỉ là một mẩu bánh mỳ khô cũng ổn.

Trong thực tế, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn 6 bữa ăn nhỏ/ngày thay vì 3 bữa chính như khi bạn chưa mang bầu để giúp ổn định lượng đường trong máu và ngăn ngừa chứng bệnh buồn nôn vào mỗi buổi sáng ở thai kỳ đầu tiên.

Nuông chiều sự thèm ăn của bạn

Nếu chỉ thích ăn một loại thực phẩm nào đó, ngay cả khi thực phẩm đó khá xa lạ với bạn trước đó hoặc không phải là thực phẩm lành mạnh nhất bạn nên ăn nhưng bạn cứ ăn cho thỏa thích để đáp ứng sự thèm thuồng và đừng lo lắng về điều này.

Tìm cách bổ sung uống vitamin

Nếu việc uống các vitamin trước khi sinh làm cho bạn cảm thấy khó chịu thì hãy thử dùng nó trước khi bạn đi ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, hãy nhớ hỏi bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc bổ sung nào hoặc thay đổi liều lượng thuốc vitamin của bạn khi bạn đang bầu bí nhé.

Thưởng thức những tách trà thảo dược

Bạn có thể thưởng thức các loại trà thảo dược, đặc biệt là trà gừng để có tác dụng làm dịu sự buồn nôn do nghén. Nhưng cũng không nên lạm dụng các loại trà thảo mộc, hãy chỉ uống điều độ và luôn luôn hỏi bác sĩ trước khi thử nghiệm và thưởng thức bất kỳ loại thức uống nào.

Nghỉ ngơi

Bạn đang mang thai, do đó nhiều khi bạn cảm thấy không thể theo kịp công việc hiện nay hoặc theo kịp tần suất làm việc của các đồng nghiệp? Đây là điều hiển nhiên vì bạn đang trong giai đoạn đầu mang thai. Do đó, hãy lắng nghe cơ thể mình. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và môi trường làm việc thoải mái thì có thể tạm thời đưa chân lên ghế cho thoải mái hoặc có một giấc ngủ ngắn. Mọi người biết cũng sẽ hiểu và thông cảm cho bạn.

 Nhìn về tương lai

Vì chưa thích nghi với sự mang thai nên trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều lúc bạn sẽ thấy mệt mỏi, sẽ có nhiều chạnh lòng, buồn bực vô cớ, sẽ có những lúc bạn muốn cuộn tròn trong chăn và khóc. Song hãy nhắc nhở bản thân rằng mọi sự mệt mỏi, khó chịu này cũng sẽ qua. Bạn hãy chờ đợi một cuộc sống mới tươi đẹp, kỳ diệu đang phát triển từng ngày lớn lên bên trong cơ thể bạn.


Dùng thuốc giảm ốm nghén

Kẽm và Vitamin B6 là hai loại thuốc giúp chữa trị ốm nghén hiệu quả nhất. Bạn có thể dùng hai loại vitamin này riêng biệt như một thành phần bổ trợ trong quá trình mang thai. Nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được những loại vitamin tổng hợp hữu hiệu trong việc giảm ốm nghén.


 Trà bạc hà

Có một cách giảm những cơn ốm nghén khá hiệu quả đối với bà bầu là dùng trà gừng hoặc trà bạc hà. Trà gừng được các chuyên gia cho rằng có hiệu quả hơn nhưng nó không hề dễ uống và dễ gây nóng cho các bà bầu. Vì vậy, trà bạc hà được sử dụng phổ biến hơn cả. Mỗi khi có cảm giác buồn nôn hoặc quá khó chụi với những con ốm nghén, bạn nên tự thưởng cho mình một tách chà bạc hà nóng.

Ốm nghén ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bà bầu. (Ảnh minh họa)

3. Châm cứu

Một số nghiên cứu trong thời gian gần đây chỉ ra rằng châm cứu cũng giúp bạn giảm được những cơn ốm nghén hiệu quả.

Sử dụng hỗn hợp nước chua

Trong thời gian mang thai, bạn thường xuyên có cảm giác buồn nôn. Hiện tượng này được giải thích là do các tuyến nước bọt trong miệng bà bầu hoạt động mạnh hơn. Khi đó, bạn nên uống một cốc nhỏ dung dịch nước chua như chanh hoặc dấm, rượu táo pha với nước ấm. Loại nước này sẽ làm giảm khô miệng, giảm bớt cảm giác buồn nôn.

 Đi bộ

Lời khuyên từ các chuyên gia người Mỹ là bà bầu nên thường xuyên đi bộ để giảm những cơn ốm nghén. Hãy tự thưởng cho mình những giờ phút tập luyện thể thao thoải mái vào mỗi buổi sáng và chiều tối để giảm các cơn ợ chua và cảm giác khó chụi khi mang bầu. Cách làm này không chỉ tốt với thai phụ mà còn rất có lợi cho người bình thường.

 Viết nhật kí

Nhật kí trong quá trình mang thai rất có lợi cho bà bầu. Bằng việc theo dõi sát sao những triệu chứng cũng như những dấu hiệu trong suốt quá trình mang thai, ốm nghén, sẽ giúp bạn xác định được tình trạng cơ thể và có kế hoạch cụ thể cho các bữa ăn. Việc làm này cũng rất có ích với những lần mang thai sau của các mẹ.

Massage giúp giảm cảm giác buồn nôn và chứng khô miệng
ở bà bầu. (Ảnh minh họa)

Massage

Massage cũng là một phương pháp được nhiều bà bầu lựa chọn để chống chọi với những cơn ốm nghén. Thư giãn chân tay thoải mái và được ai đó massage khu vực bụng bầu sẽ giúp các mẹ cảm thấy thoải mái, giảm cảm giác buồn nôn do ốm nghén gây ra.

Ăn nhiều bữa nhỏ

Để không còn cảm giác buồn nôn, nhiều thai phụ lại chọn cách liên tục ăn những bữa ăn nhỏ. Đây cũng là phương pháp giảm ốm nghén khá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên có kế hoạch ăn uống hợp lí, không để tình trạng ăn quá nhiều vượt tầm kiểm soát.

Đeo vòng giải ốm nghén Sea bands

Loại vòng này có tác dụng hạn chế buồn nôn và cảm giác chua miệng ở những phụ nữ mới mang bầu. Bạn cũng có thể sử dụng các loại kẹo giảm ốm nghén như Preggie Pops hoặc Preggie Drops. Những viên kẹo tự nhiên được chế biến từ gừng và nhiều loại thảo mộc giúp giảm buồn nôn khi thai nghén cũng như chữa chứng khô miệng.


Ăn gì, uống gì để trị ốm nghén


Uống nước chanh, uống nước gừng, hay ăn chuối là một số mẹo để giảm ốm nghén.

Khi mang bầu, một trong những điều chị em phụ nữ sợ nhất là ốm nghén. Khủng khiếp hơn có một số người còn mắc chứng ốm nghén nặng làm suy nhược cơ thể, gây tình trạng mất nước nghiêm trọng, và có thể bị mất nhiều dưỡng chất cần thiết.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều cách làm giảm tình trạng này. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều chia sẻ của chị em về cách trị ốm nghén khi mang thai, xin được giới thiệu đến mẹ bầu.

Uống nước chanh

Trong suốt ba tháng đầu mang thai, tôi đã bị nghén rất nhiều, sáu đến bảy lần một ngày. Tình cờ một lần uống nước chanh tôi phát hiện ra rằng nước chanh giúp tôi giảm cảm giác buồn nôn. Không những thế, từ khi uống nước chanh tôi còn cảm thấy ngon miệng hơn.

Minh Anh, 35 tuổi, nhân viên văn phòng, mẹ của bé Minh Thu, 7 tháng


Uống nước chanh giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả. (ảnh minh họa)

Ăn ít và ăn nhiều bữa

Tôi rất may không bị nghén nhiều khi mang thai. Mặc dù vậy, mỗi khi cảm thấy mệt mỏi tôi thường ăn ít và chia nhỏ các bữa ăn. Điều này giúp tôi vẫn cung cấp đủ lượng calo cần thiết.

Hương, 28 tuổi (Hà Nội) đang mang bầu 8 tháng

Uống nước mát

Tôi thường xuyên uống một cốc nước mát sau bữa ăn. Có thể nhờ điều này mà chứng ốm nghén không gây ảnh hưởng đến tôi trong suốt thời kỳ mang thai.

Ngọc, 29 tuổi (kế toán)

Uống nước gừng

Trong thời gian nghén, mình thường lấy gừng tươi rồi đem nấu với hai cốc nước lớn. Sau khi nước sôi thì để nhỏ lửa, đun khoảng 5 phút rồi bỏ vỏ quýt vào đun thêm 20 phút.Mối khi buồn nôn, mình uống nước gừng này liền thấy hết mệt mỏi. Giờ mình đã có 2 cháu rồi và thấy phương pháp này rất hiệu quả.

Hồng Hạnh, 31 tuổi, (Hải Dương)

Uống nhiều nước

Thời kỳ đầu mang thai của tôi thật khủng khiếp. Tôi mắc chứng ốm nghén nặng, vô cùng mệt mỏi. Để vượt qua giai đoạn đó tôi thường uống nhiều nước và ăn ngay mỗi khi ngủ dậy.

Hằng, 25 tuổi (Hồ Chí Minh)

Ngửi mùi chanh

Nghe có vẻ rất không khoa học. Nhưng mỗi khi ngửi mùi của một quả chanh tươi, tôi cảm thấy rất sảng khoái. Vì vậy, trong 4 tháng đầu mang thai, đi đâu tôi cũng phải mang theo 1 quả chanh.

Khánh Hà, 26 tuổi, mẹ của bé Khánh Ngân 1 tuổi

Ăn chuối

Mình thường ăn chuối vào bữa sáng. Mình nghe nói chuối rất giàu kali, một trong những vi chất có khả năng ngăn ngừa cảm giác buồn nôn. Chị em thử áp dụng mẹo này xem.

Nguyễn Linh, 26 tuổi (Vĩnh Phúc)


Chuối rất giàu kali, giúp ngăn ngừa cảm giác buồn nôn. (ảnh minh họa)

Đó là một số kinh nghiệm trị nghén của các mẹ chia sẻ với chúng tôi. Xin cảm ơn sự đóng góp của các mẹ. Dưới đây chúng tôi cũng xin giới thiệu một số mẹo trị nghén phổ biến nhất:

- Ăn ít, ăn nhiều bữa, ăn nhạt, và ăn thực phẩm ít dầu mỡ là cách tốt nhất khi bạn đang ốm nghén.

- Uống nhiều nước như nước trái cây, nước lọc đun sôi. Tuy nhiên cần tránh những loại đồ uống chứa caffein như cà phê và rượu.

- Luôn mang theo bánh quy, hoặc những thức ăn vặt như nho khô, sữa chua để ăn mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

- Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ khiến cho tình trạng ốm nghén tồi tệ hơn.

- Vitamin B6 và B12 có thể giúp giảm tình trạng ốm nghén. Bà bầu nên bổ sung những loại vitamin này ngay từ khi biết tin mang thai.

- Luôn giữ cho nhà cửa thoáng đãng và vệ sinh. Sống trong một môi trường trong lành giúp bà bầu thoải mái hơn.


20 bài thuốc dân gian trị ốm nghén


Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai chứ không phải bệnh tật nên không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên, ốm nghén khiến chị em mệt mỏi, có người không ăn được gì, cũng chẳng làm được gì, ai cũng muốn giai đoạn “khủng khiếp” này chóng qua đi.

Sau đây Eva xin giới thiệu những bài thuốc trong dân gian trị ốm nghén được nhiều người sử dụng để các mẹ cùng tham khảo.

1. Nước mía + gừng tươi

- Nước mía 100ml, gừng tươi 10g.

- Gừng rửa sạch, giã nát, cho vài giọt vào cốc nước mía, quấy đều, hâm nóng rồi uống.

Dùng để trị trường hợp phụ nữ mang thai nôn mửa, miệng đắng khát nước hoặc nôn khan.

2. Cá diếc + sa nhân + gừng tươi

- Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ.

- Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng cá, đun nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng.

Dùng cho phụ nữ nôn mửa, tinh thần mệt mỏi, tay chân rã rời, có thể bị phù nhẹ hai chi dưới.

3. Hoài sơn + thịt lợn nạc + gừng tươi

- Hoài sơn 100g, gừng tươi 5g, thịt lợn nạc 50g.

- Hoài sơn và thịt lợn thái miếng, gừng đập dập, tất cả đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn nóng.

Dùng cho thai phụ nôn mửa, chán ăn, toàn thân mệt mỏi, đại tiện lỏng loãng.

4. Phật thủ + gừng tươi + đường cát

- Phật thủ 10g, gừng tươi 2 lát, đường cát vừa đủ.

- Tất cả hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì đùng được, uống thay trà trong ngày.

Dùng cho thai phụ nôn mửa, ngực bụng đầy tức khó chịu, tinh thần dễ căng thẳng, cáu gắt.

5. Nho khô + rễ gai

- Quả nho khô 30 gr, rễ gai 10 gr. 

- Sắc lên, rồi uống ngày 2 lần. Các mẹ bầu hãy uống liền trong 3 ngày để có hiệu quả nhé!


Sắc nho khô với rễ gai giúp mẹ bầu giảm bớt cơn ốm nghén hiệu quả (Hình minh họa)

6. Trà gừng + vỏ quýt 

- Vỏ quýt 2 miếng, gừng non 3 lát.

- Vỏ quýt tươi rửa sạch, dùng dao cạo lớp màng bên trong, thái thành sợi nhỏ. Gừng rửa sạch, thái sợi nhỏ.

- Đem gừng sợi đun với hai chén nước bằng lửa lớn. Sau khi nước sôi thì để nhỏ lửa, đun khoảng 5 phút rồi bỏ vỏ quýt vào đun thêm 20 phút.

- Mẹ bầu dùng nước này uống như trà và uống khi còn nóng nhé!

Lưu ý: Gừng và các chế phẩm từ gừng đã tỏ ra có hiệu quả đối với phụ nữ có thai. Tuy nhiên gừng mang tính nóng, do đó các mẹ bầu nên sử dụng ít để tránh hiện tượng táo bón nhé.

7. Me

- 30 gr me, 300ml nước, 10gr đường trắng.

- Me cạo vỏ, cho vào nồi nấu với nước, đun sôi kỹ còn 200 ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường trắng vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp.

- Công dụng: chống nôn ọe trong thời gian đầu mang thai.

8. Chanh tươi

Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi mẹ bầu buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm mẹ bầu dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.

Hoặc các mẹ có thể áp dụng bài thuốc trị ốm nghén bằng chanh dưới đây:

Lấy 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong, ướp trong khoảng một ngày, sau đó đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng vào. Đổ tất cả vào lọ thuỷ tinh để dùng dần. Khi có cảm giác buồn nôn thì xúc 1- 2 thìa canh để ăn rất có tác dụng.

9. Bưởi

- 15g vỏ bưởi, 300ml nước.

- Vỏ bưởi rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 20 phút. Cần uống trong khoảng 3 – 5 ngày để có tác dụng.

Vỏ bưởi cũng có tác dụng trị ốm nghén cho mẹ bầu (Hình minh họa)

10. Dấm rượu táo + mật ong

- Dùng 1 thìa dấm rượu táo, 1 thìa mật ong

- Pha dấm rượu táo và mật ong vào nước lạnh để uống trước mỗi khi đi ngủ.

11. Nước chanh + nước ép bạc hà + đường

- 1 thìa nước chanh vắt, 1 thìa nước ép bạc hà, 1 thìa đường

- Pha lẫn với nhau, uống 3 lần mỗi ngày. Đây cũng là một cách đơn giản và hữu hiệu trong việc điều trị chứng ốm nghén.

12. Lá cỏ cà ri + nước cốt chanh + mật ong

- 20 – 25 lá cỏ cà ri, 2 thìa nước cốt chanh, 1 thìa mật ong.

- Lấy lá cỏ cà ri, ép lấy nước, sau đó thêm nước cốt chanh và mật ong vào trộn đều. Dùng để uống 3 - 4 lần mỗi ngày. 

13. Nước gừng + nước chanh + nước bạc hà + mật ong

- 1/2 thìa nước gừng, 1 thìa nước chanh vắt, 1 thìa nước bạc hà, 1 thìa mật ong.

- Trộn đều các thứ với nhau để uống 3 - 4 lần mỗi ngày.

14. Hạt bưởi

- 15g hạt bưởi

- Đem nấu hạt bưởi uống ngày 2 lần.

15. Gừng tươi + ô mai mơ

- Gừng tươi 30g, ô mai mơ 10g

- Đem nấu gừng tươi và ô mai mơ với nhau lấy nước bôi lưỡi ngày vài lần.

16. Lá tía tô + vỏ quýt + gừng tươi

- Lá tía tô 20g, vỏ quýt 6g, gừng tươi 3 lát

- Đem nấu uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Tía tô cũng là một vị thuốc tuyệt vời trị ốm nghén (Hình minh họa)

17. Cây thóc lép + gừng tươi

Cây thóc lép 30g, gừng tươi 10g, nấu nước uống.

18. Lá củ cải

- 200g lá cây củ cải, 50 đường, 100 ml mước.

- Lá cây củ cải giã nhuyễn vắt lấy nước, cho thêm đường và nước chín để uống. Ngày uống 2 lần chữa ốm nghén, nôn mửa, chán ăn.

19. Tỏi + mật ong

Lấy 1 - 2 củ tỏi bóc vỏ, sao chín, nghiền nhuyễn cho thêm vào nước sôi, hòa cùng mật ong để uống, ngày 2 lần.

20. Trứng gà + giấm

- 1 quả trứng gà, 30g đường trắng, 60ml giấm

- Đun sôi giấm, cho đường vào quấy tan,đập trứng gà vào, đun cho trứng chín tới, ăn hết 1 lần, ngày ăn 2 lần.

Bài thuốc này trị buồn nôn nhiều, nôn ra nước vàng, đắng, chua, cồn cào trong bụng, đau lườn, bựa lưỡi vàng.


Khi vợ bị nghén chồng nên làm gì

Có sự động viên, giúp đỡ của chồng, vợ bầu sẽ cảm thấy ốm nghén nhẹ nhàng hơn.

Có đến 70% phụ nữ mang thai mắc chứng ốm nghén trong 3 tháng đầu, có những người phải trải qua triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Những dấu hiệu phổ biến của ốm nghén bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói… Ốm nghén thường xảy ra vào buổi sáng và khiến chị em bầu không thể ăn uống ngon miệng cũng như cảm thấy mệt mỏi cả ngày.

Trong thời gian ốm nghén, mẹ bầu rất cần sự hỗ trợ của người chồng nhưng ‘anh xã’ cũng phải tinh ý để hỗ trợ nàng vượt qua cơn ốm nghén nhé.

Những cách giúp vợ vượt qua tình trạng buồn nôn

Bạn cần hiểu rằng mặc dù thức ăn là nguyên nhân trực tiếp làm cho vợ bạn bị nôn, song thức ăn có thể giúp cho vợ bạn khắc phục tình trạng này, không ăn uống gì sẽ chỉ khiến cho thai phụ thêm mệt mỏi và khó chịu. Vấn đề bạn cần biết là, thức ăn nào có thể phù hợp với phụ nữ mang thai và giúp cơ thể phụ nữ mang thai hấp thụ dễ dàng?

- Lắng nghe trực giác của vợ: Bạn cần tìm hiểu xem vợ mình muốn ăn gì? Hoặc không muốn ăn gì? Chính cơ thể của vợ bạn sẽ nói cho bạn biết vợ bạn cần ăn gì và thai nhi cần gì?

- Động viên vợ ăn ít,
ăn thành nhiều bữa. Bình thường thì ngày ăn ba bữa chính thêm hai bữa điểm tâm, nay có thể cứ 2 tiếng một lần cho cô ấy ăn một bữa cân bằng dinh dưỡng.

- Động viên vợ nhai từ từ
, quan sát mức độ tiếp nhận thức ăn của vợ, dù cô ấy rất đói và muốn ăn nhiều cũng nên khuyên cô ấy ăn thật từ từ.


Đừng quên động viên tinh thần vợ trong thời gian bầu bí. (ảnh minh họa)

- Cố gắng chia thức ăn thành nhiều phần.

- Đôi khi, trong khoảng thời gian giữa 2 tiếng, có thể cô ấy sẽ thèm ăn một số thức ăn khác. Hãy khuyến khích thai phụ lắng nghe “trực giác” của mình. Nếu vợ bạn thấy cứ 5 – 10 phút uống một chút đồ uống giàu protein hoặc một bát nước canh mà khắc phục được tình trạng buồn nôn thì cứ để vợ bạn uống.

- Hãy luôn chuẩn bị sẵn những thực phẩm mà thai phụ đột nhiên thích ăn trong thời kỳ mang thai.

- Gừng có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn. Khi vợ bạn bị nôn nhiều, hãy cho vợ bạn nhấm một chút gừng tươi. Nếu cửa hàng bán thuốc có, hãy mua thuốc viên chế biến từ gừng tươi, để  thai phụ có thể mang nó theo bên mình bất cứ lúc nào.

- Vitaminh B5 và vitamin B6 cũng có công hiệu rất tốt mỗi ngày bạn nên cho vợ uống 3 lần, mỗi lần 50 mg. Trà hoa quả vị đào thêm 10 đến 15 giọt thổ căn hoặc mã tiền cũng rất có hiệu quả.

- Chú ý tới việc uống nước của cô ấy, nếu cần có thể uống bằng thìa cà phê. Thêm một ít mật ong hoặc muối vào trong nước cũng có lợi cho việc giảm triệu chứng buồn nôn.

- Uống với một chút đá cũng là cách tốt để đảm bảo việc uống nước hằng ngày của vợ.

Ngoài ra việc động viên tinh thần cho vợ trong thời gian ốm nghén là vô cùng quan trọng để nàng luôn cảm thấy tinh thần thoải mái và được chia sẻ.




Chia sẻ kinh nghiệm trị ốm nghén

Mình được chị gái mách cho ‘chiêu’ này và thấy hiệu quả bất ngờ.

Hồi mang thai cu Ken, mình bị ốm nghén dữ dội lắm. Còn chưa thử que lên 2 vạch đã thấy triệu chứng ốm nghén rồi và từ tuần thứ 6-7 thai kỳ thì chứng nôn ói, buồn nôn, mệt mỏi bắt đầu hoành hành.


Từ khi biết tin có bầu, mình chẳng ăn uống được gì. Dù đã cố gắng không tiếp xúc nhiều với bếp núc để tránh ngửi thấy mùi thức ăn trước khi thưởng thức rồi nghe mọi người mách đủ cách ‘trị’
ốm nghén như ngậm kẹo gừng, ngậm ô mai, uống thuốc giảm ốm nghén nhưng tình hình không cải thiện được là mấy. Sợ nhất là mỗi buổi sáng thức dậy, bước vào nhà vệ sinh cầm bàn chải đánh răng lên là mình bắt đầu nôn ói. Phải mất 15 phút trong nhà vệ sinh để chống chọi với những cơn nôn khan khó chịu vô cùng.


Ốm nghén là triệu chứng phổ biến khi mang bầu. (ảnh minh họa)


Mọi người trong nhà thấy vậy bảo chắc mang bầu con trai nên mới ốm nghén dữ dội thế mà đúng là mình mang bầu con trai thật. Đi khám bác sĩ thì chỉ được khuyên nên cố gắng ăn bất cứ lúc nào đói và thèm ăn, để kịp thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi. Bác sĩ còn bảo mình, ốm nghén là triệu chứng bình thường khi mang thai, dù thời gian này mẹ bầu không ăn được nhiều nhưng bé vẫn phát triển nên không có gì đáng lo. Thế nhưng những cơn buồn nôn, mệt mỏi cứ đến mỗi ngày làm mình khó chịu và chẳng muốn làm việc gì cả.


Kết quả là chỉ sau 9 tuần có bầu mình đã sút mất 3kg, mà hồi mang bầu cơ thể đã được coi là ‘cò hương’ chỉ với 43kg. Dù vậy mình vẫn cố gắng trấn an rằng hết 3 tháng tình trạng bệnh sẽ cải thiện và lúc đó sẽ cố gắng ăn bù lại vậy.


Một hôm trong câu chuyện điện thoại với chị gái ở xa, mình kể về tình hình sức khỏe của mình và than phiền về chứng ốm nghén khiến cơ thể sụt cân nhanh chóng và mệt mỏi không muốn làm gì. Chị bảo sao không nói với chị sớm, thế là chị mách cho mình một chiêu giảm ốm nghén rất hay, chị còn dặn đừng cho chồng biết thì phương cách này mới có hiệu quả.


Chị bảo buổi đêm nằm ngủ, nhằm lúc chồng ngủ say hãy bước qua chồng nhưng đừng bước lại mà phải đi lên từ cuối giường. Khi làm việc này nhớ là đừng để cho chồng biết. Nghe chị mách mình cứ thấy cách này ngộ ngộ thế nào ấy nhưng chị bảo cứ thực hiện đi sẽ hiệu quả đấy. Vậy là mình cũng đành nghe theo lời chị thử thực hiện xem thế nào, biết đâu lại có hiệu quả thật.


Hôm đó, nửa đêm mình dậy đi vệ sinh và cũng đánh liều bước qua người chồng. Không ngờ đến hôm sau chồng mệt mỏi và kêu buồn ngủ cả ngày. Những ngày sau đó, chồng luôn trong tình trạng thèm ngủ và còn thích ăn đồ chua, thích ăn vặt nữa chứ, còn chứng ốm nghén của mình cũng thuyên giảm hẳn. Từ hôm đó mình thấy người khỏe re mà còn ăn uống được nhiều và ngon miệng nữa. Mình thấy cách này hiệu nghiệm thật, giờ nghĩ lại mà vẫn thấy thương anh xã ghê nhưng mà không sao vì các ông chồng khỏe thế, một chút nghén ngẩm chắc không là vấn đề.


Mấy ngày sau mình gọi điện khoe ngay với chị gái và cảm ơn rối rít, chị bảo nhà mình có tiền sử ốm nghén, chị hồi bầu bí cũng ốm nghén nhiều vậy nhưng cũng nhờ cách này mà chị thoải mái hơn nhiều khi mang bầu 2 nhóc. Các mẹ bầu ốm nghén cũng thử áp dụng 'chiêu' này nhé. Với mình và chị gái thì thấy hiệu quả lắm, không biết các mẹ thế nào? Nếu đúng như thế thì chúng mình sẽ chia sẻ thêm với nhiều mẹ bầu khác để chị em bớt phần mệt mỏi trong thời gian bầu bí.




Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu -
Làm sao để hết thèm ăn
Phụ nữ mang thai cần biết
Mẹo nhận biết thai nhi trai hay gái cực 'chuẩn'
'Bí kíp vàng' cho mẹ bầu ốm nghén
'Bí kíp vàng' cho mẹ bầu ốm nghén



(st)