Làm sao để hết ngứa cho bé khi bị dị ứng

Có rất nhiều bậc cha mẹ hoang mang khi thấy trên người trẻ xuất hiện những mẩn đỏ ngứa, làm sao để trẻ hết mẩn ngứa đó là những câu hỏi rất nhều bậc cha mẹ quan tâm. Hãy xem các chuyên gia da liễu trả lời về chủ đề trẻ bị mẩn ngứa như thế nào nhé.

Hỏi: Con em vừa tròn tám tháng, mấy hôm nay trên đầu bé bị nổi mẩn đỏ khiến bé ngứa ngáy khó chịu, nhất là khi đổ mồ hôi đầu, bé gải xước cả da và chảy nước vàng rất tội nghiêp. không biết có phải bé bị dị ứng thời tiết hay thức ăn, dầu gội dùng cho bé là lactacyc. em đã nấu nước khổ qua tắm cho bé mà vẫn không thấy bớt ngứa . ban đầu bé bị nổi nhiều ở vùng mỏ ác rồi lan ra sau gáy và nổi nhiều hợn bác sĩ làm ơn giúp em với!
(Nguyễn Thị Cẩm Tố)

Trả lời của bác sỹ chuyên khoa da liễu trẻ em:

Bệnh mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một hiện tượng viêm cấp tính hoặc mạn tính trên làn da. Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp chủ yếu có liên quan tới sự dị ứng, cách nói dân gian gọi là “nấm sữa”, hay phát sinh ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Bệnh mẩn ngứa này là những nốt đỏ chủ yếu phân bố đối xứng ở hai bên phải, bên trái ở những chỗ như đầu, mặt, gò má, trán, da đầu của trẻ, ranh giới không rõ ràng lắm, bề mặt có thể có vảy bong ra. Còn có thể có mẩn mụn đỏ hoặc mụn nước nhỏ mọc trên bề mặt nốt đỏ và xung quanh nốt đỏ. Bề mặt nốt đỏ bị loét, chảy nước đóng vảy. Số ít trẻ không những bị mọc mẩn ngứa ở đầu, mà còn mọc lan xuống cổ, vai, thậm chí mọc cả người, tứ chi và ở các chỗ khác nhưng giữa mặt, xung quanh mũi, mồm và lông mày lại không bị mọc. Mẩn mụn ngứa rất ngứa, do đó trẻ thường khó chịu, khóc lóc. Nếu bị viêm nặng hơn có chỗ còn sưng hạch khá to. Nhiều mụn ngứa hay mọc vào mùa hè, có thể tự khỏi dần dần, một số ít trẻ bị kéo dài đến tuổi nhi đồng, thậm chí đến tuổi thanh thiếu niên.

Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da thường thấy, do rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên, trong đó có thời tiết. Gần đây, người ta nhận thấy những trẻ béo, có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da… là những đối tượng có nguy cơ cao nhất.

Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bậc cha mẹ phải luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ; không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công. Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương. Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.

Những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, và những người mẹ đang cho con bú cũng cần kiêng ăn những loại thức ăn này cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.

Một vài cách chữa trị

Khi trẻ bị mẩn ngứa, một vài món ăn sau có thể góp phần cải thiện tình hình: Mướp 30g, rửa sạch thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã, nước; Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g cùng nấu canh dùng uống; Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn; Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn; Cá trạch tươi luộc bỏ bã ăn canh; Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn; Sinh ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền bột mịn nấu cháo; Xích đậu, bí xanh lấy vỏ, mỗi thứ 30g, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên; Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên. Cũng có thể cho trẻ ăn cháo đậu xanh.

Một số thói quen cần tránh, đó là: Tránh dùng xà phòng rửa da vì sẽ làm mẩn ngứa nặng thêm. Nếu vẩy hơi dầy có thể dùng dầu gai bôi lên cho mềm da; Không đắp chăn quá dày vì sẽ gây ngứa, không nên dùng chăn len hoặc không nên mặc áo len; Không nên dùng loại kháng sinh có tác dụng phụ gây dị ứng, nên thử cẩn thận trước khi tiêm, hết sức thận trọng khi dùng đường uống. Trường hợp trẻ bị mẩn ngứa kéo dài, nên đưa trẻ đi khám tại Viện da liễu.

Hỏi : Thưa bác sĩ, 3 hôm nay con gái của tôi bị nổi mẩn đỏ khắp người, bé lại không bị sốt, nhưng lại bị ho nhiều về ban đêm, tôi đã cho bé uống thuốc ho nhưng không thấy hiệu quả gì cả, có phải bé bị rubella không? Bệnh này có nguy hiểm lắm không? Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi?

Trả lời: Chào bạn!

Bé bị mẩn đỏ khắp người và kèm theo ho nhiều về đêm thì chưa đủ các triệu chứng để nói bé mắc bệnh rubella. Phát ban là một triệu chứng của nhiều bệnh lý (sởi, rubella, nhiễm siêu vi, sốt xuất huyết…). Bạn nên đưa bé đi khám để xác định rõ nguyên nhân.

Bệnh Rubella (hay còn gọi là Ru-bê-on, bệnh sởi Đức) lây nhiễm qua đường hô hấp, có thể gặp mọi lứa tuổi. Bệnh biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, đặc biệt nổi ban dày li ti khắp người, mọc không có trình tự, hạch to rải rác dọc theo hai bên cổ, có thể đau khớp. Khi bệnh giảm, ban lặn dần và không để lại dấu thâm trên da. Hạch và đau khớp sau 2 tuần mới về bình thường. Bệnh thường lành tính, sau khỏi bệnh người bệnh có miễn dịch suốt đời nhưng nguy hiểm với phụ nữ có thai nhất là 3 tháng đầu, có thể sẩy thai, dị tật thai, rubella bẩm sinh.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yểu cách ly người bệnh, nghỉ ngơi tại chỗ, dùng thuốc chống dị ứng và tăng cường sức đề kháng bằng các vitamin.

Phòng ngừa: có vaccin 3 trong 1 (kết hợp sởi, quai bị, rubella) cho trẻ 12 tháng tuổi và người lớn.

Nếu các bạn còn thắc mắc gì về những bệnh gì khi trẻ bị mẩn ngứa, đừng ngần ngại hãy liên hệ lại với chúng tôi bằng comment ở dưới, bạn sẽ được tư vấn miễn phí. Chúc sức khỏe.