Làm sao để hết cảm giác cô đơn mà vui sống
Làm sao để bé hết ọc sữa nhanh chóng?
Làm sao để biết khuôn mặt mình hình gì để chọn kiểu tóc và cách trang điểm thật chuẩn?
Sau khi sinh, ngoài việc đối mặt với vóc dáng chưa trở lại bình thường thì những vết rạn da, "tàn dư" sau thời gian mang thai cũng chính là nỗi ám ảnh của các chị em phụ nữ. Làm sao để hết rạn bụng sau khi sinh? Cùng tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây!
Rạn da, một trong những vấn đề gây phiền não đối với chị em phụ nữ. Theo thống kê 90% phụ nữ bị rạn da trong cuộc đời mình dù là do sinh nở hay tăng giảm cân. Đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh, ắt hẳn rạn da là một khúc gãy phiền toái đối với sắc đẹp của chị em chúng mình.
Chị Khánh – 24 tuổi (Hà Đông) sau khi sinh bé đầu lòng vẫn luôn buồn phiền vì các vết rạn ở bụng và đùi của mình. Chị buồn rầu tâm sự: ” Mình mới 24 tuổi, sinh bé xong nhìn vào gương mà ngao ngán với một rổ bụng toàn các vết rạn. Mình vẫn rất thích mặc váy ngắn, định bụng sinh bé xong sẽ sắm vài cái mặc lại nhưng mà bắp chân lẫn đùi của mình ti tỉ vết rạn, lúc nào cũng phải mặc mấy cái quần dài buồn rầu lắm”. Chị cũng chia sẻ thêm rằng cũng chính vì sự tự ti đó mà vợ chồng chị dạo này cãi nhau hoài vì chị cho rằng tất cả là lỗi của anh chồng.
Cùng tìm hiểu thế nào là vết rạn da ?
Vết rạn da là những vết nứt trên da, thường xuất hiện ở vùng bụng dưới vào chu kỳ cuối của thai kỳ, khi da phải căng ra để thích hợp với kích thước lớn của bào thai. Một số thai phụ còn bị rạn da ở vùng đùi, mông và ngực.
Vết rạn da gây ra do sự thay đổi độ đàn hồi của lớp mô nằm dưới da. Lúc đầu chúng màu hồng, rồi chuyển sang nâu đỏ, tím hay nâu đậm tuỳ màu da của bạn. Chúng sẽ nhạt đi sau này nhưng không bao giờ biến mất.
Làm thế nào biết bạn có bị rạn da hay không ?
Chưa có một nghiên cứu cụ thể nào cho thấy việc biết trước những ai sẽ bị rạn da. Tùy theo cơ địa của mỗi người. Người có cơ địa tốt sẽ ít bị rạn da hơn, song có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền đóng vai trò lớn trong việc bị rạn da. Nếu trong gia đình có mẹ hay chị em gái của bạn bị rạn da sau khi sinh thì bạn cũng sẽ bị. Tuy nhiên cũng không thể nói rằng trong gia đình không có người bị rạn da, thì chắc chắn bạn sẽ không bị rạn da sau sinh.
Chị Mai 26 tuổi (là nhân viên hành chính của ngân hàng BIDV ở HN ) vẫn luôn tin rằng chị chắc chắn sẽ không bị rạn da, vì da của cả mẹ lẫn em gái chị sau khi sinh không hề bị rạn, kể cả ở da bụng. Tuy nhiên cho đến tháng thứ 7 da bụng và da bắp tay của chị bỗng xuất hiện các vết nứt màu hồng sau đó chuyển dần thành màu nâu. Chị đã rất lo lắng :” Mình cứ tưởng mình chắc chắn ko bị rạn da, do gia đình không có ai sinh xong bị rạn da hết. Bây giờ cả bao nhiêu vết nứt loang lổ mình vừa hoang mang, vừa không biết phải xử lý ra làm sao nữa. Bởi nghe nói phải phòng rạn da trước khi bị rạn. Mình rất buồn và cảm thấy tự ti với ông xã “.
Alexa Boer Kimball, giảng viên ngành da liễu của đại học Harvard cho biết : “Da có độ đàn hồi cao nhưng mức độ tăng cân khi mang thai thuộc vào loại khá căng thẳng cho da. Đôi khi da không thể kham nổi” Chính vì vậy những vết rạn da sẽ xuất hiện nếu bạn:
- Tăng cân quá nhanh
- Mang thai song sinh hay sinh ba
- Mang thai một em bé lớn
- Bạn có nhiều nước ối
Cách ngăn ngừa rạn da thông minh nhất
Theo các nhà khoa học, khi da bạn có đủ đổ ẩm độ đàn hồi của da sẽ tăng lên. Ngoài ra Collagen Hydrolysates, vitamin E, vitaminC … là những chất làm tăng độ đàn hồi cũng như sẽ là một trong những dũng sĩ thổi bay vết rạn da của bạn rất mạnh mẽ.
Các loại kem hoặc dầu chống rạn da là một sự lựa chọn đúng đắn để bạn bảo vệ làn da của mình khi mới bắt đầu thai kỳ. Đặc biệt với loại dầu massage chống rạn có nguyện liệu từ mè đen được các chị em rất tin dùng. Bởi công dụng cũng như thành phần nguyên liệu hoàn toàn 100% từ thiên nhiên không chứa các chất hóa học, tạp phẩm, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong thời kỳ nhạy cảm này.
Càng để lâu, càng khó làm mờ các vết rạn da
Rất tiếc là bạn không thể loại bỏ vết rạn da 100%, nên các chuyên gia da liễu khuyên cách tốt nhất là cố gắng loại bỏ chúng càng sớm càng tốt. Điều đó sẽ làm tăng khả năng làm mờ hoặc loại bỏ vết rạn lớn. Một khi vết rạn chuyển sang màu trắng, bạc, việc điều trị sẽ kém hiệu quả hơn.
Tin mừng là vết rạn da ít bị chú ý hơn sau khi sinh khoảng sáu tháng cho đến một năm. Các vết sạm nhạt dần và từ từ đổi màu sáng hơn vùng da xung quanh (màu sắc sẽ tuỳ thuộc vào màu da của bạn) nhưng cảm giác khi sờ vết rạn thì không thay đổi.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp bạn thổi bay vết rạn da xấu xí
- Sử dụng kem chứa Retin-A với vết rạn mới xuất hiện dưới 6 tuần
Một cách khác giúp loại bỏ vết rạn là sử dụng kem có chứa chất tretinoin hay còn gọi là Retin-A. Đối với những vết rạn mới xuất hiện dưới 6 tuần, chất này sẽ giúp tái lập collagen và elastin (là những protein làm tăng sự đàn hồi của da) và xóa mờ vết rạn.
Nếu các vết rạn đã mờ rồi thì phương pháp này lại ít hiệu quả. Và bạn nhớ đừng sử dụng kem tretinoin trong thời gian mang thai và cho con bú.
- Phương pháp mài da siêu dẫn
Phương pháp mài da siêu dẫn hay siêu mài mòn, trong đó những hạt siêu tinh thể được bắn vào bề mặt da để loại bỏ các tế bào chết, cho phép da mới, khỏe phát triển.
Mặc dù phương pháp siêu mài mòn chỉ xử lý biểu bì, lớp ngoài cùng của da, nhưng nó lại giúp loại bỏ vết rạn. Chi phí khi sử dụng phương pháp này rất đắt.
- Điều trị bằng Laser
Linda K. Franks, phó giáo sư của trường Đại học Y New York, cho biết: “Điều trị bằng laser thúc đẩy sự tổng hợp collagen mới, khỏe mạnh mà đã bị phá hủy khi vết rạn xuất hiện”.
Bằng cách làm dày lớp da bên dưới vết rạn và thúc đẩy việc sản xuất collagen, việc điều trị bằng laser có thể giúp làm mờ vết rạn. Việc điều trị này có thể cần nhiều lần tiến hành và thường rất tốn kém.
Mình mày mò lên mạng, thấy các mẹ cũng bàn tán rôm rả về vấn đề này lắm. Dầu dừa được các mẹ khen nhất, rồi tới dầu oliu và vô vàn nhãn hiệu kem chống rạn. Nhưng hình như mấy loại từ thiên nhiên này chỉ phù hợp với làn da chưa rạn. Còn mỹ phẩm thì thực sự mình không hứng thú vì lo sợ sẽ ảnh hưởng tới em bé trong bụng. Cũng vì cái chuyện rạn da mà mình cảm thấy ăn uống bớt ngon miệng hẳn, trong bụng lúc nào cũng lo cái vòng luẩn quẩn: Tăng cân - rạn da.
Cho tới một ngày, tới nhà chị gái chơi, nghe mình kể lể về vết rạn da, chị liền chạy vào bếp lấy luôn lọ dầu vừng cho mình xem. Chị bảo: "Kem chống rạn, dầu dừa, oliu chị cũng thử cả rồi. Nhưng phải với ai kiên trì bôi từ khi mới có bầu cơ, chứ chị đây tăng gần 20 ký, tới da trâu còn rạn được nữa là chị. Mà rạn rồi thì khó chữa lắm, nhiều người phải chung sống tới khi về già ấy chứ. Nhưng mà cô đừng lo, bạn chị người Hàn Quốc bảo các bà bầu bên đấy toàn dùng dầu vừng, vừa an toàn lại chống rạn da rất tốt. Ngay cả với vết rạn cũ của cô, cứ chăm chỉ bôi dầu vừng lên hàng ngày, đảm bảo sẽ hết".
Nói rồi chị gói luôn chai dầu vừng cho mình mang về, bảo khi nào dùng hết thì ra các siêu thị mà tìm mua loại dầu nguyên chất, giá rẻ mà công dụng rất tốt lắm. Quả thực mình cầm về cho chị hài lòng chứ cũng nghi ngờ về lời quảng cáo ấy lắm. Chưa kể mình là chúa lười, nghĩ tắm xong lại bôi cái lớp dầu nhờn nhờn, rít rít này lên bụng, lỡ dính vào quần áo thì không biết bao giờ mới sạch nổi. Và chắc là mình cũng không có ý định dùng dầu vừng nếu như các vết rạn da bắt đầu ngứa ngáy. Mình tìm kiếm trên mạng thấy dầu vừng có tác dụng giảm ngứa ngáy, chống nẻ rất tốt. Thế là hôm đó, sau khi tắm, mình thoa một chút dầu vừng lên vùng bụng. Cảm giác ban đầu thì hơi dính, nhưng sau đó, mình mát xa thật kỹ theo chiều vòng tròn, nhờ lớp da còn ẩm nên dầu cũng thấm và khô đi nhanh chóng.
Suốt gần 1 tháng ấy mình dùng dầu vùng với tác dụng chống nẻ và ngứa là chủ yếu chứ cũng không hi vọng vào việc chữa rạn. Nhưng thật kỳ lạ là cho tới một hôm ngồi săm soi kỹ lại, mình thấy mấy vết rạn cũ mờ đi hẳn và đặc biệt là không xuất hiện thêm một vết mới nào. Vậy là từ hôm đó, mỗi lần tắm xong, mình không chỉ bôi dầu vừng cho bụng mà còn bôi vào các vị trí dễ rạn khác như hông, mông, đùi, ngực. Dầu vừng chứa rất nhiều vitamin E nên mình tin đây chính là nguyên nhân giúp da mình không bị rạn thêm nữa.
Hôm nay, mình gọi điện khoe với chị gái, chị bảo: "Cô thấy không, rẻ tiền mà công dụng cực kỳ. Nên chị đây 2 con mà bụng vẫn nhỏ gọn, rạn chẳng còn vết nào đấy. Cô nên mua thêm dầu vừng trữ trong nhà, bà bầu ăn các món xào với dầu này cũng rất tốt. Chị còn dùng để thoa các vết hăm cho con Tít, thấy tốt ngang kem trị hăm của nước ngoài nhé!".
Nghe chị kể mình ngạc nhiên lắm, không ngờ dầu vừng có nhiều công dụng như vậy. Nhất định chiều nay, mình và ông xã sẽ rẽ vào siêu thị để mua sắm. Bên cạnh danh sách đồ cần mua cho em bé, mình chắc chắn sẽ chọn mua một chai dầu vừng. Thật tuyệt vời vì khám phá ra một món rẻ tiền mà lại tốt cho cả mẹ lẫn bé phải không các mẹ?
Chiêu giữ da đẹp mùa đông cho mẹ bầu
Phòng ngừa rạn da khi mang thai
Dưỡng da cho mẹ bầu: Cách nào đây?
Mẹo hay cho mẹ bầu bị chửa ngực
Bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai
Điều trị ngứa âm đạo khi mang thaia
(st)