Làm sao để hết cảm giác cô đơn mà vui sống
Làm sao để bé hết ọc sữa nhanh chóng?
Làm sao để biết khuôn mặt mình hình gì để chọn kiểu tóc và cách trang điểm thật chuẩn?
Sau khi có bầu, chị Hà Thị Mai bị rạn da vùng đùi non, ngực. Những vết rạn sâu khiến chị mất tự tin. Chồng vô tâm cũng được dịp hắt hủi vợ.
Chồng chê mẹ sề vì rạn da
Chúng tôi gặp chị Hà Thị Mai trú tại Hoàng Văn Thái, Hà Nội đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Chị Mai buồn rầu kể về chứng rạn da sâu của mình. 28 tuổi, chị chia tay với các loại áo hai dây, quần đùi chỉ vì các vết rạn nứt.
Lần mang thai đầu tiên, chị Mai chỉ tăng 12 kg, vùng bụng không hề có vết rạn da. Gần đến ngày sinh, chị thấy vùng đùi non xuất hiện các vết rạn màu thâm tím. Mọi người cho rằng đó là do thay đổi sắc tố, sinh xong sẽ hết, nên chị Mai chủ quan mặc kệ. Càng ngày, vết rạn càng nhiều, lan ra hết khu vực đùi. Thật may, bụng chị không có biểu hiện rạn.
Sau sinh, chị Mai nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Từ cô gái có vòng 1 khiêm tốn, "nhà máy sữa" phát triển nhanh chóng. Chị Mai bắt đầu chứng kiến các vết rạn lần lượt xuất hiện trên ngực. Chị không buồn lắm mà chỉ nghĩ cố gắng nhiều sữa cho con bú, cai sữa con xong lại về như cũ. Nhưng ước vọng về như cũ càng ngày càng xa rời. Vùng da đùi và da ngực rạn thâm tím nhìn rất mất thẩm mỹ. Đã thế, da dẻ còn bèo nhèo, không săn chắc như trước.
Rạn da sau sinh hiện chưa có thuốc chữa trị. Ảnh minh họa.
Chồng chị Mai thường chê vợ "Người ta cũng đẻ, mình cũng đẻ mà nhìn em như mẹ sề". Bị chồng chê xấu, chị Mai mặc cảm. Hai năm sau sinh chị lao vào tìm kiếm các thông tin về chữa rạn da. Ai mách kinh nghiệm nào, chị lại lao vào làm theo. Kết quả, sau gần một năm tiền mất cả chục triệu mà vết rạn da không có cải thiện.
Còn chị Bùi Thúy Hường trú tại Văn Quán, Hà Đông xấu hổ không dám mặc bikini vì rạn da ở lưng và bụng khi chị sinh con. Chị Hường đã sử dụng rất nhiều loại kem chữa rạn da nhưng không ăn thua.
Càng bị chê xấu, chị càng ham hố các loại thuốc chữa rạn da. Đến khi vào viện khám, chị Hường bất ngờ vì bác sĩ cho biết không thể chữa khỏi được rạn da mà chỉ cải thiện các màu xấu, xóa mờ hơn phần nào.
Không thuốc nào chữa được rạn da
Rạn da sau sinh là nỗi ám ảnh của phụ nữ Hiện nay, không ai muốn mình trở thành "hoa hậu rạn da" nên nhiều công ty thực phẩm chức năng cũng như mỹ phẩm đua nhau quảng cáo các sản phẩm chống và chữa rạn da. Các sản phẩm có giá từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng. Tuy nhiên, hiệu quả thế nào thì không phải ai cũng biết.
Theo Phó giáo sư, TS Trần Hậu Khang - Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương rạn da thường xảy ra do tăng cân quá mức trong một thời gian ngắn, khiến da không kịp phát triển để thích nghi.
Mô liên kết dưới da bị căng giãn quá mức rồi đứt gãy, tạo thành các vết lõm dài, nhiều nhánh trông như rễ cây. Lúc đầu, các vết rạn có màu đỏ, tía, có thể kèm theo ngứa râm ran. Về sau, chúng sẽ nhạt màu dần. Các vùng da dễ bị tổn thương này là đùi, bụng, bẹn, hông...
Rạn da sau sinh là nỗi ám ảnh của phụ nữ.
Ở phụ nữ mang thai, tình trạng rạn da thường xảy ra lúc 6-7 tháng, nhưng cũng có thể xuất hiện từ tháng thứ tư. Các thiếu nữ dậy thì nếu béo nhanh cũng dễ bị rạn hơn lứa tuổi khác bởi ngoài việc tăng cân, sự thay đổi hormone thời kỳ này làm giảm khả năng đàn hồi của da. Việc bôi lâu ngày các loại thuốc chứa corticoid cũng có thể khiến da bị rạn, nhưng chỉ ở vùng có thuốc tác động.
Hiện nay các thẩm mỹ viện, các loại mỹ phẩm quảng cáo chữa rạn da nhiều nhưng hiệu quá rất hạn chế. Các mô liên kết bị đứt gãy nên khó nối liền, các loại mỹ phẩm chỉ giúp làm mờ đi vết rạn một phần nào đó.
Còn PGS, TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho rằng rạn da khi ấy là các mô liên kết của da đã bị đứt gãy nên các phương pháp chữa rạn da bằng kem bôi, chiếu sáng hay mài mòn đều không được.
Cách duy nhất để các vết rạn hoàn toàn biến mất là cắt bỏ vùng da đó, thường áp dụng cho trường hợp thừa da, thừa mỡ quá nhiều ở bụng. Các bác sĩ sẽ tạo hình thành bụng và kết hợp cắt bỏ da, mỡ thừa. Vùng da rạn ở hông, đùi cũng có thể loại bỏ theo cách này.
Theo Khánh Ngọc/ Infonet