Làm sao để hết khô môi nhanh chóng
Làm sao để đầu hết gầu nhanh mà không tốn kém
Là người đã từng giảng dạy các kĩ năng diễn thuyết, tôi đã từng nghe thấy tất cả các ý tưởng dù là điên rồ nhất để khắc phục nỗi sợ khi đứng trên sân khấu nhưng tôi nghĩ các ý tưởng sau đây là cơ bản nhất.
Trên thực tế thì đây mới chỉ là một số trong chúng, đó là:
1. Biết rõ khả năng của bạn: điều tốt nhất bạn có thể làm là hãy chuẩn bị hoàn toàn kĩ lưỡng, cẩn thận và nắm vững tài liệu của bạn. Hầu hết sự lo sợ xuất hiện khi bạn luôn lo lắng là mình sẽ mắc một sai lầm nào đấy hoặc là thính giả biết nhiều hơn bạn. Do đó điều duy nhất để gạt bỏ suy nghĩ này là bạn phải nắm chắc mọi khía cạnh, cả trong lẫn ngoài về đề tài của mình.
2. Hãy tập trung vào việc vượt qua 5 phút đầu, đây là lúc khó khăn xuất hiện. Bạn rất hiếm khi nhìn thấy ai lo lắng trong suốt cả cuộc diễn thuyết phải không ? Dĩ nhiên là không mà chỉ sau một lúc mọi người sẽ bĩnh tĩnh. Đừng coi đó là một bài diễn thuyết kéo dài 50 phút mà hãy coi nó chỉ kéo dài 5 phút mà thôi.
3. Khi lo lắng, bạn sẽ thở nhanh và ngắn hơn do đó trước khi phát biểu hoặc khi bạn đang được giới thiệu, bạn nên ngồi yên tĩnh, thở chậm và sâu.
4. Hãy tự nhủ với bản thân bạn rằng thế giới chẳng thể sụp đổ khi việc diễn thuyết của bạn không thành công. Hãy đối diện với điều này bởi vì thế giới vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi bạn làm không tốt. Ngay cả bản thân tôi - một nhà diễn thuyết chuyên nghiệp mà vẫn có những lúc mọi chuyện không như tôi muốn. Dù có như thế nào, mọi người cũng sẽ đánh giá cao khi bạn thật sự cố gắng.
5. Hiểu rằng bạn chính là nhà phê bình tệ nhất của mình. Tôi có một số người bạn và thỉnh thoảng tôi có đi xem họ diễn thuyết. Sau đó họ thường kêu ca rằng “một buổi tối tồi tệ”. Nếu là tôi, tôi sẽ không nghĩ như vậy và chưa chắc thính giả đã nghĩ như vậy. Rất nhiều người đến nghe bạn diễn thuyết chứ không hề có mục đích chỉ trích bạn, do đó bạn cũng đừng nên chỉ trích mình !
6. Hiểu rằng hầu hết mọi người trong số thính giả đều rất sợ phải diễn thuyết và họ rất vui mừng khi người đứng trên bục diễn thuyết là bạn chứ không phải họ. Đối với các nhà diễn thuyết không chuyên, bạn có thể nói “Xin lỗi, tôi chưa quen với việc này lắm”.
7. Làm mọi người cười. Đây là cách tốt nhất khi giao tiếp với đám đông. Tôi có một câu chuyện hài hước và tôi thường bắt đầu 95% bài diễn thuyết của tôi bằng câu chuyện này. Đôi khi câu chuyện đó chẳng có liên quan gì tới đề tài tôi sắp trình bày nhưng tôi chỉ nói “nó có liên quan gì tới chủ đề của tôi nhỉ. Không có gì cả nhưng đơn giản là tôi rất thích câu chuyện hài đó !" và tôi bắt đầu trình bày bài diễn thuyết của mình, lúc này tất cả mọi người đều cảm thấy rất thoải mái vì chúng tôi đã cùng cười với nhau.
Bản lĩnh sân khấu
Lên sân khấu lần thứ một nghìn, người ta có bớt run rẩy hơn lúc lên sân khấu lần đầu không? Chưa chắc. Bản lĩnh sân khấu là một cái gì đó thuộc về bản năng. Bản lĩnh sân khấu - hay nói cho dễ hình dung, kỹ năng ứng xử trước đám đông, kỹ năng làm chủ và dẫn dắt công chúng khi biểu diễn - có phải là điều tập mà được hay không? Vì sao khán giả và các giám khảo hay chê ca sĩ không có bản lĩnh sân khấu?
Tôi còn nhớ rất rõ lần đầu tiên T. bước ra sân khấu phòng trà Tiếng Tơ Đồng năm 2005, khi cô vừa ra mắt album đầu tay và nhận được lời mời hát live. Đó là một đêm nhạc vui, đầm ấm, còn hào hứng nữa vì sự xuất hiện của Tùng Dương. T. tái xanh, mồ hôi đầm đìa, run đến mức không còn nhớ nổi tên mình. Tất nhiên, một khi đã ra trước ánh đèn sân khấu, sống chết gì cũng phải hát.
T.hát được trọn vẹn ba bài, giọng chới với, hụt hơi. Không ai nỡ chỉ trích cô cả, ai cũng có thể thông cảm cho lần đầu. Nhưng T.mất tự tin hẳn, phải rất lâu sau đó cô mới dám nhận lời hát biểu diễn. Mà khoảng cách quá lâu giữa hai lần diễn đâm ra lại đem cô ngược về... lần đầu! Về sau này, tôi không theo dõi T. nữa, không biết bản lĩnh có thực sự đã đạt đến đâu...
Ngô Thanh Vân lần đầu tiên biểu diễn đã đủ sự chững chạc, tự tin, thậm chí bốc lửa. Trước khi lên sân khấu, có thể cô còn run, hoang mang đôi chút, nhưng chỉ cần nổi nhạc lên, là Vân hóa thành con người khác hẳn. Người ta gọi đó là bản lĩnh nhập vai. Ở đó, không còn là một Vân của đời sống thường nhật, mà là một performer có nhiệm vụ (và cả quyền năng) gây hào hứng cho đám đông. Có ý thức được, mới làm được. Trường hợp Ngô Thanh Vân đáng được ghi nhận như kiểu mẫu bản lĩnh sân khấu, điều mà ngay người cùng thời với cô lúc khởi nghiệp, là Hồ Ngọc Hà, chưa có được.
Ở nước ngoài, có các trainers dạy bạn phải làm gì, cười nói thế nào, đặt điểm nhìn ở đâu, đi đứng ra sao trên sân khấu. Có lớp đào tạo hẳn hoi. Song, đào tạo chẳng thể thành công 100%. Có những người bẩm sinh đã là ngôi sao, như Britney Spears, như Madon-na, khỏi cần ai dạy. Có người dạy hoài cũng không tiến bộ. Thế nên kỹ năng sống, xoay xở trong các tình huống khác nhau. Luyện tập cách sống, hành vi cư chỉ thường nhật là quan trọng hơn và bổ ích hơn so với việc chỉ tập đi đứng nói cười trên sân khấu.
Dù bạn có đặt bốn bức tường gương lớn trong phòng để kiểm soát cử chỉ, chưa chắc bạn đã bớt lúng túng khi đối diện với đám đông.
Đối diện đám đông cần một hệ thần kinh vững chãi.
Giảng viên thanh nhạc Tuấn Phong, hồi xưa dạy tôi, có hướng dẫn rằng hãy đặt điểm nhìn vào hàng ghế khán giả thứ năm, đó là nơi ánh nhìn dễ chịu nhất, không chói mắt vì đèn ngược, không phải ngẩng đầu cao quá hoặc cúi cổ quá thấp, đặt mắt ở đó và tập trung tư tưởng như chỉ hát cho một khán giả ngay tầm mắt mình nghe thôi, thì sẽ đỡ lúng túng, hoang mang. Cười, cũng chỉ cười với khán giả "mẫu" ấy thôi. Đó là bài học tốt, đáng ghi tâm, nay tôi nhắc lại cho các bạn.
Trong các kỳ chấm thi Album Vàng, tôi để ý thấy người biểu diễn bị phân tâm vì ban giám khảo. Họ nghĩ mình hát là để ban giám khải nghe, mà quên đi công chúng. Cũng có những ca sĩ quên được bộ mặt... hắc ám của giám khảo nhờ tự kỷ ám thị mình hát cho fans mình nghe. Tiếc rằng cả hai cách đều sai. Hát vì ai cũng sai cả, người biểu diễn nên hát vì mình. Hát vì mình muốn hát. Hát vì mình say nhạc. Hát vì mình khao khát được cất giọng. "Hãy nghĩ dưới kia toàn cây cối vô tri", một giảng viên thanh nhạc đã dạy như thế. Nếu bạn không thể hát vì mình thực sự muốn hát, thực sự mong tiếng hát mình được cất lên và vang xa, thì làm sao có khán giả nào bị bạn thuyết phục được?
Dù đã nói bên trên, tôi muốn được nhắc lại lần nữa: kỹ năng ứng xử sân khấu chỉ là một phần nhỏ của kỹ năng sống. Khi bạn đã tập được cách cư xử chừng mực với người thân trong nhà, khi bạn biết làm cho bạn bè vui lòng, khi bạn cười nói thân ái với những người lạ tình cờ gặp ngoài phố, khi bạn không làm những trò lố lăng, thì bạn hãy tin rằng mình sẽ rất chững chạc trên sân khấu.
Sống, cần một hệ thần kinh vững chãi và một trái tim mở rộng.
Bí quyết tự tin trước đám đông
Phần lớn mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh khủng nhất. Nỗi sợ đó còn hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết. Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó mãi. Nhiều người trong chúng ta có thể được mời ra trình bày một báo cáo, phát biểu trong buổi họp phụ huynh học sinh, nói lời chúc mừng trong lễ cưới. Khi phải trình bày trước đám đông về một đề tài hay chủ đề nào đó, mặc dù bạn thực sự có kiến thức chuyên môn rất sâu rộng về vấn đề này, những đến khi đối mặt với đám đông bạn lại không đủ tự tin và những gì bạn có được lại không được bạn thể hiện ra hết. hãy luyện tập với các kinh nghiệm chia sẻ dưới đây
-Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạnphải biết mình nói gì. Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông thường các “diễn giả” không hề có một ý niệm rõ ràng về những gì họ truyền đạt đến người nghe. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi. Bạn không phải là một cuốn từ điển sống, việc đưa ra quá nhiều thông tin hay không đủ thông tin cũng đều dở như nhau.
-Thực hành, nhưng không cần quá nhiều: Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà không sợ bị lố. Có thể sẽ có những phút ngẫu hứng tình cờ xảy ra làm bạn bất ngờ và làm khán giả thích thú. Bạn sẽ không còn muốn xuất hiện trước đám đông nếu bạn đã nói về một đề tài cả ngàn lần rồi, bạn sẽ cảm thấy chán và chẳng thèm để ý tới khán giả nữa. Bạn cũng nên lập kế hoạch sẽ mặc những gì. Chú ý rằng đó phải là bộ đồ mà bạn cảm thấy thoải mái khi mặc vào. Và điều quan trọng nhất, đó phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình nổi bật. Quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong ngày diễn thuyết sẽ làm bạn bớt lo lắng hơn.
-Hãy là chính mình! Nhiều người cảm thấy cần phải rập khuôn theo phong cách của ai đó khi nói trước đám đông, đó là vì họ cảm thấy họ không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý của khán giả. Một số cảm thấy bị “khớp” và nghiêm túc quá mức và quên rằng tính hài hước cũng là một công cụ quan trọng của diễn giả. Đừng nên chỉ tập trung vào vấn đề chính, đôi khi những giai thoại cá nhân hay những mẩu chuyện nhỏ cũng là một cách rất tốt để hòa nhập với khán giả.
-Khán giả là bạn bè! Khán giả luôn ở đó, bởi vì họ quan tâm tới những gì bạn sẽ nói và muốn nghe bạn nói về vấn đề đó. Họ muốn bạn phải làm tốt. Đừng nghĩ khán giả như là một khối người thù địch, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc. Khi nói chuyện với khán giả, tiếp thu những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài nói chuyện của mình.
-Bạn sẽ vượt qua thôi mà! Tôi chưa bao giờ từng nghe thấy có ai chết trên bục diễn thuyết cả. Bạn cũng không bị thở dốc, hụt hơi, quên mất tên mình hay bị nổi nóng. Đấy là những chuyện gây ám ảnh cho bất cứ ai phải đứng trước đám đông. Người ta gọi đó là cơn ác mộng của diễn viên. Việc đó hoàn toàn bình thường. Sử dụng một số kỹ thuật thư giãn trước khi bắt đầu. Bạn có thể tìm một nơi để nhảy lên nhảy xuống hoặc dậm chân thật manh, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vững vàng và giảm bớt căng thẳng. Lắc bàn tay và co duỗi nắm tay. Điều này sẽ làm tay bạn bớt run. Nếu run tay thực sự là một vấn đề thì hãy nắm lấy một tấm danh thiếp hay nắm vào bục diễn thuyết khi nói chyện. Lè lưỡi ra, trợn mắt và há miệng to hết cỡ, sau đó nhăn tít mặt lại. Việc này sẽ làn thư giãn các cơ mặt của bạn. Hít thật sâu và thở mạnh ra tiếng để làm ấm giọng của bạn. Tưởng tượng như bạn đang ở trên một đám mây, không gì có thể làm hại đến bạn khi bạn đang ở trong đó. Hãy cố gắng giữ hình ảnh ấy trong đầu khi bạn đang đứng trên diễn đàn. Sẽ trở nên dễ dàng hơn! Nói chuyện trước công chúng càng nhiều, việc đó càng trở nên dễ dàng hơn. Có khi bạn còn cảm thấy thích nữa ấy chứ!
Sau khi đã luyện tập được những điều trên, thì hãy vận dụng các tuyệt chiêu dưới đây cho bài thuyết trình của mình
1.Giới thiệu và tổng kết lại những ý chính của bạn
Trong cuộc sống đôi khi bạn vẫn phải va vấp bởi những lời phát biểu, giới thiệu, lời chúc mừng trong một tiệc cưới hay nhận lễ giải thưởng? Nhưng đấy mới chỉ là những điều đơn giản. Trong công việc bạn buộc phải có những báo cáo, những bài thuyết trình cho một dự án. Những bài nói này thường dài và mang nhiều thông tin vì vậy người nghe sẽ có lúc sao nhãng những lời bạn nói.
Hãy tổ chức các dữ liệu thành ý chính, việc này sẽ làm cho bài thuyết trình của bạn dễ theo dõi hơn. Cần dẫn dắt họ hiểu theo ý của bạn. Nối những ý chính lại để cho người nghe thấy được sự logic, tiện theo dõi và hệ thống được những điều cần biết. Trước khi kết thúc bài thuyết trình, bạn phải tổng kết nhận mạnh ý chính và điều muốn người nghe lưu tâm. Theo các nhà hùng biện họ gọi quy tắc này là: “nói cho họ biết những gì mà bạn đang nói và nói cho họ những gì mà bạn đã nói”
2. Thu hút khán giả bằng ánh mắt.
Ánh mắt là một trong những cách chủ yếu đề thu hút sự chú ý của khán giả. Để thu hút sự tập chung bạn phải làm cho mọi người cảm thấy rằng bạn đang nói với họ chứ không phải nói với cái trần nhà hay cái phòng mà họ đang ngồi đó. Nhìn trực tiếp là một trong những cách quan trọng để thu hút sự tập chung.
Đừng nhìn ra ngoài, hãy nhìn tất cả các khán giả từ từ bởi vì liếc mắt nhanh làm bạn trông có vẻ mang tâm trạng không tự tin. Khi bạn chú ý đến một khán giả hãy giữ ánh mắt của bạn trong vài giây nhưng không được quá lâu vì điều này khiến khán giả mất tự nhiên và sợ hãi (làm người nghe lo lắng không phải là quy tắc nói trước công chúng).
Hãy nhìn bình thường như là khi bạn đang nói chuyện bình thường với một ai đó. Nếu bạn cảm thấy điều này khó làm thì hãy nghĩ rằng điều này hoàn toàn bình thường. Có một giải thích rằng ánh mắt là một dấu hiệu của sự xung đột. Ngày xưa ánh mắt là một cách để lấn át đối phương trong một chận chiến và đó là lí do tại sao đối phương bắt đầu ra đòn trong khi “hắn” nhìn bạn. Do vậy hãy cố làm ra vẻ tự nhiên để nhìn trực tiếp vào mắt khán giả và thật khéo léo: thay cho việc nhìn trực tiếp vào mắt hãy nhìn vào khoảng trống giữa lông mày chính xác là chỗ giữa mũi và mắt. Cách nhìn này gây sự chú ý và không làm cho người khác sợ hãi. Bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè để áp dụng thử nhìn bạn theo cách này và ngược lại, bạn sẽ không thấy sự khác nhau về ánh mắt khi nói trước đám đông nhưng có vẻ như đang thu hút người nói mà không khiến họ sợ hãi.
3. Nói một cách tự nhiên
Tại sao một số người lại có khả năng thu hút của khán giả còn những ngườikhác thì không?
Khi bạn nói bạn cần phải nói một cách nhiệt tình, thay đổi âm thanh, giọng điệu lên xuống để thể hiện cảm xúc với những người nghe. Về cơ bản kĩ năng nói trước đám đông là bạn cần phải “kích thích cảm xúc” của người nghe,làm cho bài nói của bạn trở nên sôi động và cuốn hút. Nếu bạn không có hứng thú nói thì làm sao có thể thu hút khán giả của bạn được. Hỗ trợ cho sự tự nhiên đó bạn cần có một vài cử chỉ thích hợp, không quá nhiều như vung tay loạn xạ nhưng cũng đừng cứng nhắc nắm chặt tay lại hoặc để im trên bàn nhé.
Hãy nghĩ về điều này: Thông thường một người đọc 250 đến 300 từ mỗiphút và một người nói 100 đến 150 từ mỗi phút. Nếu bạn chỉ nói với giọng bình thường mà không có cử chỉ hay là sự thay đổi gì về giọng thì có lẽ bạn đang đọc một quyển sách chứ không phải là thuyết trình và quan tâm đến khán giả cũng như mọi thứ xung quanh. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đangtrình diễn: bạn cần nói 100 từ với những cử chỉ và động lực để thu hút sự chú ý của khán giả. Nếu bạn thuyết trình bằng powerpoint thì hãy làm cho bài nói của bạn hấp dẫn hơn bằng cách đưa thêm tình huống, ví dụ để mọi người cùng bạn luận thay cho việc đọc hết các thông tin trên máy chiếu.
4. Nên biết về nơi mà bạn sẽ thuyết trình
Viêc nói trước công chúng thì khá là stress do vậy bạn nên làm bất cứ điều gì để loại bỏ những nguy cơ tiềm ẩn. Đó là lí do tại sao bạn cần phải biết về nơi mà bạn sẽ nói. Nếu có thể bạn hãy xem qua căn phòng đó trước để đề phòng bất chắc. Nếu không thể thì hãy đặt câu hỏi để biết thêm chút ít về nó. Căn phòng đó chứa được bao nhiêu người và bao nhiêu người tham dự. Điều này ảnh hưởng đến buổi thuyết trình diễn của bạn đấy.
Nếu bạn nói trước 20 người trong căn phòng có thể chứa đến 100 người thì bạn cần phải lên kế hoạch trước. Nhiệt độ của căn phòng dường như là một chi tiết nhỏ nhưng có thể tạo ra sự khác biệt, ăn mặc phù hợp bạn sẽ không bị lạnh hay là toát mồ hôi. Đôi khi chỉ vì nóng quá hay lạnh quá làm người bạn mướt mồ hôi hay run run khiến người nghe lầm tưởng bạn chẳng hề tự tin vào bản thân và những lời bạn nói có nên tin được không.
Cuối cùng đảm bảo rằng bạn có bài trình diễn và vật dụng cần thiết được chuẩn bị từ trước. Nếu bạn cần một chiếc phone, máy chiếu hay là đài đĩa thì hãy bảo họ chuẩn bị kỹ lưỡng và tốt nhất là bạn nên kiểm tra chúng để được an toàn. Mặc dù đây chỉ là những yếu tố nhỏ nhưng nó lại có tác dụng thay đổi lớn tới kết quả thành công của bài thuyết trình hay không. Mọi thứ đều tốt nếu bạn có thể kiểm soát và chúng là lợi thế của bạn
5. Đừng bận tâm về các lỗi nhỏ.
Dù bạn chuẩn bị kỹ đến thế nào thì cũng vẫn có thể xảy ra lỗi. Đây là tình huống không thể tránh được, nhưng bạn cần phải vượt qua và kiểm soát chúng. Bạn cần phải nghiêm túc nếu bạn muốn khán giả tôn trọng bạn và đó là lí do tại sao cần phải lờ đi những lỗi nhỏ. Sơ suất của việc phát âm sẽ xảy ra nhưng đừng lo lắng về chúng vì khán giả không chú ý đâu. Khán giả sẽ tập chung vào những điểm chính trong bài nói của bạn do vậy điều này xảy ra 9 hay 10 lần thì họ cũng không quan tâm. Nhưng sẽ đặc biệt chú ý nếu bạn lúng túng, bối rối không nói tiếp được hoặc ngừng lại quá lâu sau khi nói sai đấy. Thường thì khán giả sẽ không quan tâm về những lỗi đó của bạn mà sự chú ý của họ là với tư cách một người thuyết trình bạn sẽ cho họ xem cái gì. Vậy hãy tự tin lên nhiều
6. Kinh nghiệm
Có rất nhiều loại diễn văn như là các chủ đề mà con người quan tâm. Phạm vi của diễn văn từ bình thường đến trang trọng, cho một khán giả đến hàng ngàn khán giả. Mỗi loại diễn văn thì đều khác nhau và đó là lí do tại sao lên kế hoạch để đưa ra được những bằng chứng thuyết phục. Công tác chuẩn bị này rất quan trọng. Hãy tập nói trước gương, trước gia đình (có thể nhờ những người bạn thân chỉ giáo thêm). Thực hành nhiều và tự tin cùng 5 bí quyết trên sẽ giúp bạn có được nghệ thuật nói trước công chúng.
Dưới đây là một số bước những người thuyết trình giỏi hay sử dụng để vượt qua nỗi sợ hãi của mình trước khi thuyết trình.
Phải chấp nhận sự thật
Hãy thừa nhận rằng bạn đang hồi hộp, một số người cố gắng bắt mình nghĩ rằng mình đang không hồi hộp nhưng đó đôi khi không phải là cách hay. Hãy thừa nhận cảm xúc thật của mình, rằng bạn đang hồi hộp nhưng bạn hãy lái suy nghĩ của mình theo một nhận thức đó là mình hoàn toàn có thể vượt qua được điều này.
Hãy nghĩ về khán giả của bạn, nghĩ về những điều ý nghĩa mình sắp chia sẻ và những ấn tượng bạn tạo ra cho khán giả.
Tĩnh tâm
Trước một buổi thuyết trình, hãy dành cho mình một khoảng thời gian yên tĩnh. Dùng trí tưởng tượng của mình hình dung ra lúc bạn đang đứng trên bục thuyết trình như thế nào
Hãy xóa hết hình ảnh của bạn hiện tại mà hãy hình dung bạn bước ra tự tin như thế nào. Hãy hình dung về bài thuyết trình của mình, bạn nói với một tâm trạng hồ hởi như thế nào, bạn nhấn mạnh khéo léo ra sao và bạn tạo ra sự hài hước với khán giả dễ dàng như thế nào
Sau đó hãy tập trung vào khán giả của bạn, hình dung ra họ đang chăm chú lắng nghe bạn, họ hưởng ứng tất cả những gì bạn nói, họ vỗ tay tán thưởng bạn.
Chuẩn bị kỹ cho buổi thuyết trình
Khi tưởng tượng hãy cố gắng sao cho hình ảnh trở nên thật nhất đến nỗi cảm xúc của bạn trong sự tưởng tượng đó lan sang cả bản thân bạn hiện tại. Nếu chưa có được cảm xúc mạnh như mong muốn, hãy cố gắng điều chỉnh âm thanh bạn nghe thấy, liệu nó đã đủ lớn chưa, nếu những tiếng vỗ tay, tiếng cười của khán giả còn nhỏ hãy chủ động điều chỉnh nó to hơn.
Hãy chú ý đến màu sắc, nếu hình ảnh bạn tưởng tượng ra đang ở dạng đen trắng thì hãy chuyển nó sang bức tranh màu. Góc nhìn cũng quan trọng, nếu bạn đang nhìn ở góc của người thứ 3 hãy chuyển nó sang góc nhìn thứ nhất tức là góc nhìn như bạn đang trực tiếp nhìn thấy những hình ảnh đó qua con mắt của mình. Bạn tiếp tục tận hưởng cảm giác tuyệt vời đó đến khi nào bạn muốn.
Chuẩn bị cho màn mở đầu hoàn hảo
Đã đến giờ bạn phải bước vào sân khấu, một điều bạn nên biết rằng khởi đầu của bài thuyết trình là rất quan trọng, một khởi đầu tốt sẽ tạo cảm hứng và tăng sự tự tin của bạn khiến cho những phần sau trở nên dễ dàng với bạn hơn.
Hãy dành thời gian chuẩn bị phần khởi đầu của mình thật tốt và khi bước ra hãy dồn nhiều năng lượng của mình cho sự khởi đầu, chắc chắn bạn sẽ gây được sự chú ý của khán giả.
Tránh những lỗi thông thường
Để thu hút và lôi kéo người nghe ngay từ lúc đầu, hãy đảm bảo rằng bạn bắt đầu với những thông điệp mấu chốt. Theo Booher, những nhà diễn thuyết tồi luôn cố gắng phơi bày tất cả các thông tin của họ trước khi bắt đầu vào các điểm cơ bản. Tuy nhiên, mọi người luôn có xu hướng bỏ qua các chi tiết. Thay vào đấy, bạn hãy bắt đầu với những luận điểm chính, sau đó mới cung cấp các thông tin cơ bản cần thiết khác.
Sức hấp dẫn trong bài diễn thuyết của bạn cũng sẽ gia tăng đáng kể nếu mọi người quan sát thấy ở bạn sự khiêm nhường, thân mật, ân cần, thành thật và vui vẻ, chứ không phải sự kiêu căng và cách biệt.
Song Booher cũng khuyên rằng đừng bao giờ bắt đầu bài diễn thuyết bằng sự hài hước. “Nếu bạn không giỏi về điều này và nếu gặp phải phản ứng tiêu cực, bạn có thể mất tự tin mà không thể khôi phục lại”.
Một lỗi diễn thuyết thường gặp khác là dựa quá nhiều vào PowerPoint. “Bạn sẽ trở thành một nhà giải thích các slide trình chiếu. Việc này khiến cho mọi người thấy buồn ngủ”, Booher cho biết, “Công nghệ hình ảnh – âm thanh chỉ nên mang tính chất phụ trợ - một công cụ minh họa những luận điểm tiếp theo”.
Khi sắp xếp, tổ chức bài diễn thuyết, hãy chuẩn bị cả những gì ngoài phạm vi cần thiết. Bạn cần lường trước được các câu hỏi để không bị lúng túng hay bất ngờ vì không biết phải trả lời thế nào.
Nếu có ai đó hỏi một câu hỏi mà bạn chưa chuẩn bị trước, bạn có thể làm một vài hành động kiểu như uống một ngụm nước để dành cho mình một vài giây suy nghĩ.
Làm sao để hết nhút nhát cho bạn tự tin thể hiện
Làm sao để hết lo lắng nhanh chóng và tự tin vui
Bí quyết để tự tin trong giao tiếp
Làm sao để cải thiện kỹ năng giao tiếp nhanh