Làm sao để hết say rượu nhanh?

Với những người bi say rượu nặng, dẫn đến trúng độc cần kịp thời đưa đi bệnh viện, còn các trường hợp say đơn thuần chỉ cần dung các mẹo nhỏ. Làm sao để hết say rượu nhanh không còn là vấn đề nữa nhé



 

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhấn mạnh, khi có người say, trước hết, cần cho họ uống một lượng nước vừa đủ, ít nhất cũng bằng lượng rượu uống vào, nhằm pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi.

Khi có người say rượu, chúng ta cần tìm cách để đưa họ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường và dự phòng các biến chứng. Dưới đây là một số phương cách đơn giản để bạn đọc vận dụng
 

Dùng thuốc


Trước hết, cần cho người say uống một lượng nước ít nhất cũng bằng lượng rượu uống vào để pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể và giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Sau đó, tùy theo điều kiện cụ thể để dùng một trong những bài thuốc sau đây:


Bài 1: Chanh tươi 1 quả, vắt lấy nước cho uống hoặc thái mỏng cho ăn luôn cả quả càng tốt.

Bài 2:  Lá dong (hay được dùng để gói bánh chưng) 100 – 200 g rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cho uống.

Bài 3: Vỏ quýt phơi khô (loại để càng lâu năm càng tốt) 30 g sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn.

Hai vị đem sắc nhỏ lửa với 360 ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã lấy nước cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng tươi hoặc trà thì càng hay.


Bài 4:  Vỏ cam 60 g, rửa sạch, sấy khô, tán bột, cho uống 6 g với nước ấm, nếu chưa công hiệu thì cho uống thêm một vài lần nữa.


Bài 5: Trà diệp 1 nắm, đậu xanh 60 g đập vụn, lá long não 10 g. Tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, chia uống vài lần.


Bài 6:  Trà búp 5 g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi) 16 g thái vụn. Hai thứ đem hãm với nước sôi, uống đặc.


Bài 7: Trà búp 9 g, cà rốt tươi 60 g, vỏ bí xanh 15 g. Ba vị sắc uống.


Bài 8: Quả cau tươi bỏ vỏ xanh và hạt 50 g, cam thảo 12 g (nửa để sống, nửa sao muối). Tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.


Bài 9: Hoa sắn dây (nếu không có thì dùng củ sắn dây thay thế) 10 g, sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5 g, đậu xanh 10 g với nước sôi, chia uống vài lần.


Bài 10: Vỏ quả chanh 50 g, vỏ quả quýt 50 g, hoa sắn dây 25 g, hoa đậu xanh 25 g, nhân sâm 10 g, nhục đậu khấu 10 g, muối ăn 30 g. Các vị sấy khô, nghiền thành bột, đựng trong bình kín để dùng dần. Khi say rượu, lấy 5 – 7 g pha nước uống, mỗi ngày 3 lần.

- Nước chanh tươi: 1 quả, vắt lấy nước cho uống hoặc thái mỏng cho ăn luôn cả quả càng tốt.

Hoặc lấy vỏ quả chanh 50g, vỏ quả quýt 50g, hoa sắn dây 25g, hoa đậu xanh 25g, nhân sâm 10g, nhục đậu khấu 10g, muối ăn 30g. Các vị sấy khô, nghiền thành bột, đựng trong bình kín để dùng dần. Khi say rượu, lấy 5-7g pha nước uống, mỗi ngày 3 lần.

- Lá dong (dùng để gói bánh chưng): 100 - 200g rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

- Vỏ quýt phơi khô (càng để lâu năm càng tốt): 30g sao thơm tán vụn, mơ chua 2 quả bỏ hột thái vụn. Hai vị đem sắc nhỏ lửa với 360ml nước, sau 30 phút lọc bỏ bã lấy nước cho uống. Nếu có thêm một chút nước gừng tươi hoặc trà thì càng hay.

 - Vỏ cam 60g, rửa sạch, sấy khô, tán bột, cho uống 6g với nước ấm. Nếu chưa công hiệu thì cho uống thêm một vài lần nữa.

Bạn có thể dùng vỏ cam, quýt, trà búp... để giải rượu.

- Trà búp: trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi cũng được) 16g thái vụn. Hai thứ đem hãm với nước sôi, uống đặc. Hoặc trà búp 9g, cà rốt tươi 60g, vỏ bí xanh 15g, ba vị sắc uống.

- Quả cau tươi: quả bỏ vỏ xanh và hạt 50g, cam thảo 12g (nửa để sống, nửa sao muối). Tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, chia uống vài lần.

- Hoa sắn dây (nếu không có thì dùng củ sắn dây thay thế) 10g, sắc uống. Cũng có thể hãm cùng trà búp 5g, đậu xanh 10g với nước sôi, chia uống vài lần.

Trường hợp sau khi uống rượu cảm thấy mình mẩy nặng nề, đau đầu chóng mặt, nói năng không được lưu loát thì tiến hành xoa bóp bấm huyệt theo cách:

- Trước hết, tiến hành day bấm huyệt Yêu nhãn 3 - 5 phút. Vị trí huyệt Yêu nhãn: giơ cao tay người bị say và nghiêng mình đi một chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng (tương ứng với đốt sống thắt lưng 4) hiện rõ, huyệt nằm ở giữa đáy lõm từ mỏm gai đốt sống thắt lưng 4 đo ngang ra 3,8 tấc.

- Tiếp theo, tiến hành day bấm huyệt Thái xung 3-5 phút. Vị trí huyệt Thái xung: ép ngón chân cái vào ngón 2, huyệt nằm ở mu bàn chân, đo từ đầu kẽ hai ngón chân lên 2 tấc. Cũng có thể xác định bằng cách lấy huyệt ở điểm giữa đường nối đầu ngón chân cái với nếp gấp ngang cổ chân.

- Cuối cùng, tiến hành xoa xát toàn bộ mu bàn chân. Nếu người say có thể đứng dậy được thì cho đứng tựa vào tường rồi dùng gót chân này giẫm mạnh và xoa mu bàn chân kia và ngược lại 5-6 phút.

Trường hợp do uống quá nhiều rượu dẫn đến tình trạng ngộ độc nặng nhất thiết phải đưa tới các cơ sở y tế để khám và cấp cứu kịp thời.

Ăn đậu phụ

Ăn đậu phụ hoặc thực phẩm làm từ đậu không chỉ tốt cho cơ thể, còn là loại thực phẩm có khả năng giã rượu rất tốt.

Vỏ cam

Lấy vỏ cam tươi luộc lên, cho thêm một ít muối tinh, cho người say rượu uống sẽ đỡ say.

Hoa quả có khả năng làm loãng nồng độ của rượu

Dưa hấu, cà chua, táo lê và nhiều loại hoa quả khác có khả năng làm loãng nồng độ của rượu trong máu, giúp bài tiết nhanh, nên cũng có tác dụng giã rượu.

Lá chè

Trong lá chè có nhiều loại phênôn, caphêin, axitamin.vv.. giúp gây hưng phấn cho trung khu thần kinh, từ đó nâng cao khả năng trao đổi chất của gan, nên có tác dụng giã rượu.

Canh nóng không mỡ

Trong các bữa tiệc, những món canh nóng không mỡ giúp những người uống nhiều rượu giảm bớt nồng độ rượu, vì khi ăn canh nóng rượu sẽ bài tiết ra ngoài qua mồ hôi và tiết niệu.

Vỏ cây long não

Lấy hai miếng vỏ cây long não, rửa sạch, cho vào miệng nhai khoảng 1 phút nhổ ra, hoặc dùng gỗ long não 100g đổ nước vào sắc uống cũng có tác dụng giã rượu.
Nước Mía: Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu nhanh chóng nhất.

Gừng tươi: Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.

Đậu đen: Khi ngộ độc rượu ta có thể uống nước sắc đậu đen để giải say. Ninh đậu đen cho nhừ rồi uống liên tục từng chén một sẽ có tác dụng giải ngộ độc rượu.

 Đậu xanh: Đậu xanh hạt cũng giải được ngộ độc rượu bằng cách sau: Nghiền nát khoảng nửa lon đậu xanh hạt, sau đó hòa vào nước sôi để nguội rồi cho người ngộ độc rượu uống để nôn mọi chất trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Sau đó có thể cho người ngộ độc ăn cháo gạo nấu với 30g cam thảo.

Rau muống: Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

 Cà chua: Cà chua cũng giải rượu. Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các nguyên tố cali, canxi, natri... Cách giải ngộ độc rượu đơn giản, dễ làm nhất là uống một cốc nước ép cà chua chín. Trong cà chua có nhiều nguyên tố nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.

Nước bưởi: ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.

Cà phê đậm đặc: Uống cà phê giải rượu. Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.

 Chè xanh: Cho người say rượu uống một cốc chè xanh pha đặc cũng sẽ giải ngộ độc rượu rất tốt. Vì trong chè xanh có chất axít tanic khử được chất cồn trong rượu.

Cháo nóng nấu loãng (Hồ): Cho người say rượu uống một bát nước cháo nóng, nấu loãng sẽ hết say, vì chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại làm cơ thể không hấp thụ được chất cồn nữa.

Khi say rượu bạn hãy kịp thời áp dụng một trong 10 cách nói trên sẽ giải rượu và tránh được ngộ độc rượu. Tuy nhiên, cách chống say rượu tốt nhất vẫn là (phòng bệnh hơn chữa bệnh). Chỉ uống rượu ở mức vừa phải, phù hợp với thể trạng, sức chịu đựng của mình. Chỉ uống rượu của các hãng rượu có tín nhiệm. Nếu là rượu dân gian, rượu thuốc thì có nguồn gốc tin cậy, tránh rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc, rượu nghi có pha thuốc sâu để tăng nồng độ thì rất nguy hại cho sức khỏe...

Mẹo giải rượu

Giấm: Lấy giấm ăn nấu thành một bát canh chua để ăn hoặc lấy một ly giấm nhỏ (20 - 25 ml) uống từ từ vào miệng. Ngoài ra, có thể lấy giấm ăn trộn với củ cải trắng thái lát mỏng, cho thêm vào một ít đường trắng, trộn đều rồi ăn cũng có tác dụng giải rượu rất tốt.

Củ cải trắng: Lấy 1.000g củ cải trắng, ép nhỏ lấy nước, chia làm 2 lần để uống.

Mía: Lấy một khúc mía, gọt vỏ, nghiền nát lấy nước uống.

Cam: Lấy 3 - 5 quả cam tươi hoặt quýt tươi bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống.

Vỏ quýt: Lấy vỏ quýt sấy khô, nghiền nhỏ, thêm vào 1,5g muối, nấu canh ăn.

Quả lê: Lê gọt vỏ ăn trực tiếp hoặc xay ép thành nước để uống.

Ăn chuối: Uống rượu quá nhiều có thể sẽ gây ra ngộ độc rượu, người bị ngộ độc nhẹ có thể lập tức ăn 3 - 5 quả chuối, như thế vừa giúp thanh lọc máu vừa nhuận phổi giải rượu.

Hồng: Người bị say rượu, lấy mấy quả hồng tươi bóc vỏ ăn, có thể tỉnh rượu.

Dưa hấu: Khi say ăn liền một lúc 300g dưa hấu, có hiệu quả giải độc rượu rất tốt.

Muối: Nếu uống quá nhiều rượu và cảm thấy tức ngực, có thể lấy một cốc nước ấm cho vào một ít muối uống trực tiếp.

Đỗ xanh: Lấy một lượng đỗ xanh thích hợp, rửa sạch bằng nước ấm, xay nhuyễn, pha với nước sôi để uống hoặc nấu canh ăn đều được.

Khoai lang: Lấy củ khoai lang xay nhuyễn, cho thêm với một lượng đường thích hợp, trộn đều lên ăn.

Nước cơm: Người say rượu có thể ăn nước cơm đặc hoặc cháo để giải rượu, trong nước cơm đặc hàm chứa nhiều loại đường và vitamin B, có tác dụng giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng để ăn, hiệu quả sẽ tốt hơn.

Mật ong: Mật ong có tác dụng bảo vệ gan và giải độc rất tốt.

Ăn nhiều rau xanh: Khi uống rượu nên ăn nhiều rau xanh, bởi vì chất chống ô xy hóa và vitamin trong rau xanh có thể bảo vệ gan rất tốt.

Xoa bóp bấm huyệt


Trước hết, day bấm huyệt yêu nhãn từ 3 - 5 phút. Vị trí huyệt yêu nhãn: giơ cao tay người bị say và nghiêng mình đi một chút, chỗ lõm hai bên thắt lưng (tương ứng với đốt sống thắt lưng 4) hiện rõ, huyệt nằm ở giữa đáy lõm từ mõm gai đốt sống thắt lưng thứ 4 đo ngang ra 3,8 tấc. Tiếp theo, day bấm huyệt thái xung từ 3 - 5 phút.

Vị trí huyệt thái xung: ép ngón chân cái vào ngón thứ hai, huyệt nằm ở mu bàn chân, đo từ đầu kẽ hai ngón chân lên 2 tấc. Cũng có thể xác định bằng cách lấy huyệt ở điểm giữa đường nối đầu ngón chân cái với nếp gấp ngang cổ chân.

Cuối cùng: xoa xát toàn bộ mu bàn chân. Nếu người say có thể đứng dậy được thì cho đứng tựa vào tường rồi dùng gót chân này giẫm mạnh và xoa mu bàn chân kia rồi làm ngược lại từ 5 - 6 phút.


Liệu pháp xoa bóp trên đây cũng có thể áp dụng cho những người sau khi uống rượu cảm thấy mình mẩy nặng nề, đau đầu chóng mặt, nói năng không được lưu loát.


Các biện pháp giải rượu đã nêu đều khá đơn giản, dễ làm, tuy nhiên với trường hợp quá say đến mức ngộ độc nặng thì nhất thiết phải đưa tới cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
 

Làm sao để uống rượu an toàn?
 

Ai cũng biết uống nhiều rượu có hại cho sức khỏe. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng uống nhiều rượu sẽ tổn hại đến hệ thần kinh, hệ nội tiết, đặc biệt là hệ tiêu hóa gan mật.

Rượu được hấp thu vào cơ thể như thế nào?

Khi uống rượu, 20% rượu hấp thu tại dạ dày và 80% còn lại hấp thu tại ruột non. Sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Rượu được chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Một lượng nhỏ còn nguyên dạng (khoảng 5-10%) thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu.

Tuy nhiên, gan chỉ có thể chuyển hóa một lượng rượu vừa phải trong một thời gian ngắn (trung bình khoảng 7g cồn ethylic trong 1 giờ, tương đương 1 ly bia hay 1 chung nhỏ rượu đế). Do vậy, nếu người uống rượu với số lượng nhiều, bị quá chén, thì gan không kịp chuyển hóa nữa. Khi đó rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây hại cho nhiều cơ quan, đặc biệt gan.

Tác hại của rượu!

Tác hại đầu tiên của rượu là có thể gây rối loạn tri giác, lơ mơ hôn mê do ngộ độc rượu cấp. Người nghiện rượu lâu ngày dễ dẫn đến rối loạn tâm thần, thay đổi tính tình, mất khả năng lao động.

Thống kê từ các bệnh viện cho thấy số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị viêm gan, xơ gan do uống rượu tăng nhanh trong thời gian gần đây. Rượu là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau virus viêm gan B. Viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hoá do rượu cũng chiếm không ít giường bệnh tại khoa tiêu hoá. Ngoài ra, rượu còn làm giảm hấp thu dinh dưỡng gây thiếu máu, suy nhược cơ thể. Các nghiên cứu cũng cho thấy cha hay mẹ nghiện rượu, con cái sẽ có nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, khả năng nghiện rượu cao (có khả năng di truyền).

Tuy nhiên, những người thường phải uống rượu bia như các doanh nhân trong các buổi giao tiếp, liên hoan công ty... thì sao? Thấu hiểu điều đó nên Viện Y dược học dân tộc TP.HCM đã nghiên cứu bài thuốc thành phẩm giúp người sử dụng dễ uống mà có hiệu quả cao đã được kiểm chứng lâm sàng, được Công ty cổ phần BV Pharma sản xuất. Sản phẩm có tên Livonic được sản xuất bởi nhà máy dẫn đầu về công nghệ hiện đại, nhà máy đầu tiên đạt chuẩn WHO GMP.

Bài thuốc gồm các thành phần như:

Diệp hạ châu: Có tác dụng trong điều trị sỏi thận, sỏi mật, tăng bài tiết mật, khôi phục chức năng gan và giải độc cơ thể; kháng virus, hỗ trợ điều trị viêm gan cấp, mãn tính...

Actiso: Gồm có Cynarin, tác dụng lợi mật, tăng lực, kích thích ăn uống, lợi tiểu, chống độc, bảo vệ, nuôi dưỡng và tái tạo gan. Và Polyphenol, làm giảm cholesterol máu. Có tác dụng trị như viêm gan mãn tính, chức năng gan suy giảm, biến chứng viêm thận, người luôn mệt mỏi, miệng đắng, chán ăn, tiểu tiện khó, tiểu nhắt...

Biển súc: Giúp lợi tiểu, lợi mật, hạ áp, kháng khuẩn.

Bìm bìm biếc (kiên ngưu tử): Có tác dụng thông lợi đại tiểu tiện, chữa mụn trứng cá, tàn nhang, sạm da...

Phối hợp 4 vị thuốc trên giúp giải độc, bảo vệ gan, đặc biệt suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu. Ngoài ra, rượu vừa có tác dụng loại trừ mụn, giúp da mịn màng, hồng hào vừa giúp thanh nhiệt, lợi tiểu mà không gây ra tác dụng phụ nào. Người xưa nói “rượu trắng làm đỏ mặt người làm bôi đen danh dự” cũng có ý nói tác hại của rượu vô cùng to lớn, nhưng hiện nay ta làm sao để hạn chế tối đa tác hại của rượu khi phải uống.


Dùng thực phẩm

* Uống sữa bò: Sữa bò lẫn với cồn rượu, làm vón kết chất đạm, trì hoãn sự hấp thu cồn rượu trong dạ dày, và có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

* Uống nước cơm: Trong nước cơm chứa nhiều đường và vitamin A, nhóm B, có tác dụng giải độc. Nếu thêm đường cát trắng lượng vừa phải, càng đạt hiệu quả.

* Uống giấm chua: Giấm và cồn rượu hòa quyện lại sẽ giảm tác hại nơi cơ thể. Dùng giấm 50 ml, đường đen 25 g, gừng tươi 3 lát, cùng sắc nước uống.

* Ăn vỏ bưởi: Vỏ bưởi tươi xắt vài lát rửa sạch, thêm một nước lượng vừa, sắc uống.

* Uống nước mía: Mía rửa sạch, gọt vỏ, nhai nuốt hay cán lấy nước uống.

* Ăn trái cây: Lê, cam, quít, bưởi, bom, chuối, dưa hấu, củ năn, dâu... dều có công hiệu làm giảm nồng độ cồn trong máu, giúp giải rượu.

* Ăn củ cải: Củ cải trắng tươi 0,5 kg rửa sạch, gọt vỏ vắt lấy nước, uống thay trà, hay nước vắt củ cải trắng thêm đường cát trắng lượng vừa để uống. Mỗi lần 1 ly, uống liền vài lần, có tác dụng giải rượu và khử mùi rượu.

* Ăn khoai lang: Khoai lang sống băm nhuyễn, thêm đường cát trắng, hiệu quả giải rượu rất tốt.

* Uống nước đậu xanh: Đậu xanh 100 g, thêm nước lượng vừa sắc uống, hay dùng nước ấm rửa sạch đậu xanh, băm nhuyễn, thêm nước sôi rồi hãm uống.


Khi trong gia đình có người quá chén, bạn nên lấy rau cần giã vắt lấy nước cho uống. Bài thuốc đơn giản này không những có thể giã rượu mà còn giúp người say không bị choáng váng khi đã tỉnh.

Dưới đây là một số cách giã rượu bằng đồ ăn thức uống rất hiệu quả. Bạn hãy ghi nhớ thật kỹ để đề phòng khi có ai đó trong gia đình bị "quá chén" thì "cấp cứu" được kịp thời.

Giấm 60 g, đường đỏ 15 g, gừng 3 lát, hòa lẫn rồi cho uống.

Búp rau cải trắng rửa sạch, thái sợi, cho đường và giấm để ăn, một lát sau sẽ giã rượu.

Củ cải sống giã nát, vắt lấy nước, thêm chút đường đó cho dễ uống, uống liên tục nhiều lần sẽ tỉnh ra.

Củ mã thầy rửa sạch, gọt vỏ, ăn sống hoặc giã lấy nước uống.

Mía rửa sạch, róc vỏ, ép hoặc nghiền nát, chắt lấy nước cho người say uống dần, vài lần sẽ tỉnh.

Đậu xanh 100 g, cam thảo 12 g ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái.

Mứt hồng ăn 2-4 quả một lần, uống nước nóng. Cũng có thể giã nát hồng cho ăn hoặc cho ăn cả quả.

Đậu chao (đậu phụ để chua) 30 g, hành khô 5 củ, nấu canh ăn cả nước lẫn cái.

Cà phê đặc cho uống nhiều lần, dùng khi người say có hiện tượng thiếp đi.

Trà đặc uống nhiều lần. Chất tamin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô hấp.

Uống nước cơm: Cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó có thể giảm bớt lượng cồn bị hấp thu.

Củ sắn dây 25-50 g (hoặc hoa sắn dây 10-15 g) nấu nước uống.

Ngó sen tươi thái thành sợi, thành miếng, trộn với đường và giấm để ăn. Cũng có thể giã ngó sen, vắt lấy nước uống.

Rau cần vắt lấy nước uống, không những có thể giã rượu mà còn giúp người say không bị choáng váng khi tỉnh rượu.

Cam hoặc quýt 5 quả vắt lấy nước uống.

Trứng muối một quả, ăn từ từ với giấm.

Ăn các loại quả chua như vải, táo tây, cam, quýt hoặc dâu tươi. Nếu không có quả tươi, có thể lấy quả khô đun với nước, cho đường vào uống.



Cách giải rượu, bia khi quá chén

Việc uống rượu bia dù muốn hay không là điều khó tránh khỏi. Vậy uống thế nào để không say, giảm tác hại xấu đến sức khỏe của bạn?


Ảnh minh họa

Bí quyết giảm tác hại xấu của rượu, bia

- Không tắm ngay sau khi uống rượu, bia: Vì việc tắm ngay sau khi uống rượu sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch

- Không hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia: Hút thuốc trong khi uống rượu, bia làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng.

- Không dùng trà ngay sau khi uống rượu, bia: Trong trà có thành phần tanin kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn.

- Không uống rượu, bia khi đói: Nếu uống rượu, bia khi đói lượng axit trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu. Do đó, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu, bia là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tác hại của rượu, bia với sức khỏe cơ thể.

- Không uống nhiều loại rượu, bia cùng lúc: Rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng... mỗi loại có thành phần và liều lượng khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn.

- Không uống rượu, bia nhanh: Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say của bạn vì 1 lượng cồn lớn bất ngờ "đổ bộ" vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh say hơn.

- Nên uống nhiều nước khi uống rượu, bia: Nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say khi uống rượu.

- "Làm ấm" rượu trước khi uống: Đối với tất cả các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy "làm ấm" chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.

- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.

 - Không uống rượu trong lúc bụng đói vì sẽ làm cho bạn dễ say hơn rất nhiều. Do đó, trước khi uống rượu, bạn hãy ăn một chút gì đó. Tốt nhất là ăn một bát cơm với rau luộc để làm chậm mức hấp thu rượu. Sinh tố B và carbonhydrat có nhiều trong gạo và các vitamin, khoáng chất có trong rau sẽ giúp bạn “cầm cự” lâu hơn và cung cấp những chất bạn bị thiếu trong lúc say rượu.

- Uống một ly sữa: Nếu không ăn cơm, bạn có thể uống một ly sữa trước khi vào bàn nhậu, hoặc dùng các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai… Vì sữa là loại đồ uống có thể hạn chế sự hấp thụ rượu vào trong máu, bảo vệ được dạ dày và giảm độ kích thích của rượu đối với dạ dày. Đặc biệt trong sữa chua có chứa rất nhiều chất keo thực vật nên giữ lại trong dạ dày khá lâu.

- Ăn một chút trái cây: Chất keo trong hoa quả là chất có thể hấp thu rượu giúp dạ dày, hơn nữa trong hoa quả chứa rất nhiều nước giúp giải rượu. Đặc biệt là chanh, nếu không ăn được chanh, bạn có thể pha nước chanh uống trước khi nhậu để làm giảm nguy cơ "gục ngã" trên bàn tiệc.

- Uống một muỗng canh dầu ô liu trước khi nhậu cũng có hiệu quả làm chậm cơn say của bạn. Nhưng cách này không có tác dụng chống xỉn, chỉ làm chậm lại cơn say và bạn có thể về nhà an toàn hơn mà thôi.

- Trước khi uống rượu, nên uống 2 viên 50 mg B6, kèm theo 1 viên B-100 để làm bớt say hơn một nửa. (Lưu ý: sinh tố B6 không nên dùng thường xuyên vì có thể gây biến chứng không tốt).

Khi đang uống rượu

 - Hãy uống thật chậm: Cơ thể bạn có khả năng tiêu hóa chừng 35-40 ml rượu nguyên chất trong mỗi tiếng đồng hồ. Nếu bạn có thể uống từ từ, chậm rãi, hoặc lâu hơn mức như thế, bạn sẽ khó lòng bị say.

 - Uống nước thật nhiều: Khi đang uống rượu, hãy uống thêm nước thật nhiều để làm loãng nồng độ rượu trong bao tử của bạn. Vừa giúp hạn chế say, vừa làm giảm độc tố trong cơ thể.

- Không nên uống các loại bia, champagne, rượu mạnh pha với soda hay các loại nước ngọt có hơi khác... vì sẽ làm bạn say nhanh hơn. Đặc biệt, không nên uống rượu chung với nước ngọt, vì trong nước ngọt có ga làm cho chất cồn nhanh chóng lan toả khắp người và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận.

Sau khi uống rượu

Nếu đã bị say, bạn nên áp dụng các biện pháp sau để giã rượu, tránh choáng váng say khi tỉnh dậy:

- Uống nước cam pha mật: Cả hai loại này đều có đường fructose, một loại đường có khả năng giúp cơ thể tiêu hóa chất rượu nhanh hơn. Nếu uống vào sáng hôm sau khi tỉnh dậy, bạn sẽ thấy tỉnh táo và đỡ khát nước.

- Nước cơm: Sau khi uống rượu, nếu uống một bát nước cơm sẽ không bị say nữa, vì cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó làm giảm lượng cồn hấp thu vào máu.

- Gừng: Một ly nước gừng, kèm thêm vài lát chanh, thêm một chút muối cũng giúp giải được rượu và chống cảm lạnh.

 

- Chè xanh: Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô hấp. Vì thế, trước khi tàn cuộc nhậu, hãy uống một cốc chè xanh nóng, bạn sẽ thấy tỉnh táo hơn. 

- Sắn dây: 25-50g nấu nước uống, hoặc pha một cốc bột sắn dây với một chút nước chanh rồi cho người say uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng rất tốt cho gan.

 - Cà chua: Uống một ly nước ép cà chua ngay sau khi uống rượu hoặc đi nhậu về, bạn sẽ thấy tỉnh táo hơn. Hoặc buổi sáng hôm sau thức dậy, bạn đừng vội ăn sáng vì dạ dày chưa thể phục hồi ngay, hãy uống một ly nước cà chua và nghỉ ngơi một lúc, đến khi thấy người đỡ mệt và đói bụng thật sự, lúc này ăn mới ngon miệng và dễ tiêu hoá.

- Ăn nhiều trái cây có chứa vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, cóc… cũng làm giảm cơn say của bạn sau bữa tiệc vì nó có chứa nhiều axit nên có tác dụng giã rượu nhanh chóng.

- Uống một ly cà phê đen: Nếu thức dậy với một cái đầu nhức “như búa bổ”, hãy uống một ly cà phê đen. Cà phê sẽ làm giảm sự căng mạch máu dưới tác dụng của rượu. Tuy nhiên, cà phê chỉ làm giảm nhức đầu chứ không có tác dụng giải rượu.



Mục này sẽ không hướng dẫn cách khám phá các loại rượu, thay vì giúp bạn giải rượu một cách nhanh chóng trước khi bạn thực hiện một điều gì đó có thể dẫn đến việc hối hận. Mặc dù những đề nghị dưới đây có hiệu lực, nhưng cách tốt nhất để giải rượu chính là thời gian.

Sau đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn một vài cách có thể làm cơn say của bạn tan biến đi nhanh chóng:

1. Ngừng uống rượu

Từng bước một bạn hãy tìm cách thoái lui khỏi cuộc “chè chén” đang diễn ra rất sôi nổi, và nên nhớ đừng bị kích động bởi bất kỳ lời xúi giục hay thách thức nào của đám bạn nếu như bạn không muốn mình rơi vào trạng thái “bí tị” của một anh chàng say rượu.

Nên nhớ phải cần 1 giờ đồng hồ bạn mới có thể làm oxy hóa khoảng 1/2lít rượu đang tồn tại trong cơ thể bạn. Vì thế hãy ngừng uống ngay nếu như bạn đang có một cuộc hẹn quan trọng.

2. Dùng một ít rau quả tươi

Việc đo nồng độ rượu trong hơi thở được tiến hành bởi những nhà nghiên cứu tại trường Đại học Ben-Gurion ở Israel đã phát hiện ra rằng nồng độ rượu của dơi đã giảm xuống một cách nhanh chóng sau khi cho nó nạp thêm một lượng đường fructose thay vì đường glucose trong những bữa ăn.

Thế nên, điều này có ý nghĩa đối với bạn như thế nào? Nếu bạn cũng nạp một lượng thức ăn giàu đường fructose, có thể bạn sẽ thoát khỏi cơn say nhanh hơn.

Các loại thực phẩm bao gồm: trái cây, mật ong, nước giải khát coca-cola, nước ép táo, các loại bánh ngọt có chứa nhân làm từ mứt ….

Trong các cuộc vui bạn không nên chơi quá chén.

3. Dùng thuốc viên giã rượu

Nếu muốn thoát khỏi tình trạng say men bạn có thể dùng những loại thuốc viên giã rượu có bán tại các cửa hàng thuốc Tây. Những loại thuốc này có thể làm giảm nhanh chóng tình trạng lờ đờ của bạn trong vòng 30 phút, nhưng phải chú ý có một vài loại thuốc có tác dụng không tốt đến dạ dày.

Vì thế có một sản phẩm hiệu là Kangtian có dạng hình thoi, đây là loại thuốc được chiếc xuất từ thảo dược có tác dụng tạo cho cơ thể khả năng chóng lại sự hấp thu thêm lượng cồn đang tồn tại trong cơ thể, đồng thời bảo vệ dạ dày và gan của bạn.

Nếu như bạn thích một giải pháp truyền thống hơn, thì hỗn hợp gồm nhiều vitamin khác nhau có thể được dùng trong trường hợp này để chóng lại những cảm giác mệt mỏi thông thường xuất hiện khi bạn đang uống rượu.

4. Ngủ

Cách điều trị tốt nhất cho chứng say rượu của bạn lúc này chính là thời gian, vì vậy nếu không bị thời gian chèn ép bạn có thể thả lỏng cơ thể mình trong một giờ đồng hồ và thiếp đi cho cơ thể có thời gian giải tỏa chất độc.

5. Khử mùi

Nên nhớ nếu như đã uống rượu thì hơi thở của bạn thở ra cũng đầy mùi vị của men, vậy thì phải khử mùi ngay sau khi về nhà. Cách phổ biến nhất là dùng hai thía mù tạt để khử mùi rượu.


(st)