Làm sao để bé hết ọc sữa nhanh chóng?
Làm sao để biết khuôn mặt mình hình gì để chọn kiểu tóc và cách trang điểm thật chuẩn?
Làm sao để biết mình có khuôn mặt gì để trang điểm phù hợp
Mùa hè chúng ta thường tổ chức đi du lịch nghỉ mát, và trong các phương tiện vận chuyển, có thể bạn sẽ đi bằng máy bay. Nhưng dù bạn đã bay nhiều lần hoặc mới bay lần đầu thì bạn vẫn gặp hiện tượng bị đau tai khi mới bắt đầu bay. Làm sao để hết ù tai khi đi máy bay? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi đó.
Bệnh tai khi đi máy bay
Máy bay chỉ mới bắt đầu bay được ít phút để lên độ cao ổn định trên 10km, bạn mới ổn định chỗ ngồi, tự nhiên bạn bắt đầu cảm thấy sức ép và khó chịu trong tai, hơi đau, tiếng động như bị bịt lại, như thế là bạn đang bị một tình trạng gọi là bệnh tai khi đi máy bay. Đây là một chấn thương tai giữa do khí áp hay viêm tai giữa do khí áp, do sự thay đổi độ cao và áp suất đột ngột.
Nếu bạn đang bị cảm lạnh, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng hoặc viêm họng, viêm xoang thì triệu chứng đau tai càng nặng hơn. Đau tai khi đi máy bay là do mất cân bằng áp suất của tai giữa và khoang máy bay. Bình thường vòi nhĩ nối tai giữa với phía sau mũi và họng, cân bằng áp suất. Nhưng nếu ống này bị tắc do sung huyết hoặc viêm nhiễm gây mất cân bằng áp suất lên màng nhĩ có thể làm ảnh hưởng tới thính lực và gây ù tai, chóng mặt, đau tai.
Sở dĩ bạn đau tai là do màng nhĩ phồng lên hoặc lõm xuống do thay đổi áp suất không khí. Không khí ở tai giữa bị hút liên tục và được bù lại qua vòi nhĩ, khi đó áp lực không khí ở cả hai phía của màng nhĩ ở trạng thái cân bằng. Nhưng khi vòi nhĩ bị tắc, áp lực không khí ở mỗi phía khác nhau. Áp lực trong tai giữa không cân bằng và bạn cảm thấy ù tai. Khi đó màng nhĩ không thể rung bình thường, vì thế âm thanh bị bóp nghẹt hoặc bị tắc nghẽn. Tai đau là do màng nhĩ bị kéo căng ra.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau tai khi đi máy bay là: cảm lạnh gây tắc vòi nhĩ và đau tai; viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng; ngạt mũi thường liên quan tới tắc tai do màng nhĩ bị phồng lên chặn việc mở vòi nhĩ; trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương do vòi nhĩ ở tai trẻ hẹp hơn người lớn, nên dễ tắc hơn; bị đập hoặc tát vào tai cũng gây sự thay đổi nhanh áp lực trong tai.
Cách ngừa chứng đau tai khi đi máy bay
Về biện pháp phòng ngừa, bạn nên theo lời khuyên sau đây để tránh đau tai khi đi máy bay: không đi máy bay khi bị cảm lạnh, sung huyết hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Dùng thuốc chống sung huyết, có thể giúp ngăn tắc vòi nhĩ như thuốc xịt mũi oxymetazolin, actifed, sudafed... một giờ trước khi máy bay cất cánh và một giờ trước khi hạ cánh. Mút kẹo hoặc nhai kẹo cao su trong khi bay để kích thích nuốt và kích thích cơ mở vòi nhĩ.
Làm thông tai lúc cất cánh và hạ cánh bằng cách nuốt hơi nhẹ nhàng trong khi bịt chặt mũi và ngậm miệng, làm vài lần trong khi hạ cánh để cân bằng áp lực giữa tai và môi trường. Tránh ngủ khi máy bay sắp hạ cánh để đảm bảo hoạt động nuốt của bạn để giữ cho tai được thông. Đối với trẻ em: cho trẻ uống nước khi lên cao và khi hạ cánh để trẻ nuốt giúp cân bằng áp suấta. Cho trẻ uống thuốc giảm đau acetaminophen trước khi cất cánh 30 phút để giảm khó chịu, nhưng không nên dùng thuốc giảm sung huyết cho trẻ nhỏ.
Vị trí tai giữa và màng nhĩ.
Dùng nút lỗ tai có đầu lọc (có thể mua ở hiệu thuốc, cửa hàng tại sân bay hoặc phòng khám tai) để làm cân bằng từ từ áp lực lên màng nhĩ khi cất cánh và hạ cánh. Thường xuyên uống nước để tránh thiếu nước. Tránh dùng rượu và cà phê bởi chúng làm chứng đau tai nặng lên. Nếu bạn vừa phẫu thuật tai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đi máy bay.
Nếu tai bạn bị tắc trong khi đi máy bay, bạn hãy cố gắng làm thông để cân bằng áp suất bằng thủ thuật Valsalva như sau: bịt chặt mũi, ngậm đầy không khí vào miệng, dùng cơ má và họng nhẹ nhàng đẩy không khí vào sau mũi như thể bạn cố đẩy ngón cái và các ngón tay sẽ bật khỏi mũi. Khi nghe thấy tiếng “pốp” to trong tai là thành công.
Nếu tai vẫn tắc sau khi đã hạ cánh một vài giờ, hoặc nỗ lực tự chăm sóc không giảm khó chịu trong một vài giờ bạn cần đến khám và điều trị ở chuyên khoa tai mũi họng. Điều trị đau tai khi đi máy bay chủ yếu làm nhẹ triệu chứng. Thuốc có thể dùng là thuốc xịt làm giảm sung huyết mũi, thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau, kháng sinh có thể phòng viêm tai nếu chấn thương khí áp nặng.
Dấu hiệu bất thường ở tai
Bệnh tai khi đi máy bay có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai, với các triệu chứng sau: bạn cảm thấy khó chịu hoặc đau trong tai; thấy ù hoặc tắc trong tai; mất nghe nhẹ; chóng mặt; chảy máu tai. Nếu chứng đau tai nặng hay kéo dài, bạn có thể bị các biến chứng đau tai giữa; cảm thấy có sức ép trong tai, như ở dưới nước; mất nghe vừa hoặc nặng. Trường hợp vòi nhĩ bị tắc hoàn toàn, sự thay đổi áp suất có thể gây tích dịch hoặc chảy máu ở tai giữa. Nếu khi đi máy bay bị đau tai nặng, kéo dài có thể gây ra các biến chứng: rách hoặc thủng màng nhĩ; viêm tai; mất nghe. Khi đã xuống sân bay, nếu bạn có thêm các triệu chứng như sốt, đau tai nhiều hoặc chảy nước tai thì cần đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để khám và điều trị ngay.
Làm thể nào để tránh đau tai khi đi máy bay
Khi đi máy bay, bạn cảm thấy đau tai hoặc trong tai mình có tiếng kêu lách tách. Trẻ nhỏ thường khóc thét lên khi máy bay hạ cánh cũng vì nguyên nhân này. Đau tai có thể gây giảm thính lực tạm thời. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này bằng chiếc kẹo cao su, một lọ thuốc nhỏ mũi hay thậm chí là mấy cái... ngáp.
Vùng tai giữa là một túi không khí ở trong đầu, dễ bị tấn công khi có sự thay đổi áp lực không khí. Bình thường mỗi khi nuốt, bạn nghe thấy một tiếng động nhỏ, một âm thanh lách tách. Đó là vì một bóng khí đã chui vào tai giữa qua vòi nhĩ (một cái ống nhỏ nối phía sau họng với tai giữa) để bảo đảm sự cân bằng áp lực khí hai bên màng nhĩ.
Khi đi cầu thang máy, lặn xuống nước, đặc biệt là lúc đi máy bay, bạn thường bị đau tai do áp lực khí thay đổi đột ngột. Đó là vì vòi nhĩ bị tắc, màng nhĩ bị hút vào trong, bị giãn và không rung động bình thường, gây cảm giác đau. Muốn tạo ra sự dễ chịu, vòi nhĩ cần phải mở thường xuyên và đủ rộng để tạo ra sự cân bằng áp lực khí.
Kinh nghiệm thực tế
Động tác nuốt sẽ giúp khởi động các cơ mở vòi nhĩ. Khi ăn kẹo cao su bạn sẽ nuốt nước bọt nhiều hơn. Điều này rất quan trọng khi máy bay cất cánh và hạ cánh. Nếu không nhai kẹo thì ngáp cũng rất tốt. Tránh ngủ khi máy bay hạ cánh vì lúc đó bạn sẽ không nuốt.
Nếu ngáp và nuốt không có hiệu quả, bạn hãy tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Bịt chặt hai lỗ mũi lại.
- Bước 2: Hít không khí đầy mồm.
- Bước 3: Dùng cơ má và họng đẩy mạnh không khí vào phần sau của mũi, cứ như bạn đang cố gắng đẩy bật hai ngón tay đang bịt vào mũi. Không nên thổi quá mạnh, chỉ thổi bằng má, cơ má và họng.
Khi nghe thấy âm thanh lách tách trong tai là bạn đã thành công. Bạn có thể làm động tác này vài lần khi máy bay hạ cánh. Nếu tai vẫn chưa thông thì nên làm lại cả khi máy bay đã hạ cánh rồi. Đối với trẻ em, có thể cho bé bú bình, mút ti cao su và không cho phép bé ngủ vào lúc máy bay hạ cánh.
Có nhiều người dùng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi hoặc uống thuốc làm thông mũi trước khi bay (ở Mỹ). Việc này làm mũi thông hơn, dễ dàng tạo cân bằng áp lực. Hành khách bị viêm mũi dị ứng cũng nên uống thuốc ngay từ khi chờ lên máy bay
Một số điều cần lưu ý:
- Nếu bạn bị cúm hoặc viêm xoang, viêm mũi thì nên hoãn chuyến bay nếu có thể. Nếu bạn mới mổ tai xin hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên dùng thuốc chống ngạt mũi loại xịt hoặc uống ở những người mắc bệnh tim, cao huyết áp, loạn nhịp, bệnh tuyến giáp. Phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Hiện tượng bạn miêu tả khá thường gặp khi đi máy bay. Nguyên nhân dẫn tới cảm giác bị đau và ù tai là sức ép của không khí, áp suất đối khoang tai giữa và áp suất trong môi trường không được cân bằng. Thêm vào đó, khi đi máy bay, áp suất sẽ thay đổi đột ngột khiến bạn có cảm giác khó chịu trong tai. Một số người khi đi máy bay có thể bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn.
Tình trạng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn khi máy bay hạ cánh và cất cánh. Vào những thời điểm đó, bạn có thể áp dụng một số những lời khuyên hữu ích sau đây để giảm cảm giác đau tai cũng như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu:
|
Nhai kẹo cao su giúp giảm đau tai khi đi máy bay. |
- Nhai kẹo cao su
- Ngậm kẹo ngọt
- Dùng bông nút hai lỗ tai
- Có thể dùng tinh dầu thơm để ngửi
- Chuẩn bị sẵn sàng túi nôn khi cần thiết (thường thì túi nôn đã được trang bị sẵn trên máy bay).
- Tránh đi máy bay khi đang bị cảm, nghẹt mũi hay nhiễm trùng tai.
- Ngáp cũng là biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau tai.
- Làm thông tai trong khi máy bay lên hay xuống bằng cách thổi nhẹ trong khi bịt mũi và đóng miệng. Làm nhiều lần để quân bình áp suất của tai giữa và tai ngoài.
- Đừng ngủ trong khi máy bay đáp xuống, bạn cần nuốt nước bọt nhiều lần trong lúc này để tai được thông.
- Uống nhiều nước trước khi bay để tránh bị thiếu nước. Không nên uống cà phê hay rượu vì những thứ này làm co thắt các mạch máu khiến càng dễ bị vỡ các mạch máu nhỏ.
Nếu bị nghẹt tai trong khi bay, bạn nên thử làm thông tai bằng cách hít vào rồi từ từ thở ra trong lúc bịt mũi và đóng miệng lại. Làm nhiều lần cho tới khi thấy dễ chịu.
Chống ù tai, đau tai khi đi máy bay hiệu quả
Chống ù tai, đau tai khi đi máy bay là điều mà rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người lần đầu đi máy bay. Vậy làm cách nào để không bị ù tai, đau tai khi đi máy bay?
Một số người khi đi máy bay có thể bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn.
Nguyên nhân gây ù tai, đau tai khi đi máy bay
Ù tai, thậm chí đau tai dữ dội, là triệu chứng khá phổ biến ở những người đi máy bay, xuất hiện do sự thay đổi áp lực của không khí, đặc biệt là khi máy bay cất cánh, hạ cánh. Máy bay càng lên cao và càng lao xuống nhanh, sự thay đổi càng đột ngột và dễ gây ra chấn thương tai do áp lực.
Bình thường, giữa mũi – họng và hòm tai (một bộ phận của tai giữa) được thông với nhau bởi một ống gọi là vòi tai. Vòi tai làm nhiệm vụ thông khí, dẫn lưu và bảo vệ tai giữa. Sự thay đổi áp lực không khí giữa tai giữa và bên ngoài nếu quá lớn sẽ làm vòi tai xẹp tắc lại, tạo nên áp lực âm trong tai giữa, gây cảm giác căng tức trong tai, đầy nặng tai, ù tai (như tiếng cối xay lúa) hoặc đau tai dữ dội. Một số người khi đi máy bay có thể bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn. Tình trạng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn khi máy bay hạ cánh và cất cánh.
Làm gì để không bị ù tai, đau tai khi đi máy bay?
Để không bị ù tai, đau tai khi đi máy bay, về guyên tắc cần hạn chế sức ép của không khí, áp suất đối khoang tai giữa, giúp cho vòi nhĩ luôn luôn đóng mở, góp phần cân bằng áp lực giữa tai giữa và không khí bên ngoài. Để làm được điều này, bạn có thể thực hiện theo một số lời khuyên hữu ích sau:
- Nuốt nước bọt (nước miếng) liên tục.
- Nhai kẹo cao su cũng giúp bạn nốt nước bọt (nước miếng) nhiều hơn.
- Uống nhiều ngụm nước nhỏ. Cách này chỉ nên sử dụng khi nào máy bay bắt đầu cất cánh hay hạ cánh.
- Dùng bông nút hai lỗ tai.
- Có thể dùng tinh dầu thơm để ngửi.
- Đừng ngủ trong khi máy bay đáp xuống, bạn cần nuốt nước bọt nhiều lần trong lúc này để tai được thông.
- Ngáp cũng là biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau tai.
- Nếu ngáp và nuốt không có hiệu quả, bạn có thể lấy tay bịt mũi lại, cố gắng thở ra trong lúc miệng vẫn ngậm, làm sao để bạn có cảm giác như đang thở ra bằng tai. Các bước làm cụ thể như sau:
+ Bước 1: Bịt chặt hai lỗ mũi lại.
+ Bước 2: Hít không khí đầy mồm.
+ Bước 3: Dùng cơ má và họng đẩy mạnh không khí vào phần sau của mũi, cứ như bạn đang cố gắng đẩy bật hai ngón tay đang bịt vào mũi. Không nên thổi quá mạnh, chỉ thổi bằng má, cơ má và họng.
Khi nghe thấy âm thanh lách tách trong tai là bạn đã thành công. Bạn có thể làm động tác này vài lần khi máy bay hạ cánh. Nếu tai vẫn chưa thông thì nên làm lại cả khi máy bay đã hạ cánh rồi.
Đó là các cách dành cho người lớn, còn đối với trẻ nhỏ, bạn có thể cho trẻ áp dụng một trong những cách sau:
- Nếu là em bé, có thể cho bé bú bình, mút ti cao su và không cho bé ngủ vào lúc máy bay hạ cánh.
- Nếu là trẻ đã lớn, có thể cho trẻ nhai kẹo liên tục trong lúc hạ cánh và cất cánh, nếu sợ sâu răng có thể thay bằng kẹo cao su.
- Nếu có thời gian chuẩn bị, bạn mang theo một ít bong bóng cho bé thổi.
- Nếu không có bong bóng, bạn cho bé thổi túi giấy hay túi nôn bằng giấy trên máy bay.
- Có nhiều người dùng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi hoặc uống thuốc làm thông mũi trước khi bay (ở Mỹ). Việc này làm mũi thông hơn, dễ dàng tạo cân bằng áp lực. Hành khách bị viêm mũi dị ứng cũng nên uống thuốc ngay từ khi chờ lên máy bay.
Tất cả các biện pháp trên đều là để cân bằng áp suất hai bên khoang tai, vì khi mình cử động quai hàm, một cái ống thông giữa mũi và miệng sẽ mở ra, khiến không khí từ mũi và miệng lọt được vào khoang tai giữa, màng nhĩ không bị ép nữa, tai cũng không còn đau.
Một số điều cần lưu ý:
- Nếu bạn bị cúm hoặc viêm xoang, viêm mũi thì nên hoãn chuyến bay nếu có thể. Nếu bạn mới mổ tai xin hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên dùng thuốc chống ngạt mũi loại xịt hoặc uống ở những người mắc bệnh tim, cao huyết áp, loạn nhịp, bệnh tuyến giáp. Phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Không nên uống cà phê hay rượu vì những thứ này làm co thắt các mạch máu khiến càng dễ bị vỡ các mạch máu nhỏ.
- Nếu hiện tượng ù tai vẫn tồn tại sau khi xuống máy bay một vài ngày, hoặc xuất hiện đau tai, cần đi khám ngay ở bác sĩ tai mũi họng. Bệnh nhân sẽ được điều trị kịp thời bằng thuốc chống viêm, chống phù nề, giảm xuất tiết, có thể phải kết hợp kháng sinh nếu cần thiết. Nếu phương pháp điều trị nội khoa không kết quả, sức nghe giảm, bệnh nhân sẽ được đặt ống thông khí cho tai giữa qua màng nhĩ.
Những trường hợp điều trị không kịp thời có thể dẫn đến viêm tai giữa thanh dịch do áp lực, xuất hiện dịch trong tai giữa.
Bệnh ù tai và cách điều trị
Chóng mặt buồn nôn
Nên mặc gì khi đi du lịch
Kinh nghiệm cho bé đi máy bay -
Mẹo vặt chữa bệnh ù tai -
Mẹo đi máy bay
Viêm tai giữa ở người lớn -
(st)