Làm cách nào để bé có thể ngủ ngon giấc suốt đêm, một vài hành động thiết lập thói quen sẽ hỗ trợ bạn và giấc ngủ của bé tốt hơn.
Bé thường thức dậy ba, bốn lần thậm chí nhiều hơn vào mỗi đêm khiến em bé của bạn khó trở lại với giấc ngủ mà chính bạn cũng thấy rất mệt mỏi. Làm cách nào để bé có thể ngủ ngon giấc suốt đêm, một vài hành động thiết lập thói quen sẽ hỗ trợ bạn và giấc ngủ của bé tốt hơn.
Thiết lập và duy trì một thói quen trước khi đi ngủ. Cho bé tắm trước khi đi ngủ sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Đọc một câu chuyện, nói chúc ngủ ngon có ý nghĩa hơn rất nhiều điều khác bạn làm cho bé. Bạn chỉ cần nhẹ nhàng và ân cần khi nói và sẽ thấy hiệu quả của những cử chỉ ấy.
Cho phép bé ôm gấu bông khi ngủ. Có thể em bé của bạn đã bắt đầu thích thú với một món đồ, thú bông hay con vật nuôi nào đó, vậy thì sao bạn không sử dụng nó như một động cơ giúp bé ngoan ngoãn vào giường ngủ. Nếu không, bạn hãy cố gắng nuôi dưỡng sở thích của bé dành cho món đồ nào đó.
Đặt em bé của bạn trong giường cũi của chúng khi chúng buồn ngủ nhưng vẫn tỉnh táo. Em bé của bạn cần phải tìm hiểu làm thế nào để có được giấc ngủ cho mình. Nếu chúng quen với việc đi vào giấc ngủ trong khi bạn đang chăm sóc cho chúng, lắc lư chúng, vỗ nhẹ lưng hoặc hát bài hát ru ngọt ngào… thì khi thức giấc vào ban đêm chúng sẽ khóc thét lên khi thấy mọi thứ đã biến mất.
Nếu con bạn khóc khi bạn đưa chúng vào giường ngủ thì đừng bỏ chúng lại một mình. Một số chuyên gia khuyên bạn nên ở lại trong phòng để em bé của bạn không hoảng sợ, vì nghĩ chúng bị bỏ rơi. Một số người lại góp ý giải pháp là đi ra khỏi phòng nhưng quay trở lại sau một khoảng thời gian nhất định (thường là 5-10 phút), để trò chuyện nhẹ nhàng trẻ, gãi lưng cho trẻ trong một thời gian ngắn (nhưng không đưa bé ra khỏi giường hay cũi ngủ). Và sau đó lại đi và trở lại một lần nữa. Bạn sẽ phải quyết định phương pháp tiếp cận hoạt động tốt nhất cho bạn và em bé của bạn.
Nếu bé thức giấc trong đêm và khóc, hãy đến bên bé, nhưng không bế bé lên mà làm mọi động tác cho bé trên giường ngủ, giải quyết vấn đề như thay tã, bú sữa… sau đó rời khỏi phòng. Lặp lại quá trình đi vào phòng mỗi 10 phút hoặc lâu hơn cho đến khi bé ngủ thiếp đi một mình.
Bạn nên lặp lại những hành động này trong khoảng 1 tuần, tốt nhất là 10 ngày để em bé của bạn được “đào tạo” thói quen ngủ ngon giấc suốt đêm. Sau một thời gian chắc chắn sẽ có hiệu quả. Nhưng nếu bạn đã nỗ lực thực hiện thống nhất trong mười ngày nhưng em bé của bạn vẫn không ngủ tốt thì bạn cần nhiều nguồn lực hơn, thậm chí tìm đến sự trợ giúp chuyên môn.
Nếu vẫn thất bại, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Họ có thể cung cấp cho bạn một chuyên gia về rối loạn giấc ngủ.
Phương pháp này dành cho những em bé được ít nhất hai tháng tuổi. Nó không áp dụng cho mọi trẻ em và mọi bậc phụ huynh. Nếu bạn không thực sự thoải mái với phương pháp đưa ra, hãy làm theo bản năng của bạn và những gì có vẻ đúng cho bạn. Hãy xem xét về việc cho bé ngủ chung vào ban đêm, và thực tế nhiều người lựa chọn giải pháp này.
Một số người sẽ cố gắng để làm cho bạn cảm thấy tội lỗi khi bạn thực hiện phương pháp đào tạo này cho bé vì đã để bé một mình, rằng thức dậy nhiều lần trong đêm là một phần bình thường của cha mẹ. Đừng để họ ảnh hưởng tới bạn. Hãy nhắc nhở mình rằng điều đó rất có ý nghĩa cho tâm sinh lý của trẻ, cho sức khỏe của bạn và các thành viên khác trong gia đình.
Một em bé từ sơ sinh cho đến ba tuổi có thời gian ngủ không như người lớn chúng ta.
Sự khác biệt này khiến cho cuộc sống của bạn thực sự đảo lộn. Để đối phó với việc này một cách hiệu quả, các bà mẹ nên tìm hiểu kỹ về giấc ngủ của trẻ...
Giai đoạn mới sinh
Những ngày mới sinh, bé cần được ngủ từ 16 đến 20 tiếng mỗi ngày. Bé không có một chút khái niệm gì về ngày, đêm hay giờ giấc. Tức là hầu hết thời gian trong ngày bé đều ngủ, chỉ thức dậy để ăn trong khoảng từ 30 – 45 phút. Cái dạ dày bé xíu của bé còn quá non nớt, chưa hoàn thiện chức năng của nó nên bé tiêu hoá rất nhanh, và vì thế, bé cần được cho ăn trong khoảng 2 tiếng/lần, bất kể ngày hay đêm.
Bạn có thể làm gì trong giai đoạn này? Đương nhiên là phải tuyệt đối tuân theo nhu cầu ăn ngủ của bé, nhưng có thể bước đầu tập cho bé về sự khác biệt giữa ăn ban ngày và ban đêm. Ví dụ như khi cho bé ăn ban ngày, bạn hãy bật đèn sáng và trò chuyện với bé, khi cho bé ăn ban đêm, hãy để đèn tối và giữ yên lặng, khá đơn giản phải không? Và đừng quên tranh thủ ngủ mỗi khi bé ngủ, để đảm bảo sức khoẻ cho cơ thể và không bị mất sữa nếu bạn cho con bú.
Từ 0 tới 3 tháng
Khoảng hai tuần sau khi sinh, thời gian ngủ của bé bắt đầu thay đổi, giảm xuống còn 15 đến 18 tiếng một ngày. Bé bắt đầu thức nhiều hơn vào ban ngày và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Nếu tập được cho bé tốt, bé có thể đi vào “quỹ đạo” ăn ngủ theo ý bạn sau sáu tuần. Vào khoảng thời gian bé được ba tháng, bé sẽ chỉ còn giữ thói quen ngủ ba giấc vào ban ngày và một giấc ngủ dài vào ban đêm, chỉ tỉnh dậy để ăn một đến hai lần.
Bạn có thể làm được gì trong giai đoạn này? Đến giai đoạn này, việc tập cho bé cảm nhận sự khác biệt giữa ngày và đêm cần phải cụ thể hơn. Bạn nên chơi với bé nhiều hơn vào ban ngày, thậm chí khi bé ngủ, hãy để những âm thanh của các hoạt động ban ngày diễn ra bình thường, đừng quá giữ yên ắng. Tập để bé tự ngủ vào ban đêm, đừng giúp đỡ bé ngủ quá nhiều bằng cách cho bé ti rồi ngủ luôn, hoặc cho bé nằm lên ngực bạn khi đi ngủ. Việc này sẽ tạo cho bé một thói quen xấu, sau này bé sẽ rất khó ngủ lại nếu thức dậy vào ban đêm và rồi không được ti hay nằm lên ngực bạn.
Từ 3 – 6 tháng
Giai đoạn này, thời gian ngủ của bé là 9 – 12 tiếng mỗi đêm và ít nhất hai giấc ngủ ngắn ban ngày. Giấc ngủ ngày của bé có thể kéo dài từ 45 phút đến hai tiếng, và thời gian cho mỗi lần thức cũng vào khoảng hai tiếng. Các bà mẹ cũng có thể dự đoán trước được thời điểm bé thức dậy để ăn vào ban đêm. Tới khi bé được bốn tháng, hoặc cân nặng 7kg, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ thay đổi, và nếu không đáp ứng được sự thay đổi này, sẽ rất khó để bạn đưa bé tuyệt đối tuân theo lịch trình ăn ngủ hàng ngày.
Bạn có thể làm được gì trong giai đoạn này? Khi bé được bốn tháng, hãy bắt đầu cho bé thử ăn dặm để đáp ứng sự thay đổi nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé. Tuy nhiên, việc ăn dặm cần hết sức cẩn thận, nếu bé không thay đổi quá nhiều, hoặc thể hiện sự đòi hỏi về việc ăn uống quá nhiều, tốt nhất chờ đến khi bé được sáu tháng hãy cho bé ăn dặm.
Từ 6 – 12 tháng
11 tiếng cho giấc ngủ đêm và thêm ít nhất hai giấc ngủ ngày. Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao bé được ăn giặm rồi, tức là ăn no lâu hơn rồi, mà đêm vẫn tỉnh dậy đòi ăn? Rất có thể, không phải bé thức dậy để đòi ăn, mà là do sự phát triển của những chiếc răng bé xíu trong lợi của bé, chúng khiến bé khó chịu và khó ngủ. Và đến độ tuổi này, sự nhận biết về cha mẹ cũng đã cực kỳ rõ ràng, bé sẽ thấy bất an với sự vắng mặt của bạn nên khi dậy sẽ rất dễ khóc vào buổi đêm.
Bạn có thể làm được gì trong giai đoạn này? Trước tiên, hãy đảm bảo cho việc tăng cân của bé được ổn định, khi bé đủ dinh dưỡng, bé sẽ không tỉnh dậy vì đói. Bạn cũng cần tập cho bé không ăn đêm để bé dần có thể hiểu được bé cần phải ngủ nhiều hơn vào thời điểm này trong ngày. Nếu bạn thấy bé có dấu hiệu mọc răng, hãy dùng những loại gel bôi chuyên dụng giúp làm giảm đau lợi cho bé, để bé bớt đau đớn và quấy khóc. Hay đơn giản làm yên lòng bé mỗi khi thức dậy trong cũi và không thấy ba mẹ bên cạnh bằng những người bạn đồ chơi mà bé thích.
Từ 1 – 2 tuổi
Thời gian ngủ dao động trong khoảng 10 – 12 tiếng mỗi đêm, cộng thêm hai giấc ngủ ngắn ban ngày. Đến độ tuổi này, vào giấc ngủ đêm, bé có thể sẽ ngủ khoảng bốn tiếng, sau đó thức dậy. Cảm xúc của bé phát triển nhiều hơn cũng đem lại những nỗi sợ mơ hồ cho bé nhiều hơn. Tuy nhiên nếu bạn may mắn, cộng thêm việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé tốt và giỏi trong việc tập luyện thời gian cho bé, bé sẽ ngủ thâu đêm và bạn không phải khổ sở thức dậy để dỗ dành bé mỗi đêm nữa.
Bạn có thể làm gì trong giai đoạn này? Quan trọng nhất là tạo cho bé cảm giác an toàn và yên tâm mỗi khi đi ngủ. Một chiếc giường đẹp theo đúng sở thích của bé, với những người bạn đồ chơi quen thuộc, nhưng câu chuyện vui vẻ trước khi đi ngủ là những gợi ý dễ dàng nhất. Ba mẹ hãy thể hiện để bé hiểu được tình yêu thương của ba mẹ, vì thời gian này là lúc bé phát triển nhận thức rất nhanh. Một điều nhỏ nữa, nếu bé ngủ trưa, đừng để bé ngủ quá 4g chiều.
Từ 2 – 3 tuổi
Tổng cộng thời gian ngủ của bé cả giấc đêm và giấc ngày là 10 – 12 tiếng. Đôi khi vì mải chơi, bé thậm chí không ngủ trưa mà dành toàn bộ thời gian ngủ cho giấc đêm. Việc này đôi khi lại gây nên hậu quả trái ngược, vì không được ngủ ngắn vào ban ngày nên chiều bé thường sẽ rất quấy và không chịu ăn uống tử tế. Đến ban đêm, bé cũng sẽ dễ thức dậy hơn vì cơ thể sẽ nhầm tưởng đó là giấc ngủ ngày. Giai đoạn này, những giấc mơ và ác mộng xuất hiện rất rõ ràng đôi khi cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé.
Bạn có thể làm gì trong giai đoạn này? Hạn chế thời gian xem tivi và những trò chơi vận động quá mạnh của bé trước khi đi ngủ. Cho bé đi ngủ đúng giờ, đừng để tới khi bé mệt rũ và gắt gỏng quá mức rồi mới cho bé ngủ. Đẩy mạnh những thói quen để bé có thể ngủ đúng giờ và yên tâm với giấc ngủ của mình. Ba mẹ cũng nên linh hoạt với bé một chút, nếu cần có thể ngủ cùng bé khi bé gặp ác mộng và quá sợ hãi vào ban đêm.
Cơ thể của mỗi bé là khác nhau, và việc đáp ứng theo nhu cầu của mỗi bé cũng là khác nhau. Vì thế, hãy không ngừng tìm hiểu về con bạn để nắm rõ những thay đổi cũng như nhu cầu hàng ngày của bé bạn nhé.
Nhiều trẻ thường bị khó ngủ trong bốn năm đầu của cuộc đời.
Vì thế, từ khi vài tuần tuổi, bạn hãy lên kế hoạch rèn giấc ngủ cho con. Rèn luyện giấc ngủ cũng là cách giúp bé ngon giấc, đảm bảo tốt cho sự tăng trưởng.
Với giấc ngủ đêm
Trẻ nhũ nhi đến khoảng 4 tháng tuổi khóc chủ yếu là vì nhu cầu của cơ thể. Chúng không thể bị “làm hư” ở tuổi này. Vì vậy, khi bé khóc, bạn hãy bồng bé lên, làm cho bé dễ chịu bằng cách ru hoặc âu yếm.
Giấc ngủ của bé thay đổi nhiều mỗi ngày. Những âm thanh quen thuộc của người hoặc sinh hoạt ở gần đó sẽ đánh thức bé đang ngủ. Vì vậy, nên để cho bé ngủ ở một nơi tối và yên tĩnh. Trẻ có xu hướng hay thức giấc khi trẻ ngủ chung với cha mẹ trong một thời gian dài, do đó hãy đưa bé sang phòng khác ngay khi có thể được.
Bạn có lẽ cần dỗ hoặc ru trẻ nhỏ đi vào giấc ngủ, nhưng những trẻ lớn hơn thì phải học cách tự thư giãn và ngủ mà không cần ai giúp. Nếu con của bạn không thể ngủ một mình, không có gì ngạc nhiên là bé sẽ không ngủ lại được sau khi thức giấc vào nửa đêm. Sau trình tự tắm, chơi yên lặng, đặt trẻ lớn vào giường cũi trong khi còn đang thức. Bé sẽ trở nên thư giãn và đi vào giấc ngủ tốt hơn mà không cần bạn dỗ hoặc ru.
Khi bé thức giấc vào nửa đêm, bạn hãy chăm sóc bé nhanh và đơn giản, không cần nhiều giao tiếp hoặc chơi. Sau đó đặt bé trở lại vào trong giường cũi và rời khỏi phòng, đừng để bé nghĩ rằng thức dậy là được thưởng bằng các trò chơi và sự quan tâm của bạn. Nhiều bé thường thức giấc vào ban đêm vì được ưu ái ngủ trên giường của cha mẹ. Điều này có thể tiếp tục xảy ra trong suốt thời thơ ấu. Tránh những đáp ứng hấp dẫn đối với việc thức giấc vào ban đêm của bé bằng mọi giá. Thật khó đưa ra một quyết định sáng suốt vào lúc 3 giờ sáng, trong khi đó có thể thấy một sự lựa chọn dễ dàng là đưa bé vào trong giường của bạn - điều này sẽ làm cho bạn gặp khó khăn hơn về sau. Nếu bé ngủ trên giường của bạn do hoàn cảnh đặc biệt – bị ốm, hoặc ngủ ở khách sạn – sau đó hãy cho bé ngủ ở vị trí cũ khi mọi việc trở lại bình thường.
Nếu bé khóc thút thít vào ban đêm, chờ vài phút để xem đây có phải chỉ là một giai đoạn trong giấc ngủ của bé hay không. Bé cần được quan tâm nếu như tiếng khóc từ nhỏ trở nên to và không thể tự ngưng lại được. Đừng để cho bé dưới 5 hoặc 6 tháng tuổi “khóc thét lên” như vậy vào ban đêm. Nếu bé khóc không kiểm soát được, hãy cố dỗ và ru cho bé ngủ lại mà không cần cho bú, nếu có thể được.
Giấc ngủ theo độ tuổi của trẻ
Tuổi
|
Thời gian ngủ đêm
(giờ)
|
Thời gian ngủ ngày
(giờ)
|
Tổng giờ ngủ
|
1 tháng tuổi
|
8,5
|
8
|
16,5
|
6 tháng tuổi
|
10,5
|
4
|
14,5
|
12 tháng tuổi
|
11
|
2,5
|
13,5
|
24 tháng tuổi
|
11
|
2
|
13
|
Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng cần ngủ một thời gian như nhau. Bảng trên biểu thị thời gian ngủ điển hình của đa số bé. Thời gian ngủ của con bạn có thể khác với thời gian trung bình khoảng 4 đến 5 giờ.
Theo BS Phạm Ngọc Thanh
|
Còn giấc ngủ ban ngày thì sao?
Bạn nên tránh để cho bé ngủ ban ngày nhiều để có thể giúp bé ngủ ngon hơn vào ban đêm. Bé nên ngủ ngày bao lâu còn tùy thuộc vào độ tuổi của bé nữa. Trẻ nhũ nhi nên ngủ ngày ít nhất 4 tiếng. Đa số trẻ mới tập đi không cần ngủ ngày nhiều hơn 2 tiếng. Nếu con của bạn ngủ ngon vào ban đêm, bé có thể ngủ ngày bao lâu tùy thích. Nếu bé khó ngủ vào ban đêm, bạn nên giảm bớt thời gian ngủ ngày của bé.
Khi con của bạn gần 1 tuổi, nên bắt đầu rèn cho bé trình tự đi ngủ đúng giờ. Đặt bé vào trong giường cũi vào một giờ đã ấn định mỗi tối. Khoảng thời gian này nên cho bé yên tĩnh, không kích thích bé. Sau khi bé được tắm và mặc quần áo để đi ngủ, cho bé chơi thú nhồi bông hoặc chỉ nói chuyện yên lặng thôi. Chia sẻ thời gian yên lặng có thể giúp bé thư giãn và sẵn sàng để ngủ.
Đừng trì hoãn giờ đi ngủ với hy vọng rằng khi bé mệt sẽ dễ ngủ hơn. Khi một đứa trẻ quá mệt sẽ dễ mất tự chủ, hầu như không thể đáp ứng được nhu cầu của bé và bé không thể ngủ một cách thoải mái được. Duy trì một giờ giấc đi ngủ đều đặn phù hợp với lứa tuổi của bé là điều thật sự cần thiết.
Nhiều bậc cha mẹ rất băn khoăn về việc làm thế nào để bé yêu có được một lịch trình giấc ngủ tốt cho sức khỏe.
Khi cha mẹ đối mặt với những khó khăn về các vấn đề ở trẻ và giấc ngủ của trẻ, họ thường thấy cần được giúp đỡ và cảm giác cô đơn.
Dưới đây là 7 bí kíp giúp bạn có được lịch trình giấc ngủ tốt cho bé yêu:
1. Kỹ năng quan trọng nhất mà bạn nên dạy con đó là làm thế nào để trẻ có thể tự ngủ, không cần hỗ trợ. Đây là một kỹ năng quan trọng như luyện thói quen ăn uống lành mạnh hoặc những lợi ích của tập luyện hàng ngày.
2. Ổn định là quan trọng. Bất cứ phương pháp nào bạn sử dụng, bạn cũng cần tuân thủ thực hiện chúng. Giấc ngủ quan trọng đối với sức khỏe của trẻ như các bữa ăn, vì vậy phải cố định giờ đi ngủ và các giấc ngủ ngắn của trẻ.
3. Báo hiệu đến giờ đi ngủ là một ám hiệu quan trọng để trẻ biết đã đến giờ đi ngủ, chúng sẽ thư giãn và từ từ chìm vào giấc ngủ đêm.
4. Giấc ngủ ngắn sẽ giúp tạo ra môi trường thư giãn để tâm trí và cơ thể đứa trẻ dễ dàng chuyển tiếp sau đó.
5. Đi ngủ sớm là rất quan trọng để tránh cho trẻ quá mệt và hoạt động quá sức vào buổi tối. Thời điểm đi ngủ lý tưởng đối với phần lớn trẻ nhỏ và trẻ mới biết đi là từ 6 giờ đến 8 giờ tối.
6. Nghĩ về giấc ngủ như một chu kỳ 24 giờ liên tục. Bất cứ điều gì xảy ra ở mỗi thời điểm trong ngày đều có tác động trực tiếp tới những gì sẽ xảy ra trong 24 giờ sau đó. Bỏ qua giấc ngủ ngắn và đi ngủ muộn vào ban đêm sẽ tác động tới giai đoạn tiếp theo của chu kỳ 24 giờ.
7. Nếu có thể, tránh để trẻ ngủ trong khi ăn. Trẻ nhỏ thường có thói quen ngủ trong khi bú mẹ hoặc bú bình nếu chúng bị tỉnh giấc vào ban đêm.
Mất ngủ vào ban đêm sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn và đứa trẻ. Để trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ và ngủ sâu là dễ hơn nhiều so với những gì bạn nghĩ. Thực tế thì phần lớn trẻ có thể tự chìm vào giấc ngủ sâu chỉ trong vài đêm.
Nếu bé hay thức giấc vào nửa đêm, bạn hãy chăm sóc bé nhanh và đơn giản, đừng để bé nghĩ rằng thức dậy là được thưởng bằng các trò chơi và sự quan tâm của bạn.
Theo Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), nhiều bé thường bị khó ngủ trong bốn năm đầu đời. Bắt đầu trong vài tuần đầu tiên, bạn có thể lên kế hoạch ngủ cho con để tránh những vấn đề phát sinh. Dưới đây là những chia sẻ của bác sĩ giúp các bậc phụ huynh khắc phục những vấn đề về giấc ngủ của bé.
Tạo thói quen ngủ tốt theo từng độ tuổi
Không phải đứa trẻ nào cũng cần ngủ một thời gian như nhau. Bảng dưới đây biểu thị thời gian ngủ điển hình của đa số bé. Thời gian ngủ của con bạn có thể khác với thời gian trung bình khoảng 4 đến 5 giờ.
Tuổi |
Thời gian ngủ đêm (giờ) |
Thời gian ngủ ngày (giờ |
Một tháng tuổi |
8,5 |
8 |
6 tháng tuổi |
10,5 |
4 |
12 tháng tuổi |
11 |
2,5 |
24 tháng tuổi |
11 |
2 |
Trẻ sơ sinh đến khoảng 4 tháng tuổi khóc chủ yếu vì nhu cầu của cơ thể. Chúng không thể bị “làm hư” ở tuổi này, vì vậy, khi đang ngủ mà bé khóc, bạn hãy bồng bé lên và làm cho bé dễ chịu bằng cách ru hoặc âu yếm.
Giấc ngủ của bé giai đoạn này thay đổi nhiều mỗi ngày. Những âm thanh quen thuộc của người hoặc sinh hoạt ở gần đó sẽ đánh thức bé đang ngủ, vì vậy nên để bé ngủ ở một nơi tối và yên tĩnh. Trẻ có xu hướng hay thức giấc khi ngủ chung với cha mẹ trong một thời gian dài, do đó hãy đưa bé sang phòng khác ngay khi có thể được.
Bạn có lẽ cần dỗ hoặc ru trẻ nhỏ đi vào giấc ngủ, nhưng những trẻ lớn hơn thì phải học cách tự thư giãn và ngủ mà không cần ai giúp. Nếu con của bạn không thể ngủ một mình, không có gì ngạc nhiên là bé sẽ không ngủ lại được sau khi thức giấc vào nửa đêm.
Sau trình tự tắm, chơi yên lặng và cho bú, đặt trẻ lớn vào giường cũi trong khi bé còn đang thức. Bé sẽ trở nên thư giãn và đi vào giấc ngủ tốt hơn mà không cần bạn dỗ hoặc ru.
Khi bé thức giấc vào nửa đêm, bạn hãy chăm sóc bé nhanh và đơn giản, không cần nhiều giao tiếp hoặc chơi. Sau đó đặt bé trở lại vào trong giường cũi và rời khỏi phòng, đừng để bé nghĩ rằng thức dậy là được thưởng bằng các trò chơi và sự quan tâm của bạn.
Nhiều bé thường thức giấc vào ban đêm vì được ưu ái ngủ trên giường của cha mẹ. Điều này có thể tiếp tục xảy ra trong suốt thời thơ ấu. Bạn cần tránh những đáp ứng hấp dẫn đối với việc thức giấc vào ban đêm của bé bằng mọi giá. Nếu bé ngủ trên giường của bạn do hoàn cảnh đặc biệt - bị ốm, hoặc ngủ ở khách sạn - sau đó hãy cho bé ngủ ở vị trí cũ khi mọi việc trở lại bình thường.
Nếu bé khóc thút thít vào ban đêm, chờ vài phút để xem đây có phải chỉ là một giai đoạn trong giấc ngủ của bé hay không. Bé cần được quan tâm nếu như tiếng khóc từ nhỏ trở nên to và không thể tự ngưng lại được. Đừng để cho bé dưới 5 hoặc 6 tháng tuổi “khóc thét lên” như vậy vào ban đêm. Nếu bé khóc không kiểm soát được, hãy cố dỗ và ru cho bé ngủ lại mà không cần cho bú, nếu có thể được.
Tránh để cho bé ngủ ban ngày nhiều có thể giúp bé ngủ ngon hơn vào ban đêm. Bé nên ngủ ngày bao lâu còn tùy thuộc vào độ tuổi của bé nữa. Trẻ nhũ nhi có lẽ nên ngủ ngày ít nhất 4 tiếng mỗi ngày; đa số trẻ mới tập đi không cần ngủ ngày nhiều hơn 2 hoặc 2 tiếng rưỡi. Nếu con của bạn ngủ ngon vào ban đêm, bé có thể ngủ ngày bao lâu tùy thích. Nếu bé khó ngủ vào ban đêm, bạn nên giảm bớt thời gian ngủ ngày của bé.
Những cách giúp bé ngủ ngon hơn
Khoảng 6 tháng tuổi, bạn cần cho thêm những đồ vật vào giường cũi của bé. Giúp con bạn chơi với gấu nhồi bông hoặc đồ vật mềm khác. Sự hiện diện của “bạn” trong giường cũi của bé vào ban đêm cũng có thể làm bé cảm thấy dễ chịu.
Khi con của bạn gần một tuổi, bắt đầu trình tự đi ngủ đúng giờ và dễ chịu, đặt bé vào giường cũi vào một giờ nhất định mỗi tối. Khoảng thời gian này nên cho bé yên tĩnh, không kích thích bé. Sau khi bé được tắm và mặc quần áo để đi ngủ, cho bé chơi thú nhồi bông, đọc sách hoặc chỉ nói chuyện thôi. Chia sẻ thời gian yên lặng có thể giúp bé thư giãn và sẵn sàng để ngủ. Cho bé ăn bữa cuối trong ngày trước khi bạn đưa bé vào giường.
Đừng trì hoãn giờ đi ngủ với hy vọng rằng khi bé mệt sẽ dễ ngủ hơn. Khi một đứa trẻ quá mệt sẽ dễ mất tự chủ, hầu như không thể đáp ứng được nhu cầu của bé và bé không thể ngủ một cách thoải mái được. Duy trì một giờ đi ngủ đều đặn phù hợp với lứa tuổi của bé là điều thật sự cần thiết.
Tại sao trẻ ngủ hay giật mình
Điều chỉnh giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Nguyên nhân trẻ giật mình khi ngủ
Khi nào nên cho bé ngủ riêng
Để trẻ có giấc ngủ ngon
Tư thế nằm ngủ của trẻ sơ sinh
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ
(ST).