Làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng

Dạy con thói quen ăn uống lành mạnh là một cách kiểm soát trọng lượng hợp lý cho trẻ. Ngoài ra, thói quen ăn uống được hình thành từ khi còn nhỏ này sẽ được duy trì, trở thành một lối sống tốt khi trưởng thành. Để làm được điều này, các chuyên gia Mỹ có một số lời khuyên với các bậc cha mẹ:

 
 

Chiến tranh bên bát ăn thường xảy ra nhất khi bé lên 2-3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây, bé muốn thử "tự vệ". Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà còn để không bị đói.
Giúp trẻ ăn ngon miệng - Ảnh minh họa 
Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn?

n uống điều độ. Liên tục ăn vặt có thể dẫn đến ngang bụng nhưng đồ ăn nhẹ được lên kế hoạch tại các thời điểm cụ thể trong ngày là phần quan trọng mà không làm hỏng cảm giác ngon miệng của trẻ. Tuy nhiên, ăn vặt nhưng phải là món ăn nhẹ mà bổ dưỡng, tránh để trẻ đầy bụng mà thiếu dưỡng chất.

Khuyến khích trẻ ăn từ từ. Một đứa trẻ có thể cảm nhận đói và no tốt hơn khi ăn chậm.

Duy trì bữa ăn gia đình. Đó là bữa ăn dễ chịu với những cuộc trò chuyện và chia sẻ, không phải là thời gian để la mắng hoặc tranh cãi. Nếu cảm thấy khó chịu, trẻ có thể cố gắng ăn nhanh để rời khỏi bàn ăn càng sớm càng tốt. Điều này gây áp lực căng thẳng mỗi khi ăn uống.

Cho trẻ tham gia mua thực phẩm và chuẩn bị bữa ăn. Những hoạt động này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về sở thích của con, cũng là cơ hội để giảng giải cho trẻ về dinh dưỡng, về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, trẻ được nấu cùng người lớn sẽ hào hứng hơn khi dùng món ăn mà có công lao đóng góp của chúng.

Cảnh giác khi con vừa ăn vừa xem tivi. Ăn vặt khi mắt trẻ “dán chặt” vào màn hình tivi làm cho trẻ không biết đến cảm giác no, từ đó dẫn đến ăn quá nhiều.

Khuyến khích trẻ uống nước thay vì đồ uống ngọt hay nước giải khát có gas.

Không nên dùng đồ ăn để trừng phạt hay khen thưởng. Ví dụ, trẻ có nguy cơ béo phì thường bị cha mẹ hạn chế ăn. Đứa trẻ lo lắng là mình bị đói, vì thế nó sẽ cố gắng ăn bất cứ khi nào có cơ hội. Tương tự như vậy, nếu dùng bánh kẹo để “nhử” con ăn rau, trẻ sẽ nghĩ sai về món rau, cho rằng ăn rau không bằng món bánh kẹo nhận được sau khi ăn.

Tìm hiểu bữa ăn ở trường. Chẳng hạn, nếu biết trưa ở trường con hay ăn gì, ở nhà có thể nấu những món ngoài các mục đó. Việc làm này đảm bảo cho con chế độ ăn cân bằng mà đa dạng
1. Nguyên tắc "mackeno"
"Mackeno" chính là "Mặc kệ nó". Nếu nhóc tì không đói, đừng cố để ép bé ăn một món nào đó hay đồ ăn vặt. Đặc biệt, tuyệt đối không mua chuộc, dụ dỗ bé bằng bất kỳ hình thức nào, ví như: cho tiền hay thưởng quà... để dụ bé ăn. Vì hành động này có thể có hiệu quả trong một vài lần nhất định, nhưng vô tình lại tạo cho bé quyền được "yêu sách" trước mỗi bữa ăn.
Trong một vài trường hợp, trẻ có thể chán ăn do mệt mỏi hoặc lo âu. Do đó, hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ, cho trẻ quyền được lựa chọn thực đơn cho mình để tăng cảm hứng ăn uống. Chất còn hơn lượng! Dù trẻ chỉ ăn vài thìa nhưng trong những thìa nhỏ đó cũng đã đảm bảo đủ các chất cho trẻ vẫn hơn là cố nhồi nhét.
2. Thiết lập thói quen
Cho trẻ thưởng thức bữa ăn chính và bữa ăn phụ vào một giờ nhất định để biết đói, đồng thời hình thành thói quen ăn uống tốt. Cung cấp nước trái cây, sữa xen kẽ đều giữa các bữa ăn chính và ăn vặt.
3. Kiễn nhẫn với các loại thực phẩm mới
Sau khi nếm hoặc ngửi một loại đồ ăn mới, trẻ có thể nôn ra ngay hoặc từ chối tức thì. Phản ứng này là hoàn toàn bình thường vì để làm quen và thích một món ăn nào đó, trẻ cần thời gian. Có tips đơn giản để khuyến khích trẻ là bạn hãy ăn món ăn mới thật ngon và thích thú trước mặt trẻ. Đồng thời, miêu tả cảm giác, màu sắc và vị của món ăn cho trẻ nghe. Đảm bảo, với một món ăn tuyệt hảo và hấp dẫn, không một đứa trẻ nào có thể từ chối.
"Dục tốc bất đạt", hãy ghi nhớ rằng, khi cho trẻ làm quen với một món mới, hãy khéo sắp xếp món mới xen vào món ăn mà bé yêu thích và cho bé thử từ từ thôi nhé!
4. Trẻ con ăn bằng mắt
Một món ăn được trang trí đẹp mắt dễ hấp dẫn trẻ hơn nhiều. Do đó, hãy biến tấu các món ăn phổ biến thành những hình thù nhìn là lạ. Ví dụ, món cơm được vẽ thêm hình mặt cười hoặc bông cải xanh được cắt tỉa ngộ nghĩnh...
5. Cho trẻ tự bốc
Cho trẻ tự bốc. Trẻ khóc toáng hay tìm cách lẩn tránh ăn khi thấy bát cháo, chén bột, thìa, ghế ăn. Bạn hãy thay đổi chiến lược xem sao. Nếu trẻ chưa thể bốc ăn được, bạn hãy cho trẻ ăn bằng ngón trỏ (bạn quẹt bột/cháo vào ngón tay và cho trẻ ăn, nhưng nhớ giấu chén bột/cháo đi). Với trẻ đã có thể sử dụng tay, bạn hãy để trẻ tự do dùng tay bốc thức ăn. Tuy nhìn khá lem nhem, nhưng trẻ sẽ thích thú và hào hứng ăn.
6. Cùng trẻ lựa thực phẩm
Không có gì hay ho bằng việc dụ trẻ đi shopping cùng và gợi ý cho chúng chọn thực phẩm hoặc món rau mà chúng thích. Sau đó, chế biến theo khẩu vị của chúng, chắc hẳn trẻ sẽ hài lòng lắm vì được cha mẹ nuông chiều!
Đặc biệt, với trẻ lớn hơn một chút, hãy khuyến khích trẻ cùng tham gia nấu nướng, như: rửa rau hoặc khuấy bột... Trẻ sẽ ngon miệng hơn khi cảm giác món ăn là một phần thành quả lao động của mình.
7. Nguyên tắc 3 không khi ăn
3 không: Không ti vi, không đi rong, không đồ chơi. Nguyên tắc 3 không này cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Một người mẹ chia sẻ: "Nếu trẻ chưa từng được ăn phải xem ti vi, được chơi đồ chơi, được đi rong thì làm sao biết giờ ăn là phải như thế. Tất cả đều do người lớn tạo thói quen".
Bữa ăn của trẻ chỉ lên kéo dài 15 - 30 phút. Nếu cho trẻ ăn khi đang xem tivi, hoặc chơi đồ chơi dễ khiến trẻ phân tâm. Không tập trung ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
8. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn
Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé một món, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi trẻ không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.
Ở trẻ em có nhiều cháu biếng ăn (ăn ít, không muốn ăn) mặc dù cha mẹ rất quan tâm, lo lắng về vấn đề ăn uống của trẻ và thức ăn luôn có sẵn, đủ đầy.

Có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn. Thứ nhất là thức ăn không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi của trẻ. Muốn trẻ ăn ngon miệng cần chế biến thức ăn sao cho phù hợp với trẻ và luôn thay đổi chủng loại thực phẩm cũng như cách chế biến. Biện pháp này không những vừa giúp trẻ ăn ngon, không chán ăn mà còn cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Một số bà mẹ cho rằng chỉ có một số loại thức ăn như các loại sữa đắt tiền, thịt bò, thịt lợn nạc, chim bồ câu, thịt gà… mới bổ và tốt cho trẻ và chế biến chỉ theo một kiểu nên trẻ ăn mãi sẽ chán.

Thực tế trẻ cần ăn đa dạng các loại thức ăn và tốt nhất là nên dùng các loại thực phẩm tươi để chế biến như: Dùng thịt, cá tươi thì tốt hơn so với ruốc, dùng thức ăn tươi thì tốt hơn các thực phẩm chế biến sẵn hoặc phơi khô. Lúc trẻ được 10-12 tháng, nếu trẻ không muốn ăn bột có thể chuyển sang ăn cháo. Và sau 12 tháng có thể chuyển sang ăn cơm nát. Tuy nhiên, các bà mẹ cần lưu ý: Dù ăn bột, ăn cháo hay ăn cơm, khẩu phần ăn của trẻ vẫn phải đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng - nghĩa là phải có đủ chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

Không nên ép trẻ ăn theo một chế độ cứng nhắc (ăn khoán). Những đứa trẻ ngay từ nhỏ đã bị nhồi, ép ăn sẽ đâm ra chán và sợ ăn, có khi thành phản xạ, cứ thấy thức ăn là không muốn ăn và sinh chứng ngậm, mút thức ăn, làm cho bữa ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Vì thế nên dỗ dành để trẻ cảm thấy thoải mái khi ăn, nếu trẻ ăn không hết suất thì không cố ép.

Có nhiều gia đình rất nuông chiều con, thường cho trẻ ăn bánh kẹo hoặc uống nước ngọt trước bữa ăn; Và đây cũng là một nguyên nhân làm cho trẻ chán ăn. Nước ngọt và bánh kẹo sẽ gây cảm giác “no giả tạo” khiến trẻ không muốn ăn nhưng thực chất là trẻ vẫn “đói”, vẫn bị thiếu dinh dưỡng vì các chất dinh dưỡng như đạm, béo, vitamin và muối khoáng chỉ có trong các thức ăn khác. Đó là chưa kể đến một số loại bánh, kẹo, nước ngọt có dùng các loại phẩm màu không được phép sử dụng chế biến thực phẩm, rất hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Trẻ biếng ăn cũng có thể do bị nhiễm ký sinh vật đường ruột như giun, sán… Cần giữ vệ sinh trong ăn uống và nơi ở cho trẻ. Nếu có điều kiện, nên làm xét nghiệm phân cho trẻ để tìm ký sinh trùng và điều trị kịp thời.

Khi đã loại trừ hết các nguyên nhân trên, trẻ có thể chán ăn do thiếu các men tiêu hóa nên thức ăn không được tiêu hóa hết. Trong trường hợp này, phân trẻ không mịn, thường có những hạt lổn nhổn gọi là phân sống. Bình thường trong cơ thể người có rất nhiều loại men để tiêu hóa các loại thức ăn (chất đạm, chất đường, chất béo…).

Các men tiêu hóa giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, làm cho trẻ chóng đói, muốn ăn và ăn ngon miệng. Gặp phải những trường hợp này, có thể cho trẻ uống thêm men tiêu hóa và nên cho uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ dùng men tiêu hóa trong một thời gian nhất định, nếu uống kéo dài sẽ không tốt vì sẽ gây ức chế các tuyến tiêu hóa trong cơ chế sản xuất men.

Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cháo hay mẩu thịt. Và chắc bạn từng tự hỏi tại sao con người ta ăn uống dễ dàng thế kia, còn con mình thì khó khăn quá?! Đừng lo, vẫn còn nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống.

Chiến tranh bên bát ăn thường xảy ra nhất khi bé lên 2-3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây, bé muốn thử "tự vệ". Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà còn để không bị đói.

- Ăn lừ lỏng tới đặc (độ đặc nên bắt đầu từ 10%)
- Ăn từ ít đến nhiều: Ở lần đầu tiên, cho bé nếm 1-2 thìa loãng rồi cho bú là chính. Nếu bé chịu ăn, không ói ọc, không sình bụng, không bị tiêu chảy thì có thể tăng dần. Ngược lại, nên tạm ngưng 1-2 tuần rồi mới tập ăn trở lại với lượng thức ăn ít và loãng hơn.
- Tập cho bé quen dần với các thức ăn mới: theo dõi khả năng hấp thu của bé với loại thức ăn mới này trong vòng 5-7 ngày rồi mới cho ăn tiếp món mới.
- Thức ăn phải lỏng mềm, dễ nuốt, phù hợp với từng tháng tuổi của trẻ.
- Phải đảm bữa ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa , đậu đỗ, vừng….), chất bột đường (gạo, mỳ, khoai, ngô), chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng), vitamin và khoáng chất (rau có màu xanh thẫm và các loại quả màu vàng đỏ).
- Đảm bảo VSATTP trong chế biến thức ăn (thực phẩm tươi ngon, an toàn, dụng cụ chế biến và tay người chế biến phải sạch sẽ).

Mỗi người mẹ đều biết rằng một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng sẽ cung cấp cho trẻ tất cả những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Thực tế không phải trẻ nào cũng dễ tính trong ăn uống, có rất nhiều trẻ kén chọn khi ăn rau quả, thịt cá…Vì thế bài toán đặt ra cho mẹ là phải tìm ra những món ăn hợp khẩu vị cũng như các cách trình bày món ăn thơm ngon hấp dẫn đủ sức lôi kéo trẻ.

Phải làm sao khi trẻ không chịu ăn rau?

Mẹ có để ý là bé rất thích mút ngón tay và sờ vào mọi đồ vật để khám phá và cảm nhận thế giới không? Hãy “nương” theo thói quen này để tập cho trẻ thói quen ăn rau thử xem! Trước tiên, lựa các loại rau củ nhiều màu sắc như dưa chuột, cà chua bi, cà rốt rồi thái ra thành từng miếng nhỏ và cho bé măm sống hoặc ăn chung với sốt mayonnaise chẳng hạn.

Nhớ là càng nhiều màu sắc, càng nhiều hình dáng càng dễ thu hút sự chú ý của bé. Bạn cũng có thể kéo cả bé vào quá trình chuẩn bị ví dụ như rửa, cắt, trộn…Biết đâu nhờ mẹo này mà bé trở thành “sâu rau” thì sao?

Nếu bé từ chối ăn thịt?

Nếu bé cứ thấy thịt là ngán thì cũng đừng lo. Còn rất nhiều loại thức ăn thay thế giàu chất đạm như cá, trứng và sữa tươi. Ngoài ra, sở thích và thói quen ăn uống của trẻ thay đổi rất nhanh nên có thể chỉ trong vài tháng bé lại khoái khẩu các món thịt.

Nếu bé có nguy cơ thừa cân?

Khi trẻ có nguy cơ béo phì, tốt nhất là nên khuyến khích trẻ tham gia một môn thể thao nào đó và tập thể dục thường xuyên càng sớm càng tốt. Ngoài ra, cố gắng không cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn phương Tây quá sớm (như pizza, gà rán) để hạn chế khẩu vị của trẻ.

Khi trẻ lớn hơn một chút, mẹ có thể khuyến khích trẻ  tập thể dục: bơi lội, đạp xe hoặc chơi bất kỳ môn thể thao nào để giữ cho trẻ mạnh khỏe, cứng cáp và  săn chắc. Ngoài ra, nên quy định khung thời gian ăn cố định trong ngày để trẻ không ăn vặt quá nhiều và khuyến khích trẻ nhai kỹ chứ không được nuốt trộng, dễ gây đau bao tử.

Khi bé ăn quá ít?

Bạn lo lắng vì thấy bé chạy nhảy hết chỗ này sang chỗ khác mà rất ít khi thèm ăn? Đừng lo lắng quá! Theo nhiều nghiên cứu, trẻ không có thói quen ăn uống đều đặn như người lớn nên lúc ngán thì ăn rất ít nhưng khi thấy đói sẽ ăn rất nhiều.

Nếu bé nhà bạn rơi vào trường hợp này, không nên tìm mọi cách ép trẻ ăn mà chỉ cần cho bé ăn vừa đủ sau đó cho bé ăn dặm thêm. Chỉ cần thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng và trọng lượng của bé là được.

Khi bé ăn quá nhiều?

Trẻ em phát triển nhanh nên ăn nhiều là bình thường. Chỉ cần thường xuyên theo dõi biểu đồ tăng trưởng và trọng lượng của bé để phát hiện các dấu hiệu “nguy hiểm” nếu có. Tuy nhiên ngược lại với trẻ ít ăn, các bà mẹ có con ăn nhiều nên để thức ăn và các món ăn vặt thật xa tầm tay của trẻ. Đặc biệt, không nên mua quá nhiều kẹo ngọt và sô cô la chất trong tủ lạnh để bé có thể “tiện tay” ăn bất kì lúc nào.

Còn nếu lúc nào bé cũng than đói và đòi ăn, mẹ nên cho trẻ nhiều thức ăn có chứa tinh bột như gạo, bánh mì và đậu thay vì chỉ cho trẻ ăn các loại thực phẩm có đường và béo. Và, tất nhiên, phải khuyến khích bé chơi một môn thể dục thể thao nào đó!

Nếu bé không thích ăn sáng?

Nếu bé không thích ăn sáng, hãy thử “đánh lừa” vị giác của bé bằng một ly nước ép trái cây trước xem sao. Nếu chiêu đó không hiệu quả, nhớ bỏ vào cặp bé một hộp sữa tươi sạch TH true MILK, một chai nước ép trái cây hoặc một ổ bánh mì kẹp chả thơm phức để bé có thể “xử lý” ngay nếu đói.

Nhưng đó chỉ là biện pháp nhất thời, cách tốt nhất vẫn phải tập cho bé thói quen ngồi và ăn sáng trong một thời gian thích hợp vì bữa sáng là bữa quan trọng nhất cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé. Mẹ nên tạo mọi điều kiện để bé được ăn sáng cùng cả gia đình vì đây là cách hay nhất để trẻ sẵn sàng ngồi vào bàn ăn!

Có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ biếng ăn. Thứ nhất là thức ăn không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi của trẻ. Muốn trẻ ăn ngon miệng cần chế biến thức ăn sao cho phù hợp với trẻ và luôn thay đổi chủng loại thực phẩm cũng như cách chế biến. Biện pháp này không những vừa giúp trẻ ăn ngon, không chán ăn mà còn cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Một số bà mẹ cho rằng chỉ có một số loại thức ăn như các loại sữa đắt tiền, thịt bò, thịt lợn nạc, chim bồ câu, thịt gà… mới bổ và tốt cho trẻ và chế biến chỉ theo một kiểu nên trẻ ăn mãi sẽ chán.

Thực tế trẻ cần ăn đa dạng các loại thức ăn và tốt nhất là nên dùng các loại thực phẩm tươi để chế biến như: Dùng thịt, cá tươi thì tốt hơn so với ruốc, dùng thức ăn tươi thì tốt hơn các thực phẩm chế biến sẵn hoặc phơi khô. Lúc trẻ được 10-12 tháng, nếu trẻ không muốn ăn bột có thể chuyển sang ăn cháo. Và sau 12 tháng có thể chuyển sang ăn cơm nát. Tuy nhiên, các bà mẹ cần lưu ý: Dù ăn bột, ăn cháo hay ăn cơm, khẩu phần ăn của trẻ vẫn phải đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng - nghĩa là phải có đủ chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

Không nên ép trẻ ăn theo một chế độ cứng nhắc (ăn khoán). Những đứa trẻ ngay từ nhỏ đã bị nhồi, ép ăn sẽ đâm ra chán và sợ ăn, có khi thành phản xạ, cứ thấy thức ăn là không muốn ăn và sinh chứng ngậm, mút thức ăn, làm cho bữa ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Vì thế nên dỗ dành để trẻ cảm thấy thoải mái khi ăn, nếu trẻ ăn không hết suất thì không cố ép.

Có nhiều gia đình rất nuông chiều con, thường cho trẻ ăn bánh kẹo hoặc uống nước ngọt trước bữa ăn; Và đây cũng là một nguyên nhân làm cho trẻ chán ăn. Nước ngọt và bánh kẹo sẽ gây cảm giác “no giả tạo” khiến trẻ không muốn ăn nhưng thực chất là trẻ vẫn “đói”, vẫn bị thiếu dinh dưỡng vì các chất dinh dưỡng như đạm, béo, vitamin và muối khoáng chỉ có trong các thức ăn khác. Đó là chưa kể đến một số loại bánh, kẹo, nước ngọt có dùng các loại phẩm màu không được phép sử dụng chế biến thực phẩm, rất hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Trẻ biếng ăn cũng có thể do bị nhiễm ký sinh vật đường ruột như giun, sán… Cần giữ vệ sinh trong ăn uống và nơi ở cho trẻ. Nếu có điều kiện, nên làm xét nghiệm phân cho trẻ để tìm ký sinh trùng và điều trị kịp thời.

Khi đã loại trừ hết các nguyên nhân trên, trẻ có thể chán ăn do thiếu các men tiêu hóa nên thức ăn không được tiêu hóa hết. Trong trường hợp này, phân trẻ không mịn, thường có những hạt lổn nhổn gọi là phân sống. Bình thường trong cơ thể người có rất nhiều loại men để tiêu hóa các loại thức ăn (chất đạm, chất đường, chất béo…).

Các men tiêu hóa giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, làm cho trẻ chóng đói, muốn ăn và ăn ngon miệng. Gặp phải những trường hợp này, có thể cho trẻ uống thêm men tiêu hóa và nên cho uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ dùng men tiêu hóa trong một thời gian nhất định, nếu uống kéo dài sẽ không tốt vì sẽ gây ức chế các tuyến tiêu hóa trong cơ chế sản xuất men

Lúc này, đủ mọi “chiêu” phải đem ra để dụ dỗ trẻ sao cho bé “hoàn thành nhiệm vụ” là cả nhà thở phào nhẹ nhõm. Nhưng cách làm này không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng, hãy tham khảo những cách sau đây của chúng tôi và cố gắng áp dụng hiệu quả những phương cách tạo thói quen tốt cho trẻ nhé.

1. Xây dựng thói quen ăn uống đều đặn

Hầu hết các chuyên gia cho rằng những bữa ăn thường xuyên với lịch trình những bữa ăn nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ em nhận biết rằng sẽ phải ăn trong vài giờ tới và trẻ sẽ không bị đói. Do đó, hãy hạn chế uống nước ngọt và bánh ngọt cho trẻ ngay giữa hoặc trước bữa ăn của trẻ. Điều này sẽ tăng sự ngon miệng và giúp trẻ thêm đói để có động lực ăn cơm đúng giờ.


Thói quen ăn uống giúp trẻ ngon miệng hơn. (Ảnh minh họa).

2. Tích cực giới thiệu những thực phẩm mới

Với một đứa trẻ, bạn có thể mất ít nhất từ 8-15 cuộc thử nghiệm để giúp trẻ nhận biết rõ về một thực phẩm nào đó. Tuy nhiên, hãy kiên nhẫn bạn sẽ thành công.

Để giúp trẻ nhận biết thực phẩm nhanh hơn, bạn đừng chế biến quá nhiều thực phẩm trong 1 bữa ăn. Tốt nhất bạn chỉ nên cung cấp một phần cơm nhỏ cùng với 1,2 món ăn ưa thích cho trẻ. Bạn đừng quá tham lam đưa nhiều thực phẩm vào bát cơm của trẻ, nếu không trẻ sẽ sợ mà bỏ bữa luôn.

3. Nêu gương tốt về việc ăn uống lành mạnh và cân bằng

Để giúp trẻ dần không “kén cá chọn canh” trong việc lựa chọn, chính bạn phải nêu gương tốt về việc ăn uống lành mạnh và cân bằng nhé. Do đó, bạn hãy kiểm soát các đồ ăn vặt ở trong nhà như những thực phẩm giàu chất béo, cookies, bánh và nước ngọt. Theo đó, cùng với thời gian, trẻ sẽ học được cách làm và cách ăn uống khoa học theo bạn.

4. Không cho trẻ ăn thêm phần ăn của người lớn

Một đứa trẻ thường chỉ ăn khoảng ¼ phần ăn của người lớn cho nên bạn tuyệt đối đừng cố nhồi nhét trẻ ăn thêm phần ăn nhé. Hãy chú trọng lượng thực phẩm bạn cho trẻ ăn trong một ngày. Không nên quá nhiều nhưng cũng không nên quá ít.

5. Không đe dọa hoặc trừng phạt trẻ khi không ăn

Mặc dù khi trẻ từ chối không chịu ăn những thực phẩm bạn đưa ra và điều này khiến bạn buồn bã nhưng cũng không nên đe dọa hoặc trừng phạt trẻ khi không ăn. Bên cạnh đó hãy tìm cách để trẻ tiếp nhận thực phẩm một cách thoải mái hơn.


Bạn có thể tìm cách dụ dỗ trẻ bằng những món ăn nhẹ để bé hứng thú hơn với ăn uống. (Ảnh minh họa).

6. Tìm cách dụ dỗ trẻ ăn bằng những món ăn nhẹ

Cung cấp nhiều loại thức ăn tại bữa ăn và có thể thỏa thuận cho phép trẻ ăn snack nếu như trẻ chịu măm một thực phẩm nào đấy. Trái cây, súp, táo, bánh quy giòn, bơ đậu phộng và sữa chua …là tất cả các ví dụ tốt về món ăn nhẹ bạn có thể chọn lựa cho trẻ trong sự thỏa thuận này.

Nếu trẻ đồng ý với những lựa chọn này, bạn đừng quá băn khoăn nhé. Miễn là trẻ khỏe mạnh và chịu ăn nhiều thực phẩm khác nhau, bởi trong thời gian ấy, bạn sẽ tận dụng để chuyển sang nhiều loại thực phẩm khác.

7. Nấu ăn trước để dự trữ lúc trẻ đang đói

Bạn nên tránh những đồ ăn nhanh bằng cách chăm chỉ nấu ăn hàng ngày với những món ăn khác nhau. Nếu con bạn không thích những gì bạn đã chuẩn bị cho bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ, bạn cũng không nên quá buồn hoặc lo lắng. Hãy cứ chuẩn bị và mang ra cho trẻ ăn khi trẻ đang đói. Vì khi đang đói trẻ sẽ không có nhiều sự lựa chọn và sẽ ăn tất cả những gì bạn bày ra trước mắt trẻ đấy.

8. Tạo thích thú ăn cho trẻ từ thực phẩm

Bạn có thể tạo sự thích thú cho trẻ để trẻ có hứng khởi khi ăn hơn bằng cách cắt bánh mì thành nhiều hình dạng ngộ nghĩnh khác nhau. Hoặc khi ăn bữa sáng, tối, bạn có thể tỉa cắt thực phẩm bằng nhiều hình thù đáng yêu. Điều này giúp trẻ có cảm giác thích thú xung quanh giờ ăn cơm và giảm thiểu căng thẳng khi ăn.

9. Cầu cứu thêm sự giúp đỡ cho trẻ măm ngon miệng

Ngoài thức ăn bạn đã chuẩn bị, bạn có thể nhờ thêm một sự trợ giúp nữa khiến trẻ ăn ngon hơn và không kén chọn thức ăn. Ví như, thêm một đứa trẻ nữa khi ăn cùng trẻ sẽ giúp trẻ ăn nhanh hơn, hứng khởi ăn nhiều thực phẩm hơn nữa.

10. Bổ sung thực phẩm lén lút cho trẻ

Nếu không thể đường hoàng bổ sung thực phẩm cho trẻ thì bạn hãy lén lút thêm rau, nước sốt cà chua hoặc súp, trái cây tươi, smoothies, khoai lang, bí ngô, cá …. vào những món ăn bạn đang chế biến khi trẻ không để ý nhé.

Mặc dù bạn đang lừa gạt trẻ nhưng đây là cách khá dễ dàng để trẻ có thể nhận được nhiều thực phẩm lành mạnh. Nó hơn việc bạn phải chấp nhận cho trẻ ăn sneak chỉ đổi lại trẻ sẽ tiêu thụ 1 thực phẩm/ 1 lần.

Những bữa ăn dặm đầu tiên thật khó khăn đối mẹ và bé. Nhiều bé không quen ăn thức ăn đặc (do 6 tháng đầu chỉ bú mẹ, thức ăn lỏng hoàn toàn) nên thường nôn ói. Còn mẹ thì lúng túng không biết nấu bột thế nào để bé ngon miệng, đủ chất.
Những nguyên tắc quan trọng
- Ăn lừ lỏng tới đặc (độ đặc nên bắt đầu từ 10%)
- Ăn từ ít đến nhiều: Ở lần đầu tiên, cho bé nếm 1-2 thìa loãng rồi cho bú là chính. Nếu bé chịu ăn, không ói ọc, không sình bụng, không bị tiêu chảy thì có thể tăng dần. Ngược lại, nên tạm ngưng 1-2 tuần rồi mới tập ăn trở lại với lượng thức ăn ít và loãng hơn.
- Tập cho bé quen dần với các thức ăn mới: theo dõi khả năng hấp thu của bé với loại thức ăn mới này trong vòng 5-7 ngày rồi mới cho ăn tiếp món mới.
- Thức ăn phải lỏng mềm, dễ nuốt, phù hợp với từng tháng tuổi của trẻ.
- Phải đảm bữa ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa , đậu đỗ, vừng….), chất bột đường (gạo, mỳ, khoai, ngô), chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng), vitamin và khoáng chất (rau có màu xanh thẫm và các loại quả màu vàng đỏ).
- Đảm bảo VSATTP trong chế biến thức ăn (thực phẩm tươi ngon, an toàn, dụng cụ chế biến và tay người chế biến phải sạch sẽ).
Bí quyết chế biến thức ăn mềm, đảm bảo dinh dưỡng
Khi bắt đầu ăn bổ sung, nên giã nhỏ, xay nhuyễn và ninh nấu kỹ để món ăn nhừ, trẻ có thể ăn được cả cái, thay vì chỉ ăn nước.
Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên nhiều bà mẹ áp dụng cách bổ sung bột giàu men phân giải hoặc nhai thức ăn trước khi cho trẻ ăn, hoặc dùng các enzym trong hạt nảy mầm như giá đỗ, mầm lúa… để hóa lỏng tinh bột, giúp trẻ ngon miệng (nhờ vị ngọt tự nhiên được tạo ra trong quá trình hóa lỏng tinh bột)), dễ hấp thu tinh bột hơn khi hoạt động phân giải tinh bột của tuyến tụy men Amylase ở trẻ dưới 2 tuổi còn kém. Tuy nhiên, bổ sung men phân giải thế nào cho hợp lý, nhai thức ăn thế nào cho đảm bảo vệ sinh lại không phải là chuyện đơn giản và càng không thể cho gia vị tạo độ ngọt mềm để làm tăng vị giác của trẻ...

Thấy con như vậy chị Linh vô cùng lo lắng và không biết cách nào để cho cu Tít ăn uống có cảm giác ngon miệng hơn.

Thông thường, các bà mẹ luôn than phiền vì con mình không có nhu cầu ăn uống thực sự. Các mẹ lo lắng vì không chịu ăn, con sẽ không đủ dinh dưỡng để phát triển. Tuy nhiên đối với trẻ khi từ chối thức ăn việc đầu tiên của mẹ là nên tìm ra nguyên nhân làm giảm khả năng thèm ăn để xác định và bắt đầu điều trị cho trẻ.

Trong trường hợp khác, mẹ hãy tìm ra nguyên nhân trong khâu tổ chức bữa ăn cho trẻ từ việc chế biến, đến khẩu phần… thức ăn của trẻ mà không nên gây áp lực tâm lí buộc con phải ăn khiến trẻ khó chịu.

Bên cạnh đó một vài lời khuyên sau đây để các mẹ giúp con mình ăn uống luôn ngon miệng.

Để trẻ luôn ngon miệng các mẹ nên cho con ăn tại bàn ăn trong khoảng thời gian nhất định. Trong giữa các bữa ăn sáng, ăn trưa, ăn nhẹ buổi chiều và ăn tối, mẹ không nên cho trẻ em ăn vặt bất kỳ thực phẩm nào. Mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, vì đồ ngọt có khả năng làm giảm sự thèm ăn của trẻ trong một thời gian dài.

Đối với đồ uống như sữa, mẹ cũng phải cho con uống trong khung thời gian nhất định. Lượng chất lỏng tuân theo quy định để đáp ứng các nhu cầu phát triển phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trong từng ăn một bữa ăn, lượng chất lỏng có thể tuân theo như sau: Bữa sáng - sữa, ca cao, chè; Bữa trưa - sữa, sữa chua, chè, trái cây; Bữa ăn tối - súp, nước trái cây, sữa ong chúa.

Khi cho con ăn không nên vội vàng cũng không nên quá chậm chạp và không để trẻ vừa ăn vừa nô đùa quanh bàn ăn. Thời gian ăn bữa tối không nên quá 30 phút. Thức ăn cho bé phải được nấu cẩn thận và mềm. Khi trẻ ăn cần để trẻ nhai bình tĩnh điều này sẽ khiến quá trình tiêu hóa của trẻ diễn ra thuận lợi hơn.

Trong bữa ăn, điều quan trọng là không nên tạo áp lực cho con bằng những lời nói gay gắt, không nên khiển trách, thảo luận, bắt lỗi những hành động là trò đùa chưa đúng của trẻ. Tất cả mọi thứ đều có thời gian của nó! Do đó thời gian con ăn, cha mẹ nên để trẻ tập trung vào việc ăn uống, tất cả những vấn đề khác hãy tạm thời gác lại phía sau. Luôn cố gắng để tạo ra một bầu không khí vui tươi, việc mỉm cười với trẻ trong bữa ăn cũng kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Không ép con ăn những gì con không thích. Nếu con không thích ăn bắp cải… thì mẹ không nên ép con ăn ngay lúc đó mà hãy tiếp tục kiên trì đặt nó trong các món canh khác để dần dần con tập làm quen. Hãy cho con được lựa chọn thức ăn cho mình, điều đó sẽ khiến trẻ hào hứng khi ăn. Nhẹ nhàng cung cấp thức ăn cho trẻ và thể hiện thái độ bình tĩnh khi con phản đối loại thức ăn nào đó, điều này sẽ ngăn chặn tất cả các tranh cãi về thực phẩm trong bữa ăn của trẻ.

Hãy cho trẻ chế biến, bày biện thức ăn của mình trẻ sẽ nhiệt tình hơn khi ăn. Cho phép trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn, mẹ có thể cắt nhỏ thức ăn và cho con dùng đũa để khuyất. Khi được tham gia vào quá trình nấu nướng, trẻ thường được kích thích cảm giác ngon miệng.

Ngoài ra mẹ cũng có thể bày ra trò chơi ăn uống cho con với búp bê, khen búp bê mỗi khi con cho búp bê ăn thật giỏi, điều đó cũng sẽ góp phần tác động trẻ ham ăn hơn để giỏi hơn búp bê và được mẹ khen.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

I. Chọn thức ăn hợp với tháng tuổi con trong ăn dặm kiểu Nhật


Mẹ lưu ý từng đặc điểm của từng giai đoạn nhé
5-6 tháng
Muối không tốt cho thận của bé, vì vậy giai đoạn này không cần nêm muối. Lượng muối cho bé ăn chỉ bằng 1/4 lượng muối cho người lớn. Đối với bé ở giai đoạn này, vị nước dashi và nước rau luộc là đủ.
Những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, soba (mì sợi lúa mạch đen), thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé. Ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.

Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 ~ 3 ngày rồi chế biến thức ăn mềm hơn và thử cho bé ăn lại.
7-8 tháng
Giai đoạn này có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc cá thịt đỏ. Nên cho thêm từng ít một để đa dạng thực đơn cho bé. Cho bé ăn nhiều loại rau xanh. Những loại rau mềm như rau chân vịt, bé mới chỉ ăn được phần lá.
9-11 tháng

Giai đoạn này, bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau chân vịt (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn.
Bé có thể ăn hầu hết các món cá, trừ món cá sống, gỏi cá. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt.
12 tháng trở lên

Mục tiêu của giai đoạn này là cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để hướng đến việc thôi cho bé uống sữa. Sang giai đoạn này, bé có thể ăn gần như người lớn, vì vậy nên cho bé ăn cân bằng dinh dưỡng bằng nhiều loại thực phẩm.
Cần chú ý ở giai đoạn này thức ăn của bé vẫn được nêm nhạt. Lượng muối nêm cho bé bằng 1/4 muỗng nhỏ (1 muỗng nhỏ bằng 2,5 g).
Từ 12 tháng trở lên, mẹ mới nên cho bé ăn t hịt. Nếu cho bé ăn sớm, bé cũng khó hấp thu chất đạm
Trong phương pháp ăn dặm, người Nhật chia các nhóm thức ăn thành 3 "màu": vàng, xanh, đỏ, tượng trưng cho 3 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, chất xơ, chất đạm.
"Bảng" các loại thức ăn dưới đây giúp mẹ dễ chọn các loại thức ăn phù hợp với tuổi của bé trong thời kỳ ăn dặm, kể cả mẹ không áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Từ giờ, mẹ không còn lo bé  bị dị ứng thức ăn, "Tào tháo đuổi" hay táo bón nữa nhé!
Độ tuổi của bé
Vàng
Xanh
Đỏ
5 – 6 tháng
cơm, cháo loãng, chuối, khoai tây, khoai lang
táo, cà rốt, cà chua, su hào, rau chân vịt, dâu, súp lơ, bắp cải, ớt đỏ
½ lòng đỏ trứng luộc, sữa chua không đường, bột đậu nành, fomai, bơ, cá cơm, cá trắng, đậu phụ, sữa đậu nành
7 – 8 tháng
tất cả các món của giai đoạn trước và thêm khoai sọ, bún, bánh phở, ngũ cốc ăn sáng, ngô nghiền, yến mạch
tất cả các món của giai đoạn trước và thêm
hành, dưa chuột, đậu bắp, ớt xanh, măng tây, xà lách.
tất cả các món của giai đoạn trước và thêm
đậu đỏ, cá hồi, cá ngừ, trứng, đậu phụ, nội tạng (gan gà), trứng chim cút (từ 8 tháng trở lên)
9 – 11 tháng
tất cả các món của giai đoạn trước  thêm
bánh quy, mỳ Ý
tất cả các món của giai đoạn trước và thêm
nấm, tảo biển, rong biển khô
tất cả các món của giai đoạn trước và thêm
mực, cá, sò điệp, thịt bò, hào, thịt xay, đỗ
12 tháng trở lên
tất cả các món của giai đoạn trước
tất cả các món của giai đoạn trước 
tất cả các món của giai đoạn trước  và thêm tôm, thịt lợn, mực nguyên con, cá ngừ, bạch tuộc, nạc mỡ lẫn lộn,


  3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cực nhanh

Mẹ nấu cháo không chỉ từ gạo, mà còn từ cơm và bánh mỳ. Đổi vị lạ miệng, cực nhanh và giúp mẹ tiết kiệm được thời gian và nhiên liệu.

Ăn dặm kiểu Nhật đã trở nên quen thuộc với nhiều bà mẹ Việt Nam, giúp bé ăn ngon miệng và được đổi món thường xuyên.

Từ bài báo này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các mẹ những bí quyết, kinh nghiệm, mẹo hay trong việc áp dụng phương pháp ăn dặm này. Hy vọng điều này giúp các mẹ tiết kiệm được thời gian, các con ăn ngon miệng và hay ăn chóng lớn.

1 Nấu cháo từ gạo

Tỉ lệ gạo và nước cho bé:

* 5-6 tháng tuổi : 1 gạo + 10 nước ((cháo chín - rây qua lưới - cho bé ăn)
* 7-8 tháng tuổi : 1 gạo + 7 nước (cháo chín - cho bé ăn cháo nguyên hạt)
* 9-11 tháng tuổi: 1 gạo + 5 nước (cháo chín - cho bé ăn cháo nguyên hạt)

- Vo sạch gạo trước khi nấu. Sau đó cho gạo và nước vào đúng tỉ lệ vào nồi.

- Tắt bếp, vẫn đậy kín vung, ủ thêm 15 phút nữa, cháo sẽ ngon hơn.

* Kinh nghiệm nấu cháo bằng bếp gas:

- Ngâm gạo ít nhất 30 phút trước khi nấu, gạo sẽ hút đủ nước, cháo mới ngon.
- Vặn lửa "siêu nhỏ" để khi sôi nước không bị trào ra ngoài.
- Đậy kín nắp để nước bốc hơi ít, cháo không bị thiếu nước.

2. Nấu cháo từ cơm

Tỉ lệ cơm và nước để nấu cháo

* 5-6 tháng tuổi : 1 cơm + 5 nước (cháo chín > rây qua lưới > cho bé ăn)
* 7-8 tháng tuổi : 1 cơm + 3-4 nước (cháo chín > cho bé ăn cháo nguyên hạt)
* 9-11 tháng tuổi: 1 cơm + 2 nước (cháo chín > cho bé ăn cháo nguyên hạt)

3. Nấu cháo từ bánh mì

Tỉ lệ: 5-6 tháng tuổi : 1 bánh mì + 5 nước

- Cho thêm sữa bột của bé vào khuấy đều (lượng sữa = 2/3 lượng bánh mì)

Mẹ nấu cháo cho các bé đúng thời gian và tỉ lệ (gạo - nước, bánh mỳ - nước, cơm - nước) như trên sẽ giúp mẹ tiết kiệm được cực nhiều thời gian và nhiên liệu.

III. Cho con ăn dặm kiểu Nhật: Vì sao mẹ đã không thành công?


Khi con bắt đầu bước sang tuổi ăn dặm, chị Hiền (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) đã tìm hiểu nhiều tài liệu, “cày nát” các diễn đàn và rất tâm đắc với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

Phương pháp này mang lại nhiều tiện ích cho mẹ và nhất là cho con. Bởi không quá chú trọng đến lượng ăn mà quan tâm đến sự thích thú của con, nên con không rơi vào tình trạng bị ép ăn, rồi chán ăn, sợ ăn.
      
Chị Hiền đã in đầy đủ các tài liệu hướng dẫn, thực đơn ăn dặm theo từng thời kì với tinh thần hào hứng và niềm tin…chắc thắng . Tuy nhiên, cho đến lúc này, khi bé Phương Anh vừa tròn 1 tuổi, chị phải thừa nhận là mình đã thất bại.
       
Không chỉ chị Hiền mà rất nhiều bà mẹ khác cũng chia sẻ trên các diễn đàn về sự thất bại của mình. Kế hoạch áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật bị... phá sản hoàn toàn hoặc chuyển sang dạng nửa Nhật nửa Việt Nam (cho ăn thô đúng thời kì nhưng vẫn phải đi ăn rông, chơi trò chơi, xem tivi…).

Nguyên nhân là do đâu?

Thiếu kiên nhẫn

Đây được coi như “rào cản” lớn nhất trên đường đi đến thành công. Các bà mẹ thường sốt ruột khi thấy con tăng cân chậm, lượng ăn ít. Và thế là họ cố gắng ép, tìm mọi cách để ép như: vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem TV, đi rông…
 
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 1-5 tuổi sẽ có những giai đoạn biếng ăn sinh lý. Các mẹ phải hết sức kiên nhẫn, bình tĩnh cùng con vượt qua giai đoạn này. Có thể thay đổi thực đơn, đẩy xa khoảng cách bữa ăn hoặc chia nhiều bữa nhỏ, ăn thêm hoa quả, sữa chua, các chế phẩm từ sữa nhiều dinh dưỡng, uống bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ thiếu chất.

Nên cho con ngồi ghế tập ăn đúng thời điểm.
 
 
Chị Xuân (Dịch Vọng, Cầu Giấy) chia sẻ: Bé Duyên biếng ăn đến hơn 3 tuổi, có khi một năm chỉ lên được 3-4 lạng. Nhưng khi sang tuổi thứ 4, cháu ăn uống tốt hẳn lên, cân nặng, chiều cao tương đương, thậm chí còn nhỉnh hơn các bạn cùng trang lứa.

Nói như ông cha xưa, qua “đốt” rồi con sẽ lại ăn tốt. Vì thế không nên quá ép trẻ dẫn đến những hậu quả lớn hơn, không chỉ là sợ ăn mà còn ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ. Đây cũng là tinh thần cơ bản của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: tìm mọi cách để trẻ yêu thích bữa ăn, qua đó phát triển cả về tình cảm và trí tuệ của trẻ.

Sử dụng ghế ngồi ăn không đúng thời điểm

Chị Hiền cho rằng một trong những nguyên nhân thất bại của chị là không cho bé ngồi vào ghế ăn ngay từ đầu. Chị mua ghế khi cháu đã sang tháng thứ 10, biết trèo leo nghịch ngợm và đúng vào giai đoạn biếng ăn. Vì thế cháu không hợp tác với mẹ, ngồi được 5-10 phút là đứng dậy, trèo lên đòi ra ngoài.

Các mẹ hãy cho trẻ ngồi vào ghế tập ăn ngay khi trẻ ngồi vững để tạo thói quen ăn uống một chỗ, có kỉ luật, không đi lung tung. Trẻ dần rèn luyện thói quen đến bữa ăn là ngồi ghế, ăn xong mới được đi chơi. Như thế cả mẹ và bé đều khỏe và nhàn.

Mắc bệnh so sánh

Những bậc làm cha mẹ thường  không thoát khỏi thói thường tình là hay so sánh con mình với con người khác để rồi không chịu được áp lực từ chính bản thân và những người xung quanh. Mà nếu theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì trẻ thường sẽ không bụ bẫm vì họ không chú trọng cân nặng để bắt con ăn mà quan trọng là con cứ phát triển trong giới hạn cho phép, lanh lợi là được.

Chị Hiền bức xúc vì thường xuyên phải nghe những lời than phiền rằng con còi quá, mẹ không biết chăm. Họ hàng nội ngoại đều bảo phải ép chứ, trẻ con mà, đứa nào chẳng phải ép, cứ học tập cái gì ở đâu đâu, nó ăn được mới có sức, phải ép ăn dạ dạy nó mới to ra, mới “quen dạ” để ăn được nhiều hơn… Bản thân chị nhìn con người ta mập mạp cũng thấy chạnh lòng. Dù con nhanh nhẹn, thông minh,biết nhiều điều hay nhưng mẹ vẫn không thỏa lòng về cái sự ăn của con, thế là lại chặc lưỡi  “thôi thì…cứ ép.”
 

Ăn uống phải là niềm vui thích của trẻ


Bất đồng quan điểm trong gia đình và “phó mặc” cho người giúp việc

Một yếu tố giúp các bậc cha mẹ thực hiện thành công phương pháp này là phải có sự thống nhất về tư tưởng lẫn hành động của những người trong gia đình và cả người giúp việc. Chị Lan (Thanh Xuân Bắc) tâm sự: mình đi làm, bà nội ở nhà cho cháu ăn, nó mà không ăn thì bà sẽ cho đi rông. Bà cứ chủ trương ăn nhiều mới tốt, mới khỏe.

Nhiều gia đình có người giúp việc cũng lâm vào cảnh “trên dưới không thông”.  Cho bé ăn được thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Bố mẹ đi làm cũng không thể kiểm soát hết tình hình ở nhà. Có lần chị Mai đi làm về sớm, lúc bác giúp việc đang bế con gái chị ra trước ngõ cho ăn. Nếm thử cháo thấy mặn quá, chị hỏi, bác ấy bảo: tôi cho 1 thìa nước mắm, ăn nhạt thế làm sao ăn được?!!

Trên đây là những trở ngại thường gặp khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Không có cách nào khác là bố mẹ phải luôn tâm niệm “kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn”, ắt rồi sẽ đến ngày được “hái quả ngọt”!


 
Vì sao trẻ biếng ăn\
Các món cháo dinh dưỡng cho bé biếng ăn
Khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn cho mẹ hết âu lo
Trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao
Trẻ bị biếng ăn sau khi bị sốt nên làm thế nào?

(ST).