Lẩu bò nhúng giấm đãi cả nhà cuối tuần

Thịt bò sẽ trở nên mềm và ngọt hơn sau khi chế biến và món này rất thích hợp cho những bữa nhậu. Bạn có thể trổ tài đầu bếp thiết đãi bạn bè.


Món lẩu bò nhúng giấm được rất nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn của nó.

Đặc điểm nổi bật của món lẩu này là nước dùng được chế bằng giấm và nước dừa non. Mùi thơm ngon, ngòn ngọt của nước dừa hòa quyện với vị chua chua nửa giấm tạo nên một thứ nước dùng tuyệt hảo, ăn một lần bạn có thể ấn tượng mãi.

Lẩu bò nhúng giấm có nguyên liệu rất đơn giản. Tùy vào số lượng người ăn trong gia đình, bạn có thể mua thịt bò phi lê cho đủ dùng, chuốt chát, khế chua, dưa leo, giá, củ cải trắng, bánh tráng, mắm nêm, thơm, dừa xiêm, hành tây, các loại rau sống, giấm và gia vị nêm...

Giữa tiết trời lạnh lẽo của mùa đông, được ngồi bên gia đình, nhúng những miếng thịt bò thăn nõn tươi ngon vào nổi lẩu đang bốc hơi nghi ngút, rồi cuộn với các loại rau ăn kèm cảm giác thật là thú vị.

Mùi thơm ngon, ngòn ngọt của nước dừa hòa quyện với vị chua chua nửa giấm tạo nên một thứ nước dùng tuyệt hảo, ăn một lần bạn có thể ấn tượng mãi (Ảnh minh họa)

Cách chế biến lẩu bò nhúng kiểu này không khó, chỉ với vài thao tác là bạn đã có ngay một bữa ăn thịnh soạn cho cả nhà.

Nguyên liệu:

- 800 gr thăn bò nõn

- 500 ml giấm

- 2 trái chanh

- 1 quả dứa

- Nước mắm chấm 

- Bánh tráng

- Rau sống (dưa chuột bao tử, rau thơm, xà lách, giá sống, chuối chát, khế chua,... tùy ý nhé!)

Cách Làm:

- Thịt bò xắt lát mỏng (cố gắng xắt thật mỏng, đừng để cho thịt vụn). Ướp thịt với hành củ xắt mỏng và chút gia vị rồi để thấm chừng 30 phút).

- Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, băm nhỏ rồi để ra một tô lớn. Giã tỏi cùng với thơm vào quậy đều. Nêm nếm xem vị mặn, ngọt của mắm rồi chia đều ra 4 chén nhỏ.

- Xà lách tách từng bẹ, rau thơm nhặt bỏ cọng, giá sống chặt bỏ mũi, dưa chuột bao tử, chuối chát và khế xắt lát mỏng ngâm với nước cho trắng. Rửa sạch rau sống rồi vẩy nước cho thật khô.

- Đổ nước của trái dừa non cho vào nồi lẩu cùng với ít giấm, đường, gia vị đun sôi, đặt ra giữa bàn. Xếp thịt bò xung quanh cùng với rau sống, mắm, bánh tráng.

- Để lửa vừa phải cho nồi lẩu sôi, nhúng thịt bò vào nồi để chín gắp ra cuộn ăn cùng với bánh tráng, rau sống, dưa chuột, bún.


Từng lát thịt bò được nhúng vào nước giấm để chín tái, cuộn với bánh tráng và các loại rau, chấm mắm nêm sẽ mang lại cho bạn cảm giác khó quên.

Sài Gòn có rất nhiều con phố ăn uống, quán xá với đa dạng món ăn độc đáo. Nhắc đến ẩm thực Sài Gòn, người ta sẽ không thể bỏ qua các loại lẩu. Lẩu được xem là một món ăn truyền thống, mà khi đi bất cứ quán nhậu hay nhà hàng nào người ta cũng dễ dàng bắt gặp.

Lẩu bò nhúng giấm chua cay có nguyên liệu và cách chế biến khá đơn giản. Tùy vào số lượng người ăn trong gia đình, bạn có thể mua thịt bò phi lê cho đủ dùng, chuốt chát, khế chua, dưa leo, giá, củ cải trắng, bánh tráng, mắm nêm, thơm, dừa xiêm, hành tây, các loại rau sống, giấm và gia vị nêm...

Bạn có thể dùng nước dừa xiêm đổ vào nồi, cho khoảng nửa củ hành tây thái nhỏ, rồi mới cho giấm và nêm nếm sao cho vừa ăn.

Thịt bò sau khi mua về, lát thật mỏng và to bản, xếp ra đĩa cho lên thịt bò. Củ cải trắng và cà rốt xắt sợi, rồi ngâm vào hỗn hợp dấm và đường cùng chút muối, làm đồ chua. Các loại rau rửa sạch, dưa leo cắt lát dài, khế cắt lát mỏng, chuối chát gọt vỏ, cắt lát mỏng rồi cho vào một thau nước có vắt chanh ngâm cho trắng, khi ăn mới vớt ra.

Cách chế biến nước chấm cũng khá đơn giản, bạn giã thơm, ớt, tỏi cho thật nhuyễn, sau đó cho đường, mắm nêm , tí nước, chanh vào sao cho có vị mằn mặn và hơi chua chua.

Dùng kèm món lẩu gồm có chuối chát, khế chua, dưa leo và các loại rau sống...

Trước khi dùng, cho giấm vào nồi lẩu, đun sôi, nêm sao cho vừa ăn, cho thêm ít sa tế. Khi ăn miếng thịt nào thì hãy nhúng miếng đó, đừng để hết thịt bò chín quá sẽ dai và mất ngon. Khi ăn, bạn nhúng thịt bò vào nước giấm cho tái, cuộn bánh tráng và các thứ rau sống, xà lách, chuối, khế, rồi chấm với mắm nêm đã chế biến.

Ngoài ra, để món ăn được làm đúng theo kiểu Nam Bộ, bạn có thể dùng nước dừa xiêm đổ vào nồi, cho khoảng nửa củ hành tây thái nhỏ, rồi mới cho giấm và nêm nếm sao cho vừa ăn.

Khi ăn tới đâu sẽ nhúng tới đó, đừng để thịt bò chín dai sẽ mất ngon.

Người Sài Gòn ăn lẩu quanh năm, bất kể ngày mưa hay ngày nắng. Tuy nhiên, nếu được ngồi cùng bạn bè, người thân trong một ngày mưa, để rồi cùng nhau thưởng thức một nồi lẩu chua cay, thơm phưng phức như lẩu bò nhúng giấm sẽ chẳng còn điều gì có thể thú vị bằng.


Nguyên liệu:

  • 800gr thăn bò nõn.

  • 500 mì giấm chua.

  • 2 trái chanh.

  • 1 trái dứa.

  • 1 chai mắm nêm.

  • 3 xắp bánh tráng.

  • Rau sống (dưa chuột, rau thơm, xà lách, giá sống, chuối chát, khế chua).

Thực hiện:

  1. Thịt bò xắt lát mỏng (cố gắng xắt thật mỏng, đừng để cho thịt vụn). Ướp thịt với hành củ xắt mỏng và chút gia vị rồi để thấm chừng 30 phút).

  2. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, băm nhỏ rồi để ra một tô lớn. Giã tỏi cùng với thơm vào quậy đều. Nêm nếm xem vị mặn, ngọt của mắm rồi chia đều ra 4 chén nhỏ.

  3. Xà lách tách từng bẹ, rau thơm nhặt bỏ cọng, giá sống chặt bỏ mũi, dưa leo xắt lát dài, chuối chát và khế xắt lát mỏng ngâm với nước cho trắng. Rửa sạch rau sống rồi vẩy nước cho thật khô.

  4. Đổ nước của trái dừa non cho vào nồi lẩu cùng với ít dấm, đường, gia vị đun sôi, đặt ra giữa bàn. Xếp thịt bò xung quanh cùng với rau sống, mắm nêm, bánh tráng.


Một số món ăn liên quan:


Lầu bò viên sa tế

Còn gì tuyệt vời hơn khi cả gia đình cùng sum vầy bên nồi lẩu nghi ngút khói, với mùi thơm của sả, cay nồng của ớt và ngọt từ xương hầm, được dùng kèm với các loại rau và thịt bò viên.

Nguyên liệu:

- 1 kg xương ống bò hay xương đuôi bò
- 300g thịt bò viên
- 200g thịt bò
- 5 - 6 nhánh sả
- 1/2 củ hành tây
- Vài nhánh hành lá
- Muối, hạt nêm, ớt quả, ớt bột, nước mắm và tỏi
- Phần rau ăn kèm: cải thảo, cải bẹ xanh, có thể thêm cải bỏ xôi, thêm rau tùy theo sở thích của bạn
- Có thể thêm nấm rơm, hay nấm thủy tiên. Và thêm đậu phụ, hay cá viên tùy theo sở thích của bạn.
- Mì trứng hoặc bún.

Cách làm:

Bước 1:

- Sả tước bỏ cọng cứng, cắt khúc ngắn, dùng một nửa phần sả bằm nhuyễn, một nửa còn lại đun cùng với xương.

Bước 2:

- Xương đuôi bò rửa sạch, đun nồi nước, thêm một ít giấm, muối, cho vào đun sôi khoảng 5 phút, sau đó đổ ra rổ, rửa xương lại cho thật sạch.

Bước 3:

- Tiếp theo cho xương vào nồi, đun cùng sả thêm một ít muối, đun sôi, thỉnh thoảng hớt bỏ bọt.

Bước 4:

- Thịt bò viên cắt làm đôi, cho vào bát.

Bước 5:

- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng, xếp vào đĩa.

Bước 6:

- Hành lá rửa sạch, cắt khúc.

- Hành tây tước bỏ vỏ khô, bổ múi cau.

- Cải thảo, cải bẹ xanh, rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.

- Nấm cắt bỏ chân, rửa sạch.

Bước 7:

- Phần ớt sa tế: đun nóng hai thìa nhỏ dầu điều, phi tỏi thơm, cho sả đã bằm nhuyễn vào xào thơm, xào khoảng 5 phút rưới vào một ít nước mắm và một ít ớt bột, đun khoảng 2 phút, tắt bếp.

Bước 8:

- Nồi nước dùng sau khi phần xương bò mềm, bạn thêm ớt sa tế đã xào chín vào, nêm lại gia vị vừa ăn. Tiếp tục đun khoảng 15 phút, bạn có thể dùng ớt màu thay cho ớt bột.

Bước 9:

- Đun nồi nước sôi nóng, cho vắt mỳ vào chần sơ qua nước sôi, sau đó xả mỳ dưới vòi nước lạnh để chống dính, đổ mỳ ra rổ cho ráo nước.

Bước 10:

- Tiếp theo rưới một ít hỗn hợp tỏi đã phi với dầu vào rổ mỳ, gắp mỳ ra đĩa.

 

Bước 11:

- Nếu dùng thêm các loại như đậu phụ chiên, cá viên chiên thì bạn xếp đậu phụ ra đĩa riêng.- 

Bước 12:

- Khi dùng, bạn xếp tất cả các loại rau, thịt ra đĩa để riêng.

- Dùng nồi nấu lẩu chuyên dụng đặt vào giữa bàn, đổ nước ninh đuôi bò vào nồi lẩu, cắm điện đun sôi thì cho bò viên, hành lá, hành tây vào đun cùng. Khi ăn cho thêm nấm, các loại rau vào nồi lẩu, dùng kèm với mỳ trứng và rưới kèm nước mắm và ớt quả.

 

Lẩu chả cua bắp bò

 Nguyên liệu:

- Chả cua: 300 gr
- Bắp bò: 300 gr
- Xương đuôi lợn: 500 gr
- Đậu phụ: 3 bìa
- Nấm hương khô: 20 gr
- Sả: 2 nhánh
- Nấm sò: 300 gr
- Rau muống chẻ, rau cần
- Sa tế
- Miến

Cách làm:

 Bước 1: Đun sôi 1 nồi nước, thả xương vào đun to lửa cho sôi bùng trở lại, xương tiết ra các chất bẩn thì các bạn tắt bếp, vớt xương ra rửa sạch. Sau đó mới chế nước mới vào đậy vung, ninh nhỏ lửa để lấy nước dùng.

 Cách này giúp cho nồi nước dùng được trong. Phần xương các bạn cũng có thể thay bằng xương ống, tuy nhiên mình chọn xương đuôi vì xương đuôi cũng giúp cho nước dùng ngọt và thanh chứ không bị béo do chứa nhiều tủy như xương ống.


Bước 2: Nước dùng sau khi đã ninh xong, các bạn chắt riêng ra nồi dùng ăn lẩu rồi đập dập 2 nhánh sả thả vào cho thơm. Tiếp đó dùng thìa xúc từng viên chả cua thả vào nồi, nêm nếm lượng bột canh vào nồi nước dùng cho vừa miệng.

 


Bước 3: Để tạo màu sắc hấp dẫn và tăng hương vị cho món lẩu, các bạn cho thêm từ 1-2 thìa cà phê sa tế (tùy vào khả năng ăn cay nhé).

Bước 4: Trước khi ăn các bạn mới thả nấm hương vào nồi lẩu nhé, vì nếu cho nấm hương vào đun cùng ngay từ đầu sẽ bị bay bớt mùi thơm của nấm.


Bước 5: Miến ngâm nở, đậu phụ xắt miếng nhỏ. Rau cần nhặt bỏ bớt lá, rửa thật sạch rồi cắt khúc ngắn. Nấm sò cắt bỏ chân, rửa nhẹ với nước để tránh nấm bị dập nát. Sắp xếp, trình bày các nguyên liệu xung quanh nồi lẩu sao cho đẹp mắt.

Các bạn hãy tạo nên điều ấm cúng cho gia đình mình trong ngày tết sắp tới bằng nồi lẩu chả cua bắp bò này mau thôi!


Lẩu đuôi bò

Món lẩu này vô cùng đơn giản nhanh gọn mà bổ dưỡng, vậy ngày chủ nhật bạn tranh thủ "khao" cả nhà một bữa thật ngon và ấm cúng nhé.

Cách 1: Đơn giản nhất

 Nguyên liệu:

1 cái đuôi bò (700g), 2 củ cà-rốt, 3 cây sả, 3 quả ớt sừng, 6 củ hành tím, 1 củ riềng, 1 củ gừng, 1 thìa súp bột me, 5 lá khô thơm, cà hộp, rau cải, mồng tơi.

Thực hiện:

Đuôi bò phần to chặt khoanh dày 1cm, phần nhỏ chặt khúc dài 3cm. Trụng sơ trong nước sôi có gừng đập giập để khử mùi, vớt ra, rửa sạch. Sả cây bỏ phần lá, cắt khúc dài 5cm. Ớt sừng thái làm đôi theo chiều ngang. Cà-rốt gọt vỏ, tỉa hoa, thái khoanh dày 0,5cm. Hành tím bóc vỏ, để nguyên củ. Riềng thái lát dày 0,2cm. Cải, mồng tơi nhặt rửa sạch.

Cho đuôi bò, cà-rốt, sả, ớt, củ riềng, hành tím, lá khô thơm, 4 thìa súp cà hộp, 2 thìa súp tương ớt vào nồi áp suất. Đổ ngập nước, nấu trong 20 phút, tắt bếp. Để thêm 10 phút rồi mở nắp. Nêm 2 thìa súp nước mắm, 1/2 thìa súp bột nêm, 1/2 thìa cà-phê muối, bột me, 2,5 thìa súp đường.

Cho ra nồi lẩu, dọn kèm rau và bánh phở (hoặc mì).

Thưởng thức:

Nhúng rau và bánh phở vào nồi lẩu trong khi ăn.

Cách 2: "Chất" hơn  Nếu bạn cầu kỳ hơn thì có thể chế biến theo cách thứ hai, nhìn chung cách này không khác cách 1 nhiều, một số nguyên liệu rau củ được thêm bớt và quá trình ninh nấu cũng tốn thời gian hơn. Hãy chọn cách này nếu bạn có nhiều thời gian và định tổ chức một bữa tiệc lẩu với bạn bè và họ hàng đông đủ nhé.

Nguyên liệu:

- 1/2 kg đuôi bò

 - 4 tép tỏi

 - 2 củ cải trắng-

 - 2 quả ớt

 - 300g xương heo

- 1 quả chanh

 - 4 mớ rau mùng tơi

- 3 củ sả

 - 1 củ gừng

 - Tương bần (tương Bắc), bột ngọt, hạt nêm, đường, muối 

 Thực hiện:

Chặt đuôi bò, xương heo ra từng miếng vừa ăn, rửa sạch để ráo.

 Ướp xương heo với 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột ngọt để 15 phút cho thấm gia vị.

 Ướp đuôi bò với 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê bột ngọt cùng với 3 củ sả đập dập để 15 phút cho thấm gia vị.

 Đổ xương heo đã ướp vào nồi áp suất + 200ml nước lạnh hầm khoảng 10 phút chờ nguội mở nồi múc xương heo ra.

Đổ đuôi bò đã ướp vào nồi áp suất + 200 ml nước lạnh hầm khoảng 15 phút chờ nguội mở nắp nồi vớt hết đuôi bò ra, đổ nước xương heo đã hầm + củ cải trắng (đã gọt vỏ rửa sạch cắt khúc khoảng 5cm rồi chẻ đôi) + gừng nướng chín đập dập vào nồi thêm nước cho vừa đủ ăn, nêm gia vị vừa miệng (hơi nhạt 1 chút), chờ củ cải vừa chín tới vớt ra cho sang lẩu

 Đổ đuôi bò, xương heo đã hầm nhừ + củ cải + nước dùng vào lẩu dọn lên bàn ăn.

 Rau mùng tơi rửa sạch để ráo. Khi dùng nhúng vào nồi lẩu đang sôi ăn kèm bún.

 Bằm nhuyễn tỏi, ớt cho vào 1/2 chén tương bần vắt chanh (nếu bạn không thích tương thì dùng nước mắm cũng rất ngon), nêm bột ngọt, đường cho vừa miệng làm nước chấm đuôi bò rất tuyệt.

Bí quyết chế các món lẩu ngon

Với thời tiết mát mẻ, se lạnh như thế này thật thích hợp để làm các món lẩu.

Nguyên liệu và sơ chế

Cũng như bất kỳ món ăn nào khác, điều cần quan tâm trước tiên là phải chọn được nguyên liệu thật tươi ngon và vệ sinh.

Sau đó, với mỗi loại lẩu, các bà nội trợ phải lựa chọn những nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn: Lẩu hải sản cần có: cá, mực tươi, cà chua, dưa, chuối xanh, khế chua, rau cải, rau cần, hành tây, dấm... Còn nếu muốn làm lẩu thịt thập cẩm, bạn nên chọn mua: tim lợn, thịt bò, thịt gà, cà chua, bầu dục, giò sống, rau ngổ, hành tây, cần tỏi tây, rau mùi, rau thơm...

Muốn nấu nồi lẩu thập cẩm ngon, lại cần ít nhất các thứ như: tim bầu dục, thịt bò, mực, tôm to, lươn lọc bỏ xương, thịt gà, giò sống, rau ngổ, hành tây, cần tỏi tây, cà chua, xà lách.

Lẩu thường nhúng tái ăn ngay nên đa số các nguyên liệu cần được thái mỏng, to bản (cả thịt lợn, gà, bò...). Tuy nhiên, với cá cần thái dày một chút vì nếu mỏng quá miếng cá dễ nát, không ngon. Hay các nguyên liệu như tim, bầu dục cũng nên thái dày nhưng khía cạnh để khi ăn không bị khô xác.

 
Chế biến nước dùng và sử dụng gia vị khi nấu lẩu

 

 
Lẩu muốn ngon điều đầu tiên phải có nước dùng ngon (Ảnh minh họa)


Mỗi món lẩu cần loại nước dùng khác nhau: Lẩu thập cẩm chế nước từ xương lợn, bò, gà. Nước lẩu hải sản được nấu từ đầu, đuôi, xương cá, đầu đuôi tôm...

Quy tắc chung để đun nước dùng là cho xương vào đun sôi nhanh (nếu đun âm ỉ nước bị chua) đến 90 độ thì hạ bớt lửa cho sôi từ từ đến lúc sôi hẳn mới đun ở mức nhỏ nhất, làm sao để nước dùng trong, thơm và có vị ngọt tự nhiên.

 
Về gia vị cho vào nước dùng

 
Nếu nấu lẩu thịt, thẩm cẩm: cần có gừng, sả, nấm hương khô, hành khô, sa tế, dầu hào.

Còn với lẩu hải sản, các bà nội trợ phải làm sao cho nồi nước dùng nổi được vị chua, cay, mặn ngọt. Có thể dùng me, tai chua, giấm, quả dứa... để tạo vị chua và ớt, sa tế, dầu hào, dầu vừng... tạo vị cay.

Nước lẩu đun xong, trước khi dùng nhúng các nguyên liệu để ăn cần phải được lọc trong, loại bỏ hết xương, các mẩu vụn gia vị.

 

Sử dụng gia vị khi ăn lẩu

 

Mỗi loại nguyên liệu thường ăn kèm với gia vị khác nhau. Chẳng hạn: Với lẩu thập cẩm: Thịt vịt ăn cùng xì dầu, tương có thể dùng cho thịt bò, đậu phụ, thịt dê, thịt bê... Tim cật chấm nước mắm nguyên chất ngon. Còn lẩu thập cẩm thì tôm, cá có thể chấm sốt mayone, tương ớt... Một số gia vị như bột canh muối ớt, mắm tỏi ớt có thể dùng cho nhiều loại nguyên liệu khác nhau.

 
Ăn lẩu cũng phải đúng cách


Lẩu xuất phát từ Trung Quốc, phía bắc gọi là Cù Lao (với nghĩa giữa là ống, xung quanh là nước và thức ăn, mọi người ngồi bao thành vòng tròn, quá trình ăn là quá trình làm chín món ăn).

Theo nguyên tắc, khi ăn lẩu mỗi người có một bộ dụng cụ riêng gồm bát, đũa, thìa, đồ để nhúng và ai muốn ăn gì có thể tự chọn, tự phục vụ và thưởng thức theo ý thích của mình (tái, chín hay chín nhừ...).

Món lẩu phù hợp nhất là ăn trong phòng lạnh, vào mùa đông, ở không gian yên tĩnh, ấm cúng để mọi người có thể cùng trò chuyện.

Muốn ăn lẩu ngon cần có rượu kèm theo. Mỗi loại lẩu hợp với một loại rượu: ví dụ vang trắng hợp khi ăn lẩu hải sản, vang đỏ khi ăn lẩu các loại


Lẩu bắp bò nhúng vẻ đổi bữa cuối tuần

Gân bò xào chua ngọt

Chế biến mắm bò hóc

Bò nhúng mắm ruốc thơm lừng

Su su xào thịt bò dậy mùi hấp dẫn

 

(st)

Minh muon biet Dung dam loai nao de cho vao noi lau thi nuoc dung ngon
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Gửi hỏi đáp - bình luận