Lấy lại cân bằng sau khi cha mẹ ly hôn cho trẻ


Việc đổ vỡ trong hôn nhân thường là nỗi đau lớn với con trẻ nhưng hầu hết chúng có thể vượt qua nó sau 1 thời gian nhất định. Trong khoảng 1,5 triệu trẻ em ở Mĩ, thì có rất nhiều em đang phải sống trong cảnh bố mẹ li hôn, chúng thường cảm thấy như thể cả thế giới đang sụp đổ hoàn toàn vậy.




Làm sao để con vui vẻ trở lại sau cuộc li hôn của bố mẹ?


Trong suốt quá trình làm thủ tục li hôn, các bậc phụ huynh luôn dành sự quan tâm chăm sóc cho con họ. Nhiều bố mẹ quá lo lắng đến nỗi họ luôn cảm thấy không vui và họ luôn hi vọng có thể bảo vệ đứa con của mình từ những vết thương mà việc li hôn gây ra.

Tuy nhiên, họ có nhiều lí do để tiếp tục hi vọng. Theo những gì mà các nhà nghiên cứu tìm hiểu được thì chỉ có một tỉ lệ phần trăm nhỏ trẻ em phải đối mặt với những vấn đề hết sức nghiêm trọng trong giai đoạn đầu li hôn của bố mẹ. Với chủ đề này, chúng tôi cố gắng tìm ra được những nhân tố có thể bảo vệ trẻ em từ những tác động tiêu cực của việc li hôn.

Lấy lại thăng bằng nhanh chóng

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc li hôn của cha mẹ ảnh hưởng tới trẻ em trong một thời gian ngắn và những đứa trẻ này sẽ sớm lấy lại cân bằng sau những cơn sốc ban đầu.

Trong một nghiên cứu tâm lí học vào năm 2002 của bà Mavis Hetherington và sinh viên Anne Mitchell Elmore trường đại học Virginia thì nhiều trẻ em đã trải qua những tác động tiêu cực ngắn hạn của việc li hôn như sự lo lắng, giận dữ, những cơn sốc và hình thành trong chúng sự mất niềm tin vào mọi thứ. Những may mắn là những triệu chứng này sẽ dần mờ nhạt đi hoặc biến mất trong những năm sau đó. Chỉ một phần nhỏ trẻ em cần thời gian lâu hơn để quên đi tất cả.



Trong một bài bình trên báo vào năm 2001, nhà xã hội học Paul R. Amato ở trường đại học Pennsylvania, Mĩ đã đưa những tác động của việc li hôn có thể xảy ra với trẻ em trong những năm đầu tiên.

 Nghiên cứu cũng so sánh những trẻ em ở các độ tuổi khác nhau trong gia đình hạnh phúc với những trẻ em có bố mẹ li hôn. Các chuyên viên điều tra đã theo sát những đứa trẻ này từ lúc còn nhỏ tới tuổi vị thành niên, rồi những năm tuổi teen, và họ đánh giá thành tích mà chúng đạt được tại trường, cũng như cách ứng xử và cảm xúc, các quan điểm, mối quan hệ xã hội và việc thi hành luật pháp của chúng.

Qua một thời gian, việc nghiên cứu cho thấy chỉ có một số điểm khác biệt nhỏ giữa 2 đối tượng trẻ em này. Những điểm khác biệt ấy lại không liên quan gì đến việc đổ vỡ của gia đình. Kết quả này chứng minh rằng hầu hết trẻ em đều chịu đựng khá tốt với các tác động của việc li hôn.

Các nhà nghiên cứu cũng liên tục phát hiện ra mức độ thường xuyên của các cuộc cãi vã của các bậc phụ huynh trong và sau khi chia tay có tác động xấu với những phục hồi của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này có thể bị đảo ngược lại theo chiều hướng khác trong một vài trường hợp.

Trong một nghiên cứu năm 1985, ông Hetherington và các cộng sự đã báo cáo rằng một số trẻ em được tiếp xúc nhiều với những bất hòa trước khi ly dị lại điều chỉnh tốt hơn so với trẻ em ít khi đối mặt. Rõ ràng khi xung đột trong hôn nhân xảy ra ngầm thì trẻ em thường không chuẩn bị trước khi được cho biết về việc ly hôn sắp xảy ra. Chúng sẽ rất ngạc nhiên, thậm chí sợ hãi khi biết tin. Nhưng trẻ em từ các gia đình bất hòa thường xuyên có thể trải qua việc ly hôn một cách nhẹ nhàng hơn.

Cùng với đó, nghiên cứu cũng chỉ ra một tỉ lệ nhỏ những người trẻ tuổi trải qua những vấn đề liên quan tới li dị ngay cả khi có những khó khăn lâu dài tồn tại và xuất phát từ những cuộc cãi vã giữa ông bố bà mẹ. Áp lực trong hôn nhân có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng nuôi dạy con cái. Việc li hôn thường xuyên gây ra những căn bệnh như trầm cảm, lo âu và việc lạm dụng chất kích thích ở các bậc phụ huynh có thể gây ra mất cân bằng trong công việc và nuôi dưỡng con cái. Những vấn đề này có thể làm giảm khả năng mang lại cho con cái sự ổn định và tình yêu khi mà chúng cần nhất.

Những vấn đề liên quan khi con bạn trưởng thành

Những tác động của việc li hôn có thể không xảy ra cho tới khi con bạn bước vào tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành. Vào năm 2000, theo những gì mà quyển sách của Judith Wallerstein và các cộng sự- ở trường đại học Berkeley, có tiêu đề “ Những tác động không ngờ của việc li hôn” viết thì hầu hết những đứa con ở tuổi teen cũng trải qua những vấn đề nghiêm trọng trong các mối quan hệ.

Tuy nhiên nghiên cứu không đồng tình với quan điểm là các vấn đề xảy ra với trẻ vị thành niên là phổ biến. Thay vào đó chúng lại là những người có thể thích ứng với tình cảnh này tốt hơn. Ở một quyển sách khác “ Liệu tốt hơn hoặc tồi tệ hơn: Việc li hôn cần xem xét lại” của Hetherington và đồng tác giả- nhà báo John Kelly đã kể lại một nghiên cứu kéo dài 25 năm. Khi mà Hetherington đã theo sát những đứa trẻ mà bố mẹ chúng li hôn và những đứa bé được bao bọc bởi gia đình êm ấm.

Và kết quả là:
 

Đứa trẻ có bố mẹ li hôn

Đứa trẻ có bố mẹ không li hôn

Trải qua những cú sốc tinh thần, tình cảm.


 

25%

10%

Khả năng phục hồi sau những tổn thương


 

 

15%

Rất thấp

Không ai biết được nguyên nhân gây ra sự khác biệt này có phải là do việc đổ vỡ trong hôn nhân hay là do các tác động khác như: thiếu tình yêu thương, chăm sóc con cái từ phụ huynh.


Cũng trong một bài phân tích của nhà tâm lí học Joan B. Kelly và Robert E.Emery trường đại học Virginia thì trong các mối quan hệ thì những đứa trẻ trải qua việc li dị của bố mẹ chúng thì ít khi có vấn đề hơn là những đứa con sống trong gia đình có đủ bố mẹ. Sau nhiều tính toán thì sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ em này cũng rất là nhỏ.


Làm sao để con vui vẻ trở lại?

Trẻ em có bố mẹ li hôn có thể biết cách đối mặt với tình hình tốt hơn nếu như cha mẹ biết kiềm chế những cuộc cãi vã trong gia đình cũng như đừng để trẻ nhìn thấy những xung đột gay gắt.

Hơn thế nữa, khi mà con bạn nhận được sự chăm lo tận tình ít nhất là từ bố hoặc me thì chúng sẽ cư xử đúng mực hơn so với những đứa trẻ thiếu đi tình thương ấy dù chúng sống chung với cả bố và mẹ.

Trong trường hợp này thì các bậc phụ huynh nên tìm những lời khuyên từ các chuyên gia hoặc điều chỉnh lại thời gian bạn dành cho con một cách hợp lí.

Các ông bố bà mẹ cũng cần gần gũi, an ủi và động viên con trong thời kì khó khăn và cố gắng hiểu được lòng chúng. Bạn cũng không nên ngại trả lời những câu hỏi của con mình một cách đầy đủ nhất.

Ở một khía cạnh tổng quát hơn, bố mẹ nên biết cách bảo vệ con từ những tác động xấu của việc li hôn. Hãy cho con thấy được sự ấm áp và tình cảm của bạn và đừng quên dõi theo từng hành động của con. Bố mẹ có thể hướng con vào khuôn khổ của gia đình nhưng đừng quá nghiêm khắc hay buông thả chúng.

Những yếu tố khác cũng đóng góp cho việc nhận thức của con trẻ là sự chăm lo đầy đủ về mặt tài chính cho con sau khi bố mẹ li hôn hay là sự động viên của cộng đồng như của người lớn và thầy cô. Thêm vào đó, những tính cách của con sẽ giúp con kiên cường vượt lên những tổn thương. Những đứa trẻ khoan dung thì rất dễ để đối mặt với tình huống này. Cách đối mặt của chúng với vấn đề cũng khác. Ví dụ một đứa có những cách giải quyết vấn đề sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của xã hội và kiên cường chứ không lảng tránh vấn đề.


Giúp trẻ vượt qua cú sốc khi bố mẹ ly hôn



Trẻ em trong gia đình bố mẹ ly hôn cần được sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc của cả cha lẫn mẹ để dần lấy lại cân bằng và chấp nhận sự ly hôn của bố mẹ.  

Trẻ em thường phải chịu thiệt thòi và vượt qua những cú sốc lớn khi bố mẹ ly hôn. Những hậu quả ấy có thể không thấy ngay trước mắt, nhưng âm thầm kéo dài và ảnh hưởng rất lớn đến trẻ sau này.

Các nhà tâm lý đã chỉ ra một số bí quyết giúp bố mẹ để giảm thiểu những tổn thương cho con trẻ trong quá trình ly hôn đầy khó khăn này.

Thông báo cho con về việc ly hôn của cha mẹ

Nếu không được thông báo về việc này trẻ sẽ cảm thấy bị cô lập, hoang mang và thường hay tự trách mình trước sự đổ vỡ của cha mẹ. Hãy dành thời gian nói với con một cách cởi mở và chân thành về lý do tại sao bố mẹ không cùng chung sống nữa. Hãy trả các câu hỏi của con như một người bạn thân, một người thầy và một người thấu hiểu và sẵn sàng chia sẻ cảm xúc với con. Khi những đau khổ của trẻ được thấu hiểu và chia sẻ, trẻ sẽ bình tâm dần trước những mất mát phải gánh chịu do chia cắt.

Hãy làm gương cho con

Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách của con vì trẻ thường hay bắt chước những gì cha mẹ thường làm. Vì thế cha mẹ nên thận trọng trong việc xử sự với con khi giận giữ, buồn rầu hay trách mắng. Hãy ứng xử một cách tích cực với con để dạy con những bài học quý về giá trị cuộc sống để con có thể hiểu và vượt qua những thời điểm khó khăn.

Gia đình tác động rất lớn tính cách và tâm hồn của trẻ (ảnh minh hoạ)

Tránh sự thờ ơ

Thông thường sau khi ly hôn cha mẹ không còn quan tâm tới nhau nữa, nhưng hãy tránh để tình trạng này xảy ra với con. Trẻ cũng cần được biết về điều này để không cảm thấy sự thờ ơ của cha mẹ và nhìn nhận việc ly hôn như một trường hợp đặc biệt. Đừng để con cảm thấy bị rạn nứt trong quan hệ gia đình làm xấu đi hình ảnh của cha mẹ trong mắt trẻ.

Giao thêm việc cho con

Sau khi ly hôn, trẻ sẽ sống cùng với cha hoặc mẹ và điều này phần nào ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày của trẻ. Hãy giao cho con thêm việc nhà và cho con đi cùng để lựa chọn nơi ở mới.

Quan tâm hơn nữa đến con

Có nhiều trẻ em rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản, căng thẳng sau khi bố mẹ ly hôn. Không ít trẻ sa đà vào nghiện hút, rượu chè và các tệ nạn xã hội khác. Dẫu biết ly hôn không dễ dàng với cha mẹ, nhưng hãy nhìn xa hơn, hạnh phúc con trẻ sẽ là mầm ươm hạnh phúc sau này của cha mẹ. Hãy dành cho trẻ sự quan tâm đúng mực.

Quan tâm tới các các câu hỏi của con

Khi bố mẹ ly hôn, con thường băn khoăn mình sẽ sống với ai? Mình có phải chuyển nhà không? Bố mẹ còn tình cảm với nhau nữa không? Bố mẹ còn yêu thương mình nữa không? Bố mẹ hãy chuẩn bị trả lời các câu hỏi này trước khi con hỏi.

Bố mẹ nên nhớ rằng, với các con bao giờ mình cũng luôn ở vị trí số một và là kiểu mẫu trong cách cư xử của con. Nếu bố mẹ cãi nhau và nặng lời với nhau trước mặt con sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Nếu không duy trì được mối quan hệ tốt sau khi ly hôn, thì ít nhất cũng phải làm bố, làm mẹ tốt để giúp con vững bước trong tương lai. Gia đình dù có ly hôn thì vẫn là gia đình, và trẻ em cần được sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc của cả cha lẫn mẹ để dần lấy lại cân bằng và chấp nhận sự ly hôn của bố mẹ./.


Ứng xử với con khi bố mẹ li hôn



Trẻ rất sợ nếu biết những ngày sắp tới phải chịu cảnh phân tách gia đình, càng sợ và buồn hơn khi rơi vào trạng thái bị cấm cản gần gũi, phát triển tình cảm với người cha hoặc mẹ. Vì thế, khi đã chẳng thể sống chung một mái nhà thì các ông bố, bà mẹ nên khéo léo ứng xử để con cái cảm thấy không quá bị tổn thương, dẫn đến trầm cảm.





Thống nhất những điều cần nói

Cần thống nhất ngay từ đầu về câu từ, cách thức chuẩn bị nói với con. Có thể đề cập thẳng vấn đề với lời lẽ nhẹ nhàng, đơn giản, ví dụ như: “Mẹ biết (các) con đã thấy bố mẹ cãi nhau nhiều, vì thế sau khi thảo luận kĩ càng, bố mẹ quyết định không sống cùng nhau nữa. Con sẽ ở cùng mẹ/bố, còn bố/mẹ sẽ rời đi. Tuy nhiên chúng ta vẫn là một gia đình”. Nếu hoàn cảnh cho phép, hãy nói rõ về kế hoạch gặp gỡ, thời gian vui chơi, để trẻ thấy rằng bố mẹ luôn yêu thương và còn quan tâm chúng.

Đối với trẻ lớn, chúng đủ thông minh để yêu cầu bố mẹ đưa ra một lời giải thích chính đáng cho những mâu thuẫn dẫn đến tình trạng mỗi người một nơi như thế. Cần chuẩn bị tốt tâm lý, tìm kiếm nguyên nhân tế nhị nhất, không nên bày tỏ quá chi tiết, cụ thể, đồng thời ôn hòa, xoa dịu xúc cảm mất mát của trẻ bằng tình yêu, giúp chúng hiểu rằng cuộc chia tay không quá ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại. Thế nhưng đừng hứa những gì mà hai người không thể đem đến cho con cái, để tránh những hi vọng mơ hồ. Nhiều đứa trẻ thấy bố mẹ không giữ đúng lời hứa, đâm ra buồn bã trở nên tự kỷ khi nghĩ mình bị bỏ rơi.

Nói khi có cả hai

... và giải thích nguyên nhân ngắn gọn, xử lý công bằng với nhau, không trách móc, đổ lỗi, bởi điều đó chỉ khiến trẻ thêm phần bối rối, khổ sở, cũng không lôi kéo con về phía mình hay buộc chúng phải tránh xa người kia. Hành vi đó hoàn toàn bất công với trẻ.

Bố mẹ nên tiết chế cảm xúc. Đừng quá xúc động, thể hiện sự phẫn nộ, căm thù, ghét bỏ hay khinh bỉ. Cũng không nên khóc lóc, xót xa. Trong khoảnh khắc này, trẻ đang bị tổn thương. Nước mắt của hai người chỉ khiến chúng thêm phần sợ hãi.

Giúp con đối mặt với sự thật

Khi bố mẹ chia tay, trẻ chắc chắn không thể tránh khỏi sự buồn tủi, mặc cảm, xấu hổ với bạn bè. Đối với trẻ đã lớn, rất cần sự quan tâm đặc biệt của người thân, thầy cô và bè bạn. Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động đoàn thể, đưa chúng giao lưu, tình nguyện ở làng trẻ SOS, để chúng vơi đi suy nghĩ về cuộc hôn nhân đổ vỡ của bố mẹ, đồng thời để chúng hiểu mình vẫn còn may mắn khi vẫn còn đầy đủ các bậc sinh thành.

Kiểm soát hành vi khi gần con

- Khi có trẻ, bố mẹ không nên lại tiếp tục cuộc chiến cãi vã.

- Tuyệt đối không nên nói xấu, chê bai đối phương trước mặt con cái hay để con cái nghe được những lời lẽ không hay về bố/mẹ thông qua một nhân vật thứ 3.

- Đừng quá thể hiện cảm xúc khi có trẻ, điều này chỉ khiến chúng hoang mang, lo sợ vì những ngày đen tối và cuộc sống địa ngục trong tương lai.

- Không lợi dụng trẻ làm cầu nối giữa hai người.

- Đừng can thiệp vào quan hệ của con với bố/mẹ, rồi cố gắng tỏ ra mình là bà mẹ/ông bố tốt, còn người kia là ông bố/bà mẹ tồi.

- Không gây áp lực, hối thúc trẻ lựa chọn đứng về phía ai.

- Tránh mọi sự biến đổi về sinh hoạt hàng ngày. Hãy để mọi thứ diễn ra bình thường như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Dần dần trẻ sẽ quen bầu không khí đó.


DÀNH CHO NGƯỜI LỚN: CÁCH LẤY LẠI THĂNG BẰNG SAU KHI LY HÔN


Nhưng đó lại là thời điểm mở ra một trang mới trong cuộc sống của bạn, thay đổi những gì không được như ý trong suốt thời gian cuộc hôn nhân trước dựa trên lý trí và những cảm xúc tích cực.

Ổn định cảm xúc

Để đối mặt với chuỗi thời gian này thì việc ổn định cảm xúc có tầm quan trọng sống còn.

Bạn dễ có xu hướng tự kéo tụt tinh thần của mình xuống sau khi trải qua cú sốc tình cảm. Nhưng nếu mạnh mẽ, can đảm thừa nhận thất bại trong tình cảm của mình để hoạch định về một cuộc sống tương lai thì bạn lấy lại thăng bằng nhanh hơn.

Ổn định cảm xúc bằng cách đối mặt với thực tế là bước đầu tiên giúp bạn vực dậy tinh thần sau ly hôn.

Có cái nhìn tươi sáng, tích cực

Làm thế nào có thể xây dựng lại một cuộc sống như bạn vẫn mong muốn? Nếu có những tích cực về mặt tinh thần sẽ là khởi đầu mới mẻ để bạn đón nhận sự khác biệt lớn trong cuộc sống.

Sau ly hôn sẽ trở thành giai đoạn vô cùng khó khăn nếu bạn không còn suy nghĩ tích cực về những điều trước mắt. Bạn hãy lên kế hoạch thư giãn, giải trí, tìm những người bạn có thể sẻ chia, vui vẻ, tìm một hình thức thư thái khi trở về nhà, đăng ký một lớp học thêm về tâm lý, lên chương trình mới cho công việc... Khi đó, cuộc sống mở ra trước mắt bạn tràn ngập ánh sáng chứ không tối tăm, mù mịt và bế tắc.

Dành thời gian bên người thân, bạn bè

Sẽ vội vàng nếu bạn bắt đầu ngay với những mối quan hệ mới. Hãy dành thời gian để quan tâm tới người thân, bạn bè. Đó chính là liều thuốc tốt cho trái tim tổn thương của bạn.

Dừng lại và suy nghĩ về những người thân thiết trong gia đình hay bạn bè của mình. Đó nên là những người mà bạn ưu tiên hàng đầu trong suy nghĩ của mình thời điểm này. Họ sẽ giúp bạn vượt qua cú sốc tình cảm để không chìm sâu trong những suy nghĩ tiêu cực.

Làm những công việc yêu thích

Hãy chắc chắn rằng bạn dành nhiều thời gian thưởng thức cuộc sống sau khi ly hôn. Ít nhất một lần trong tuần, bạn dừng công việc thường ngày để tập trung đi chơi hoặc làm điều gì mình thực sự thích. Điều đó sẽ giúp bạn đối phó với cuộc sống sau ly hôn một cách dễ chịu hơn.

Đặt mục tiêu cụ thể và thực hiện

Cuộc sống sau ly hôn là thời điểm của nhiều thay đổi, xáo trộn. Để chắc rằng bạn cảm thấy tốt về bản thân và tận hưởng cảm giác của những thành tích mang lại, hãy đặt cho mình một mục tiêu mà bạn đã chưa từng đạt đư���c. Sau đó, ưu tiên những mục tiêu nhỏ và lập kế hoạch để đạt được nó, từng bước một.

Thực hiện thành công mỗi kế hoạch, bạn sẽ hạnh phúc với những trải nghiệm này. Cuộc sống của bạn sau khi ly hôn sẽ trở thành tháng ngày giúp bạn khám phá thêm những khả năng mà bạn chưa có cơ hội để thực hiện.



LẤY LẠI CẢM XÚC SAU LY HÔN

Trải qua một cuộc ly hôn là thời gian thách thức lớn trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên bạn vẫn phải nghĩ và chuẩn bị cho cuộc sống sắp tới. Hãy sử dụng những cơ hội quý giá để tìm lại chính mình với những đề nghị sau:

Trân trọng khả năng của mình

Hãy làm mọi việc bạn có thể để lập trình cho sự thành công của chính bạn. Tìm lại sức mạnh và kỹ năng của bạn để giúp bạn chuyển hướng tích cực.

Hãy thực sự tin vào chính bạn, bạn sẽ đạt được kết quả trong cuộc sống khi bạn tin là bạn xứng đáng được hưởng. Hãy giữ cho bạn những phẩm chất tốt đẹp mà bạn vốn có như nụ cười, sự tử tế, lòng tốt, sự khoan dung độ lượng, sự quan âm đến mọi người... Khi bạn bắt đầu tập trung vào nó, tự bạn sẽ tỏa sáng.

Nghỉ ngơi

Trong và sau khi ly hôn, thường thì bạn sẽ cảm thấy đau lòng và buồn chán, dường như bạn đã mất đi một cái gì đó rất quý giá.

Nhiều phụ nữ đã cảm thấy tinh thần hoảng loạn và tâm trí bị strees một thời gian, đến nỗi họ sẽ lao vào công việc để quên đi thời gian.

Một lúc nào đó bạn hãy gửi con cho ông, bà, hãy tạm rời công việc để dành thời gian cho chính bạn. Có thể chỉ đơn giản là đi tắm, đi bộ, đọc một quyển sách với tách trà mà bạn ưa thích. Hãy cho phép chính bạn được như thế.

Bạn hãy nhớ là: Bạn hạnh phúc hơn thì gia đình bạn sẽ hạnh phúc hơn.

Đừng hối tiếc, đau đớn hay chua xót

Bạn đừng hối tiếc và đau lòng với quá khứ, hãy nghĩ về mọi việc đã qua và thay đổi mọi thứ. Điều quan trọng là thừa nhận cảm nhận của bạn và học những kinh nghiệm trong quá khứ để chuẩn bị thời kỳ mới trong cuộc sống của bạn được tốt hơn.

Hãy chấp nhận thực tế là bạn đã ly hôn, không thể cứu vãn được và bạn phải làm gì để cuộc sống sau này của bạn vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn. Khi bạn sống có mục đích, bạn có thể có một nghị lực mạnh mẽ để vượt qua nỗi đau và có một cuộc sống thực sự ý nghĩa cho bản thân và cho mọi người quan tâm đến bạn. Vì vậy bạn hãy xác định cho mình mục đích sống với cảm xúc thực sự từ con tim của bạn.

Sống có nghị lực

Khi trải qua môt cuộc ly hôn, cảm xúc của bạn như những đợt sóng ngầm cuồn cuộn. Bạn trở nên căng thẳng, sợ hãi, tiêu cực, căm phẫn và cảm giác thiếu một thứ gì đó. Tất nhiên bạn phải hiểu và chấp nhận những cảm giác thiếu nghị lực đó. Và hãy bắt đầu tạo một nghị lực mạnh mẽ cho chính bạn.

Hãy bắt đầu từng bước như em bé tập đi. Học sự thích thú, phóng khoáng, tích cực hay lòng trắc ẩn, hãy làm những việc mà con tim mách bảo là đúng. Có thể đơn giản chỉ là vỗ lưng con vật yêu của bạn, ngửi một bông hoa, hay nghĩ về những chuyện vui trước đây đã làm cho bạn cười.

Hãy tạo một sự thay đổi bắt đầu từ nghị lực của bạn. Nó sẽ giúp bạn hoàn thành được công việc với sự cố gắng ít hơn và dễ hơn.

Trung thực với bản thân và mọi người

Trong và sau ly hôn, bạn thường chứa đầy sự ngờ vực. Hãy lắng nghe con tim của bạn, những gì nó cảm thấy đúng thì bạn làm. Đôi lúc có những tình huống mà con tim cũng bị lúng túng thì bạn hãy chờ đợi. Khi lắng nghe con tim thì có nghĩa là bạn đã trung thực với chính bạn.






Nguyên nhân dẫn đến ly hôn thời hiện đại
Nuôi con sau khi ly hôn bố mẹ nên làm thế nào
Thủ tục làm đơn xin ly hôn đơn phương
Thủ tục đăng ký kết hôn lần 2
Cuộc sống vợ chồng li thân




(st)