Lịch sử làm đẹp của phụ nữ

Con người đã biết dùng thời trang và mỹ phẩm để điểm tô và chăm sóc sắc đẹp cho mình từ gần hai triệu năm nay rồi. Vì vậy, với dung lượng vài trang giấy , khó mong trình bày được bề dày lịch sử “của việc làm đẹp”. Do thế, chúng ta chỉ có thể cùng nhau nhìn lại quá trình lịch sử này bằng cái nhìn tổng quát và cô đọng nhất...

Lịch sử loài người ghi nhận dân tộc cổ xưa biết sử dụng mỹ phẩm sớm nhất là người Ai Cập. Họ biết dùng các loại tinh dầu thơm và mỡ đặc để thoa lên da cho trơn bóng, mượt mà ; họ biết dùng khói đen của đèn để nhuộm đen chân mày và lông mi.

 Những di tích khảo cổ khai quật được cho thấy họ thường dùng đất son, limonite và oxite mangan để thoa lên mặt. Bên cạnh đó bột kim loại antimon được họ dùng để vẽ viền mắt và tô đậm vùng quanh mắt (tô bóng ). Thậm chí có lúc họ dùng cả bột chì mịn để trang điểm nữa (Người Ai Cập cổ đại).



Hơn 4000 năm nay con người đã biết sử dụng mùi thơm của tinh dầu hoa hồng trong việc làm đẹp (người Ả Rập là dân tộc đầu tiên chưng cất được tinh dầu hoa hồng). Với tính năng có hương thơm dịu , khả năng làm mát... loại tinh dầu này luôn có mặt trong các loại mỹ phẩm làm đẹp như: nước hoa, son môi, làm mặt nạ mặt...
Còn ngừơi La Mã lại biết làm mặt nạ mặt bằng cách pha trộn rượu nho, sữa với bánh mì hoặc dùng bắp, sữa và bột, có khi dùng loại facial làm từ bơ tươi (lấy phần thịt dằm nhuyễn) và bột trộn, dưỡng da rất tốt. Những thổ dân trong rừng sâu phải chăng cũng đã từng sử dụng những mặt nạ mặt của riêng mình?!

Từ lâu con người  đã sử dụng phấn, thuốc nhuộm trong việc phòng côn trùng, song mục đích làm đẹp là chủ yếu. Cho tới nay, điều nay vẫn thế chưa có gì thay đổi. Nếu như người Trung Hoa thích dùng loại phấn thoa mặt có nguồn gốc từ bột gạo, thì người Nhật lại thích dùng bột màu hơn (dùng  hỗn hợp được làm từ: rượu sakê, chè xanh, bột sắt và cánh công trùng), nghệ thuật trang điểm Geisha là một điển hình của nghệ thuật trang điểm cao có giá trị của Nhật Bản.

Ở Châu âu, người ta lại chuộng loại phấn bột làm bằng hơi tinh bột (như ở Pháp vào những năm 1755 - 1790), game màu phổ biến thường là hồng và cam.

Phấn thoa mặt ở Phương Tây (thế kỷ 20), được dùng với các tông màu: trắng, kem, màu hồng và ô liu, đi kèm với việc vẽ mắt đen, xanh dương, nâu và hạt dẻ, rất phổ biến ở giai đoạn trước Chiến tranh thế giới lần thứ I.

Giai đoạn sau Chiến tranh thế giới lần thứ II: lịch sử làm đẹp của con người như sang trang với sự ra đời của các loại son môi (dạng sáp hay lỏng). Việc thoa phấn khá da dạng đủ màu sắc, các loại phấn giờ đây được đặt trong những hộp nhỏ gọn rất tiện khi dùng.

Con người đã sớm nhận thức ra vai trò của phấn, nhất là phấn nền trong trang điểm, bởi nó giúp làn da trở nên mịn màng, tự nhiên, tươi trẻ hơn. Nghệ thuật đánh phấn má hồng ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó bút kẻ mắt được cải tiến không ngừng. Phấn hồng, bút kẻ mắt, lông mi giả, nước hoa đắt tiền, trang phục thời trang là những phương tiện làm đẹp phổ biến được phụ nữ ưa chuộng, đã làm mê mệt biết bao cánh đàn ông.

Nếu như thời xưa Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa (Tây Thi, Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Ngọc Hoàn) nổi tiếng đẹp, trang điểm lộng lẫy, thân thể thơm nức được xem là những người đẹp hiếm hoi như “ báu vật” đến đổi chim nhạn phải sa xuống đất hay hoa phải xấu hổ trước sắc đẹp của họ... thì Trời Tây những cô gái quý phái sang trọng đẹp đẽ, được làm đẹp từ đầu đến đến chân bởi những mỹ phẩm thuộc loại “hàng hiệu”  cũng đầy nhan nhãn.

Việc ra đời của các loại sơn móng đánh dấu thêm một hướng làm đẹp mới, ra đời từ năm 1917 và phát triển mạnh đến tận bây giờ. Có lẽ nghệ thuật làm đẹp ngày càng hoàn thiện và mang tính xã hội hóa cao hơn. Trang điểm làm đẹp không còn là thứ xa xỉ phẩm dành riêng cho các bậc thế gia xa xưa hoặc chỉ dành riêng cho giới minh tinh màn ảnh nữa... Ai cũng có quyền và có thể làm đẹp theo khả năng và nhu cầu của mình.

Điểm lại các trào lưu, giai đoạn khác nhau của lịch sử làm đẹp, tuy có những thăng trầm nhưng nói chung “việc làm đẹp” vẫn luôn được quan tâm đúng mức trong mọi hoàn cảnh. Những thời kỳ mỹ phẩm đắt đỏ hoặc khan hiếm, con người vẫn biết làm đẹp bằng than, bồ hóng, khói đèn và cả bằng xi đánh giày (điển hình là những năm 1940). Mỹ phẩm lên ngôi với hàng loạt các công ty mỹ phẩm lần lượt ra đời ở áo, Pháp, và những nước ở Châu âu... cũng ngay chính trong những năm 1940 đầy khó khăn khi Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.

Tiếp đó những năm (1950 -1960): các sản phẩm thời trang và mỹ phẩm tràn ngập thị trường các nơi. Chính những diễn viên điện ảnh và những người mẫu thời trang đã góp phần “lăng - xê” các loại “mốt” thời trang các loại.

Kem dưỡng da chiếm lĩnh thị trường mỹ phẩm, với đa dạng chủng loại và tính năng. Việc làm đẹp nay không chỉ là việc bôi son, đắp phấn, kẻ mắt thông thường... mà người ta còn quan tâm đến nghệ thuật làm đẹp, trang điểm theo phong cách nào hay theo kỹ thuật mới nào.

Vì vậy, các công ty, nhà thiết kế thời trang luôn tổ chức các Ngày hội thời trang, các Ngày sắc đẹp, các cuộc Thi thời trang, người mẫu, Các cuộc thi hoa hậu... để không ngừng quảng bá cho sản phẩm của họ, cùng với sự tôn vinh sắc đẹp. Dù mang tính kinh doanh nhưng ở mặt nào đó những hoạt động này có tác động thúc đẩy mọi người “hãy quan tâm hơn nữa đến việc làm đẹp”.


Giai đoạn (1970- 1980): ra đời hàng loạt sản phẩm thẩm mỹ, thời trang cao cấp (từ nước hoa, đến kem dưỡng da, son bóng các loại, sản phẩm mascara không thấm nước không trôi, các loại sơn móng bền đẹp... ), gắn liền với sự lên ngôi của những “siêu người mẫu” mà sự thành công của họ không tách rời thời trang và thẩm mỹ.

Giai đoạn những năm 90: các sản phẩm này phát triển ngày một mạnh hơn, bề thế hơn... làm đẹp bước sang một giai đoạn mới, người ta quan tâm đến tính tự nhiên, chất lượng sản phẩm cùng những tác dụng của nó. Nói chung, làm đẹp có sự chọn lọc và sự đề cao yếu tố sức khoẻ, bên cạnh yếu tố vẻ đẹp thân xác bề ngoài được quan tâm nhiều hơn.

Sang đến thế kỷ 21 việc làm đẹp còn đòi hỏi cao hơn, bởi trình độ và tri thức con người cũng ngày một nâng cao hơn. Người ta quan tâm tìm hiểu, tìm biết những loại thời trang và mỹ phẩm có lợi nhưng không các tác dụng phụ xấu.

Vì vậy, hiện tượng “tẩy chay” sản phẩm hay “thu hồi sản phẩm bán ra” cũng vì ý thức hệ này của người tiêu dùng. Không phải tự nhiên, các báo chí và phương tiện truyền thanh truyền hình  hay có những đề tài viết hay trình bày về bí quyết làm đẹp, khắc phục sự cố khi làm đẹp, mẹo vặt trang điểm – trang sức – trang phục... bởi, khoẻ và đẹp không phải dễ dàng sóng đôi, nếu như không biết “làm đẹp dúng cách”. Lịch sử làm đẹp đứng trước thử thách mới nhưng cũng vinh quang và đầy sức sống hơn, vì nó đã trở thành nhu cầu bất diệt của nhân loại và mãi mãi là như vậy ! ...

Thời trang phải tôn thờ Brigitte Bardot vì tất cả những sáng kiến của bà đã tạo bước ngoặt khổng lồ cho lịch sử làm đẹp phụ nữ.

Từ thế kỷ 1 trước công nguyên phụ nữ vùng Địa Trung Hải và Ai Cập đã biết dùng nguyên liệu thiên nhiên và cây cỏ xung quanh để làm mỹ phẩm trang điểm. Cũng như thời nay, người xưa cũng coi da - mắt – môi là 3 tâm điểm quyết định cho vẻ đẹp khuôn mặt. Họ dùng đá khổng tước tán mịn, chì kẽm trắng, than hoặc bồ hóng để tô mắt, lông mày; dùng bột thạch cao và chất antimon làm trắng da; vẽ má và môi hồng bằng củ cải đỏ, trái anh đào …

Vào thời kỳ trung đại, ở châu âu đưa ra luật cấm sử dụng mỹ phẩm, thậm chí xử tội chết cho những phụ nữ trang điểm. Tuy nhiên sang đến thời kỳ phục hưng, quan niệm hà khắc trên đã được nới lỏng.

Giai đoạn Barocco: Mái tóc và là chuẩn mực mơ ước của tầng lớp quý tộc và quý bà quý cô đã nghĩ ra chất lỏng bionda để nhuộm sáng. Họ sáng tác ra nốt ruồi giả để che đậy vùng da nhược điểm như mụn, nốt lồi lõm. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính giai đoạn Barocco đã xuất hiện từ make-up nhưng từ thời điểm đó đến thế kỷ 19 từ này vẫn mang ý nghĩa tiêu cực.

Phấn là sản phẩm của thế kỷ 17: Ban đầu nó chỉ được dùng cho tóc, nhà quý tộc nào trên các bức tranh chân dung cũng đội 1 mái tóc giả rắc phấn.

Thế kỷ 18, phấn má hồng xuất hiện, được ưa chuộng và phát huy cao rất hiệu quả. Cùng lúc đó đó người ta tìm ra cách chải gọn lông mày bằng những mẩu da thú sợi cứng.

Đầu thế kỷ 19, chủ nghĩa lãng mạn tràn vào phong cách trang điểm. Phụ nữ đồng loạt đánh mặt màu trắng nhợt, họ quan niệm làn da xanh xao mới đúng là vẻ đẹp nữ tính yếu đuối … Máy ảnh và máy quay phim ra đời, lịch sử điện ảnh khởi động và đây cũng là giai đoạn sôi động nhất của nghệ thuật trang điểm.

Đầu thế kỷ 20, chị em phụ nữ bối rối trước một biển những sáng kiến của ngành mỹ phẩm trang điểm: nền lớp mỏng và phấn má hồng phớt, tông bóng mắt nhiều màu, bút chì kẻ viền cho mắt sâu hơn, lược chải mi đen và cong, son màu mọng làm thành những cặp môi búp bê.

Trong thập kỷ 30, phim màu đòi hỏi kỹ thuật hóa trang phải nâng lên một bậc cao hơn hẳn để tạo hiệu quả tinh tế cho các góc độ quay cận cảnh.

Anh em nhà Revon đã sáng chế ra thuốc sơn móng tay - chỉ với một màu đỏ ớt và không được bền màu lắm. Tuy nhiên chất lượng sơn móng tồi không thể can được làn sóng mốt sơn móng của chị em khắp các tầng lớp. Ngay sau đấy một thời gian ngắn hãng mỹ phẩm Revlon đã ra đời.

Phấn má hồng làm tiếp vai trò lịch sử của mình, có một vài hãng còn đưa ra tông má hồng màu xanh da trời, làm rộ lên mốt má phớt xanh và trong như pha lê. Người ta cảm thấy ưa nhìn hơn trong các cặp mày lượn vòng cung và màu môi đỏ ớt mọng trở thành mỹ phẩm hot số 1.

Thập kỷ 40 được đánh dấu bằng tông màu nhũ phát sáng do chuyên gia trang điểm Raugulu sáng tạo ra.

Trôi qua 1 thập kỷ nữa, các hãng mỹ phẩm cùng lúc tung ra lựa chọn phong phú cho các tông màu mắt. Người ta phát hiện ra đánh mắt với 2-3 tông pha sẽ đẹp và tự nhiên hơn. Các hộp bóng mắt 2 tông hồng - xanh, be - lá cây … bán rất chạy. Đã có người biết cách tô màu nhẹ cả viền mi dưới, má hồng chỉ đánh trên đỉnh gò má. Son màu cam, gạch non đã xuất hiện trong giới trang điểm sành điệu.

Thập kỷ 60 là giai đoạn trì trệ của trang điểm vì chị em chuyển sang kiểu đánh nền và phấn compact lớp dày làm khuân mặt cứng giống nặt nạ. Diễn viên huyền thoại Brigitte Bardot đã thổi vào mốt một luồng gió mới với phong cách trang điểm ánh nhũ.

Cả châu âu làm theo thần tượng sexy của mình - họ ăn mặc giống cô, chải tóc bồng như cô, kẻ viền mắt đan sẫm, chải mi dày, tô nhũ trắng ngọc trai trên bầu mí, đặc biệt đuôi mắt kẻ chì kéo dài và hắt ngược lên. Làn môi viền chì tông hơi chênh, đôi khi tô son chờm ra ngoài viền để môi mọng và nũng nịu hơn. Thời trang phải tôn thời Brigitte vì tất cả những sáng kiến của bà đã tạo bước ngoặt khổng lồ cho lịch sử làm đẹp phụ nữ.

Thập kỷ 70, nghệ thuật trang điểm bước vào con đường thênh thang và uyển chuyển hơn. Trên sàn diễn các người mẫu bước ra với mầu má nhũ đồng, nhũ cam, hồn nữ hoàng …, đến cuối thập kỷ người ta quay lại với má hồng thắm. Màu mặt hot nhất là bột nhũ tông xanh da trời, xanh lá nhạt và tím phớt.

Lông mày tiếp tục dáng mảnh như thời đầu thế kỷ, các chuyên gia bình luận đây là quy tắc bảo thủ nhất của lịch sử trang điểm vì cả gần 1 thế kỷ mà người ta không nhận ra “cặp lông máy rậm tự nhiên sexy hơn rất nhiều”.

Thập kỷ 80 bùng nổ cơn lốc màu sặc sỡ, người trang điểm hào hứng với các tông rực rỡ nhiệt đới – màu da cam, xanh ngọc lam, tím gắt, hồng mười giờ, xanh coban …. không một ai nghĩ đến tông pastel lịch lãm.

Thập lỷ 90, thời của những người đẹp dáng thể thao, màu nhẹ nhàng tự nhiên xuất hiện như một nhu cầu, số đông ưa dùng tông nâu – be. Mascara và son không trôi là mặt hàng mới có tác động mạnh đến người tiêu dùng. Đã có những mỹ phẩm cao cấp đạt mức độ tinh tế như phấn và nền trong suốt làm cho khuôn mặt mềm mại không khiếm khuyết.

Cuối thế kỷ 20, người phụ nữ độc lập không còn chạy theo trào lưu màu sắc của số đông nữa. Họ tự chọn cho mình tông màu tôn nét đẹp và quan trọng là cá tính được khẳng định.

Thế nhưng lịch sử của mỹ phẩm vẫn đang được viết tiếp vì nó vẫn tạo nên những điều kỳ diệụ cho sắc đẹp và cả số phận phụ nữ. Bạn có tin không, nếu trang điểm hiệu quả, 1 phụ nữ từ điểm 4/10 có thể tới điểm 7-8/10.

Ý nghĩa và lịch sử của làm đẹp?
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Bạn tham khảo thêm bài viết trên nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Gửi hỏi đáp - bình luận