Bệnh cao huyết áp nên kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị cho nhanh khỏi
Thực phẩm tốt cho người cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp - nguyên nhân và cách điều trị
Hiện nay, cao huyết áp không còn xa lạ gì với mọi người. Cao huyết áp thường không triệu chứng do đó nhiều người chỉ nhận ra bản thân họ bị cao huyết áp khi họ bị tai biến mạch máu não. Không thể căn cứ vào triệu chứng nhức đầu, chóng mặt để uống thuốc hạ áp bởi vì nhức đầu, chóng mặt không phải thường xuyên xuất hiện khi huyết áp tăng cao đột ngột và các triệu chứng này có thể gặp ở bệnh lý khác. Tốt nhất nên thường xuyên kiểm tra huyết áp định kỳ với những người chưa cao huyết áp và khi nghi ngờ cao huyết áp cần đo huyết áp nhiều lần . Nếu huyết áp vẫn cao thì nên bắt đầu biện pháp điều chỉnh cách sống (tập thể dục, cai thuốc lá, điều chỉnh chế độ ăn) và xem xét điều trị thuốc. Dưới đây là một vài lời khuyên dành cho người bị cao huyết áp.
Nhiệt độ thấp - Thủ phạm gây cao huyết áp
Thời tiết lạnh, huyết áp không dễ khống chế, nguy hiểm chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng. Do mùa đông nhiệt độ thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Đồng thời, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu tăng lên. Nếu ăn quá nhiều các chất đường, béo... sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Thêm vào đó là sự tồn tại của các trạng thái tình cảm xảy ra hàng ngày trong cuộc sống như lo lắng, căng thẳng, tức giận… tất yếu sẽ làm cho huyết áp không dễ khống chế.Trong trường hợp thời tiết thay đổi, tính giao động của huyết áp tăng cao, nguy cơ chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng, đặc biệt là xuất huyết não, đứt mạch máu do thiếu máu và tử vong do nhồi máu cơ tim.
Thế nào là huyết áp bất thường?
Huyết áp của chúng ta thường có hai thời khắc “cao điểm”, đó là khoảng 9 giờ sáng và 6 giờ chiều.
Huyết áp tăng cao hay xuống thấp là tuỳ theo sự thay đổi của tinh thần và cơ thể, thông thường trong khi ngủ khoảng 3 - 4 giờ đêm là thấp nhất, sáng sớm dần dần tăng cao, đến 9 giờ sáng là ở đỉnh cao nhất. Buổi chiều xuống khá thấp, đến 6 giờ chiếu lại trở lại cao điểm và trước khi ngủ lại về “đáy”.
Nếu sự thay đổi huyết áp của một ngưòi không phù hợp với quy luật này, điều đó đã nói rõ huyết áp của người đó đã không khống chế được, cần phải điều chỉnh uống thuốc.
Vì thế, trước khi đi khám bác sỹ, nên ở nhà tự đo huyết áp của mình trước 1 tuần. Mỗi ngày kiểm tra 4 lần vào các thời điểm: sau khi thức dậy, 9 giờ sáng, 6 giờ chiều và 9 giờ tối. Ngoài ra cần chú ý: nếu vừa vận động thì nên nghỉ 10 phút, sau đó mới kiểm tra huyết áp để có kết quả chuẩn xác.
Vài lời khuyên cho người bị cao huyết áp
Người hay bị tăng huyết áp có nên chơi thể thao không?
Thể dục thể thao là một phương pháp rèn luyện sức khỏe. Với người cao huyết áp cung vậy. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người bị tăng huyết áp cần tập thể dục thể thao đều đặn, nhưng không phải môn nào cũng tập được. Mỗi buổi tập nên khởi động từ từ các khớp toàn thân, từ đầu-cổ, tay, hông, đầu gối, cổ chân rồi mới tập. Khi kết thúc buổi tập cũng không nên ngồi nghỉ ngay, mà nên chạy chầm chậm, sau chuyển sang đi bộ một quãng trước khi dừng hẳn. Khởi động từ từ và kết thúc cũng từ từ là yêu cầu kỹ thuật nhất thiết phải tuân theo để bảo đảm an toàn và hiệu quả của tập luyện.
Người tăng huyết áp cần tập đều đặn, tốt nhất là mỗi ngày tập 20 – 30 phút, hoặc tập 3 lần mỗi tuần, không nên tập kéo dài hơn về thời gian và nặng về cường độ. Một vài nghiên cứu cho thấy: nếu người bệnh tăng huyết áp vận động tay chân thường xuyên trong ngày, thì rất tốt cho tim mạch như: lên xuống cầu thang, quét dọn nhà cửa, chăm sóc cây cảnh… Trái lại nếu chỉ tập vài chục phút thể dục nhưng cả ngày lại ngồi một chỗ thì rất có hại cho sức khỏe.
Người tăng huyết áp nên tập cùng một vài người bạn vì như vậy sẽ thấy vui hơn, có bạn đồng hành, động viên lẫn nhau, vừa tập vừa chăm sóc giúp đỡ nhau nên sẽ yên tâm hơn. Người tăng huyết áp có thể tham gia các câu lạc bộ thể dục dưỡng sinh, khí công…
Một số môn thể dục tốt cho người tăng huyết áp là đi bộ, chạy chậm, bơi lội, bóng bàn, khí công dưỡng sinh …
Ngoài ra, người hay bị tăng huyết áp không nên tập các môn thể thao có cường độ nặng vừa tốn sức vừa tăng gánh nặng cho tim mạch như: cử tạ, leo núi, bóng đá, quyền anh, tennis…
Tình dục với người bị cao huyết áp
Cao huyết áp thường không gây ra dấu hiệu và triệu chứng gì nhưng ảnh hưởng của cao huyết áp đến đời sống tình dục là điều chắc chắn. Mặc dầu quan hệ tình dục ít khi có nguy cơ cho tim mạch như nhồi máu cơ tim nhưng cao huyết áp lại có thể có tác động đến chất lượng hưởng thụ khoái cảm, cả nam và nữ đều đối diện với thách thức này.
Vì giao hợp là một gắng sức vừa phải, có thể coi như làm một số động tác thể dục nên người tăng huyết áp giai đoạn I và II không cần kiêng. Có thể có quan hệ tình dục như khi huyết áp còn bình thường, tất nhiên nếu cảm thấy mệt thì không nên có. Các biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nếu xảy ra cũng là do trùng hợp, không phải vì giao hợp… Tăng huyết áp giai đoạn III, có suy tim hoặc đau thắt ngực thì cần kiêng.
Dù thuốc chữa cao huyết áp có tác dụng phụ như vậy nhưng nhiều nam giới vẫn ngại ngần nói ra với thầy thuốc. Thật không nên, vì một số trường hợp chỉ cần thay đổi thuốc là có thể vượt qua được khó khăn về yếu kém nam tính; một số trường hợp khác cần đồng thời liệu pháp tâm lý và thuốc hỗ trợ cương dương (Levitra, Cialis, Viagra). Thông thường, không mấy khi có tương tác giữa thuốc hỗ trợ cương dương với thuốc chữa huyết áp.
Càng hiểu biết nhiều hơn về những bất ổn của người bệnh thì thầy thuốc càng chữa trị có hiệu quả hơn (cả bệnh cao huyết áp và bệnh về chức năng tình dục), duy trì được một cuộc sống tình dục hài lòng.
10 lời khuyên dinh dưỡng cho người cao huyết áp
Sự chú trọng trong chế độ dinh dưỡng của người mắc huyết áp cao sẽ tác động rất lớn tới việc phòng tránh bệnh. Dưới đây là 10 lời khuyên dinh dưỡng bổ ích dành cho người cao huyết áp.
1. Hạn chế uống rượu
Người mắc bệnh huyết áp cao, nhất thiết phải biết tiết chế trước rượu: không nhiều hơn 3 ly (chén) rượu mỗi ngày đối với đàn ông và 2 ly (chén) với phụ nữ.
2. Không để cân nặng “vượt chuẩn”
Thừa cân là “kẻ thù” của tim và hệ huyết mạch. Khi cân nặng vượt quá trọng lượng cho phép đồng nghĩa với chứng cao huyết áp sẽ “ghé thăm”.
Vì thế, khi có dấu hiệu tăng cân đột ngột và dễ thừa cân, béo phì, bạn cần nhanh chóng cân bằng lại chế độ ăn uống của bản thân và luyện tập thể thao hợp lý.
3. “Cảnh giác” với muối ăn
Chắc chắn rằng các bác sĩ sẽ khuyên nên cảnh giác với lượng muối đưa vào cơ thể. Bởi lẽ, một người mắc bệnh huyết áp cao chỉ nên “nạp” nhiều nhất 6g muối mỗi ngày.
Vì thế, tránh để lọ muối ăn và gia vị trên bàn ăn. Ngoài chuyện nấu nướng các món ăn cho nhạt hơn, người cao huyết áp cũng nên tránh các đồ ăn được chế biến sẵn như: thịt xông khói, đồ ăn nhanh, một số đồ hộp… vì chúng rất nhiều natri (muối). Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên “dè chừng” muối ăn có trong ngũ cốc của bữa sáng hay trong bánh quy.
4. “Kết bạn” với bơ thực vật
Nhất thiết phải “tẩy chay” các chất béo bão hoà trong thực đơn ăn uống và thay thế tối đa mỡ động vật bằng dầu thực vật. Người cao huyết áp cũng cần “từ biệt” bơ động vật và thay vào đó, sử dụng bơ thực vật (margarine).
5. “Cẩn thận” với thịt
Khi bị huyết áp cao, do phải hạn chế các chất béo bão hoà nên tốt nhất là chọn những loại thịt càng nạc càng tốt. Hạn chế thịt bò, thịt lợn và thịt cừu, nên chọn cá và thịt gia cầm (nhớ bỏ da).
6. “Thân thiện” với ngũ cốc nguyên vỏ lụa
Để đảm bảo nhu cầu tinh bột của cơ thể, người bị huyết áp cao nên tận dụng các loại ngũ cốc toàn phần. Bên cạnh hàm lượng tinh bột, ngũ cốc còn cung cấp một hàm lượng chất xơ đáng kể.
7. Chọn lựa phương thức nấu “an toàn”
Cần chọn những cách nấu ít chất béo nhất mà vẫn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng của đồ ăn. Tốt nhất, nên làm chín thức ăn bằng phương thức luộc, hấp hoặc nướng. Hạn chế và tránh chiên, xào đồ ăn.
8. “Chào đón” các đồ ăn ít béo
Nên chọn sữa đã được gạn kem, sữa chua không đường để sử dụng. Tốt nhất trong trường hợp có thể lựa chọn, nên nghiêng về những sản phẩm càng ít chất béo càng tốt.
9. Vận động
Các hình thức vận động cơ thể nhẹ nhàng rất cần thiết cho những người huyết áp cao. Nửa tiếng đi bộ nhanh mỗi ngày, đạp xe hay bơi lội là những hình thức vận động không hề quá sức chút nào!
10. “Kết bạn” thường xuyên với rau quả
Ai cũng biết rằng hoa quả và rau xanh là những “đồng minh” của một sức khoẻ tốt. Vì thế, ta nên nạp đủ lượng rau xanh và hoa quả mỗi ngày cho cơ thể.
Đối với những người có huyết áp cao, nên bổ sung nhiều hoa quả chứa kali như hoa quả khô, chuối… vì kali là “người bạn tốt” của bệnh cao huyết áp.
Thực phẩm "vàng" cho người cao huyết áp
Thứ rau quen thuộc nhất của người Việt - rau muống - cực kỳ tốt cho những người bị cao huyết áp. Cà rốt, cà chua, cải cúc... cũng là món nên ăn. Ăn uống đúng cách cũng quan trọng không kém việc dùng thuốc đối với người bị cao huyết áp. Dưới đây là những “thực phẩm vàng” nên ưu tiên.
Rau muống: Hàm lượng canxi khá cao trong rau muống giúp duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và giữ cho huyết áp ở giới hạn bình thường. Rau muống càng đặc biệt có ích với những người cao huyết áp có triệu chứng đau, nặng đầu.
Rau muống tốt cho người cao huyết áp.
Cải cúc: Lượng tinh dầu trong loại rau này giúp làm thanh nhẹ đầu óc và giảm huyết áp, thích hợp với bệnh nhân cao huyết áp, kèm theo triệu chứng đau, nặng đầu. Có thể dùng cải cúc để ăn sống, nấu canh hoặc ép lấy nước uống.
Cà rốt: Nước ép cà rốt là thứ đồ uống cực tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, nhất là những người có biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Nó giúp làm mềm thành mạch, dự phòng rối loạn vi tuần hoàn – tình trạng dễ gặp ở người cao huyết áp.
Mộc nhĩ: Là thức ăn lý tưởng với bệnh nhân cao huyết áp, nhất là người đã có biến chứng xuất huyết đáy mắt. Có thể dùng mộc nhĩ đen hoặc trắng, mỗi ngày 10gr, nấu nhừ, chế thêm đường phèn để ăn cả nước lẫn cái.
Cà tím: Loại thực phẩm giàu vitamin P này giúp duy trì sự mềm mại của thành mạch máu, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn.
Đậu Hà Lan, đậu xanh: Dùng hai loại đậu này ủ làm giá ăn hằng ngày, hoặc ép lấy nước uống. Có thể dùng chúng trong các món hầm.
Sữa đậu nành: Có khả năng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu và giảm huyết áp. Nên uống hằng ngày, chia 3 lần.
Cà chua, cà rốt cũng là món người cao huyết áp nên ăn.
Dưa chuột: Loại quả này có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ áp nhờ chứa nhiều kali. Có thể ăn sống hoặc làm dưa góp.
Dưa hấu: Đây là loại quả có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, dùng rất tốt cho người cao huyết áp vào mùa hè. Cũng có thể làm giảm huyết áp bằng cách ăn hạt dưa mỗi ngày chừng 10-15gr.
Chuối tiêu: Mỗi ngày nên ăn 1-2 quả chuối tiêu để thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp. Vỏ quả chuối tiêu tươi sắc uống thay trà cũng có tác dụng tốt.
Mã thầy: Ăn củ hoặc ép lấy nước uống, mỗi ngày chừng 100gr, chia vài lần.
Nho: Chứa nhiều kali nên giúp giảm huyết áp, lợi tiểu, cung cấp lượng kali mất đi do dùng thuốc lợi tiểu. Dùng nho tươi hay nho khô đều tốt.
Cần tây: Có tác dụng làm giãn mạch, lợi tiểu và nhờ đó làm giảm huyết áp. Cách dùng: Uống nước ép cần tây pha chút mật ong ngày 3 lần, mỗi lần 40ml.
Hành tây: Ngoài tác dụng giảm huyết áp, hành tây còn giúp làm tăng sức bền của thành mạch máu, vì thế có khả năng giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.
Nấm hương, nấm rơm: Các loại nấm này có tác dụng làm hạ huyết áp, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, lại rất giàu các vi chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Cà chua: Ngoài khả năng hạ huyết áp, loại quả này còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu. Việc ăn sống cà chua mỗi ngày 1-2 quả rất có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp (dĩ nhiên cần chọn đúng loại cà chua sạch để bảo đảm an toàn thực phẩm).
Tỏi: Ngoài khả năng hạ huyết áp, tỏi còn có công dụng giảm mỡ máu. Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn vài tép tỏi sống mỗi ngày, cũng có thể ăn tỏi ngâm dấm hay 5ml dấm ngâm tỏi.
Lê: Loại quả này rất có lợi cho những người cao huyết áp có kèm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực... nhờ tác dụng giáng áp, thanh nhiệt, trấn tĩnh. Nên ăn mỗi ngày 1-2 quả lê, hoặc ép lấy nước uống.
Táo: Chứa nhiều kali, giúp duy trì mức huyết áp bình thường nhờ kết hợp với lượng natri dư thừa trong cơ thể để bài tiết ra ngoài. Mỗi ngày nên uống 3 lần nước ép táo, mỗi lần 50ml, hoặc ăn 3 quả táo.
Ngoài ra, để ổn định sức khỏe, người mắc bệnh cao huyết áp nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc, chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc hay những gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng...
(st)
Ăn kiêng cho người cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp - nguyên nhân và cách điều trị
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp
Ăn mặn tăng huyết áp
Món ăn cho người huyết áp cao