Lưu ý khi đặt in và viết thiệp cưới

Bạn cần chọn giấy có chất lượng tốt và kiểm tra kỹ lưỡng từng dấu chấm, dấu phẩy trước khi đặt in thiệp.


Những lời khuyên khi in thiếp:

1. Chất lượng giấy
Bạn nên yêu cầu nhà in cam kết nếu giấy không đúng mẫu thì không lấy thiệp. Khi tìm được mẫu giấy ưng ý, bạn nên cắt một miếng nhỏ, ghi tên hiệu giấy (nếu có) để làm mẫu và yêu cầu nhà in ký xác nhận lên mẫu giấy bạn chọn.

2. Loại chữ
Có 2 loại chữ cơ bản là chữ nhũ và chữ nổi kim tuyến với giá khác nhau nên cần đặt cụ thể với nhà in về loại chữ mình yêu cầu. Chữ nhũ thường có giá thấp hơn khoảng 400-500 đồng mỗi thiệp.

3. Thiệp dự phòng
Bạn nên in nhiều hơn danh sách khoảng 30 thiệp để dự phòng trong trường hợp viết lỗi, viết sai…

5. In thêm bản đồ
Nếu địa điểm đặt tiệc cưới của bạn khó tìm, bạn nên in bản đồ chỉ đường lên mặt sau thiệp. Bạn sẽ mất thêm khoảng 250 đồng mỗi thiệp khi in thêm bản đồ. Vì thế bạn nên hỏi chi phí rõ ràng ngay từ đầu.

6. Thời gian lấy thiệp
Bạn có thể lấy thiệp thành phẩm trong khoảng 7 -10 ngày sau khi đặt. Tuy nhiên một số nhà in thường muốn chờ nhiều thiệp để in một lúc nhằm giảm chi phí, vì vậy bạn nên yêu cầu ngày giờ giao nhận cụ thể đối với các nhà in.

7. Mẫu thiệp
Sau khi đã thống nhất mẫu thiệp, các nhà in sẽ gửi lại email để bạn kiếm tra lại một lần cuối cùng. Lúc này, mọi công việc xác nhận, sửa chữa, bạn không nên giao dịch bằng điện thoại mà phải làm việc qua email, bởi trong trường hợp xảy ra sai sót, bạn sẽ có email là bằng chứng quan trọng.

Ngoài ra, bạn phải chú ý tới từng dấu chấm, dấu phẩy và từng dấu trên các tên tuổi. Tốt nhất, bạn nên in ra để bố mẹ hai bên kiểm tra trước khi đưa mẫu đi in. Bạn không nên ngại việc liên hệ qua email nhiều lần, bởi "sai một ly đi một dặm".

8. Yêu cầu nhà in bù lỗ thiệp
Nếu in với số lượng nhiều, bạn nên yêu cầu họ bù hao cho bạn một số lượng thiệp nhất định dành cho trường hợp thiệp của bạn bị in lỗi. Hầu như các dịch vụ in ấn đều có ưu đãi này để làm vừa lòng khách hàng, nếu không, bạn nên cố gắng thỏa thuận và đạt được dịch vụ này.

9. In thiệp càng sớm càng tốt
Nếu bạn đã có kế hoạch cưới rõ ràng và muốn tiết kiệm một khoản nhỏ thì bạn nên đặt thiệp từ sớm, nên tránh in thiệp trong mùa cưới, bởi lúc này đám cưới nhiều, dịch vụ cưới hỏi đông khách, bận rộn nên các nhà cung cấp sẽ không thể phục vụ chu đáo.

10. Lựa chọn kỹ lưỡng
Theo một số cặp đôi đã đặt thiệp cưới chia sẻ: "Quan trọng là bạn xác định được phong cách thiệp yêu thích, sau đó mới đi tham khảo. Bạn có thể tham khảo trên website của các nhà in rồi mới đến làm việc trực tiếp với họ". Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến cũng như địa chỉ tin cậy của những bạn bè đã cưới để nhận được cách dịch vụ tốt.


Những lời khuyên khi viết thiếp:

1. Đối với thiệp nhà trai
- Thứ tự tên: Tên bố mẹ chú rể đứng trước tên bố mẹ cô dâu và tương tự, tên chú rể cũng đứng trước tên cô dâu
- Địa điểm tổ chức hôn lễ là địa chỉ nhà trai

2. Đối với thiệp nhà gái
- Thứ tự tên: Tên bố mẹ cô dâu đứng trước tên bố mẹ chú rể và tên cô dâu cũng đứng trước tên chú rể.
- Địa điểm tổ chức hôn lễ là địa chỉ nhà gái

3. Nội dung cơ bản trong thiệp

* Thiệp phát ra là khách mời của bố mẹ:
Trân trọng kính mời.... đến dự tiệc mừng lễ cưới diễn ra tại.....
Gia đình rất mong... dành thời gian quý báu đến chung vui cùng gia đình và hai cháu. Sự hiện diện của các vị khách quý là niềm vinh hạnh cho gia đình chúng tôi.

* Thiệp mời cô dâu chú rể gửi bạn bè:
Trân trọng kính mời... dành thời gian quý báu đến dự tiệc rượu của chúng tôi.
Sự hiện diện của... là món quà lớn nhất dành cho chúng tôi.

Một số cách viết thiệp mời cho những mối quan hệ phổ biến:

* Mời vợ chồng (trong trường hợp quen cả hai):
- Phía ngoài thiệp: "Mời anh chị A và B" hoặc "Gia đình anh chị A và B"
- Phía trong thiệp: anh chị

* Mời vợ chồng (trong trường hợp quen một người):
- Bên ngoài: "Anh A và chị" hoặc "Gia đình anh A"
- Bên trong: anh chị


ST