Kinh nghiệm nuôi bò vỗ béo cho năng suất cao
Quan hệ vợ chồng thời kỳ mãn kinh
Đây chỉ là một giai đoạn trong cuộc sống của mỗi người mà tất cả chúng ta phải chấp nhận nó. Mãn kinh gây ra những thay đổi lớn về hóc-môn, khiến cho nhiều phụ nữ mắc phải những triệu chứng như xáo trộn giấc ngủ, đổ mồ hôi, da sưng và tâm trạng thay đổi. Thêm vào đó, có những thay đổi “thầm lặng” xảy ra trong cơ thể của chúng ta, như là quá trình trao đổi chất diễn ra chậm (dễ tăng cân), tăng nguy cơ bị bệnh tim (estrogen bảo vệ đã không còn).
Dưới đây là một số hướng dẫn để chăm sóc sức khỏe của bạn khi bước vào giai đoạn mãn kinh.
THỰC PHẨM CHO CÁC TRIỆU CHỨNG MÃN KINH (béo phì, đổ mồ hôi, rối loạn giấc ngủ)
Cây đậu: Loại cây giàu estrogens
Một chế độ ăn uống hợp lý với lượng đậu tương được chứng minh sẽ làm giảm các triệu chứng mãn kinh nhưng cần ăn uống điều độ, trong trường hợp thỉnh thoảng bạn mới uống một ly sữa đậu thì kết quả sẽ không như mong muốn.
Đậu là loại cây rất giàu estrogens, cung cấp lượng estrogen tự nhiên cần thiết cho cơ thể chúng ta .Để estrogen phát huy được tác dụng, bạn cần ăn ít nhất là 20gram đậu mỗi ngày.
Các loại thức ăn khác từ loại cây giàu estrogens
Tuy các loại cây này không giàu estrogens (phytoestrogens) như cây đậu nhưng việc kết hợp các loại khác nhau như đậu, rong biển, táo…có thể tạo nên tác dụng tuyệt vời.
Những thực phẩm bạn cần hạn chế ăn Tuy bạn không phải kiêng tất cả các loại thức ăn để làm giảm các triệu chứng mãn kinh nhưng có một vài loại thức ăn mà phụ nữ nên tránh dùng như: cafein, cồn và các loại gia vị cay nóng khác. Thêm nữa, nếu bạn gặp vấn đề với giấc ngủ thì nên hạn chế đến mức thấp nhất lượng caffeine từ cà-phê, trà, cola, đồ uống tăng lực. Giảm lượng muối ăn xuống (chọn lọc những loại thực phẩm chế biến và đóng gói ít muối) cũng có thể giúp hạn chế việc tích muối trong cơ thể.
THỨC ĂN CHO SỨC KHỎE DÀI LÂU (dành cho tuổi mãn kinh và các bệnh khác)
Không có gì là lạ khi các chế độ ăn uống cơ bản ở tuổi mãn kinh cũng giống với chế độ dinh dưỡng cho các bộ phận khác trên cơ thể: các loại hoa quả nhiều màu sắc, rau xanh, thịt có chứa nhiều đạm, ít chất béo và các thực phẩm giàu chất xơ. Ở độ tuổi mãn kinh, yêu cầu về chế độ ăn uống luôn thay đổi. Chúng ta cần phải tăng cường các loại thức ăn để bảo vệ trái tim cũng như hệ thống xương của mình. Dưới đây là môt số hướng dẫn cơ bản mà bạn nên biết:
Cho trái tim khỏe mạnh
Tăng cường lượng omega-3 cho cơ thể. Thường xuyên ăn dầu cá (như cá hồi, cá thu) hoặc ăn dầu cá viên hàng ngày (1,500 – 2,000mg/ngày).
Cho xương khỏe
Cung cấp từ 1,200-1,500mg can-xi mỗi ngày. Đừng chỉ dựa vào các chất bổ sung, hãy chọn những thức phẩm ít chất béo, giàu can-xi và các loại rau xanh và sử dụng thường xuyên. Hạn chế ăn các lọai thực phẩm bổ sung trên 500mg một lần để hạn chế tối đa hấp thụ của cơ thể.
Điều chỉnh trọng lượng cơ thể
Để tăng cân rất dễ, bạn chỉ cần cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cần thiết cho cơ thể để đảm bảo cơ thể luôn đủ năng lượng để hoạt động. Bạn hãy nhớ các số đo cơ thể mình và bắt đầu tiến hành tập luyện (2.500 bước đi bộ là khoảng 100 calo bị mất đi) và theo dõi chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Bạn cũng nên tăng cường một số thực phẩm khác để cơ thể khỏe mạnh lại giúp tăng trọng lượng cơ thể.
Một điều nữa bạn “phải” làm là: hoạt động thể lực. Việc này rất quan trọng để giúp bạn giữ sức khỏe khi bước vào tuổi mãn kinh, quan trọng như chế độ ăn uống của bạn vậy. Đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tim, xương, cân nặng và tâm trạng của bạn thay đổi đáng kể. Nếu bạn cho rằng việc tập luyện này nên thực hiện sau cùng vì nó được đề cập đến cuối cùng thế này thì lời khuyên cho bạn là, bạn hãy đưa nó lên đầu trang. Tiến hành tập luyện càng sớm, bạn càng dẻo dai và có sức khỏe, giảm đáng kể các triệu chứng của căn bệnh mãn kinh.
Sức khỏe phụ nữ tuổi tiền mãn kinh - mãn kinh
Mãn kinh là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, thường xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi từ 45-50. Trong quá trình mãn kinh, người phụ nữ thường có những thay đổi về Tâm - Sinh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc, cũng như có những nguy cơ mới về sức khỏe có thể xảy ra.Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thường đã đến tuổi nghỉ công tác, phải rời xa tập thể. Khi đó, con cái của họ cũng đã đến tuổi trưởng thành, một phần trong số đó sống xa gia đình để học tập hoặc làm việc. Vì vậy, trong suy nghĩ của người phụ nữ thường xuất hiện cảm giác cô độc do thể lực sút giảm, giảm các hoạt động xã hội. Họ ngộ nhận là mình đã già, không còn có ích gì cho xã hội và con cái nữa; thấy cuộc sống tẻ nhạt, hoài nghi về giá trị tồn tại của mình, từ đó mà sinh ra trạng thái bi quan, tiêu cực, lo lắng, u uất, dễ kích động.
- Phụ nữ trí thức lấy công việc làm trọng. Tuy vẫn giữ cương vị công tác nhưng vì khả năng ghi nhớ giảm, tư duy không tập trung, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc nên họ cảm thấy lo lắng, hoảng sợ, căng thẳng.
- Một số ít phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh có những thay đổi về tính cách hoặc hành vi. Bình thường vốn rất hòa nhã, khoan dung, độ lượng, bỗng trở nên nóng tính, nổi cáu bất thường, hoặc suy nghĩ hẹp hòi, hay đa nghi, đố kỵ, lãnh cảm... Có những người lại thích giải bày tâm sự với người khác. Khi gặp một người nào đó, họ đem hết u uất trong lòng ra để nói, đôi khi làm cho người nghe cảm thấy phiền nản.
- Những biến đổi tâm lý theo hướng tiêu cực này sẽ tạo ra sự cản trở, ức chế chức năng sinh lý bình thường của các bộ phận khác, dẫn đến tiêu hóa không tốt, chán ăn uống, huyết áp tăng, nếu lâu dài có thể gây bệnh.
- Vì vậy, bản thân người phụ nữ và những người thân trong gia đình cần có những hiểu biết đúng đắn về giai đoạn này và có cách thích nghi phù hợp để giúp người phụ nữ an tâm vượt qua những khó khăn và phòng ngừa tốt những vấn đề sức khỏe của lứa tuổi.
Mãn kinh là gì?
- Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của người phụ nữ (lần thứ nhất xảy ra ở tuổi dậy thì) xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng trứng ngưng hoạt động và ngưng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng, và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.
- Mãn kinh diễn tiến từ từ theo tuổi tác, thường qua 2 giai đoạn:
+ Tiền mãn kinh: thường xảy ra ở độ tuổi từ 45-50, có thể kéo dài 2-3 đến 5 năm tùy người, do hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ (Estrogen và Progesteron), dẫn đến kinh nguyệt không đều, kéo dài, dây dưa.
+ Mãn kinh thật sự: thường ở lứa tuổi từ 50-55, do buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và ngưng tiết nội tiết tố nữ, dẫn đến kinh nguyệt mất hẳn.
- Mãn kinh sớm: là mãn kinh trước 40 tuổi. Khi đó, người phụ nữ không còn khả năng có thai được nữa, do không còn có nang noãn chín hoặc noãn không thể phóng được (không rụng trứng được). Mãn kinh sớm xãy ra ở những phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu, chiếu tia xạ trị bệnh, bị rối loạn miễn dịch, đã được phẫu thuật cắt tử cung nhưng còn chừa 2 buồng trứng...
- Mãn kinh muộn: là mãn kinh sau 55 tuổi
Những rối loạn về Tâm - Sinh lý trong giai đoạn Tiền mãn kinh - Mãn kinh là gì?
+ Rối loạn kinh nguyệt: là biểu hiện chủ yếu nhất trong thời kì Tiền mãn kinh: vòng kinh dài, ngắn và ra huyết bất thường.
- Xử trí: chỉ khi nào ra huyết nhiều quá, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thì mới cần nhờ đến sự can thiệp của nhân viên y tế để cầm máu, nếu không cứ để tự nhiên, giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, sẽ đến lúc kinh ngừng hẳn.
- Lưu ý: kinh phải mất hẳn trên 12 tháng mới chắc chắn là mãn kinh thật sự. Nếu chỉ mất kinh vài ba tháng, nên cẩn thận để tránh có thai ngoài ý muốn.
- Ngoài ra, có thể có giảm ham muốn tình dục do khô âm đạo, mụn trứng cá, tóc rụng, mệt mỏi kinh niên, lông mặt mọc rậm, da khô, nhám, nhăn nheo do mất dần lớp mỡ dưới da, tuyến vú trở nên mềm nhão, giọng nói bị ồ....âm đạo khô teo gây đau khi giao hợp. Nhiễm trùng tiết niệu và són tiểu do niêm mạc đường tiết niệu cũng bị khô teo. Một số người đi tiểu nhiều lần, tiểu khó vì niệu đạo bị xơ cứng.
+ Cơn bốc hỏa: thỉnh thoảng xảy ra, do rối loạn vận mạch làm nóng bừng ở ngực, lưng, cổ, đỏ mặt, đổ mồ hôi, nhiều nhất là về đêm, gây khó chịu, mất ngủ. Có thể kèm cảm giác nặng chân, vọp bẻ...
- Tâm sinh lý thay đổi đa dạng. Có người tính tình trở nên trầm mặc, lo âu, băn khoăn, chán nản hay thất vọng, thường không vừa lòng với môi trường xung quanh. Người ta nhận thấy có đến 46% phụ nữ bị mất ngủ, mệt nhọc trong thời kỳ mãn kinh, vận động chậm chạp, mất hứng thú trong quan hệ vợ chồng. Trạng thái dễ kích động, cáu gắt, hay gây gổ.
- Các triệu chứng này kéo dài độ vài năm rồi tự hết, do cơ thể đã quen dần với tình trạng thiếu hụt Estrogen. Tuy nhiên, cũng có người thấy những triệu chứng này nặng hơn khi đã chuyển sang giai đoạn mãn kinh thật sự.
Các biện pháp ngăn ngừa cơn bốc hỏa:
- Uống một cốc nước lạnh khi bắt đầu cơn bốc hỏa. Tránh dùng đồ uống có cồn hoặc cà phê vì chúng làm tăng mức độ khó chịu của cơn bốc hỏa.
- Giảm lượng rượu vang đỏ (rượu nho), sô cô la và phô mai vì những hóa chất trong đó có thể ảnh hưởng tới thân nhiệt, làm khởi phát cơn bốc hỏa.
- Không hút thuốc vì nó làm trầm trọng thêm cơn bốc hỏa.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát làm từ vải sợi tự nhiên. Nên mặc nhiều lớp để có thể tháo bớt khi cơn bốc hỏa xuất hiện.
- Lúc ở nhà, hãy hạ thấp nhiệt độ của máy điều hòa. Khi tới chỗ làm, nhớ mang theo một chiếc quạt xách tay nhỏ.
- Chỉ đắp chăn (mền) nhẹ khi ngủ.
Những rối loạn gì có thể gặp sau khi mãn kinh thật sự?
Thời kì sau mãn kinh, có thể có nhiều thay đổi nhưng lại diễn tiến trầm lặng, kéo dài nhiều năm trước khi có những rối loạn rõ ràng:
- Tính tình: hay buồn vẩn vơ, trầm uất, hoặc dễ nóng nảy, cáu gắt, hay quên...
- Niêm mạc sinh dục: dần dần teo mỏng, làm âm hộ, âm đạo khô, ngứa, rát, giao hợp đau, dễ bị xây xước và nhiễm trùng.
- Sa sinh dục: do cơ, dây chằng vùng chậu bị nhão hơn
- Tiết niệu: tiểu nhiều lần, đôi khi không tự chủ được (tiểu són), tiểu buốt dù nước tiểu vẫn trong, và không có dấu hiệu nhiễm trùng
- Da, tóc: da kém mềm mại, khô nhăn, có đốm đồi mồi, tóc khô, rụng, dễ gãy...
- Tăng trọng: dễ mập, mỡ tích tụ nhiều ở vùng bụng và đùi
- Xương: thiếu nội tiết tố khiến xương mất dần Canxi và chất khoáng, dẫn đến loãng xương, xương giòn, dễ gãy. Tuy nhiên, phụ nữ mãn kinh ít có cảm giác về loãng xương cho đến khi bị gãy xương tự nhiên (không có va chạm, chấn thương). Thường gặp nhất là gãy đầu dưới xương cẳng tay, cổ xương đùi. Ngoài ra, còn bị vẹo cột sống, đau vùng thắt lưng, đau thần kinh tọa.. Nếu cuộc sống kéo dài đến 80 tuổi thì từ 20 đến 80 tuổi, ít nhất đã có 50% khối lượng xương bị mất đi. Tuổi mãn kinh càng kéo dài hay buồng trứng bị cắt bỏ quá sớm không được trị liệu gì thì chất xương càng bị mất nhiều.
- Tim mạch: xơ cứng thành mạch, chủ yếu là nguy cơ bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim
- Ung thư sinh dục: thiếu nội tiết tố buồng trứng là yếu tố khơi dậy một vài ung thư sẵn có nơi bộ phận sinh dục
V. Nên làm gì để phòng ngừa các rối loạn sau mãn kinh?
1. Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp để giúp tinh thần được thư thái, bình ổn.
2. Dinh dưỡng: dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh: ăn uống đầy đủ, cân đối các chất.
- Cần ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ linh lăng (vì có chứa nội tiết tố Estrogen tự nhiên)
- Các thức ăn có nhiều Canxi (chất vôi) như sữa không béo, thủy hải sản (cá, tôm, cua...), ...
- Vitamin D có trong sữa, cá hồi, cá ngừ
- Axit béo có trong các loại quả, hạt và dầu cá: tốt cho những phụ nữ có làn da trở nên khô hoặc có dấu hiệu mỏi các khớp. Axit béo tốt nhất là Omega-3 và Omega-6, có trong hạt vừng, quả óc chó, đậu nành, hạt hướng dương, các loại rau quả họ đậu, các loại cá, rong biển ...Axit béo giúp tránh được tình trạng khô âm đạo và chứng nhiễm trùng đường tiểu, làm tăng thêm sự hưng phấn về mặt tinh thần và năng lượng sống cho cơ thể.
3. Ðối với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Thể dục với các bài tập phù hợp sẽ giúp duy trì vóc dáng gọn gàng, giúp tinh thần minh mẫn, lạc quan..
4. Trong quan hệ tình dục, có thể dùng các chất bôi trơn để làm cảm giác đau vì sự khô teo của âm đạo
5. Khám phụ khoa định kì mỗi 6 tháng một lần để phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư
6. Sử dụng thuốc:
- Dùng bổ sung thuốc có Canxi và Vitamin D để hạn chế rối loạn loãng xương
- Cần dùng Vitamin E mỗi ngày
- Cách điều trị phổ biến hiện nay là sử dụng liệu pháp nội tiết tố thay thế lâu dài. Ðiều này phải được bác sĩ chuyên khoa Phụ sản khám chọn lọc vì nội tiết tố Estrogen còn có thể gây ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú. Vì thế cần chữa trị phù hợp cho mỗi người, không có công thức chung cho hàm lượng và thời gian sử dụng mỗi ngày.
Tóm lại:
Bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ ở tuổi Tiền mãn kinh - Mãn kinh giúp họ có đủ sức khỏe để hoạt động trong xã hội và tạo một cuộc sống hạnh phúc, tích cực trong giai đoạn tiếp tục từ 50 tuổi trở lên là cần thiết. Để phòng chống các bệnh đau khớp, cột sống, gân và xương phát sinh trong độ tuổi này, vấn đề luyện tập thể thao, thể dục với một lượng vận động thích hợp là hết sức cần thiết.
Chế độ ăn uống giàu đạm, nhiều rau quả, phong phú chất Canxi, ít đường là thích hợp cho sinh lý của phụ nữ ở tuổi này.
Để bảo vệ sức khỏe cho họ, một điều không kém phần quan trọng là cần tạo cho họ một môi trường sống vui vẻ quanh mình, một không khí đầm ấm thoải mái để bảo dưỡng thần kinh trung ương - một yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe cho những người tuổi sắp về chiều.
Phụ nữ ở tuổi mãn kinh cần được thường xuyên khám sức khỏe và khám phụ khoa. Nếu phát hiện thấy có nhiều rối loạn có thể bổ sung một liều nội tiết tố sinh dục nhỏ để làm giảm nhẹ các triệu chứng bốc hỏa, loãng xương, cũng như an thần, nhằm ổn định các rối loạn về thần kinh thực vật và tâm lý.
Chị em cần được trang bị những hiểu biết cần thiết về tuổi mãn kinh, nên vận dụng những tri thức khoa học hiện đại, tự giác duy trì sức khỏe bản thân, chủ động kiềm chế những biểu hiện thất thường, giữ được thái độ lạc quan để giúp cho tinh thần tốt, tư duy nhẹ nhàng, trí năng tốt, làm chậm sự suy thoái, lão hóa công năng sinh lý của các cơ quan, kéo dài tuổi thọ.
Về phía gia đình và cộng đồng cũng phải có tránh nhiệm tạo cho họ có một cuộc sống với môi trường vui vẻ lành mạnh, thân ái, tránh những nỗi buồn tủi, lo âu, cảm giác mất mát. Tạo một không khí làm việc phù hợp là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ sức khỏe và đảm bảo một cuộc sống về tinh thần, tình cảm thoải mái cho những người trong độ tuổi xế chiều để họ có thể tiếp tục đóng góp phần có ích cho xã hội.
Ảnh minh họa. |