Mãn kinh và mãn dục

Mãn kinh có giống mãn dục không?,mãn kinh sớm nên làm gì?


Sinh lý nữ: Mãn kinh và mãn dục

Mãn kinh không đồng nghĩa với mãn dục
Mãn kinh là muốn nói hoạt động của buồng trứng không còn. Người phụ nữ mãn kinh được giải thoát khỏi nỗi lo mang thai. Lúc này con cái lớn khôn, công việc ổn định lại chuẩn bị nghỉ hưu nên vợ chồng có nhiều cơ hội hưởng thụ niềm vui chăn gối. Vậy mà buồng trứng với các hormone lại tắt ngúm. Hiểu đơn giản thì là như vậy. Nếu chúng ta xem phim Tàu thấy hoạn quan dù bị hoạn sau tuổi dậy thì thỉnh thoảng đi lại với cung nữ hoặc cưới vợ, giấu ở một nơi, tức là những người đó vẫn còn ham muốn. Phụ nữ cũng vậy. Dậy thì, hệ thống nội tiết cùng hoạt động ăn nhịp với nhau. Nay buồng trứng ngưng, hệ thần kinh, tâm lý còn nguyên vẹn, testosterone từ tuyến thượng thận cùng với chừng 10% estrogen bài tiết từ mô mỡ đủ để tạo ra ham muốn. Tuy nhiên ham muốn của phụ nữ lệ thuộc vào yếu tố tâm lý. Nếu ông chồng yêu thương, biết gợi cảm hứng thì chả có bà vợ nào lại không hưởng ứng bởi cảm xúc còn nguyên vẹn như thuở ban đầu, làm gì có chuyện mất đi.

Nghĩa là mãn kinh nhưng vẫn còn quan hệ tình dục được?

Chúng ta thấy một số phụ nữ mãn kinh lại nhận được món quà của tạo hóa là “hồi xuân”. Lúc này testosterone tiết ra để bù lượng estrogen thiếu hụt. Người phụ nữ như trẻ ra, thích làm đẹp và quan hệ tình dục mạnh như hồi mới lập gia đình.

Bạn nào đọc cuốn “Suối nguồn tươi trẻ” sẽ thấy chỉ cần tập luyện 5 thức, kích thích các luân xa (chakra) ở cột sống thì người phụ nữ lấy lại vẻ trẻ trung và ham muốn tình dục trỗi dậy. Tác giả giải thích rằng: kích thích các luân xa làm cho những tuyến nội tiết ngưng hoạt động hoặc đang trục trặc sẽ trở lại hoạt động và cơ thể lấy lại cân bằng như xưa. Có thể tạm làm một phép tính: 1/3 cuộc đời từ thơ ấu đến khi lấy chồng (25 năm), 1/3 cuộc đời làm việc, xây dựng gia đình, sinh con (30 năm), 1/3 cuộc đời nghỉ hưu, hưởng thụ (25 năm). Đoạn đời sau này vật chất ổn định nhưng sức khỏe đang đi xuống. Vậy mà chức năng tình dục lại bị “cancel” trong khi sinh hoạt tình dục mang lại rất nhiều lợi ích. Nó gắn kết yêu thương giữa hai vợ chồng, đặc biệt sau bấy nhiêu năm trải qua thăng trầm của công việc và nuôi dạy con cái. Nó làm các cơ quan như tim, phổi tăng cường hoạt động, giải tỏa stress lại tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống đỡ bệnh tật… Vì thế các chị đừng bỏ phí, cũng đừng nghĩ rằng “già rồi, làm vậy con cháu nó chê cười” hay “vợ chồng già ngủ chung kỳ quá”…

Vậy thì nên như thế nào?

Đầu tiên là các chị nên giải phóng cái đầu “không có phụ nữ già, chỉ có phụ nữ tự làm cho mình già đi mà thôi”. Tập luyện thường xuyên, ăn uống hợp lý và sinh hoạt tình dục đều đặn sẽ làm các chị thấy tự tin, yêu đời và quên luôn tuổi tác. Bản thân cánh đàn ông cũng nên hiểu về phụ nữ như vậy để chia sẻ, động viên, khích lệ bà xã. Đó mới thực sự là sống vui, sống khỏe, sống có ích trong những ngày vợ chồng được phép hưởng thụ

Hội chứng mãn kinh

Đại Cương

Người phụ nữ thường vào thời kỳ trước và sau khi tắt kinh xuất hiện một số triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ra mồ hôi, nóng trong người, mặt đỏ, bứt rứt trong người, cảm giác chân tay tê hoặc kiến bò ngoài da, hồi hộp hay quên, kinh nguyệt không đều... do nội tiết tố nữ giảm thiểu (vì buồng trứng giảm tiết nội tiết tố và số lần rụng trứng giảm dần đến hết, các tuyến âm đạo giảm xuất tiết nên âm đạo khô, lúc giao hợp đau, có thể dễ gây viêm âm đạo hoặc do thiếu nội tiết tố nữ mà xương loãng dễ bị gãy xương.

Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu từ tuổi 41 - 45, thời gian ngắn có thể từ 5, 7 tháng, dài có thể 1, 2 năm hoặc lâu hơn, có người kéo dài hơn 10 năm. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh là bệnh nặng nhẹ có liên quan đến trạng thái thần kinh, tinh thần, tâm lý của người phụ nữ (yếu tố nội tại của con người là chủ yếu). Tỷ lệ phát bệnh ở người lao động trí óc cao hơn ở người lao động chân tay.

Cũng gọi là Kinh Đoạn Tiền Hậu Chư Chứng.

Nguyên Nhân

Dựa theo thiên ‘Thượng Cổ Thiên Chân Luận’ (Tố Vấn 1), y học cổ truyền cho rằng phụ nữ bắt đầu suy từ tuổi 42 (tuổi lục thất, tam dương suy, da mặt khô, tóc bạc...) và đến tuổi 49 (tuổi thất thất, mạch Xung Nhâm suy, kinh kiệt...) và như vậy ở khoảng tuổi này là phụ nữ hết sinh đẻ, chức năng tạng phủ suy dần mà chủ yếu là thận khí suy, người phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, thận suy chủ yếu là tinh huyết suy gây nên âm dương mất cân bằêng, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các tạng phủ khác và là nguyên nhân chính của hội chứng tiền mãn kinh.

Thận Âm Hư: Cơ thể vốn bị âm hư, huyết thiếu, trước và sau khi mãn kinh, thiên quý sắp cạn, tinh huyết suy, lại suy nghĩ, mất ngủ, phần âm và doanh bị tổn thương hoặc do sinh hoạt tình dục không điều độ, tinh huyết bị hao tổn hoặc do bệnh mất máu quá nhiều,âm huyết hao tổn, thận âm hư yếu, tạng phủ không được dinh dưỡng gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn.

+ Thận Dương Hư: Cơ thể vốn suy yếu, thận dương hư suy, gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn. Thận khí suy yếu lại kinh sợ quá hoặc sinh hoạt tình dục không điều độ, làm tổn thương thận khí, mệnh môn hoả suy, tạng phủ không được nuôi dưỡng gây nên mãn kinh sớm hoặc muộn.

Ngoài ra các yếu tố tinh thần, thể chất, yếu tố dinh dưỡng, sinh đẻ, hoàn cảnh sinh hoạt lao động của người phụ nữ đều có ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh.

Triệu Chứng

Triệu chứng lâm sàng thường thấy các triệu chứng sau:

+ Rối loạn kinh nguyệt: Bắt đầu kinh đến sớm muộn thất thường, lượng ít, hoặc nhiều có khi rất nhiều (băng huyết) hoặc ngưng đột ngột.

+ Rối loạn thần kinh thực vật: Nóng sốt, bừng bừng đỏ mặt, ra mồ hôi, hoa mắt, ù tai, nóng nảy, dễ tức giận hoặc lo nghĩ trầm cảm, lưng gối đau mỏi, đau đầu, họng khô nóng, miệng khô, nôn, buồn nôn, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, tư tưởng khó tập trung hoặc chân tay tê rần, cảm giác kiến bò.

+ Rối loạn chuyển hoá: Cơ thể mập ra, lên cân hoặc phù, tiêu chảy.

Chẩn Đoán: Chủ yếu dựa vào:

. Tuổi từ 40 đến 55, có rối loạn kinh nguyệt, kinh kỳ sớm muộn không đều, lượng nhiều hoặc ít hơn trước đó hoặc đột ngột tắt kinh.

. Mặt đỏ, nóng bừng, ra mồ hôi, người nóng nảy, bứt rứt, váng đầu, hoa mắt, đau lưng, mỏi gối, bồn chồn, không tập trung tư tưởng.

. Có điều kiện kiểm tra nội tiết tố: lượng Estrogen.

Tiền mãn kinh là thời kỳ mà người phụ nữ dễ mắc nhiều loại bệnh khác cho nên cần có sự kiểm tra toàn diện như trường hợp kinh ra nhiều cần chú ý loại trừ ung thư bộ phận sinh dục.

Điều Trị

Hội chứng tiền mãn kinh là một bệnh nội thương chủ yếu do chức năng của tạng thận suy giảm, âm dương mất cân bằng dần đến sự rối loạn chức năng các tạng phủ trong cơ thể do đó không thể chỉ dùng thuốc mà phương pháp điều trị phải toàn diện, kết hợp dùng thuốc và những phương pháp không dùng thuốc như xoa bóp dưỡng sinh, khí công, thái cực quyền và người bệnh phải chủ động có ý chí tu luyện tinh thần tư tưởng thanh thản (không buồn phiền, không quá lo lắng, không bực mình tức giận) mới có kết quả tốt.

+ Thận Âm Hư, có thể chia ra:

. Âm Hư Nội Nhiệt: Kinh nguyệt đến sớm, lượng ít, hoặc trễ ra nhiều hoặc tắt kinh đột ngột, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nóng bừng, ra mồ hôi, miệng khô, táo bón, lưng gối nhức mỏi, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch Tế Sác.

Điều trị: Tư âm, thanh nhiệt. Dùng bài Tri Bá Địa Hoàng Hoàn gia giảm: Sinh địa, Thục địa đều 12g, Sơn thù nhục 10g, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Hoàng bá, Tri mẫu, Địa cốt bì đều 12g, Sinh Long cốt, Sinh Mẫu lệ, Quy bản (sắc trước) đều 20g.

. Âm Hư Can Vượng: Kinh nguyệt rối loạn, tính tình bứt rứt nóng nảy, dễ cáu gắt, mắt khô, chóng mặt, đau đầu, ngực sườn đau tức, chân tay run, tê rần hoặc cảm giác kiến bò, rìa lưỡi đỏ, mạch Huyền, Sác.

Điều trị: Tư thận, bình Can, tiềm dương. Dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn Gia Giảm: Sinh địa 16g, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả, Kỷ tử đều 12g, Cúc hoa 10g, bạch thược 20g, Sàí hồ (sao dấm) Hạ khô thảo đều 12g, Câu đằng 10g.

Mất ngủ gia Sao táo nhân, Bá tử nhân, Dạ giao đằng.

. Tâm Thận Bất Giao: Rối loạn kinh nguyệt, người nóng, ra mồ hôi, hồi hộp, hay quên, mất ngủ, hay mơ, khó tập trung tư tưởng, hay buồn vô cớ, lưỡi thon đỏ, ít rêu.

Điều trị: Tư âm, giáng hoả, giao thông tâm thận. Dùng bài: Mạch Vị Địa Hoàng Hoàn hợp với An Thần Định Chí Hoàn gia giảm: Sinh địa, Thục địa, Đơn bì, Phục thần, Bạch linh, Bạch thược, Mạch môn đều 12g, Ngũ vị tử 4g, Viễn chí 4g, Thạch xương bồ 12g, sao Táo nhân 20g, Hoàng liên 4g, Cam thảo, Đại táo 3 quả.

. Thận Dương Hư: Kinh nguyệt ra nhiều hoặc đến sớm, người mập, chân tay lạnh mát, sợ lạnh, mệt mỏi, hoặc phù, tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch Trầm Nhược.

Điều trị: ôn bổ thận dương. Dùng bài Thận Khí Hoàn gia giảm: Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù, Đơn bì, Bạch linh, Trạch tả đều 12g, Chế Phụ tử, Quế nhục đều 4g.

Mệt mỏi, ăn kém thêm Đảng sâm, Bạch truật đều 10g. Ngủ ít thêm sao Táo nhân 20g, Bá tử nhân 10g. Chân phù thêm Xa tiền tử 12g, Trư linh 12g, Bạch mao căn 12g. Kinh nguyệt kéo dài cho uống thêm Sâm tam thất bột 1 - 2g hoà thuốc hoặc A giao 6g hoà thuốc uống.

. Huvết Ứ Đàm Trệ: Phụ nữ sắp hết kinh, người mập, lên cân, tinh thần mệt mỏi, bứt rứt, chân tay nặng nề hoặc tê dại, đầu nặng, ngực đau, hồi hộp, mất ngủ, lưỡi bệu rêu dày, mạch Trầm Hoạt.

Điều trị: Hoạt huyết trừ đàm. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang hợp Ôn Đởm Thang gia giảm: Đương qui, Sinh địa, Đào nhân, Sài hồ, Xích thược, Xuyên ngưu tất đều 12g, Xuyên khung, Hồng hoa, Chỉ xác, Sơn tra, Trúc nhự đều 10g, Sinh hoàng kỳ 30g, Bạch linh 12g, Trần bì 10g, Cam thảo 3g.

Chế độ ăn chú ý kiêng mỡ, đường, ăn nhiều rau các loại đậu, chế độ ăn cơm gạo lức, muối mè đen là có lợi để ngăn chặn bệnh phát triển. Chú ý tinh thần thanh thản vui tươi cởi mở, sinh hoạt điều độ là những điều kiện cần thiết để giảm nhẹ bệnh.

Đơn Thuốc Kinh Nghiệm

+ Khôn Bảo Thang (Lý Cổn, Bệnh viện Trung y Bắc Kinh): Sinh địa, Bạch thược, Nữ trinh tử đều 12g, Cúc hoa, Hoàng cầm, Sao Táo nhân đều 9g, Sinh Long cốt 30g, sắc uống.

Đã trị 330 ca, khỏi: l12 ca (83,9%), tốt 144 ca (43,6%), có tiến bộ 64 ca ( 19,4%), không kết quả 10 ca (3%).

+ Cánh Niên Lạc (Tào Tỉnh An, Bệnh viện Phụ sản khoa trường Đại học Y khoa Thượng Hải): Sài hồ, Khương Bán hạ, Hoàng cầm, Hắc chi tử đều 9g, Đảng sâm 15g, Chích thảo 6g, Hoài Tiểu mạch, Trân châu mẫu đều 30g, Đại táo 6 quả, Tiên linh tỳ 12g, sắc uống.

Gia giảm: Cao huyết áp thêm Câu đằng 15g, Địa long, Ngưu tất đều 9g, mất ngủ thêm Ngũ vị tử 3g, Dạ giao đằng 15g; Khát nước thêm Thạch hộc 12g, Ngọc trúc 9g.

Đã trị 21 ca, khỏi 9 ca (43%), tốt 3 ca (14%), tiến bộ 9 ca (43%).

+ Canh Niên Phương (Nguyễn Đạo Dũng, học viện Trung y Nam Kinh tỉnh Giang Tô):

(a) Sinh địa, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo, Sao táo nhân, Phục linh đều 12g, Long xỉ 20g, Câu đằng 10g, Liên tâm 1g.

(b) Tiên linh tỳ, Tiên mao, Táo nhân (sao), Phòng kỷ, Phục linh (cả vỏ), xuyên Tục đoạn, Hợp hoan bì đều 10g, Hoàng kỳ, Đảng sâm đều 12g, Liên tâm 1g, sắc uống.

Kết quả lâm sàng: Bài (a) trị chứng âm hư (nóng ra mồ hôi bứt rứt) có kết quả 87,8%, Bài (b) trị chứng âm dương đều hư, kết quả 77,8%.

+ Canh Niên Ẩm (Trương Lệ Dung, Bệnh viện Phụ sản khoa Thiên Tân): Sinh địa, Tthục địa, Phục linh, Sơn dược, Hà thủ ô, Tiên mao đều 12g, Trạch tả, Sơn thù nhục đều 9g, Đơn bì 6g, sắc uống.

Trị 382 ca thể âm hư Can vượng, có kết quả 98,2%.

Châm Cứu

Huyệt chính: Quan nguyên, Khí hải, Trung quản, Thận du, Hợp cốc, Túc tam lý, Khúc cốt.

Chọn huyệt theo biện chứng: Can thận âm hư: Thái khê, Can du, Bách hội.

Tâm thận bất giao: Tâm du, Thông lý, Chí thất.

Tỳ thận dương hư: Tỳ du, Âm lăng tuyền, Tam âm giao.

Âm hư can vượng: Chiếu hải, Thái xung, Đại lăng.

- Cách châm: Huyệt chính mỗi lần chọn 4 - 5 huyệt, dùng phép bổ, lưu kim 20 - 30 phút. Châm hàng ngày hoặc cách nhật. Một liệu trình 15 lần.

Tinh thần bứt rứt, tính tình thất thường, phối hợp Đại lăng với Hợp cốc. Lòng bàn chân tay nóng dùng Chiếu hải phối hợp Lao cung, Dũng tuyền. Mất ngủ thêm Thần môn, An miên. Phù thũng dùng Quan nguyên, Túc tam lý, Thuỷ phân. Lượng kinh nhiều thêm Thái xung, Giao tín, Tam âm giao (Bị Cấp Châm Cứu).

+ Can Thận Âm Hư: Tư dưỡng Thận âm, bình Can tiềm dương, giao thông Tâm Thận. Châm bổ Thận du, Tâm du, Thái khê, Tam âm giao, Thái xung.

(Thận du tư dưỡng Thận tinh; Tâm du ninh Tâm, an thần, hai huyệt phối hợp để giao thông Tâm Thận, khiến cho thuỷ hoả ký tế. Thái khê là huyệt Nguyên của kinh Thận, Thái xung là huyệt Nguyên của kinh Can, phối hợp hai huyệt có tác dụng tư thuỷ, hàm mộc, Can Thận tỉnh dưỡng; Tam âm giao tư dưỡng tam âm, bổ dưỡng mạch Xung Nhâm, điều kinh, chỉ huyết) (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).

+ Tỳ Thận Dương Hư: Ôn Thận trợ dương, ôn trung kiện Tỳ. Dùng huyệt Quan nguyên, Thận du, Tỳ du, Chương môn, Túc tam lý.

(Quan nguyên là huyệt của mạch Nhâm giúp trợ thông Xung mạch, điều kinh, nhiếp huyết. Hợp với Thận du bổ ích cho mệnh môn hoả, trợ giúp cho tiên thiên. Phối Tỳ du, Chương môn là theo phép phối Mộ – Bối du để ôn vận Tỳ dương, hợp với yếu huyệt làm mạnh cơ thể là Túc tam lý để bổ ích trung châu, giúp sức cho việc vận hoá).

Nhĩ Châm

+ Huyệt thường dùng: Tử cung, Noãn sào, Nội tiết.

- Tuỳ chứng gia giảm: Bứt rứt khó ngủ thêm Thần môn, Dưới vỏ não. Hồi hộp, rối loạn nhịp tim thêm huyệt Tâm, Tiểu trường. Huyết áp cao: Kích thích Rãnh hạ huyết áp.

Sắc mặt ửng đỏ, nhiều mồ hôi thêm Giao cảm, Má, Phế.

Phương pháp: Dùng hào châm vê kim nhẹ, lưu kim 30 - 60 phút, châm hàng ngày hoặc cách nhật, 15 lần là một liệu trình. Có thể kết hợp với thể châm.

Trường hợp gài kim nhỉ hoàn, mỗi lần chọn 2 – 4 huyệt mỗi lần gài 2 - 3 ngày, dặn bệnh nhân day ấn vào huyệt ngày 3 lần (Hiện Đại Nội Khoa Trung Y Học).

+ Dùng huyệt Buồng trứng, Nội tiết, Thần môn, Giao cảm, Bì chất hạ, Tâm, Can, Tỳ. Mỗi lần chọn 3~4 huyệt. Lưu kim 20~30 phút (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học).

Mãn kinh mà không mãn dục

 Mãn kinh được chẩn đoán khi một người phụ nữ không có kinh sau 12 tháng mà không do sử dụng thuốc hay phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng. Rất nhiều người kể cả phái nam cho rằng mãn kinh cũng chính là mãn dục, là tuổi xế chiều khi ngày vui lụi tàn rồi tắt hẳn. Trong khi đó, sự chênh lệch giữa tuổi mãn kinh này của nữ và tắt dục của nam khá xa. Giữa lúc chị em ta đang bối rối lo lắng vì mãn kinh thì các quý ông vẫn đang còn phơi phới đương xuân! Sự lệch pha này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, tâm lý, tình cảm và hạnh phúc gia đình. Bởi để duy trì một gia đình, ngoài tình cảm yêu thương dành cho nhau, tình dục cũng là một yếu tố, một nhu cầu chính đáng và thiết thực!


    Hơn 70% nguyên nhân ly hôn của các cặp vợ chồng ở các nước bên “trời Tây” là do không hòa hợp trong tình dục. Còn tại Việt Nam ta, do tập tục và văn hoá Á Đông nên các cặp vợ chồng khi li hôn vẫn thường đưa ra những lý do như: không hoà hợp về gia đình hai bên, cách cư xử, kinh tế… Hầu như không có cặp nào dám mạnh dạn nói rằng li hôn do không hoà hợp trong tình dục. Và hiện ngày càng có nhiều các cặp lớn tuổi đã có con cái đề huề, kinh tế ổn định nhưng vẫn đưa nhau ra toà xin ly dị, xin sống quãng đời còn lại của mình một cách tự do, không ràng buộc.


    Tuổi mãn kinh của chị em ta trung bình từ 48-50, nhưng tuổi thọ hiện đang ngày càng được nâng cao, chúng ta có thể sống đến năm 80 tuổi và còn lâu hơn nữa. Phía trước vẫn còn hơn 30 năm cuộc đời còn lại để sống! Lẽ nào trong giai đoạn này, chị em lại phải lẻ loi, cô đơn một mình trong khi con cái đã trưởng thành, hạnh phúc, có đôi có cặp? Hoặc cha mẹ già thì chia ra sống với các con, nếu sống với nhau thì cứ như hai người bạn già cùng giới tính? Chưa kể đau khổ, hờn ghen vì người bạn đời “sanh tật”. Chẳng lẽ cánh nữ giới cứ phải chịu thiệt thòi như thế đến hết cuộc đời?


    Tiền mãn kinh - mãn kinh là một giai đoạn sinh lý của nữ giới, sau mãn kinh là giai đoạn của người lớn tuổi. Từ một đứa trẻ khi mới sinh ra, lớn lên thành bé gái, rồi thiếu nữ tràn đầy nhựa sống tuổi dậy thì, một thiếu phụ xuân sắc bên chồng con, khi bước vào tuổi tiền mãn kinh thì chị em mất đi nét tươi vui do những rối loạn toàn cơ thể, để rồi tuổi mãn kinh buồn heo hắt, sau mãn kinh trở thành một cụ bà lom khom, gầy yếu, cô đơn… Điều này nghe qua tưởng chừng hợp lý nhưng thật sự hoàn toàn không cần thiết và không nên phải như vậy! 30 năm còn lại của cuộc đời thật là quý giá và đáng trân trọng biết bao. Người phụ nữ sau những gian truân, đắng cay, đau khổ của một thời xuân sắc phải được tiếp tục sống hạnh phúc và có ý nghĩa, chất lượng cuộc sống phải được nâng cao và trọn vẹn.


    Nhưng làm thế nào để thực hiện được điều đó? Đây là một câu hỏi mà cả thế giới đều phải lắng nghe và suy nghĩ!


    Cơ thể người phụ nữ bị rối loạn khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh là điều không thể tránh khỏi. Những dấu hiệu bốc hỏa, mệt mỏi, vã mồ hôi, đánh trống ngực, chóng mặt, đau nhức khớp, chân tay, mất ngủ… không phụ nữ nào mong muốn mình phải chịu. Rồi khô teo âm đạo, không có mong muốn gần gũi người khác giới, không đạt khoái cảm và đau rát sau khi làm chuyện ấy; lúc nào cũng cáu gắt, giận dữ hoặc lo lắng buồn phiền để rồi đi đến trầm cảm - một dạng của bệnh lý tâm thần… Thử hỏi như vậy thì làm sao chị em có thể duy trì một gia đình hạnh phúc, một cuộc sống thoải mái vui tươi? Trong khi đó, người bạn đời còn xuân của chị em vẫn có những nhu cầu lớn trong cuộc sống vợ chồng, vẫn mong muốn bà xã luôn dịu dàng, tươi tắn, duy trì mối quan hệ “cặp đôi”, muốn bạn đời đạt “đỉnh” trong những lần giao ban…


    Tuổi mãn kinh thường gắn liền với hình ảnh một bà già da nhăn, ngực chảy, lom khom, mảnh khảnh, không còn một chút dư âm “ái ân” ngày xưa… Về phương diện sinh lý, cơ thể phái nữ là như vậy! Nhưng các nhà khoa học, thể theo nguyện vọng của chị em chúng ta, đã và đang tìm cách cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chúng ta nhất định: “Mãn kinh mà không mãn dục”!


    Hiện có rất nhiều phương pháp để chị em chúng ta thực hiện điều này. Chị em có thể tự trang bị cho chính mình những kiến thức về các thay đổi của cơ thể vào giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh, thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, tập rèn luyện thể lực bằng các môn thể dục thể thao, đi bộ, khiêu vũ, yoga… kết hợp với các loại thảo dược thiên nhiên như Lepidium Meyenii giúp cân bằng nội tiết trong cơ thể, tăng cường chức năng sinh lý. Với sự hỗ trợ của Lepidium Meyenii cùng với chế độ ăn uống và rèn luyện, chị em sẽ trải qua giai đoạn mãn kinh nhẹ nhàng hơn và tràn đầy sức sống, mãn kinh mà không mãn dục.
 

(ST)