Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Đồ ăn nhiều muối cần tránh khi mang thai
Khi noãn bào đã thụ tinh thì nó bắt đầu phân bào và trở thành túi phôi nguyên thuỷ (blastocyst) đi vào tử cung và sau đó làm tổ ở niêm mạc tử cung. Việc phát triển sau đó của phôi thai sẽ được tiếp tục tiến triển.
Sự phát triển của phôi thai
Khi phôi đã bám vào thành tử cung thì nó tiết ra các chất hoá học với 2 nhiệm vụ. Nhiệm vụ thứ nhất là báo cho cơ thể bạn biết rằng phôi đã làm tổ: việc này sẽ làm cho cơ thể bạn bắt đầu thay đổi: chu kỳ rụng trứng sẽ ngưng, chất nhờn của cổ tử cung đặc lại, thành tử cung trở nên mềm mại và vú của bạn cũng bắt đầu phát triển. Mặt khá, lớp tế bào bên ngoài của túi phôi phát triển để trở thành màng bảo vệ cho phôi.
Màng bảo vệ này sẽ tạo ra lớp nhau thai ban đầu và hệ nâng đỡ mà trong đó phôi sẽ phát triển: túi ối (túi nước có phôi lơ lửng ở trong), màng đệm (màng chắn an toàn bao quanh túi ối và túi phôi) và túi noãn hoàng (sẽ sản xuất ra tế bào máu cho tới khi gan đảm nhận). Sau đó, màng đệm phát triển thành các nhánh hình ngón tay (gai nhau) ăn sâu vào niêm mạc tử cung, làm cho toàn bộ phôi thai bám chặt vào tử cung.
Sự chuyên biệt háo của các tế bào
Trong suốt những tuần lễ đầu tiên này, các tế bào của phôi thai bắt đầu chuyên biệt hoá hơn. Phôi phát triển thành 3 lớp tế bào và mỗi lớp lập thành các cơ quan khác nhau của cơ thể. Lớp trong cùng tạo thành một khoang hình thành các cơ quan: hai lá phổi, gan, tuyến giáp, tuỵ tạng , niệu quản và bàng quang. Lớp giữa sẽ thành lập bộ xương, hệ cơ (kể cả cơ tim), tinh hoàn hoặc buồng trứng , thận, lá lách, mạch máu, tế bào máu và nội bì. Lớp ngoài cùng tạo thành da, các tuyến mồ hôi, núm vú (và vú nếu là nữ), tóc, móng tay, men răng và thủy tinh thể của mắt. Ba lớp tế bào này được chuyên biệt hoá để tạo thành toàn bộ cơ thể con người.
Hệ nâng đỡ của phôi thai
Các nhung mao – tức gai nhau - của màng đệm tiếp xúc với các mạch máu mẹ bên dưới niêm mạc của nội mạc tử cung, tạo thành các vi khoang chứa đầy máu. Trong các vi khoang này, dòng máu mẹ và dòng máu của phôi thai chỉ bị cách ly bởi một màng đơn bào nên việxc trao đổi các dưỡng chất và đào thải các chất bã xảy ra tạic các vi khonag này được thuận lợi. Nhau thai là một cơ quan sản xuất ra nhiều nội tiết tố, trong đó có hCG (human chorionic gonadotropin) có nhiệm vụ giúp cho phôi thai phát triển tốt. CHo đến tuần thứ sáu, tế bào máu của phôi thai mới được cung cấp bởi túi noãn hoàng. Vào cuối tuần thứ ba của thai kỳ, máu được vận chuyển trong bào thai nhờ vào “bơm tim” của bé.
Thai nhi vào tuần thứ sáu của thai kỳ
Tuần thứ 6
Các màng đệm và màng ối bao quanh và bảo vệ thai nhi. Ta có thể thấy được sự hình thành các khối tế bào sẽ trở thành đốt sống. Ở giữa là nhiều chum dây thần kinh đang phát triển.
Phôi thai có cấu trúc mang cá mà sau này sẽ phát triển thành cằm, cổ và một phần khuôn mặt của thai nhi.
Tim nguyên thuỷ của thai nhi xuất hiện như một khối lớn
Tuỷ sống nguyên thuỷ cũng được hình thành
Sự thay đổi hình dáng
Vào cuối của thời kỳ này, phôi thai không còn là một khối rỗng của một nhóm tế bào. Nó có dạng hình con tôm dài và thon và có một cái eo ở giữa. Nó có đầu, đáy và hông. Đáy có hình dáng như một cái đuôi nhọn.
Vào giữa thời kỳ này, lớp tế bào ngoài sẽ tạo thành não và hệ thần kinh. Lớp tế bào này thũng xuống uốn thành 2 nếp theo chiều dài. Cái rãnh được tạo ra giữa 2 nếp khép lại trở thành một ống. Ống này sẽ trở thành tuỷ sống. Đầu ống phình ra ở đầu và sẽ trở thành não bộ.
Em bé của bạn
Lên kế hoạch cho việc thai nghén là chuyện cần thiết vì phôi thai đã tiến đến thời kỳ phát triển rất quan trọng trước khi bạn biết mình có thai
Tuỷ sống
Một điểm đen xuất hiện ở phía sau của phôi thai đánh dấu vị trí của tuỷ sống trong tuần thứ 2 của thai kỳ
Tim
Tim bắt đầu đạp vào cuối tuần thứ ba.
Nhạy cảm
Vào tuần thứ ba, phôi thai bước vào thời kỳ phát triển nhạy cảm do tất cả các cơ quan chính đều được hình thành. Các phôi thai thường khỏe mạnh nhưng có thể bị tổn thương do chất gây nghiện, rượu, thuốc lá, nhiễm khuẩn…. Các khiếm khuyết nặng nề của nhiễm sắc thể làm cho nhiều phôi thai không sống sót được.
Về sự tăng trưởng của phôi thai
Vào cuối tuần thứ sáu của thai kỳ, phôi thai sẽ có chiều dài khoảng 4mm và cân nặng chưa đến 1kg.
Đối với bà mẹ
Vào cuối tháng thứ nhất của thai kỳ - sáu tuần sau ngày có kinh lần cuối và bồn tuần từ khi thụ thai – bạn cũng chưa biết chắc chắn rằng bạn có thai nhưng bạn cũng bắt đầu nghi ngờ. Một vài loại bộ túi thử thai có thể cho kết quả chính xác ngay từ giai đoạn sớm này.
Triệu trứng
Bạn có thể nhận thấy ít hoặc không có các triệu trứng ở giai đoạn này, tuy nhiên bạn cảm thấy mệt mỏi như thời kỳ tiền kinh và thường hay đi tiểu nhiều hơn. Lúc đầu, vú của bạn trở nên đau hơn và nặng hơn, núm vú thì ngứa ngáy như có kiến bò. Không bao lâu sau đó các tĩnh mạch nổi lên và có thể thấy được dưới da vú. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn.
Chu kỳ rụng trứng
Khi mà trứng thụ tinh (phôi) đã làm tổ trên niêm mạc tử cung thì chu kỳ rụng trứng bình thường cũng ngưng. Thể cầu noãn (corpus pvulatum) trong buồng trứng tiếp tục tiết ra progesteron, ngăn cản tiến trình xẩy ra kinh nguyệt và giữ cho thai nhi được ổn định.
Cổ tử cung
Dưới tác động của progesteron, chất nhờn của cổ tử cung đặc lại và cô đọng thành một cái nút. Cái nút niêm dịch này ở nguyên tạic hỗ cho đến cuối thai kỳ. Khi sinh, cổ tử cung mềm và nở ra, lúc ấy nút này cũng rơi ra.
Tử cung
Thành cổ tử cung trở nên mềm để cho phôi bám chặt vào. Tử cung to ra khi phôi làm tổ.