Triệu chứng khi mang thai bé trai
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Đồ ăn nhiều muối cần tránh khi mang thai
Nhưng trước mắt bà bầu là hàng loạt các nguy cơ rình rập và tấn công, mối quan tõm hàng đầu vẫn là bệnh tật của người mẹ.
Theo thống kê gần đây của bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương trong những người tới khám sốt phát ban thì tỉ lệ phụ nữ mang bầu chiếm đa số. Hiện tại, dịch bệnh này đang trở thành vấn đề bàn luận nóng hổi cho bà bầu.Vậy thực chất nó có những nguy cơ gì khiến bà bầu phải bất an đến vậy?
Sốt phát ban là bệnh do virus gây nên, thường gặp là vius sởi và rubella, hiện tại, rubella gặp nhiều hơn ở phụ nữ mang bầu. Đường lây nhiễm chủ yếu là hô hấp, khởi phát thường là sốt, có thể sốt nhẹ hoặc cao tùy thuộc vào thể trạng của từng người. Sau 3-7 ngày xuất hiện, ban thường mọc ở ngực, sau lưng, bụng rồi lan ra cổ và cánh tay. Kèm theo đó sản phụ có đau cổ họng, nổi hạch vùng cổ, nách, người thường mệt mỏi, khó chịu, ăn uống kém hơn bình thường.
Vào 3 tháng đầu, là thời kỳ hình thành phôi và phát triển các bộ phận của thai nhi. Vì vậy, virus sẽ theo máu mẹ qua rau thai xâm nhập vào bào thai dễ gây sẩy thai, đẻ non, chảy máu bất thường và dị dạng cho thai nhi khi gõy ra hội chứng rubella bẩm sinh:
- Mắt: Nhãn cầu nhỏ, đục thủy tinh thể bẩm sinh, viêm kết - giác mạc… đứa trẻ sinh ra sẽ có thị lực bị giảm trầm trọng
- Bệnh lý ở tim: Hẹp van 2 lá, hẹp van 3 lá, hẹp van động mạch phổi, hẹp van động mạch chủ, thông liên thất…rất nguy hiểm.
- Có thể ảnh hưởng tới thần kinh tai gây điếc tai bẩm sinh.
- Nguy cơ này càng rõ ràng khi thai được 14-17 tuần tuổi (70-100%), sản phụ bị bệnh trước hoặc sau thời gian này thì nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi thấp hơn.
Vào 3 tháng giữa nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi dưới 20%, 3 tháng cuối tỉ lệ này thấp hơn nữa.
Khi bị sốt phát ban bà bầu nên đi khám để được tư vấn cụ thể tránh những nguy cơ gây dị dạng cho con sau này.
Sốt phát ban không có thuốc điều trị đặc hiệu, vì thế, khi sốt cao không nên tự ý dùng thuốc, rất nguy hiểm cho đứa trẻ sau này, nếu sốt nhẹ nên dùng khăn lạnh vừa phải chườm, chú ý ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung thêm nước cam, chanh, ăn rau ngót để tăng thêm vitamin C làm tăng sức đề kháng cho bà bầu. Đặc biệt khi ban mọc không nên ra ngoài, vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Nguy cơ đơn giản hơn hay gặp ở bà bầu là sốt cao co giật, cần đặt thai phụ nằm nghiêng nơi thoáng mát, đặt vật mềm giữa 2 hàm răng để tránh cắn phải lưỡi. Nếu co giật liên tục và nhiều lần phải đưa tới viện ngay.
Bệnh sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn. Hầu hết trẻ em đều có ít nhất 1 lần mắc bệnh này, bệnh được biểu hiện bằng sốt và nổi nhiều chấm đỏ rải rác toàn thân (phát ban).
Nguyên nhân gây nên bệnh sốt phát ban?
Bệnh do nhiều loại siêu vi gây ra nhưng có 2 nguyên nhân chính gây bệnh sốt phát ban là siêu vi sởi và siêu vi gây bệnh rubella. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, còn bệnh rubella còn gọi là ban đào.
Bệnh sốt phát ban lây theo đường nào?
Ðây là bệnh lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi.
Bệnh sốt phát ban biểu hiện như thế nào?
Sốt phát ban do sởi thường biểu hiệu bằng sốt cao kèm ho, sổ mũi, mắt đỏ vài ngày sau đó phát ban toàn thân. Trước khi phát ban trẻ thường bứt rứt quấy khóc nhiều và sau khi ra ban trẻ sẽ giảm sốt và giảm quấy. Trong khi đó, phát ban do rubella thường kèm sốt nhẹ hay không sốt và ban xuất hiện rất nhanh có thể 1 ngày đã nổi khắp cơ thể. Ða số trẻ có kèm tiêu chảy hoặc phân hơi lỏng
Ban đào hay rubella thì rất lành tính ở trẻ em, rất hiếm gặp biến chứng (ảnh minh họa)
Bệnh sốt phát ban có nguy hiểm không?
Ban đỏ hay sởi chỉ nguy hiểm khi có biến chứng, các biến chứng thường gặp của sởi là viêm phổi, viêm tai giữa, kiết lỵ và nặng hơn là viêm não. Ban đào hay rubella thì rất lành tính ở trẻ em, rất hiếm gặp biến chứng. Tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu mắc bệnh ban đào sẽ ảnh hưởng đến thai nhi gây sẩy thai, sinh non, thai nhi sinh ra mắc nhiều tật ở mắt, tim, não.
Bệnh sốt phát ban có cần phải nhập viện không?
Bệnh sốt phát ban có thể điều trị tại nhà bằng cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu có sốt, thuốc giảm ho, cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Cần mang trẻ đến bệnh viện khi trẻ sốt cao không hạ, thở mệt, tiêu phân có máu, chảy mủ tai, co giật hôn mê vì lúc này trẻ đã có biến chứng.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sốt phát ban?
Cần cách ly trẻ bệnh, nhưng cách này rất khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban.
Cách phòng ngừa tốt nhất là chủng ngừa:
Sởi có thể chích ngừa khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng
Rubella được chích chung với quai bị và sởi trong cùng 1 lần khi trẻ được 12 tháng tuổi.
Có nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn cho trẻ bị sốt phát ban hay không?
Không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên không nên để trẻ bị lạnh. Kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu.
Sốt phát ban khi mang thai có nguy hiểm?
Tôi vừa phát hiện mình có thai được 3 tuần, thời gian qua tôi bị sốt phát ban, xin hỏi có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
|
Thai phụ sốt phát ban, con dễ dị dạng
Gần 2 tháng qua, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận gần 500 bệnh nhân sốt phát ban đến khám và điều trị, trong đó đáng chú ý là nhiều thai phụ nhiễm rubella (Sốt phát ban).
Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, bệnh rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức là một bệnh lành tính, thời gian ủ bệnh 5-7 ngày. Vào ngày thứ 2, 3 người bệnh bắt đầu phát ban, có người sáng sốt đến chiều đã nổi ban. Người bệnh thường đi khám vào ngày thứ nhất và ngày thứ ba của bệnh. Đa số bệnh nhân khỏi bệnh sau 5 đến 7 ngày điều trị, chưa có trường hợp nào tử vong.
Trong số gần 500 bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 3 trường hợp bị biến chứng viêm não với các biểu hiện sốt cao, co giật và rối loạn tinh thần, sau hơn 2 ngày điều trị mới tỉnh hẳn.
Điều đáng nói là có rất nhiều phụ nữ mang thai từ 6 tháng trở xuống, nếu bị sốt phát ban có thể gây dị dạng thai nhi. Trường hợp nhiễm rubella là thai phụ, ở tuần thứ 10, 18 hoặc 30 của thai kỳ, diễn biến bệnh như người bình thường, không có trường hợp nào có biểu hiện sảy thai, đẻ non hay ra máu bất thường. Tuy nhiên, điều quan trọng là đánh giá tuổi thai để biết ảnh hưởng của bệnh đến thai nhi.
Thai phụ mang thai 3 tháng đầu nhiễm rubella sẽ được bác sĩ tư vấn rất kỹ về chuyên môn để tự quyết định xem nên giữ hay bỏ thai. (Ảnh minh họa)
Thai phụ mang thai 3 tháng đầu nhiễm rubella sẽ được bác sĩ tư vấn rất kỹ về chuyên môn để tự quyết định xem nên giữ hay bỏ thai. Lý do là tỷ lệ dị dạng thai nhi trong giai đoạn này có thể là 25%, 40% thậm chí là 60%, vào 3 tháng giữa thì thấp hơn dưới 20%. Khiếm khuyết dị dạng bào thai hay gặp là về tim mạch, giảm chức năng não, chậm phát triển thể chất và tinh thần.
Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, trước khi có quyết định có thai chị em nên đi thử máu để xem liệu cơ thể đã có miễn dịch với bệnh hay chưa. Nếu chưa có kháng thể thì nên tiêm phòng vì nguy cơ phát bệnh khi tiếp xúc với bệnh là rất lớn. Ngoài ra nếu đã có thì cần xem nồng độ kháng thể như thế nào, nếu thấp thì cũng nên tiêm phòng lại.
Chị em nên tiêm 1-3 tháng trước khi mang thai. Nếu người mẹ thực hiện tốt việc tiêm chủng, trẻ sơ sinh có kháng thể mẹ truyền sang (miễn dịch thụ động) sẽ được bảo vệ khoảng 6 - 9 tháng sau sinh. Phụ nữ đã mang thai thì không được tiêm phòng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai
Bà bầu đối phó với dịch bệnh rubella
Theo các bác sỹ chuyên khoa, những bà bầu mới thụ thai nhiễm rubella có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.Chị Hiên (Hà Đông, Hà Nội) rất bất ngờ khi được tin mình bị nhiễm rubella sau một lần xét nghiệm. Chị Hiên không hề sốt không ho hắng hay mệt mỏi gì cả, chỉ thấy nổi rất ít ban đỏ thì nghĩ là dị ứng nhẹ. Đến khi xét nghiệm tại bệnh viện, hai vợ chồng chị mới tá hoả.
Vì thế, chị Hiên phải lên kế hoạch đăng ký sàng lọc trước sinh và sau sinh tại BV Phụ sản T.Ư để sớm phát hiện và điều trị những bất thường của thai nhi. Vì tỷ lệ tử vong và biến chứng thấp nhưng bệnh lại đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai bởi những dị tật để lại cho thế hệ sau và nguy cơ trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh.
Dịch bệnh vào mùa
Do thời tiết nóng lạnh bất thường như hiện nay, các mẹ bầu cẩn thận với dịch bệnh Rubella. Dịch bệnh năm này bùng phát sớm hơn mọi năm.
Nên tiêm vaccine phòng bệnh trước khi có thai từ 1 – 3 tháng. (Ảnh minh họa)
Biểu hiện của bệnh là bệnh nhân bị sốt, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch. Triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có. Sau 1 – 7 ngày, người bệnh có thể nổi ban. Ban dạng hạch, sẩn nhỏ, màu sáng hơn màu ban sởi, có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng. Ban có thể tồn tại từ 1 – 5 ngày, hay gặp nhất là 3 ngày. Thậm chí một số người có thể đã sốt và phát ban khắp người chứ không theo trật tự và để lại vết thâm như sốt phát ban dạng sởi.
Nguy hiểm cho bà bầu
Theo các bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo những mẹ bầu mới thụ thai, nhiễm rubella có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi, còn gọi là hội chứng Rubella bẩm sinh.
Với người bình thường, rubella được xem như một dạng bệnh lý về sốt phát ban, và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu bệnh xuất hiện ở người đang mang thai, rubella thực sự là nỗi ám ảnh.
Những thai phụ chưa chích ngừa rubella nếu chẳng may mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi dễ nhiễm các biến chứng như sinh non nhẹ cân, dầu nhỏ, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, hẹp động mạch phổi, còn ống động mạch, bại não, tổn thương tim, mù mắt... Tùy vào thời điểm nhiễm bệnh, tỷ lệ con bị hội chứng rubella bẩm sinh có thể là 80% khi thai dưới 12 tuần, 54% khi thai được 13 - 14 tuần, 35% ở tuổi thai 13 - 16 tuần, 10% khi thai 16 tuần và sau 20 tuần thì tỷ lệ này không đáng kể.
Nhiều thai phụ khi biết mình mắc bệnh rubella đã vội vàng đến các cơ sở y tế để chích ngừa. Nhưng lúc này mọi thứ đã muộn. Virus đã xâm nhập vào bào thai và gây nên những biến chứng đáng tiếc. Thường để an toàn, các thai phụ được theo dõi và được chỉ định bỏ thai nếu siêu âm thấy thai nhi phát triển bất thường.
Rubella còn cực kỳ nguy hiểm với thai phụ vì một số trường hợp không hề biết mình bị nhiễm do bệnh không có những biểu hiện rõ ràng. Bệnh rubella có triệu chứng điển hình là phát ban, mệt mỏi, đau nhức khớp, sốt nhẹ… Bệnh rất dễ lây truyền qua tiếp xúc thông thường theo đường hô hấp như nói chuyện, bắt tay nhau. Thậm chí, không cần tiếp xúc với người mang bệnh mà chỉ thở trong không khí đã từng có người bệnh cũng có thể nhiễm rubella.
Bệnh rubella có triệu chứng điển hình là phát ban, mệt mỏi, đau nhức khớp, sốt nhẹ… (Ảnh minh họa)
Để phòng bệnh, mọi người nên đi tiêm phòng ở các cơ sở y tế, sau 5 năm nên tiếp nhắc lại. Đặc biệt những phụ nữ chuẩn bị có con nên chích ngừa trước khi có thai. Cách tốt nhất cho các mẹ bầu là nên tiêm chủng. Trước đây, các bác sỹ khuyến cáo chỉ nên có thai sớm nhất sau 3 tháng tiêm chủng ngừa rubella vì vacxin là virus sống được làm yếu đi. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh của Mỹ (CDC), phụ nữ được phép có thai ít nhất 1 tháng sau khi tiêm chủng.
Các bác sĩ khuyến cáo trước khi quyết định có thai 1 – 3 tháng, chị em nên chủ động đi tiêm phòng để bảo vệ thai nhi. Đây là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa hội chứng rubella bẩm sinh.
Trường hợp mang thai mà chưa tiêm phòng rubella nên cách ly với người mắc rubella, nhất là trong 16 tuần đầu của thai kỳ. Thai phụ nên tăng cường ăn uống đủ chất dinh dưỡng, mặc ấm, giữ vệ sinh sạch sẽ…
Bà bầu nhiễm Rubella: Bỏ hay giữ?
Vì sao có tình trạng này? Những thông tin dưới đây sẽ giúp phụ nữ mang thai hiểu thêm về vấn đề này.
Rubella: những điều cần biết
Tiến sĩ –bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Phó Khoa Sản A, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM cho biết, Rubella là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus thuộc nhóm Rubivirus, đặc trưng bởi sốt phát ban. Rubella còn được gọi là bệnh Sởi Đức (German Measles) hay sởi 3 ngày, vì đặc trưng của bệnh phát ban 3 ngày sẽ hết. Virus Rubella ảnh hưởng đến sự phát triển bào thai, có thể gây thai chết lưu, sẩy thai, sinh non, trẻ mang dị tật bẩm sinh. Bệnh đặc biệt nguy hiểm khi người mẹ mang thai trong 13 tuần lễ đầu bị nhiễm Rubella cấp. Virus gây bệnh có thể qua nhau đến thai nhi gây hội chứng Rubella bẩm sinh (HCRBS). HCRBS gồm các dị tật bẩm sinh quan trọng như: mắt (đục thủy tinh thể), tai (điếc), tim mạch, não (tật đầu nhỏ), gan lách to, viêm não màng não… Độ trầm trọng của các dị tật tùy thuộc vào giai đoạn tuổi thai nhiễm virus, nguy cơ này có thể chiếm đến 90% nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kì.
Vacxin ngừa rubella được chế tạo từ virus gây bệnh Rubella sống, làm giảm độc lực. Do đó, để an toàn cho thai nhi, không nên tiêm ngừa Rubella khi mang thai. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường được khuyên nên dùng biện pháp tránh thai trong 3 tháng sau khi tiêm ngừa Rubella, hoặc ít nhất 1 tháng sau tiêm ngừa.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp phát hiện có thai ngay sau tiêm ngừa. Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa ghi nhận trường hợp trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh do mẹ tiêm ngừa Rubella khi mang thai. Vì thế, vẫn nên tiếp tục giữ thai và khám thai định kỳ.
Virus Rubella ảnh hưởng đến sự phát triển bào thai, có thể gây thai chết lưu, sẩy thai, sinh non, trẻ mang dị tật bẩm sinh.
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, Phòng Khám, Viện Pasteur TP.HCM cho biết ở những người bình thường nếu nhiễm Rubella sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu đang mang thai, nguy cơ trẻ bị ảnh hưởng nặng nề rất cao. Phụ nữ bị nhiễm virus Rubella trong giai đoạn sớm của thai kỳ, có đến 90% nguy cơ lây truyền virus cho thai nhi. Có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng lên sự phát triển thai như: sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, chậm phát triển hoặc gây hội chứng Rubella bẩm sinh. Trẻ sinh ra với hội chứng rubella bẩm sinh sẽ có những khiếm khuyết nặng nề như điếc (thường nhất), ngoài ra còn có thể khiếm khuyết mắt, tim, não, thần kinh vận động… Các nguy cơ này càng cao nếu nhiễm virus trong tam cá nguyệt đầu, giảm dần vào các tam cá nguyệt sau.
Nhiễm Rubella khi mang thai: bỏ thai hay giữ?
Có bác sĩ khuyên nên bỏ thai khi bị nhiễm Rubella nhưng cũng có bác sĩ khuyên nên giữ thai. Bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Phòng khám Quốc tế Victorian cho rằng, lý do có sự trái ngược này vì tùy thuộc vào thời kì thai phụ nhiễm Rubella và thiếu sự cập nhật thông tin giữa bác sĩ với chuyên ngành.
Thai bị ảnh hưởng hay không tùy thuộc vào thời điểm nhiễm rubella. Dựa theo Hướng dẫn thực hành lâm sàng của Hội sản phụ khoa Canada về Rubella và thai kỳ, cho thấy: nếu nhiễm Rubella ở thời kỳ thai dưới 11 tuần tuổi: nguy cơ chiếm 90 %; thai 11- 12 tuần: nguy cơ chiếm 33%; thai từ 13-14 tuần tuổi: nguy cơ chiếm 11%; thai 15-16 tuần: nguy cơ chiếm 24%; thai trên 16 tuần: hầu như chưa ghi nhận có tình trạng nào bị ảnh hưởng từ Rubella.
Y văn thế giới cũng ghi nhận nhiều trường hợp sau khi tiêm ngừa Rubella mới phát hiện có thai. Theo khuyến cáo của thế giới, sau tiêm ngừa rubella ít nhất 1 tháng mới nên có thai. Tuy nhiên, đó là những nguy cơ từ lý thuyết. Y văn thế giới cũng thừa nhận sau khi hồi cứu những trường hợp tiêm ngừa xong mới phát hiện có thai, những đứa trẻ sinh ra đều không bị ảnh hưởng từ vacxin ngừa trên. Vì vậy, các nhà sản phụ khoa thường khuyến cáo theo dõi thai đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không bỏ thai.
Cuối cùng, chuyên gia sản phụ khoa cho rằng, khi có kết quả cho thấy bị nhiễm Rubella trong thai kỳ, thai phụ nên bình tĩnh để nghe tham vấn từ các nhà chuyên môn có hiểu biết và kinh nghiệm đầy đủ rồi mới quyết định. Bên cạnh đó, các bác sĩ đảm nhận tư vấn cũng cần cập nhập thông tin liên tục, khi tư vấn không nên phân tích nửa vời khiến bệnh nhân có quyết định lệch lạc.
Giải đáp băn khoăn của bà bầu về Rubella
Thiếu canxi, bà bầu dễ đẻ non, thai chết lưu?
Bà bầu nên ăn gì để tốt cho em bé
Chọn nội y cho bà bầu thoải mái suốt thai kì
Biến chứng của bệnh sốt phát ban Rubella
(st)