Mất ngủ ở người cao tuổi và cách khắc phục

Cách khắc phục bệnh mất ngủ ở người cao tuổi như thế nào? Những bài thuốc bắc chữa chứng mất ngủ ở người cao tuồi là gì?

Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi và biện pháp khắc phục


Nguyên nhân gây mất ngủ ở NCT có thể phân ra mấy loại sau đây: mất ngủ do tuổi cao, các chức năng của con người bình thường bị suy giảm một cách đáng kể; mất ngủ do bệnh lý; mất ngủ do ảnh hưởng xấu của môi trường hoặc thay đổi môi trường đột ngột đang sinh sống; mất ngủ do chế độ sinh hoạt, ăn, uống không điều độ và mất ngủ do dùng một số thuốc để điều trị một số bệnh nào đó. Các nguyên nhân vừa nêu có thể là đơn độc nhưng có thể là có sự kết hợp của hai hay nhiều nguyên nhân lại với nhau.

-    Mất ngủ do chức năng của cơ thể bị suy giảm : Đây là một nguyên nhân mà có thể nói rất khó tránh khỏi. Tuổi tác càng cao thì mọi chức năng của cơ thể đều bị suy giảm, trong đó chức năng của hệ thần kinh trung ương là rất nhạy cảm. Tế bào thần kinh trung ương của con người kể từ lúc phôi thai phát triển cho đến khoảng tuổi 25 là hoàn chỉnh. Sau lứa tuổi này thì mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bào nơ-ron thần kinh bị hủy hoại và như vậy ngoài ảnh hưởng đến các chức năng khác thì giấc ngủ của NCT cũng không thể không bị ảnh hưởng.
 
Một số bệnh lý có thể làm NCT khó ngủ hơn.

- Mất ngủ do bệnh tật
Có rất nhiều loại bệnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của NCT, loại hay gặp nhất là đau nhức xương khớp (thoái hóa khớp, bệnh gút…). Bệnh đau nhức xương khớp có thể biểu hiện cả ngày lẫn đêm nhưng hay gặp nhất vẫn là ban đêm làm cho giấc ngủ không sâu, chập chờn và nhiều khi đau nhức không thể ngủ được, nhất là khi thay đổi thời tiết.

Bệnh về tim mạch: hay gặp nhất là bệnh tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim (thiểu năng mạch vành) làm cho NCT hay bị đau tức ngực, khó chịu và nhiều khi còn tỏ ra lo lắng làm ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ.

Bệnh về đường hô hấp: NCT hay gặp một số bệnh về đường hô hấp nhất là bệnh giãn phế quản, hen phế quản… gây ho nhiều, khó ngủ được. Các bệnh này thường xuất hiện nặng về ban đêm, nhất là lúc có áp thấp nhiệt đới, gió mùa đông bắc, ẩm ướt...

Các bệnh về đường tiêu hóa: bệnh đường tiêu hóa ảnh hưởng nhiều nhất đến giấc ngủ là bệnh về dạ dày và bệnh viêm đại tràng mạn tính. NCT nếu mắc một trong 2 bệnh này thì ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ, nhiều người bị đau suốt đêm không thể nào chợp mắt được.

Các bệnh về tiết niệu, tiền liệt tuyến, đái tháo đường cũng là một trong các tác nhân làm cho người cao tuổi mất ngủ. Các bệnh về đường tiết niệu hay gặp ở NCT là u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường, sỏi tiết niệu (sỏi thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo), thường hay đi tiểu đêm gây mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, không ngon.

-    Mất ngủ do ảnh hưởng xấu của môi trường đang sinh sống
Môi trường sống có tác dụng rất lớn đến đời sống con người. Môi trường trong sạch, không bụi bặm, ít tiếng ồn góp phần đáng kể trong cuộc sống của NCT, làm cho NCT sống khỏe mạnh, vui vẻ và luôn làm được những việc có ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Tuy vậy, có một số yếu tố hay gặp như: nhà chật chội, đông người, nhiều tiếng ồn ào, mất vệ sinh… làm cho NCT rất khó ngủ.

-    Mất ngủ do ăn, uống không điều độ

NCT nếu ăn, uống điều độ thì ngoài việc đảm bảo cho sức khỏe tốt còn có tác dụng rất hữu ích trong giấc ngủ làm cho giấc ngủ ngon, sâu dẫn đến tinh thần luôn được sảng khoái, hồ hởi, phấn chấn và sống một cuộc sống lạc quan hơn. Nếu ăn uống quá no, uống nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc uống nhiều bia, rượu; ăn nhiều chất kích thích thì ảnh hưởng xấu không nhỏ đến giấc ngủ.

Vậy người cao tuổi nên làm gì để ngủ tốt?

Tùy theo từng hoàn cảnh của từng cá thể mà tự điều chỉnh một cách hài hòa để làm sao cho giấc ngủ tốt. Hầu hết NCT đều có sổ khám bệnh, vì vậy nên đi khám bệnh định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe của mình. Qua việc khám bệnh, bác sĩ sẽ cho biết tình trạng sức khỏe hiện tại và có nhiều lời khuyên bổ ích. Khi phát hiện có bệnh, đặc biệt là bệnh mạn tính, phải tuyệt đối tuân theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ, không tự tiện mua thuốc hoặc nghe theo lời mách bảo của bạn bè để tự điều trị (bởi vì cả thuốc Tây y lẫn Đông y ngoài tác dụng chính còn vô số tác dụng phụ, trong đó có nhiều loại ảnh hưởng đến giấc ngủ).

Ăn uống phải điều độ và không nên kiêng khem quá mức (tùy theo từng loại bệnh mà có sự tư vấn của bác sĩ để có sự kiêng thức ăn, nước uống cho phù hợp) và cũng không nên quá lạm dụng trong khâu ăn, uống. Ngoài các loại bệnh bị ảnh hưởng do ăn, uống thì nhiều loại thức ăn, nước giải khát có cồn ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ nếu dùng không phù hợp. Ví dụ không nên uống cà phê, trà đặc vào buổi tối; không nên uống quá nhiều rượu, bia trước khi đi ngủ.

Tập thể dục nhẹ nhàng là việc làm hết sức cần thiết cho giấc ngủ của NCT. Hiện nay, có nhiều hình thức tập thể dục áp dụng cho NCT như: đi bộ, chơi cầu lông, quần vợt, bơi, tập thể dục dưỡng sinh... nhưng có lẽ thông dụng nhất, không tốn kém, dễ áp dụng là đi bộ. Tuy vậy, đi bộ cũng phải có sự hiểu biết cơ bản để đạt được mục tiêu là nâng cao sức khỏe và ăn ngon, ngủ tốt. Vì vậy, phải tùy theo sức mình mà có điều chỉnh, mỗi ngày nên đi bộ tổng thời gian không quá 60 phút, không nên đi bộ một lúc mà chia ra làm 2- 3 lần, mỗi lần nên không quá 30 phút là vừa. Đối với những NCT có bệnh về tim mạch như: cao huyết áp, mạch vành cần đi bộ chậm không được chạy, nhảy hoặc vận động mạnh. Không nên đi bộ vào lúc nhiệt độ lạnh quá, nóng quá, mưa, gió mạnh mà nên chọn thời điểm thích hợp nhất cho bản thân mình như chập tối, sáng sớm...

Một số cách chữa bệnh mất ngủ bằng thảo dược


Mất ngủ là điều than phiền nhiều nhất khi nói về giấc ngủ. Ngủ ngon là điều quí nhất trong tứ khoái của con người. Mất ngủ thường do sự khó đi vào giấc ngủ, bắt đầu thiếp ngủ, khó giữ được giấc ngủ dài lâu, liên tục. Do vậy, không giúp cho thân thể được nghỉ ngơi, gây ra mệt mỏi, bất lợi cho thể xác và tinh thần.Tiếc thay, bệnh mất ngủ không được nhận diện, chẩn đoán xác thực để tránh nguy hại và được giúp đỡ đúng mức, có lợi cho thể xác và tinh thần.
 
- 75% các bệnh nhân mất ngủ (từ những trung tâm chữa bệnh mất ngủ và từ các phòng mạch y khoa) có thể là do bất ổn về tinh thần.

- 60% - 90% những người ngủ khó có thể là do bệnh buồn nản (depression). -50% số người khó ngủ có thể bị bệnh dễ sợ hãi hoặc lo lắng (anxiety).

- Chứng mất ngủ còn là một triệu chứng để định bệnh buồn nản.

- Chứng mất ngủ ở người lớn tuổi, nếu kéo dài quá một năm sẽ có 40% nguy cơ gây ra bệnh buồn nản.

- Chứng mất ngủ dễ xảy ra cho phụ nữ, có lẽ ở phụ nữ bệnh chán nản và bệnh lo sợ thường dễ xảy ra. Vào tuổi mất kinh, phụ nữ bị bệnh mất ngủ tăng gấp 5 lần (triệu chứng là nóng nhiệt, khó chịu và khi ngủ thở khó khăn).

- Bệnh mất ngủ dễ xảy ra cho những người lạm dụng quá độ về rượu, thuốc lá, thuốc phiện, cần sa…

- Ở người già, sự trùng hợp của chứng mất ngủ và bệnh buồn chán xảy ra thường hơn.
- Chứng mất ngủ và bệnh khủng hoảng tâm thần (Post traumatic stress disorder) thường gây ra những cơn ác mộng, xảy ra rất thường xuyên (như mơ thấy bị trói, bị xử bắn, tỉnh dậy không ngủ lại được).

Những loại thuốc chữa bệnh cũng có thể ảnh hưởng giấc ngủ. (Bài viết không đề cập đến thuốc, vì đó là phạm vi chuyên môn của mỗi y sĩ, quí vị tham khảo với các y sĩ về thuốc).

- Một số thuốc gây ra mất ngủ (Thí dụ: một loại thuốc có thể làm cho người bệnh bị khó thở vào ban đêm nên bị mất ngủ, thức giấc.)

- Sinh hoạt thường ngày không chừng mực, làm nhiều việc, không hoạt động thể dục, có thể làm chứng bệnh mất ngủ nặng hơn.

- Thường với người bị bệnh mất ngủ kinh niên, nguyên do chính là do yếu tố tâm lý (lo sợ, ghen tuông…)

- Bệnh mất ngủ thường gặp ở người bị bệnh thân thể như bị stroke, bệnh tim, bệnh hô hấp, bệnh tiểu đường, cao huyết áp… Cộng thêm bệnh tinh thần như lo lắng, sợ chết, lo con còn nhỏ… dẫn đến mất ngủ.

- Ðể định bệnh mất ngủ, các y sĩ cần được người bệnh nói về giấc ngủ, nói về các bệnh đang được chữa trị, các thuốc đang sử dụng, những thói quen liên quan đến giấc ngủ, cách sinh sống, nghề nghiệp, phương cách giải trí (thuốc lá, cà phê, cần sa, nhảy đầm, rượu…)

- Nếu người bệnh viết lại về giấc ngủ, đó là một tài liệu rất tốt cho y sĩ. Thường khi gặp y sĩ, bệnh nhân không nhớ để nói lại mạch lạc, tỉ mỉ về chứng mất ngủ.

Ðể có giấc ngủ tốt

- Tránh uống cà phê ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ.

- Tránh uống rượu với mục đích giúp ngủ (tuy rượu là thuốc mê nhưng rượu thường làm thức giấc vào nửa sau của giấc ngủ).

- Uống nước nhiều quá vào xế chiều có thể làm thức giấc vì nhu cầu cần đi tiểu.

- Ăn nhiều hoặc để bụng đói đều làm khó ngủ.

- Không nên hút thuốc lá. Nicotine ở thuốc lá là thuốc kích thích làm khó ngủ.

- Thể dục, vận động làm cho dễ ngủ, nhất là thể dục vào xế chiều.

- Làm nóng thân thể (ngâm sauna, bồn nước) vào lúc xế chiều giúp ngủ say.

- Phòng ngủ mát mẻ giúp ngủ ngon vì nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm, phòng nóng nức sẽ làm thức giấc.

- Ánh sáng giảm giấc ngủ. Tránh quá sáng vào lúc xế chiều. Khi tỉnh giấc đừng bật đèn quá sáng lúc ban đêm. Nên dùng màn cửa và mặt nạ che mắt.

- Giường ngủ cần thoải mái, kích thước lớn đủ.

- Qui định một thời gian cố định để thức giấc và đừng nên thay đổi.

- Giữ thời gian đi ngủ một cách cố định, tuy nhiên chỉ đi ngủ khi mệt nhọc.

- Ðừng xem đồng hồ vào ban đêm.

- Ðừng đánh giặc với giấc ngủ.

- Khi bị khó ngủ thường xuyên, không nên ngủ ngày.

- Trước khi đi ngủ, nên tạo một khoảng thời gian thanh thản.

Tất cả các y sĩ đều muốn chữa bệnh từ nguồn gốc chính gây ra mất ngủ. Thuốc ngủ chỉ chữa được phần ngọn, nhất thời, để giúp cho lúc ban đầu. Các y sĩ không muốn dùng thuốc lâu, thuốc ngủ chỉ được dùng khi cần thiết, và chỉ dùng trong thời gian ngắn.

Một số bài thuốc chữa Bệnh mất ngủ gốc thảo dược :

1: Dân gian thường dùng:
- Lá vông nấu canh
- Tâm sen 8g
Cách dùng: đun uống
 
2:
- Phục thần 8g
- Táo nhân xao 12g
- Đan sâm 12g
- Đương qui 12g
Cách dùng: sắc uống.
 
3:
- Liên tâm 8g
- Sinh thảo quyết minh 20g
- Hoè hoa 12g
Cách dùng: sắc uống.
 
4: Táo chua
- Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Dùng nước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
-Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần.
 
5: Quả nhãn
- Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút.
- Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu.
 
6: Hoa bách hợp (hoa loa kèn)
- Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều.Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.
- Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…
 
7: Táo đỏ
- Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. có thể dùng nước này thay nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái.
 
8: Quế
- Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn.
Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh này.
 
9: Đậu xanh
- Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa.
Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.
 
10: Mắc cỡ (trinh nữ)
- Tên khoa học là Mimosa pudica, họ Mimosaceae, mọc hoang khắp nơi. Theo tài liệu cổ, mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Toàn cây chứa ancaloit là mimosin và crocetin, flavonosit. Trong lá và rễ đều có selen nên chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Dân gian thường dùng nước sắc của mắc cỡ hoặc phối hợp với một số vị khác chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Mỗi ngày dùng 20 gam sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
 
11: Lạc tiên
- Còn được gọi là dây nhãn lồng, chùm bao, tên khoa học là Passiflora foetida. Dân gian tin rằng dùng đọt lá luộc chín làm rau trị mất ngủ rất hiệu quả. Trong lạc tiên có chứa cyanohydrin glycoside, sulphate ester, tetraphylline A, B, deidaclin, volkenin, passiflorin. Nhiều nước châu Âu đã ly trích chất passiflorin từ lạc tiên để bào chế thành một loại thuốc an thần nhẹ, giúp những người lớn tuổi dễ ngủ.
 
12: Hoa nhài
- Là cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây.
- Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, hãy lấy rễ hoa nhài 100-200 g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Mỗi ngày uống 10-20 ml trước khi đi ngủ. Nếu không uống được rượu, có thể dùng rễ nhài hãm uống thay trà.

Hoặc:
- Hoa nhài 10 g, tâm sen 10 g, hạt muồng (quyết minh tử) 12 g (sao đen). Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.


LÀM THẾ NÀO ÐỂ NGƯỜI CAO TUỔI CÓ GIẤC NGỦ TỐT?

1. Mất ngủ có phải là một vấn đề nghiêm trọng?

Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hoặc không thể duy trì được giấc ngủ qua đêm, hay nói đơn giản hơn là không có được giấc ngủ đầy đủ. Cảm giác không có được giấc ngủ thoải mái rất phổ biến, gặp ở 20-50% dân số tại các quốc gia khác nhau.

Có tới 20% người Australia phàn nàn với các bác sĩ gia đình là họ bị khó ngủ. Ngày nay, chứng mất ngủ đã được thừa nhận là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở những người cao tuổi. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2020, số người trên 60 tuổi sẽ tăng thêm 75% so với hiện nay, như vậy rõ ràng đây là vấn đề rất nghiêm trọng, đòi hỏi ngành y tế phải có chiến lược đánh giá và kiểm soát chứng mất ngủ ở người cao tuổi một cách hiệu quả. Tuy nhiên nếu đi sâu tìm hiểu, chúng ta có thể thấy mất ngủ ở người cao tuổi không hẳn là vấn đề y tế mà còn là vấn đề xã hội, nhất là ở những nước phát triển.

2. Các nguyên nhân gây mất ngủ

Có rất nhiều yếu tố có thể gây mất ngủ ở người cao tuổi. Các yếu tố này bao gồm giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng của cơ thể khi cơ thể bị lão hóa... Kèm theo, những bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi như sa sút trí tuệ, bệnh lý mạch máu não, suy tim, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm... đều làm giảm chất lượng giấc ngủ. Nhìn chung, có 4 nhóm nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người cao tuổi:

a. Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Tuổi cao thường đi kèm với tăng nguy cơ mắc các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát, phổ biến nhất là hiện tượng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì), hoặc các hiện tượng chân tay cử động một cách tự động về đêm làm người cao tuổi bị thức giấc.

b. Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Ðau là nguyên nhân nổi bật gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nguyên nhân gây đau phổ biến nhất ở những người cao tuổi là các bệnh cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương..., có đặc điểm là đau tăng lên về nửa đêm gần sáng, làm cho bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Các bệnh lý khác bao gồm bệnh thiếu máu cơ tim gây đau ngực, hiện tượng hay tiểu đêm (ví dụ do u xơ tiền liệt tuyến, do bệnh đái tháo đường), hoặc khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen phế quản)...

c. Các bệnh lý tâm thần kinh: Theo nhiều nghiên cứu, bệnh trầm cảm dường như là yếu tố lớn nhất có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Các bệnh nhân trầm cảm thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm và có hiện tượng ngủ ngày, một số bệnh nhân lại có lúc bị kích động nên rất khó ngủ. Ước tính có tới 30% người cao tuổi trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm. Trong một nghiên cứu rất lớn ở Mỹ, người ta thấy có đến 14% những người mất ngủ có biểu hiện bị trầm cảm so với chỉ 1% những người có giấc ngủ bình thường. Ngoài ra, các rối loạn tâm thần khác có khả năng gây mất ngủ là lo âu, sa sút trí tuệ... Có nhiều lý do khiến người cao tuổi thường lo lắng quá mức như sợ mất uy tín, mất sự tín nhiệm của gia đình, cộng đồng (khi nghỉ hưu), lo lắng về những tai nạn của anh chị em, bạn bè hoặc các vấn đề tiền nong, tài chính...

d. Do thuốc: Những thuốc hay gây mất ngủ ở người cao tuổi gồm các loại corticoid, nội tiết tố tuyến giáp (đều gây kích thích), các thuốc điều trị bệnh thần kinh và ngay cả một số thuốc dùng để điều trị bệnh trầm cảm. Ngoài ra còn có các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa... Một số chất tuy không hẳn là thuốc nhưng mọi người lại hay dùng và rất dễ gây mất ngủ như rượu, caffeine (có trong chè, cà phê), nicotine (có trong thuốc lá). Cần chú ý là có một số thuốc mà nhiều người vẫn coi là thuốc ngủ và được dùng để điều trị mất ngủ như Benzodiazepine (Seduxen)... lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ khiến họ ngủ nhiều hơn vào ban ngày, hậu quả là người bệnh càng ít ngủ hơn vào ban đêm.

3. Làm thế nào để có giấc ngủ tốt?

Các biện pháp không dùng thuốc được khuyến khích áp dụng cho tất cả những người bị mất ngủ, nhất là những trường hợp bị mất ngủ do các rối loạn tâm lý kéo dài. Mục đích là xóa bỏ hoặc làm giảm các yếu tố góp phần gây mất ngủ, bao gồm từ việc hướng dẫn về giấc ngủ, thực hiện lời khuyên về "vệ sinh giấc ngủ" cho tới tập các kỹ năng thư giãn... Thuật ngữ "vệ sinh giấc ngủ" không tốt ám chỉ những thói quen, hoạt động hàng ngày không phù hợp để tạo nên một giấc ngủ tốt. Một số lời khuyên giúp cải thiện vệ sinh giấc ngủ là:

- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ...

- Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ.

- Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.

- Khi vào phòng ngủ, không nên đọc sách hoặc xem ti-vi.

- Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ.

- Nên tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối.

- Không nên ăn hoặc uống nước, dùng các thuốc có chứa chất kích thích.

- Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.

- Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho giấc ngủ.

- Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều.

- Không nên ngủ ngày nhiều.

- Trước khi đi ngủ nên tắm nước ấm vì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể và có thể giúp bắt đầu giấc ngủ dễ dàng hơn.

- Phòng ngủ chỉ nên dùng để ngủ, không nên dùng cho các công việc khác.

- Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ. Vào mỗi buổi tối nên dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, tìm cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng.

- Không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ.

- Phải học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần.

- Tránh tối đa hiện tượng môi trường phòng ngủ không thoải mái, ví dụ như vợ chồng cãi nhau, gọi điện thoại trao đổi công việc, thuyết phục khách hàng...

- Nếu bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày, hãy tạo môi trường có đủ ánh sáng và sự kích thích trong giờ làm việc để tránh cảm giác buồn ngủ.

4. Khi nào phải dùng thuốc để điều trị chứng mất ngủ?

Một người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong hai tình huống sau đây:

a. Ðể điều trị các bệnh là nguyên nhân gây mất ngủ: Ví dụ những người bị mất ngủ do đau xương khớp được cho dùng các thuốc chữa thoái hóa khớp hoặc các thuốc giảm đau. Ðiều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân có lại được giấc ngủ bình thường. Cần phát hiện sớm và điều trị tích cực bệnh trầm cảm vì nó rất hay xảy ra ở những người bị các bệnh mạn tính. Chú ý những người cao tuổi là đối tượng phải dùng nhiều loại thuốc nhất (tự dùng hoặc theo chỉ định của bác sĩ), trong số đó nhiều loại có thể gây mất ngủ, ví dụ do có chứa caffeine. Nguyên tắc chung của điều trị các bệnh gây mất ngủ là phải làm giảm tối đa các triệu chứng nhưng lại hạn chế dùng thuốc đến mức tối thiểu.

b. Các thuốc gây ngủ, dùng cho những bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân.

Trong thực tế, việc dùng thuốc điều trị chứng mất ngủ quá phổ biến, có khi không cần thiết. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, tác dụng của các thuốc điều trị mất ngủ không hiệu quả bằng các biện pháp không dùng thuốc như đã trình bày ở phần trên. Nếu kết hợp cả hai biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, trong đó thuốc đem lại tác dụng nhanh chóng tức thì, còn các biện pháp không dùng thuốc sẽ đem lại tác dụng lâu dài và bền vững.

Có khá nhiều loại thuốc dùng để điều trị mất ngủ. Các thuốc thường dùng là nhóm Benzodiazepine (Seduxen, Valium), bao gồm các loại có tác dụng ngắn hoặc dài. Thuốc loại này có tác dụng phụ là hay gây buồn ngủ ban ngày, người cao tuổi dùng thuốc dễ bị ngã nên làm tăng nguy cơ bị gãy cổ xương đùi. Các thuốc gây ngủ không phải Benzodiazepine, ví dụ như Zolpidem (Stilnox), có tác dụng tốt với các bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài và an toàn hơn cho người cao tuổi. Các thuốc kháng histamine như Diphenhydramine (hay có trong một số thuốc chống dị ứng hoặc các thuốc điều trị cảm cúm) cũng đôi khi được dùng để gây ngủ, nhưng đây không phải là chỉ định đúng. Thuốc có một số tác dụng như gây lẫn lộn, kích động, tụt huyết áp tư thế, loạn nhịp tim, bí tiểu. Ða số các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng (ví dụ Laroxyl) đều có tác dụng an thần và thường được dùng liều thấp như một loại thuốc ngủ, đặc biệt ở những bệnh nhân có trầm cảm kèm theo.

Tóm lại, giống như phần lớn các bệnh ở người cao tuổi, mất ngủ là một rối loạn thường gặp do rất nhiều nguyên nhân. Ðể tìm lại được giấc ngủ ngon, người bệnh và các thầy thuốc cần chú ý tìm hiểu và điều trị các nguyên nhân trực tiếp gây mất ngủ (nếu có thể được), trong đó các biện pháp nhằm tạo cho người cao tuổi một môi trường sống cũng như môi trường dễ chịu và phù hợp cho giấc ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng.

  (ST)


gần đây mẹ tôi hay mất ngủ bà bị bệnh viêm xoang, hay đau đầu,rối loạn tiền đình, cơ thể mệt mỏi, sút cân. bà đã đi kham và dùng thuốc tây nhưng vân chưa giảm. xin hỏi có cách nào trong dân gian để chữa trị?
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
bo mih cung bi mat ngu,viem xoang di ung,hay dau dau.ai biet cach khac fuc thi mach mjnh nhe
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Cách điều trị viêm xong này bạn: http://www.phununet.com/wikiphununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=6978
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Nguoi cao tuoi bi hen phe quan va thuong xuyen bi tang huyet ap kem kho ngu... Co ai pik don thuoc nao chi minh voi
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Bo toi bivbenh nhoi mau co tim gan day do tac dung phu cua thuoc nen cu mat ngu thuong xuyen vay lam the nao de khac phuc xin tro giup dum toi voi
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc là thế nào bạn? Mà đó là thuốc gì vậy
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
ông mình bị đau nhức cơ xương,tuy gây mất ngủ. đi bv thì bác sĩ chuẩn đoán là viêm cơ cẳng chân . nhưng càng điều trị thì càng đau và khó ngủ hơn . ai giúp mình với
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
uong thuoc bo than kinhva thuoc chua benh
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Tôi bị mất ngủ 3 năm rồi. Giúp tôi cách điều trị. Cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Me toi truoc day bj dau da day va hen phe quan gan day hay dau dau thuong xuyen ,dem tran troc ko ngu dk
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận