Mẹ bị đau bụng có nên cho bé bú hay không?

Bú sữa mẹ có thể khó khăn khi mới bắt đầu, dù đây là một bản năng tự nhiên nhưng bé vẫn còn bỡ ngỡ với việc này. Đôi khi có những lý do về mặt y học gây ảnh hưởng đến sự ngon miệng của bé hoặc cách bé hấp thụ thức ăn và các dưỡng chất thiết yếu.

Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra các vấn đề về việc bú sữa mẹ và những dấu hiệu giúp bạn phát hiện ra chúng:

Đau bụng

Bạn sẽ nhận ra bé bị đau bụng qua vẻ mặt nhăn nhó, tay nắm chặt, chân co lên ngực và những đợt khóc to kéo dài 2 - 3 tiếng, thường xuất hiện 15 phút sau khi bú, nhưng cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong những tuần lễ đầu tiên. Hiện tượng này khá phổ biến và cứ 4 trẻ sơ sinh thì có 1 bé gặp phải. Hãy tìm hiểu thêm về chứng đau bụng và những gì bạn có thể làm để làm dịu cơn đau cho bé.


Khóc trước khi bú

Nguyên nhân thường thấy nhất khi bé khóc trước khi bú là do bé đói. Khi bạn hiểu rõ về bé hơn, bạn sẽ biết được ý nghĩa từng tiếng khóc của bé.



Khóc sau khi bú

Nguyên nhân phổ biến khi bé khóc sau khi bú là do bị đầy hơi hoặc đau bụng. Việc giúp bé ợ hơi sau mỗi lần bú là rất quan trọng, bạn có thể tham khảo cách làm ở đây.


Lên cân chậm

Bình thường, bé sẽ giảm cân sau khi sinh. Nhưng sau đó, bé sẽ dần dần tăng cân trở lại. Tuy nhiên, mỗi bé một khác và thường có xu hướng lên xuống cân theo tỷ lệ khác nhau. Bác sĩ của bạn sẽ theo dõi việc lên cân của bé.

Nôn trớ

Bé có thể “ợ” ra một ít sữa sau khi bú, hiện tượng này được gọi là trớ sữa. Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên như vậy và trớ ra nhiều, bé có thể bị nôn sữa, tức là ói ra sữa đã tiêu hóa một phần trong dạ dày. Trong trường hợp này bạn phải tham vấn ngay với bác sĩ.

Tiêu chảy

Tiêu chảy có thể là do vi-rút hoặc do cho con bú không đúng cách nên tốt nhất là bạn tham vấn bác sĩ về việc này. Nếu bạn lo lắng về phân của bé, không biết bé đi tiêu như vậy là quá nhiều hay quá ít, hãy tham khảo bài viết của chúng tôi về vấn đề phân bé


Các vấn đề về y tế

Cũng giống như người lớn, nếu bé bị ốm thì bé sẽ không muốn ăn. Nếu bé bị cảm lạnh và bị nghẹt mũi bé sẽ bị khó thở, điều này có nghĩa bé sẽ không muốn ngậm miệng lại để bú mẹ.

Nghiêm trọng hơn, chứng khó tiêu có thể là nguyên nhân của sút cân hoặc gây khó khăn cho bé khi bú mẹ, vì thế bạn nên mang bé đi khám bác sĩ ngay nếu bạn nghĩ có gì đó không ổn.

1. Bỏ qua sữa non

Sữa non là loại sữa mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh. Nó có màu vàng sậm, sánh, rất giàu protein. Sữa non không chỉ chứa dưỡng chất cần thiết cho bé sơ sinh mà còn có một hàm lượng lớn các chất kháng thể và bạch cầu giúp bé chống lại các loại bệnh tật. Sữa non cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh như: sắt, đồng, kẽm. Theo các nghiên cứu thì tỉ lệ tử vong ở trẻ giảm một cách đáng kể nếu sau khi sinh vài giờ bé được bú loại sữa non quý giá này.

Một số bà mẹ thấy màu sắc sữa non có vẻ không… đẹp nên đã bỏ đi không cho bé bú là một sai lầm lớn. Dù mẹ bé có ít sữa hay không có ý định nuôi bé bằng sữa mẹ thì lời khuyên của các chuyên gia vẫn là: nhất định phải cho bé được bú sữa non.

2. Cho ăn trước khi cho bú

Không ít bà mẹ lại cho bé bú sữa công thức hoặc uống nước đường trước khi cho bé bú mẹ. Hệ lụy đầu tiên của việc này là bé sẽ không thích ăn sữa mẹ. Đơn giản là vì sữa bột thường ngọt hơn so với sữa mẹ và núm vú của bình sữa thường dễ mút hơn so với ti mẹ. Hệ lụy tiếp theo là người mẹ sẽ bị tổn thương về tinh thần, mang áp lực trong tâm lý bởi ý nghĩ mình không đủ sữa nên con mới chê không bú. Ngoài ra khi bị “ế”, sữa mẹ dễ bị chua, mất chất và thậm chí có thể ứ đọng mà gây ra viêm tuyến vú ở mẹ.

3. Dễ dàng từ bỏ việc cho bé bú

Sữa mẹ vừa có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của bé vừa là sợi dây bền chắc liên kết tình cảm giữa hai mẹ con, vậy mà nhiều bà mẹ lại dễ dàng từ bỏ việc cho con bú. Có thể khi mới bắt đầu cho bé bú các mẹ sẽ gặp không ít khó khăn, nhưng điều này chưa chắc là do mẹ thiếu sữa mà có thể do vài nguyên nhân khách quan gây nên. Các mẹ đừng dễ dàng từ bỏ công việc thiêng liêng này. Hãy tìm hiểu lý do bé từ chối sữa mẹ để khắc phục kịp thời.

Bé bị bệnh? Bé sơ sinh có thể mắc một số bệnh như: nôn trớ, đi ngoài, vàng da, co giật khiến bé không muốn bú mẹ. Mẹ nên mang bé đến viện để bác sĩ theo dõi và chữa trị kịp thời.

Khoang mũi hoặc khoang miệng có vấn đề? Khi bị cảm, bé sơ sinh có thể ngạt mũi hoặc bị tưa lưỡi, viêm miệng.Nếu bé ngạt mũi nên nhanh chóng làm thông khoang mũi cho bé. Bé bị tưa lưỡi, viêm miệng thì có thể dùng thuốc tím bôi vào khoang miệng cho bé mỗi ngày ba lần.

Khả năng mút sữa kém? Những trẻ sinh ra có thể trọng dưới 1800g có thể gặp khó khăn trong việc bú mẹ. Khi đó mẹ có thể vắt sữa ra, dùng thìa nhỏ bón sữa cho bé cho đến khi bé có thể bú mút dễ dàng.

Bé và mẹ đã từng bị xa cách? Sau một thời gian xa cách (do mẹ bị bệnh hoặc phải đi làm) có thể bé sẽ từ chối không bú mẹ. Mẹ hãy bằng tình yêu vô bờ của mình và tùy vào tính cách của bé để kiên nhẫn “dụ dỗ”, đánh thức khát vọng bú mẹ của bé.

4. Cho bé bú quá lâu

Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu. Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau. Hơn nữa việc này có thể tăng thêm tình cảm mẹ con.

Những bất lợi khi cho bé bú quá lâu:

- Trong sữa mẹ khi bé mới bú có hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp. Bé càng bú lâu thì lượng protein giảm dần trong khi lượng chất béo tăng cao nên dễ gây đau bụng đi ngoài cho bé.

- Bú quá lâu, bé sẽ hít vào khá nhiều không khí dễ gây ra đầy bụng, nôn trớ…

- Bé ngậm ti mẹ quá lâu sẽ khiến phần da ở đầu ti dễ bị viêm nhiễm.

Làm thế nào để bé tăng tốc khi bú?

Nếu bé vừa bú vừa ngủ hoặc chỉ ngậm ti mẹ chứ không bú mẹ có thể dùng ngón tay xoa xoa dái tai bé, nhẹ nhàng kéo ngón tay hoặc ngón chân bé, thử rút đầu ti ra khỏi miệng bé… để kích thích bé tăng nhanh tốc độ bú.

5. Cho bé bú khi đang tức giận

Không nên cho bé bú khi mẹ đang tức giận vì việc mẹ cáu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm khiến một lượng lớn noradrenalin được phóng thích ra, đồng thời rất nhiều adrenaline cũng tiết ra. Khi hai loại chất này tiết ra quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số hiện tượng như: tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Sau khi mẹ tức giận trong cơ thể mẹ có tiết ra một loại độc tố. Nếu bé thường xuyên bú loại sữa có chất độc hại này các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như: tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng khiến cho khả năng kháng bệnh của bé không tốt, chức năng tiêu hóa suy giảm, bé sẽ chậm phát triển.

Bởi vậy trong thời gian cho con bú người mẹ nên hạn chế tối đa việc nóng giận. Nếu mẹ tức giận hoặc vừa nguôi giận tốt nhất không nên cho bé bú ngay. Muốn cho bé bú, tốt nhất là nên để mẹ nguôi giận sau nửa ngày hoặc một ngày và khi cho bú hãy vắt bớt một phần sữa đầu tiên đi, sau đó dùng khăn sạch lau khô đầu ti rồi mới cho bé bú.

1.    Tôi thiếu sữa, con tôi sẽ không đủ no

Trước khi cho con ăn thêm sữa ngoài - một trong những nguyên nhân có thể khiến trẻ bỏ bú mẹ, bạn hãy trả lời câu hỏi: Tại sao cho rằng mình thiếu sữa? Bé khóc, hay đòi bú, kém ngủ chăng?

Đó là những biểu hiện hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ nên lo lắng khi bé chậm tăng cân (dưới 500 gam một tháng), tè ít và phân cứng, không chịu bú mẹ và bạn cũng không thể vắt được sữa.

Có một số cách đơn giản để tăng nguồn sữa mẹ: Cho bú đúng cách, cho bú theo nhu cầu – không dưới 12 lần trong một ngày đêm, cho bú đêm không hạn chế. Ngoài ra, nên biết rằng bạn có thể phải trải qua những giai đoạn khủng hoảng tiết sữa (bị giảm tiết sữa tạm thời) do trẻ phát triển nhanh đột biến nên không đủ sữa mẹ để đáp ứng.


Cho con bú đúng cách giúp tăng nguồn sữa mẹ (Ảnh minh họa).

2.    Tôi bị con cắn đau nên không cho bú được

Bị trẻ cắn là vì cho bú không đúng cách. Quy tắc cho bú cơ bản là mũi trẻ phải ngang hoặc cao hơn một chút so với đầu vú mẹ, miệng trẻ mở to và ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú. Tấm đệm silicon chuyên dụng đặt trên đầu vú có thể giúp bạn cảm thấy đỡ đau.

3.    Tôi không thể ra khỏi nhà và sống bình thường vì phải cho con bú

Mỗi người mẹ cho con bú đều có cách riêng để vượt qua nỗi sợ này. Đúng là tình trạng những tuần đầu tiên có vẻ khá ảm đạm. Đặc biệt nếu bạn là người năng động. Lẽ nào từ đây lại phải giam mình trong nhà để cho con bú?

Nhưng thời gian đó sẽ vụt qua rất nhanh. Còn tình yêu con lại không phụ thuộc vào việc bạn cho con bú hay không – và bạn sẽ phải điều chỉnh lại cuộc sống theo bé cưng của mình.

4.    Bé hay bị đau bụng. Chuyển sang ăn sữa ngoài sẽ hết đau chăng?

Thông thường, khi chuyển sang ăn sữa ngoài trẻ chỉ có thể đau hơn chứ không giảm. Bởi còn gì hợp với bé hơn là sữa mẹ? Tuy nhiên, không nên ép trẻ bú vào những lúc đau.

Vì khóc mà trẻ có thể ngậm vú không đúng cách và nuốt không khí vào bụng, lại gây thêm những cơn đau mới. Tốt nhất là bạn nên dỗ con rồi sau đó mới cho bé bú.


Khi bé không muốn bú, bạn không nên cố ép (Ảnh minh họa).

5.    Tôi không muốn ngực tôi trở nên xấu xí và chảy xệ

Ngực của bạn bắt đầu thay đổi về kích cỡ và hình dạng ngay từ khi mang thai và bị trễ xuống một chút vào cuối kì cho con bú. Chính vì vậy không có gì tệ hơn việc bạn đột nhiên cho con thôi bú.

Bạn nên tuân thủ một số quy tắc sau: Cho bú theo nhu cầu, lần lượt từng bên vú, mặc đồ thoải mái, cho bú một năm hoặc lâu hơn, giảm dần số lần cho bú.

6.    Muốn đủ sữa cho bé thì phải ăn uống đủ calo. Vì vậy nhất định tôi sẽ bị tăng cân

Bạn có thể sẽ ngạc nhiên, nhưng từ lâu người ta đã chứng minh: Khối lượng đồ ăn thức uống của mẹ hoàn toàn không ảnh hưởng đến nguồn sữa. Hơn nữa, nhiều bà mẹ cho con bú nhận ra rằng, tuy họ ăn khá no, nhưng vẫn không tăng mà thậm chí còn giảm cân.

7.    Nhiều sữa quá có thể dẫn đến ứ sữa

Để tránh bị ứ sữa, chỉ cần tuân thủ những quy tắc đơn giản sau: Khi đi ngủ không mặc áo chật và không nằm nghiêng, cho bú lần lượt hai bên vú, cho bú nhiều lần và mỗi lần một ít.

Nếu ngực vẫn bị cứng thì mát xa và vắt đi một ít sữa cho đến khi thấy dễ chịu thì thôi. Khi phát hiện mình có những triệu chứng bị ứ sữa, tuyệt đối không được ngừng cho bú.

Nếu ngực vẫn không hết cứng và đau thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tuyến vú hoặc chuyên gia về nuôi con bằng sữa mẹ.

1. Thực phẩm nhiều gia vị: Các gia vị như quế, hành, tỏi, ớt... có thể khiến dạ dày trẻ sơ sinh khó chịu. Nguồn dinh dưỡng, hương vị từ món ăn của mẹ sẽ chuyển hóa và gián tiếp cho bé hấp thu qua sữa mẹ, vì thế nếu con bạn có hiện tượng bất thường về tiêu hóa, tiêu chảy, hay nôn thì bạn nên hạn chế và kiểm tra lại nguồn dinh dưỡng của chính mình.


Đồ ăn có nhiều gia vị, nồng, cay không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh (Ảnh: Inmagine)


2. Trái cây có vị chua: Cũng giống như các loại gia vị, trái cây như cam, quýt, chanh có độ chua cao cũng rất dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, hoặc làm bé phát ban. Bạn nên lưu ý phản ứng của con để gia giảm lượng trái cây có vị chua hằng ngày.

3. Một số loại rau: Rau là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn của các mẹ. Tuy nhiên bạn cần lưu ý về số lượng khi ăn một vài loại rau như bắp cải, súp lơ, dưa leo... vì chúng thường khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu.

4. Sản phẩm từ sữa: Không phải cứ ăn gì là bổ nấy đâu nhé, việc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa sẽ khiến bé bị chướng hoặc đau bụng. Một số trẻ không thể hấp thụ được sữa bò các loại hay thức ăn có bơ, kem, và dễ bị dị ứng, đau bụng hay nổi chàm.


Mẹ nên thận trọng khi ăn những thực phẩm làm từ sữa bò, bơ hoặc có chứa kem (Ảnh: Inmagine)


5. Cá chứa nhiều thủy ngân: Bạn nên tránh ăn những loại cá sau: cá mập (cá nhám), cá thu hoàng hậu, cá kiếm, cá kình vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao, và có thể theo sữa của bạn gây nguy hiểm cho bé.

6. Caffein và chất cồn: Cà phê và sô-cô-la nên được giới hạn với số lượng nhỏ để không làm phiền đến giấc ngủ của trẻ. Đôi khi chất caffeine còn khiến bé căng thẳng và quấy khóc.

Về rượu hay các chất uống có cồn, bạn cũng nên hạn chế sử dụng, nếu có uống thì bạn hãy đảm bảo lượng cồn sẽ được đẩy ra ngoài cơ thể bạn trước khi cho con bú. Thường thì sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ để cơ thể người mẹ trở lại trạng thái "trong lành" sau khi đã uống rượu hoặc bia với mức trung bình.


Chất caffeine có trong sữa mẹ dễ khiến bé khóc quấy, khó ngủ (Ảnh: Inmagine)


7. Đậu phộng: Tuy chưa có nghiên cứu nào khẳng định đậu phộng gây hại cho trẻ, nhưng trên thực tế, một số trẻ có biểu hiện dị ứng, nổi mẩn đỏ hay thở khò khè khi mẹ bé ăn đậu phộng hoặc thực phẩm chứa đậu phộng. Bạn nên lưu ý theo dõi con mình trong khoảng từ 1 - 2 tuần, nếu bé không có phản ứng gì thì bạn có thể sử dụng nguồn thực phẩm này.

Cách làm ếch chiên giòn ăn cực đã

Cách làm gối handmade để giấc ngủ thêm ngon

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Cách làm thịt xá xíu ngon

Nghệ thuật tỉa hoa từ trái cây đẹp mê ly

Cách làm thịt chà bông ngon mà không tốn sức

Cách làm thịt chưng mắm tép cực ngon

Cách làm giò chay thanh tịnh mà ngon

Cách pha nước mắm chay ngon

Cách làm nước mắm me chua chua cay cay

Cách làm nước mắm tỏi ớt chấm cực đã

Cách làm nước mắm gừng ngon

Cách làm mặt nạ khoai tây dưỡng da cực mềm, trắng sáng

Cách làm mặt nạ cám gạo trắng da

Cách làm mặt nạ cà chua với mật ong dưỡng da cực đẹp

Cách làm thạch găng thơm mát

Cách làm dấm hoa quả thơm ngon, an toàn, vệ sinh

(ST).

be moi duoc 6 ngay tuoi , tho kho khe hay bi gjat minh
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Gửi hỏi đáp - bình luận