Thực phẩm làm co bóp cổ tử cung không có lợi cho thai nhi
Mẹo nhận biết thai nhi trai hay gái cực 'chuẩn'
Top 8 loại thực phẩm gây ngộ độc thai nhi mẹ bầu nên tuyệt đối tránh
Hiện tại tôi đang mang bầu bé thứ 2 và cũng tự hào rằng có khá nhiều kinh nghiệm bầu bí do ở cùng với mẹ chồng và đã từng một lần mang bầu. Tôi còn nhớ ngày mang bầu bé Chip, tôi lo lắng nhiều lắm. Cứ mỗi ngày thai nhi lớn lên là lại thêm một lo lắng và bất cứ việc gì mình làm cũng sợ sẽ làm bé đau hoặc lo ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Ngày đó, anh xã hay mắng mình rằng lo lắng quá mức gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý nhưng mình không nghe vì mình mang bầu chứ có phải anh ấy mang bầu đâu mà biết được. Thế là 2 vợ chồng đưa nhau đến gặp bác sĩ để giải tỏa hết những nỗi lo lắng của mình, để biết cách chăm sóc cơ thể và thai nhi mà cũng tránh được tâm lý thấp thỏm lo lắng.
Hôm nay mình xin chia sẻ một vài lo lắng trong suốt thời gian mang thai (mà có thể các bạn cũng đang gặp phải) nhưng trên thực tế thì hoàn toàn khác và dường như chúng ta đang lo lắng quá nhiều. Nếu bạn cũng đang như tôi trước kia, hãy loại bỏ những suy nghĩ này ra khỏi đầu mình nhé!
Tôi sợ sẽ làm tổn thương em bé
Khi mới mang thai, tôi luôn cẩn trọng trong từng việc làm, hành động của mình. Thậm chí nhiều khi tôi còn cấm vận anh xã 'chuyện ấy' hàng 2 tháng liền vì lo ảnh hưởng đến em bé.
Sự thật: Khi đến gặp bác sĩ, tôi với biết rằng, vận động bình thường không gây hại gì cho thai nhi và ‘chuyện ấy’ khi mang thai cũng không làm tăng nguy cơ sinh non hoặc làm đau em bé như tôi đã nghĩ. Vì vậy, nếu bạn cũng đang có những suy nghĩ đó thì hãy loại bỏ nhé. Khi mang bầu, chị em vẫn có thể làm việc được bình thường. Mẹ bầu chỉ nên tránh các hoạt động quá mạnh là được.
Tôi sợ không cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi
Trong 3 tháng đầu mang thai bé Chip, tôi đã bị ốm nghén dữ dội và hầu như không ăn được gì nhiều ngoại trừ những thực phẩm khô. Tôi đã rất lo lắng rằng không thế cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển.
Sự thật: Ốm nghén là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Đối với nhiều thai phụ, hiện tượng này còn kéo dài trong suốt thời gian mang thai. Ốm nghén khiến bà bầu thường xuyên có cảm giác buồn nôn, kén ăn uống hoặc chỉ thích ăn một vài đồ ăn vặt. Tôi lo lắng rằng không thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi? Tuy vậy, theo các bác sĩ khoa sản, ốm nghén không ảnh hưởng lớn đến con bạn sau này.
Trong trường hợp này, chúng ta nên tìm hiểu các phương pháp chữa ốm nghén hiệu quả để giảm bớt cơn buồn nôn và ăn uống tốt hơn. Nếu hiện tượng này kéo dà quá lâu, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Tôi sợ mình sẽ không biết tắm cho trẻ sơ sinh sau khi bé chào đời
Khi Chip nhà tôi được 8 tháng tuổi thai, tôi bắt đầu lo lắng về việc chăm sóc trẻ sơ sinh sau này. Điều tôi lo lắng nhất là liệu tôi có thể tắm cho một em bé sơ sinh. Tôi lo sợ khi đang tắm mình sẽ bị trượt tay làm em bé bị ngạt nước. Trẻ sơ sinh lại không đủ cứng cáp như thế thì tôi làm sao có thể giữ được bé.
Sự thật: Chúng ta hoàn toàn có thể làm được việc này nếu cẩn trọng một chút và nên tham khảo thêm ý kiến những người đi trước hoặc nữ hộ sinh. Lần đầu tiên tắm cho bé Chip, tôi đã rất bỡ ngỡ nhưng vì được sự trợ giúp của mẹ chồng và chuẩn bị chu đáo trước khi tắm, tôi đã hoàn thành được việc này một cách xuất sắc. Vậy nếu bạn cũng đang lo lắng thì hãy yên tâm vào khả năng của mình và nên nhờ sự trợ giúp của nữ hộ sinh hoặc những người thân trong gia đình đã có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
Hy vọng rằng những kinh nghiệm mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích được cho các bạn trong suốt thai kỳ.
Kinh nghiệm chia sẻ của mẹ Chip