Mẹo chữa bị ớt cay nhanh chóng hiệu quả

Bất cứ món ăn nào được nêm nếm với ớt cũng đều kích thích vị giác một cách dữ dội. Chính vì vậy, trong những món ăn ngon của mẹ không bao giờ thiếu loại gia vị này.

Thế nhưng, phải tiếp xúc với ớt trong quá trình chế biến và cả trong lúc thưởng thức đôi khi không thể tránh khỏi những cú bỏng rát do capsaicin có trong ớt gây ra. Để giảm cơn bỏng hay cay miệng do ớt, cách tốt nhất là kiềm hãm sự ức chế của capsaicin. Theo đó, có những cách hiệu quả sau:

Mẹo chữa cay miệng khi ăn ớt 

 

 
Khi ăn phải loại ớt có nồng độ capsaicin cao vị cay sẽ không chỉ gây đỏ, nóng mà còn khiến lưỡi bị bỏng rộp.


Với người quen dùng ớt, vị cay của các loại ớt thông thường sẽ không là điều đáng ngại. Nhưng với những người lỡ ăn phải lần đầu hoặc ăn phải loại ớt có nồng độ capsaicin cao vị cay sẽ không chỉ gây đỏ, nóng mà còn khiến lưỡi bị bỏng dộp. Để khắc phục, bạn nên áp dụng các mẹo sau:

- Khi ớt chỉ gây vị cay nhẹ, hơi tê ở đầu lưỡi, bạn có thể ngậm trong miệng một ngụm nước để cảm thấy dễ chịu hơn trong ít giây đầu. Tuy nhiên, capsaicin có tác dụng kích thích rất mạnh đến cả các cơ quan khác ngoài miệng như mũi hoặc dạ dày. Do đó, chỉ nước không thôi cũng chưa đủ để làm tan capsaicin.

 

- Cách khác, thay vì dùng nước, bạn có thể ngậm ít nước trái cây hoặc ăn các loại rau củ xanh như cà chua, dưa leo, cà rốt… để nhờ chất xơ trong những loại thực phẩm này làm giảm đi vị cay của thức ăn. 
 

 
Đường làm giảm sự kích thích của capsaicin, chất tạo ra vị cay của ớt.


- Ngậm đường cũng là một cách hay để làm giảm sự kích thích của capsaicin. 

- Một số người còn dùng bia để ức chế vị cay của ớt do trong bia có chứa chất cacbonhydrat.

- Số khác có thể chọn một vài thức ăn có chứa tinh bột như cơm, nui, khoai tây, khoai… để làm giảm vị cay đang hành hạ. 

 

 
Tinh dầu vỏ cam giúp giảm nóng rát tức thời do ăn phải ớt.


- Ngoài ra, tinh dầu của vỏ cam, vỏ chanh, vỏ bưởi… còn được sử dụng trong trường hợp cay miệng do lỡ ăn phải ớt vì nó có tác dụng làm giảm nóng rát tức thời.

- Nếu muốn trung hòa vị cay của ớt, cũng có thể dùng sôcôla đen để thay thế cho những cách chữa cay trên. 

 

 
Cách tốt nhất và nhanh nhất để giảm sự ức chế của chất capsaicin đó chính là dùng một thực phẩm từ sữa như sữa tươi hoặc sữa chua.


- Song, có lẽ cách tốt nhất và nhanh nhất để giảm sự ức chế của chất capsaicin đó chính là dùng một thực phẩm từ sữa như sữa tươi hoặc sữa chua. Chính chất casein có trong sữa sẽ giúp ức chế khả năng kích thích của capsaicin một cách hiệu quả và nhanh nhất. Đồng thời làm giảm chứng bỏng rát đi kèm. 

Lưu ý: Khi vị cay gây bỏng, tuyệt đối không nên ngậm đá hoặc nước đá nếu không sẽ làm tình hình thêm tồi tệ. 


Mẹo chữa bỏng khi sơ chế ớt

Ngoài việc gây bỏng, rát, ớt khi ăn, trong chế biến, đôi khi ớt cũng gây ra một số tai nạn nho nhỏ. 
 

 
Nếu bị ớt bắn vào mắt, bạn nên dùng bã chè tươi đắp lên mắt khoảng 10-15 phút.


- Trường hợp ớt bắn vào mắt, bạn nên dùng bã chè tươi đắp lên mắt khoảng 10-15 phút sẽ thấy dịu hơn. 

- Trường hợp tay bị bỏng do ớt, bạn nên áp dụng một trong số những mẹo sau: 

  • Ngâm tay vào trong thau nước ấm có bã chè tươi.
  • Dùng ít giấm thoa đều một lớp mỏng lên vùng bị bỏng.
  • Dùng trực tiếp sữa chua để đắp lên vết bỏng do ớt gây ra.
  • Cho ít đường cát lên chỗ bị bỏng.

Hy vọng, với những mẹo vặt trị bỏng và cay do ớt trên đây, bạn sẽ không còn e ngại với các trường hợp lỡ ăn phải loại ớt cay đến xé họng nhé!