Mẹo chữa chuột rút hiệu quả


Chuột rút là một triệu chứng rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó xảy ra nhiều hơn ở những người trung niên và cao tuổi.


Điều trị sớm và đúng, có đến hơn 90% số bệnh nhân không bị chuột rút về đêm nữa

Chuột rút là những cơn co thắt của một cơ hay một nhóm cơ, thường nhất là những cơ ở mặt sau cẳng chân. Các cơn này xảy ra đột ngột, ngoài ý muốn của con người. Các cơn co thắt có thể kéo dài trong vài giây hoặc kéo dài đến trên 10 phút.

Chuột rút có thể rất đau nhiều người mô tả cơn đau như bóp chặt cẳng chân và gây ra nỗi kinh hoàng lo sợ cho rất nhiều người. Ở một số người các cơn chuột rút có thể xảy ra liên tục và có khi kéo dài trong vài ngày. Đau do chuột rút có thể vẫn còn gây khó chịu đến tận ngày hôm sau. Sau khi bị chuột rút, bệnh nhân đi lại rất khó khăn.

Có nhiều nguyên nhân gây ra chuột rút

Hồi còn bé, chúng tôi hay gặp chuột rút ở một số người đi bơi. Đã có người khi đang bơi bị chuột rút đau quá và chìm xuống sông chết đuối luôn. Một số người khi tập thể dục thể thao nếu khởi động không kỹ cũng dễ bị chuột rút. Còn trong bệnh viện, một số bệnh nhân bị các bệnh làm mất ion Kali như tiêu chảy nặng, suy kiệt, sử dụng thuốc lợi tiểu quá mức... cũng có thể bị chuột rút.

Tuy nhiên, nguyên nhân gây chuột rút thường hay gặp nhất trong y khoa là tình trạng chuột rút về ban đêm do suy hệ thống tĩnh mạch của chân.

Người ta thấy rằng có đến trên 70% số bệnh nhân suy tĩnh mạch bị chuột rút về ban đêm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trên 500 bệnh nhân suy tĩnh mạch thì thấy rằng tỉ lệ này lên đến 90% bao gồm thỉnh thoảng mới bị chuột rút đến thường xuyên bị chuột rút. Có những bệnh nhân 5 năm nay bị chuột rút hàng đêm đến nỗi bệnh nhân không dám ngủ và đưa đến tình trạng trầm cảm nặng.

Tại sao chúng ta lại bị chuột rút?

Cho đến ngày hôm nay, tuy có một số giả thuyết được đưa ra về cơ chế bệnh sinh của chuột rút, nhưng chưa có giả thuyết nào được chấp nhận một cách tuyệt đối cả. Một số nhà khoa học cho rằng chính tư thế ngồi xổm của con người hiện đại khiến các cơ bị căng và co ngắn lại tạo điều kiện cho chuột rút

Một số phụ nữ với thói quen đi giày cao gót làm cho cơ vùng bắp chân và bàn chân làm tăng nguy cơ bị chuột rút. Một số người hay bị chuột rút khi năm ngửa hoặc khi bơi lội, nguyên nhân do sự co cơ quá mức sinh lý đối với những cơ đang trong tình trạng căng thẳng.

Trong suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, sự ứ trệ dòng máu đi trong lòng các tĩnh mạch đặc biệt là trong tĩnh mạch sâu có thể làm tăng số lượng các chất chuyển hóa trong khối cơ bắp, khiến cho cơ dễ bị kích thích và gây co cơ. Mặt khác tình trạng phù chân thường gặp trong suy tĩnh mạch cũng là nguyên nhân làm tăng tính kích thích của các sợi dây thần kinh tự chủ gây co cơ.

Nên điều trị sớm

Sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây chuột rút về ban đêm của bệnh nhân là tình trạng suy tĩnh mạch, bệnh nhân cần phải được điều trị sớm và dứt điểm. Việc điều trị nên bắt đầu bằng thay đổi các thói quen như không ngồi xổm, không đi giày cao gót, xoa bóp chân trước khi đi ngủ, uống nước đầy đủ... Khi các phương pháp trên không hiệu quả nên sử dụng các loại thuốc làm bền thành mạch, cải thiện sự lưu thông của dòng máu trong tĩnh mạch, sử dụng các loại tất áp lực để điều trị suy tĩnh mạch.

Trong thực nghiệm lâm sàng hàng ngày, các chuyên gia về tĩnh mạch học cũng thấy rằng vitamine E và Quinin có vai trò rất quan trọng trong điều trị chuột rút về ban đêm.

Trong thực hành khám và chữa bệnh hàng ngày, chúng tôi thấy nếu điều trị đúng và điều trị sớm có đến hơn 90% số bệnh nhân không còn bị chuột rút về đêm nữa.

Cách chữa nhanh khi bị chuột rút


Thật ra các chứng co rút cơ một phần cũng do rối loạn các tín hiệu thần kinh, nên ta cũng có thể dùng những biện pháp kiểu như “Giương Đông kích Tây” nhằm đánh lạc hướng tập trung của thần kinh ra khỏi chỗ đau.

Ai cũng dễ gặp chuột rút và thường thì mình coi nó như một sự đau đớn nhất thời, nhưng chứng này đặc biệt khó chịu nếu đang đi du lịch hay tập thể thao vì lúc đó ta không làm chủ được vận động.

Những lúc như vậy, một vài mẹo vặt sau sẽ giúp ích bạn rất nhiều:

- Dùng hai bàn tay ôm lấy bắp chân và vuốt từ trên xuống dưới tận gót chân nhiều lần với một lực vừa phải.

- Dùng ngón giữa bàn tay phải day bấm huyệt ủy trung trong 1 phút.

- Nếu đang bơi, hãy lật nằm ngửa, đẩy thẳng 2 chân dang mạnh ra, uốn 10 ngón chân ngược lên phía mặt, đập mạnh 2 gót xuống nước.

- Bấm mạnh môi trên bằng ngón tay trỏ và ngón cái, độ nửa phút sẽ hết cảm giác cơ bị co rút.

- Thật ra các chứng co rút cơ một phần cũng do rối loạn các tín hiệu thần kinh, nên ta cũng có thể dùng những biện pháp kiểu như “Giương Đông kích Tây” nhằm đánh lạc hướng tập trung của thần kinh ra khỏi chỗ đau. Bấm các ngón chân bên phải (bên đối ngược) xuống, sau đó chứng chuột rút sẽ từ từ hết.

Đang tập luyện, nếu bị chuột rút (vọp bẻ), cần ngừng ngay và kéo duỗi cơ 15-20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn. Nên nghỉ khoảng 1 giờ để cơ bắp và hệ thần kinh trung ương đủ hồi phục.

Chuột rút là sự co cơ không cố ý (tự nhiên hay do lệch tư thế) gây đau đớn, thường chỉ thoáng qua vài giây nhưng có khi kéo dài đến nửa tiếng, thậm chí một tiếng. Lúc đó khối cơ cứng, ngắn lại, đòi hỏi tiêu thụ rất nhiều ôxy và glucose. Chuột rút gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi, đi xe, vận hành máy móc vì không làm chủ được vận động.

Cách khắc phục phải dựa vào từng nguyên nhân gây chuột rút:

Thiếu canxi, magiê, kali: Thường gặp ở người có thai, cho con bú, hay ở trẻ trưởng thành (do trong khẩu phần ăn không đủ các chất này). Chỉ cần bổ sung các chất trên là được (dùng từng thứ một). Nếu thiếu cả canxi và magiê thì bổ sung magiê trước, vì canxi làm giảm sự hấp thụ magiê.

Ứ đọng acid lactic: Do vận động quá mức, cung cấp thiếu nước hay do dùng thuốc làm cho chuyển hóa bị rối loạn.

Lão hóa hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch: Xảy ra ở người lớn tuổi, thường đi kèm với các nguyên nhân trên (vì sự hấp thu giảm sút). Cách khắc phục là vừa bổ sung canxi, magie, kali vừa bổ sung các chất có lợi cho hệ thần kinh cơ và hệ tuần hoàn; thường dùng nhất là vitamin B1 uống, liều cao hay vitamin B6 (phối hợp sẵn trong viên magiê-B6).

Hệ thần kinh cơ bắp hoạt động thái quá: Việc tập luyện căng thẳng lâu trong một tư thế, trong một điều kiện bắt buộc khác với bình thường (như lạnh đột ngột) cũng gây chuột rút. Để đề phòng, cần có thời gian làm duỗi cơ 5-10 phút trước lúc khởi động, mang loại giày thích hợp, dùng đủ nước (thiếu nước sẽ gây tích lũy acid lactic). Khi bơi lội, chuột rút hay xuất hiện ở ngón chân, vì vậy nên khởi động cho ấm, vào nước từ từ bằng vận động chậm. Khi bị chuột rút, ngừng ngay hoạt động, nếu được thì kéo duỗi cơ 15-20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn. Sau đó, nên nghỉ luyện tập khoảng 1 giờ để cơ bắp và hệ thần kinh trung ương đủ hồi phục. Xoa dầu, làm nóng vùng chuột rút trong vài phút để làm giãn cơ. Vận động viên cũng cần có chế độ ăn hay dùng thuốc bổ sung đủ canxi, magiê, vitamin...

Người bị chuột rút không nên lạm dụng chất kích thích như cà phê.

Thật ra các chứng co rút cơ một phần cũng do rối loạn các tín hiệu thần kinh, nên ta cũng có thể dùng những biện pháp kiểu như “Giương Đông kích Tây” nhằm đánh lạc hướng tập trung của thần kinh ra khỏi chỗ đau.

Ai cũng dễ gặp chuột rút và thường thì mình coi nó như một sự đau đớn nhất thời, nhưng chứng này đặc biệt khó chịu nếu đang đi du lịch hay tập thể thao vì lúc đó ta không làm chủ được vận động.

Những lúc như vậy, một vài mẹo vặt sau sẽ giúp ích bạn rất nhiều:

- Dùng hai bàn tay ôm lấy bắp chân và vuốt từ trên xuống dưới tận gót chân nhiều lần với một lực vừa phải.

- Dùng ngón giữa bàn tay phải day bấm huyệt ủy trung trong 1 phút.

- Nếu đang bơi, hãy lật nằm ngửa, đẩy thẳng 2 chân dang mạnh ra, uốn 10 ngón chân ngược lên phía mặt, đập mạnh 2 gót xuống nước.

- Bấm mạnh môi trên bằng ngón tay trỏ và ngón cái, độ nửa phút sẽ hết cảm giác cơ bị co rút.

- Thật ra các chứng co rút cơ một phần cũng do rối loạn các tín hiệu thần kinh, nên ta cũng có thể dùng những biện pháp kiểu như “Giương Đông kích Tây” nhằm đánh lạc hướng tập trung của thần kinh ra khỏi chỗ đau. Bấm các ngón chân bên phải (bên đối ngược) xuống, sau đó chứng chuột rút sẽ từ từ hết.

Nếu bạn thỉnh thoảng bị chuột rút vào ban đêm, lại còn bị đau, bị chuột rút thường xuyên khi đi bộ thì đó có thể là triệu chứng tắc các động mạch đến chân. Hãy đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì có thể nguy hiểm.

Chuột rút ban đêm thường gặp ở người già nhưng cũng không hiếm ở người trẻ. Tuy không nguy hiểm nhưng nó cũng gây khó chịu, mất ngủ. Thường thì chuột rút ban đêm chỉ kéo dài vài giây hoặc nhiều lắm là vài phút, nhưng sau đó triệu chứng đau có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày. Ở người lớn tuổi, thần kinh ở chân, nhất là vùng bắp chuối hoặc bàn chân thường trở nên "khó chịu", dễ bị kích thích hơn. Điều này làm cho bắp thịt bị co bóp và tình trạng ứ đọng chất canxi ở trong các tế bào của các bắp thịt nhiều hơn, khiến cho chúng khó giãn ra hơn.

Chứng chuột rút thường không có nguyên nhân rõ ràng. Các nguyên nhân có thể gặp là:

- Thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể (như canxi, magiê, natri và kali). Điều này có thể xảy ra sau khi tập thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không được bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu, đang có mang...

- Ngồi lâu, tư thế của chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, sự giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân.

- Bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết.

Đôi khi, một số bệnh liên quan đến thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt, các rối loạn về thần kinh... cũng gây ra triệu chứng chuột rút.

Để phòng chuột rút, cần xem mình có yếu tố nào như đã kể trên hay không để tránh. Việc thiếu các chất khoáng có thể xác định được bằng cách thử máu. Uống sữa hằng ngày hoặc bổ sung một hay hai viên canxi mỗi ngày (nhớ uống nhiều nước khi uống canxi) cũng là điều tốt ở người lớn tuổi vì họ hay bị loãng xương. Ở người già, cảm giác khát nước thường giảm đi, do đó, cơ thể có thể bị thiếu nước mà không biết. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục.

Những người ít vận động có thể phòng ngừa chứng chuột rút ban đêm bằng cách đạp xe đạp tại chỗ ít phút vào buổi tối trước khi đi ngủ. Chứng này tuy không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu, mất ngủ.

Các bài tập đơn giản làm căng bắp chuối cũng có thể có ích. Một trong những cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà là đứng thẳng cách tường khoảng một mét, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phía trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra, giữ ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lặp lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần trong các tuần tiếp theo.

Một số phương pháp khác cũng có thể làm giảm chuột rút ban đêm, đó là chườm nóng ở các bắp thịt bị ảnh hưởng, nhất là trước và sau khi tập thể dục. Cũng cần chú ý đến việc đi giày sao cho vừa vặn và thích hợp. Những người nào thường mang xăng đan hoặc giày ba ta đế phẳng và mềm khi đi b, có thể làm cho bàn chân bị mất độ vòm cần thiết. Chính điều đó cũng có thể gây ra chuột rút và đau bắp chuối hay các bắp thịt ở bàn chân.

Khi đã bị chuột rút, hãy lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút, rồi sau đó nâng cao chân lên. Đi tắm hoặc ngâm (trong bồn tắm) nước ấm hoặc xoa bóp bằng nước đá.

Nếu các biện pháp trên chưa đủ hiệu quả, một số thuốc có thể giúp ích. Thuốc thường được dùng nhất là Quinine (thường được dùng trị sốt rét). Kinh nghiệm cho thấy tốt nhất là dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Tự xoa bóp chữa chứng chuột rút







Khi bị chuột rút, cả khối cơ bị co lại, lồi lên, ấn thấy cứng và rất đau, bàn chân không co duỗi được, các ngón chân quặp lại, ngón cái ngoặt ra ngoài hoặc vênh lên. Tình trạng này thường phát sinh khi cơ bắp chân quá mệt mỏi do phải đi nhiều, chạy lâu, bơi trong nước lạnh, đột ngột vận động mà thiếu sự khởi động ban đầu hoặc là triệu chứng của các bệnh lý viêm dây thần kinh, giãn tĩnh mạch chi dưới, hạ canxi máu... Khi lâm vào trạng thái này, cần tiến hành một số thao tác xoa bóp sau đây:

- Dùng hai bàn tay ôm lấy bắp chân và vuốt từ trên xuống dưới tận gót chân nhiều lần với một lực vừa phải.

- Dùng ngón giữa bàn tay phải day bấm huyệt ủy trung trong 1 phút. Vị trí huyệt ủy trung: ở giữa nếp ngang giữa kheo chân.

- Dùng ngón cái bàn tay bên đối diện day bấm huyệt thừa sơn trong 1 phút. Vị trí huyệt thừa sơn: nằm ở khu vực giữa bắp chân, trong chỗ lõm của của khe hai bắp thịt (kiễng bàn chân chỗ lõm sẽ hiện rõ).

- Dùng ngón tay cái lần lượt day bấm hai huyệt côn lôn (ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ ngoài gân gót chân) và thái khê (ở chỗ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá trong và bờ trong gân gót)

- Tiếp đó, dùng hai bàn tay bóp nhẹ nhàng bắp chân trong 1 phút. Sau đó từ từ gấp duỗi cẳng chân rồi đứng thẳng dậy làm cho cơ bị co được căng ra và giải tỏa dần tình trạng co cứng.

Những người hay bị co rút bắp chân cần chú ý:

- Nên đi kiểm tra sức khỏe toàn diện để tìm ra nguyên nhân gây chuột rút.

- Tuyệt đối không nên vận động đột ngột, trước đó phải tiến hành khởi động đầy đủ.

- Tránh để cơ bắp chân lâm vào tình trạng mệt mỏi quá độ.

- Cần chú ý giữ ấm cẳng chân khi đi ngủ. Trước khi ngủ nên xoa bóp cơ cẳng chân trong 20 - 30 phút.


Những điều lưu ý về bệnh chuột rút

Bị chuột rút không chỉ làm chúng ta đau đớn, trong một số trường hợp còn gây nguy hiểm đến tính mạng như khi đi bơi.

  

Vì sao lại bị chuột rút?

Vận động viên thể thao, thanh niên, phụ nữ mang thai,... là những nhóm người hay bị chuột rút nhất. Tập luyện thể lực với cường độ cao, vươn người thư giãn không đúng tư thế, cơ thể thiếu nước hoặc thiếu muối khoáng,... là những nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này.

Bị chuột rút: khi nào cần đi khám bác sỹ?

Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị chuột rút, điều này không có gì đáng lo lắng. Tuy nhiên, nếu tần số bị chuột rút tăng lên hoặc bị chuột rút gây đau đớn, bạn cần đi khám bác sỹ. Những xét nghiệm sẽ cho biết liệu đó có phải là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm như đau khớp hay suy tĩnh mạch.

Có thể phòng được bệnh chuột rút?

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng bệnh chuột rút bằng những cách đơn giản như sau:

- Uống đủ 1,5 lít nước/ngày, tốt nhất là chọn nước khoáng giầu muối khoáng.

- Thực hiện chế độ ăn cân bằng, đủ chất, đặc biệt là ăn nhiều hoa quả và rau xanh để cơ thể không bị thiếu kali, mage hay canxi.

- Hạn chế dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, trà, cà phê.

- Vận động viên thể thao cần tuân thủ nghiêm ngặt các động tác khởi động trước khi vào bài tập.

- Phụ nữ mang thai cần ăn thực phẩm đa dạng để tránh thiếu chất.

Có thể điều trị được khỏi hẳn bệnh chuột rút?

Khi đã bị chuột rút, bạn hoàn toàn có thể được điều trị khỏi bệnh chuột rút bằng các phương pháp đơn giản sau đây:

- Dùng thực phẩm chức năng để tăng cường nguyên tố vi lượng (magê, kali,...)  để giảm đau.

- Đi chân đất trên nền đất lạnh (nền đá hoa,...)

- Tắm nước lạnh, dùng vòi hoa sen phun nước lạnh từ dưới bắp chân lên phía trên. Cuối cùng, dùng nước nóng để tắm giúp thư giãn cơ.

-  Với những người hay bị chuột rút, khi đi ngủ nên đặt 1 chiếc gối nhỏ dưới bắp chân và bàn chân. Tư thế ngủ này giúp tăng cường lưu thông mạch máu về đêm, và do đó giúp hạn chế bị chuột ruốt.

- Khi đi ngủ, hãy làm động tác như bạn đang đạp xe đạp.

Làm gì khi bị chuột rút?

Khi bị chuột rút chúng ta sẽ cảm thấy đau. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, bạn cần làm ngay những bước sau:

- Kéo giãn phần cơ bị đau để chống lại sự co cơ do bị chuột rút gây nên.

- Nằm thẳng lưng, duỗi thẳng chân, gập về phía người. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 1 giây.

- Tiếp theo, mát xa phần cơ bị chuột rút. Cần mát xa phần bắp chân từ dưới lên trên để giúp máu lưu thông. Tốt nhất nên làm động tác này 1-2 lần/ngày để phòng chuột rút.


Nguyên nhân chuột rút khi mang thai
Bà bầu bị chuột rút
Cách chữa chuột rút hiệu quả
Mẹo nhỏ đề phòng chuột rút cho bà bầu
'Đánh bay' chứng chuột rút khi mang bầu
Hiện tượng chuột rút khi mang thai

(st)