Mẹo chữa dị ứng thời tiết đơn giản
Video clip: Mẹo chữa dị ứng thời tiết
Mẹo chữa dị ứng thời tiết cực kì hiệu quả
Dị ứng là bệnh thường gặp, xảy ra quanh năm, gặp ở mọi lứa tuổi. Trường hợp nhẹ thì có thể chỉ gây ra hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu, da đỏ lên, đôi khi nổi mề đay từng vùng trên da hoặc toàn thân. Trường hợp nặng nổi nhiều mụn ngứa ở toàn thân, có thể tạo thành các mụn nước, khi vỡ gây viêm nhiễm. Với những tác nhân mạnh, người bệnh có thể bị khó thở, tức ngực do co thắt khí quản, hoặc nôn mửa, tiêu chảy... cần phải chữa trị kịp thời.
Một số phương pháp điều trị dị ứng theo Đông y
Thuốc dùng ngoài: thường dùng khi bị ngứa, mề đay mang tính cấp tính, khi thời tiết thay đổi hoặc do một nguyên nhân nào đó: thức ăn, hơi, khí... Biểu hiện trên người nổi đầy dát, ngứa, sưng...: dùng kinh giới (phần trên mặt đất của kinh giới tươi hoặc khô, nếu là ngọn mang hoa thì càng tốt) sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai, chà xát khắp chỗ ngứa. Làm nhiều lần sẽ giảm ngứa ngay.
Thuốc uống: kinh giới, trúc diệp mỗi vị 8g; kim ngân hoa, liên kiều, cam thảo, đậu xị mỗi vị 10g; bạc hà, cát cánh, ngưu bàng tử mỗi vị 12g. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột, hoặc thuốc sắc, ngày 1 thang, uống 3 lần. Dùng liền 2 - 3 tuần. Nếu dùng dưới dạng thuốc bột thì sau khi tán các vị thuốc trên thành bột mịn, trộn theo cách trộn bột kép, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 -10g, uống với nước sôi để nguội. Uống liền 2 - 3 tuần. Khi uống cần kiêng các thức ăn tanh, cay nóng...
Thuốc xông: Bèo cái (bỏ rễ), hoặc củ ráy dại (dã vu) gọt bỏ vỏ ngoài, thái mỏng; thổ phục linh (thái phiến); lá ba chạc, tất cả dùng dưới dạng tươi. Khi xông hơi cần tập trung hơi vào nơi bị bệnh bằng cách trùm miếng vải kín như cách xông cảm. Xông 2 - 3 lần/tuần. Kết hợp bài thuốc uống nói trên sẽ tăng hiệu quả điều trị.
Một số cách trị dị ứng thời tiết
Dị ứng là căn bệnh thường gặp, đặc biệt vào những thời điểm giao chuyển mùa, hoặc do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Bệnh thường có nhiều biểu hiện khác nhau nên khi phát hiện triệu chứng của bệnh, bạn cần nhanh chóng tìm cách ứng phó để phòng tránh nguy cơ vùng dị ứng lan rộng.
Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh là phát ban và đặc biệt nguy hiểm khi cơ thể nổi mề đay cấp tính. Khi bị nổi mề đay, người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể. Nên nhớ khi nổi mề đay cấp tính, người bệnh cần được nhanh chóng cấp cứu lập tức, tốt nhất là nên nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế nơi gần nhất trước quá muộn.
Khi bị dị ứng thông thường, một số mẹo nhỏ sau đây hy vọng sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh này.
- Ngay khi thấy có biểu hiện, bạn có thể dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút, nên làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng tự rút lui.
- Bạn cũng có thể pha chanh với 1 cốc nước ấm cùng một chút mật ong vào trong nước chanh, uống vào buổi sáng sớm khi thức dậy, uống đều đặn trong một vài tháng, cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
- Nước hoa quả cũng được xem như 1 phương pháp chữa trị hiệu quả đối với chứng bệnh dị ứng. Rất đơn giản, bạn hãy uống 500ml nước cà rốt hay trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột. Uống thường xuyên cũng sẽ đem lại lợi ích.
- Khi thời tiết thay đổi theo mùa hoặc quá đột ngột, một số người dị ứng với thời tiết khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Lời khuyên cho bạn là dùng mật ong. Mật ong có tác dụng giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn, an thần, các bệnh về đường hô hấp, ho, viêm thanh quản.
- Bạn cũng có thể dùng 1-2 chén trà xanh mỗi ngày thêm với chút mật ong. Cách này có tác dụng chữa trị khi bạn mắc dị ứng. Trong quá trình điều trị nên tránh hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn.
Lưu ý: Nếu đã thử nhiều cách, nhưng biểu hiện của chứng dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kịp thời điều trị. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua và dùng thuốc chữa trị dị ứng.
Cách trị dị ứng thời tiết tại nhà nhanh chóng
Bệnh dị ứng xuất hiện bất cứ lúc nào thời tiết thay đỏi khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách trị dị ứng thời tiết tại nhà nhanh chóng. Những cách này bạn có thể áp dụng chữa cho cả người lớn và trẻ em, rất thuận tiện và đạt hiệu quả cao.
Bệnh dị ứng thời tiết tuy không nguy hiểm bằng một số loại bệnh dị ứng khác nhưng nếu xét về mức độ gây khó chịu thì chúng chẳng thua loại nào. Hơn nữa nếu điều trị bệnh không đúng chứng ta có thể để lại một vài vết sẹo xấu xí trên da do gãi xước hoặc do mụn nước, mụn phỏng.
Làm ẩm da
Hiện tượng dị ứng da do thời tiết thường dẫn đến tình trạng khô da, bong tróc da vì vậy dưỡng ẩm là điều cần thiết. Trước tiên bạn nên làm sạch da bằng cách ngâm trong nước ấm khoảng 15 phút trước rồi bôi chất dưỡng ẩm lên. Lưu ý không chọ những loại dưỡng phẩm có nhiều thành phần hóa học quá. Nếu được bạn nên chọn mua loại hoàn toàn chiết xuất từ tự nhiên.
Cố gắng không gãi nếu bị ngứa.
Nếu là người lớn thì dễ dàng hơn trong việc kìm nén và điều chỉnh hành động. Như bạn có thể làm một công việc yêu thích, đọc sách, nấu ăn để tạm thời quên đi cơn ngứa đáng ghét. Hay đi tắm nước ấm pha thêm ít giấm để cắt ngứa tạm thời. Với trẻ em thì khó khăn hơn, nếu là trẻ sơ sinh bố mẹ hay dùng bao tay cho con, nhưng những bé có ý thức cao rồi thì cách này không có tác dụng. Tốt nhất các bạn nên nhắc nhở hoặc chơi đùa cùng bé để chúng quên đi những vết ngứa râm ran trên da.
Dùng thực phẩm chữa bệnh dị ứng thời tiết
Bạn có thể tham khảo việc sử dụng những loại thực phẩm ngay trong nhà bếp của mình để làm thuốc điều trị dị ứng, vừa hiệu quả vừa an toàn, không tác dụng phụ lại rất quen thuộc rẻ tiền.
KHẮC PHỤC DỊ ỨNG THỜI TIẾT KHI CHUYỂN MÙA
Dị ứng là căn bệnh thường gặp, đặc biệt vào những thời điểm giao chuyển mùa, hoặc do thay đổi nhiệt độ đột ngột
Bệnh thường có nhiều biểuhiện khác nhau, khi phát hiện ra bị mắc dị ứng bạn cần nhanh chóng tìm cách ứngphó để phòng tránh nguy cơ vùng dị ứnglan rộng.
Biểu hiện:
- Phát ban: Phát ban là một trong những triệu chứng rõ ràngnhất của bệnh dị ứng. Thường thì phát ban là do dị ứng thực phẩm gây nên, nhưngđôi khi các tác nhân như yếu tố môi trường, việc sử dụng thuốc…lại cũng chínhlà thủ phạm.
- Da bị sưng rộp haytấy đỏ: Dị ứng thường khiến cho làn da của bạn bị sưng tấy, đặc biệt là vùng daxung quanh môi hay mặt là “đối tượng “ tấn công chủ yếu. Đa phần kiểu dị ứng nhưthế này thường do việc ăn các loại hải sản hay trứng gây nên.
- Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân của chứng viêm mũi dị ứng thườngdo bụi bẩn hay phấn hoa gây nên. Bên cạnh đó, viêm mũi dị ứng cũng có thể là doviệc cơ thể bạn bị kích ứng với những loại sản phẩm đóng hộp hay bơ sữa.
- Chàm bội nhiễm ( Eczema): Các nốt dị ứng thưòng mẩn đỏ vàcó xuất hiện vảy ở đầu, và sẽ mọc gần khu mặt, đầu gối và khuỷu tay. Nếu khôngmay là “nạn nhân” của chứng chàm bội nhiễm bạn cần tránh để cơ thể tiết ra mồhôi, hay tránh thời tiết khô hanh.
Nếu không tuân thủ nguyên tắc trên, tình trạng của bạn sẽngày càng trở nên tồi tệ hơn. Lý do chủ yếu gây nên chứng Eczema là do bị dị ứngvới những loại thực phẩm như bột mỳ, trứng, sữa và cá
- Gặp rắc rối ở hệtiêu hoá: Những biểu hiện như tiêu chảy, nổn mửa hay táo bón cũng có thể là biểuhiện của chứng dị ứng thực phẩm. Nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu của phản ứngcơ thể với những loại thực phẩm được “thu nạp” vào. Nếu không chắc chắn nguyênnhân gây ra những biểu hiện bất thường trên, bạn có thể gặp bác sĩ để được thămkhám và có kết luận chính xác.
- Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, nhưngđiều đáng mừng là triệu chứng này cũng là biểu hiện ít gặp nhất của chứng dị ứng.Khi bị nổi mề đay cấp tính, người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và độtngột, dị ứng trên khắp cơ thể. Nên nhớ khi bị nổi mề đay cấp tính cần đượcnhanh chóng cấp cứu ngay lập tức, tốt nhất là nên nhanh chóng đưa người bệnh tớicơ sở y tế gần nhất trước khi quá muộn.
Mẹo nhỏ mách bạn
- Bột khoai tây: Dùng 4 thìa bột khoai tây để thoa lên vùngda bị dị ứng, và nên để cho bột khoai tây lưu lại trên da trong vòng 20 phút.Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần, cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứngtự rút lui.
- Chanh: Dùng một quả chanh và vắt lấy nước, pha lẫn với 1 cốcnước ấm. Thêm 1 chút mật ong vàp trong nước chanh, uống khi buổi sáng sớm mớithức dậy. Uống đều đặn trong một vài tháng, cách làm này giúp bạn cải thiện hệthống miễn dịch trong cơ thể.
- Nước rau: nước rau cũng được xem như một phương pháp chữatrị hiệu quả đối với chứng bệnh dị ứng. Rất đơn giản bạn hãy uống 500 ml nướccà rốt hay pha trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột để uốngthường xuyên, cũng sẽ đem lại ích lợi.
- Mật ong: Khi thời tiết thay đổi theo mùa hoặc quá đột ngộtmột số người dị ứng với thời tiết khiến cơ thể mệt mỏi khó chịu. Lời khuyên chobạn là dùng mật ong, tốt nhất là loại mật ong trong vùng mà bạn sinh sống. Mậtcủa những loài hoa trong vùng bạn sinh sống khi hấp thu vào cơ thể sẽ trở thànhmột kháng thể tự nhiên, giúp bạn giảm các triệu chứng của dị ứng như là dị ứngphấn hoa về mùa xuân. Mật ong có tác dụng giúp cơ thể chỗng nhiễm khuẩn, an thần,các bệnh về đường hô hấp, ho, viêm thanh quản…
- Trà xanh: Hãy uốngtừ 1 -2 chén trà xanh mỗi ngày, có thể cho thêm chút mật ong. Ngoài trà xanh bạncó thể uống trà đen, tuy nhiên, nhưng xin nói với bạn rằng, so với trà đen thìtrà xanh sẽ đem lại tác dụng chữa trị nhanh hơn.
- Uống một cốc nước lọc có pha thêm khoảng 2 thìa dấm rượutáo.
- Trong quá trình điều trị, nên tránh hút thuốc và sử dụngcác loại đồ uống có cồn.
Cách phòng tránh
- Nên rửa mắt bằng nguồn nước sạch nếu bạn có cảm giác ngứavà tấy trong mắt.
- Nên đeo kính và đeo khẩu trang nếu bạn đi ra ngoài vào những ngày nhiều giókhi mà có nhiều phấn hoa và bụi bẩn trong không khí.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
- Tránh tiếp xúc với bụi bẩn và phấn hoa.
- Thận trọng khi dùng mỹ phẩm.
- Việc bổ sungvitamin C cho cơ thể cũng sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ mắc chứng dị ứng. Cácchuyên gia khuyên bạn nên bổ sung khoảng 1000 mg Vitamin C mỗi ngày.
- Tránh dùng những thức ăn dễ gây dị ứng như thực phẩm chếbiến từ hải sản, các chất được lên men...
- Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng da vàđặc biệt là tránh tiếp xúc với các chất đã gây cho da bị kích ứng trước đó.
- Luôn giữ ấm cơ thể, nên tránh sử dụng áo quần may bằng nhữngloại vải dễ gây kích ứng da như len, bố... Không nên mặc các loại quần áo quáchật nhằm tránh tình trạng cọ xát dễ gây kích thích tại chỗ.
- Hạn chế sinh hoạt trong môi trường có độ ẩm thấp vì dễ gâycho da bị khô, dễ bị kích thích, dễ bị tái phát những bệnh lý da dị ứng theomùa.
Lưu ý: Nếu đã thử nhiều cách, nhưng biểu hiện của chứng dị ứngkhông có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoada liễu để được kịp thời điều trị. Không nên tự ý mua và dùng thuốc chữa dị ứng.
(st)