Một số mẫu hang đá noel đơn giản mà đẹp
Tự may ga gối cực xinh xắn mà đơn giản
Cách xào súp lơ xanh đơn giản mà ngon thơm
Cách nấu canh mướp mồng tơi đơn giản, cực ngon
Cách làm tóc dày hơn cho nam giới đơn giản bằng những mẹo nhỏ
Mùa lạnh, thời tiết khắc nghiệt khiến nhiều người hay mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp, một trong số đó là ho có đờm. Nguyên nhân của các cơn ho đờm là sự tăng tiết nhầy sau khi bị viêm họng, viêm xoang, ngạt mũi, làm tắc nghẽn đường thở khiến cổ họng ngứa ngáy khó chịu.
Bệnh ho có đờm có thể gây sốt, đau đầu hoặc không và có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, nhưng chủ yếu ở trẻ nhỏ do sức đề kháng của trẻ thường yếu hơn người lớn. Căn bệnh này có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt người bệnh, một phần do bệnh thường trở nặng về đêm và sáng sớm với những cơn ho khó dứt.
Bệnh ho có đờm là bệnh lý đường hô hấp phổ biến
Ho có đờm không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị để kéo dài có thể dẫn tới đau rát cổ, đau đầu, viêm tai giữa, đau tức ngực,…Trong phạm vi bài viết, chúng tôi xin có một vài lời khuyên về cách phòng và chữa trị căn bệnh khó chịu này.
- Giữ ấm, tránh bị lạnh ẩm kéo dài.
- Dọn dẹp nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, bụi bẩn và vi khuẩn có thể là nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng, gây ho.
- Khi ra ngoài đường hoặc dọn dẹp nhà cửa phải đeo khẩu trang cẩn thận.
- Hạn chế tiếp xúc với nhưng người bị cảm hay viêm mũi cấp tính.
- Hạn chế ăn đồ lạnh, tắm nước lạnh.
- Tăng cường ăn nhiều hoa quả, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng.
- Nếu có biểu biện của bệnh cần được điều trị ngay, không nên kéo dài.
Bệnh ho có đờm cần được chữa trị kịp thời
- Hiện nay có rất nhiều loại thuốc dạng viên hoặc siro có tác dụng cắt đứt cơn ho, tiêu đờm, rất dễ uống và hiệu quả cao, có thể sử dụng với cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên các loại thuốc này người bệnh không được tự ý sử dụng vì nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây hại cho niêm mạc dạ dày, rất nguy hiểm.
- Khi bị ho có đờm người bệnh nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước hoa quả, có tác dụng cung cấp vitamin và chất khoáng cho cơ thể, đồng thời giúp long đờm và loại bỏ độc tố. Không uống rượu bia và các chất kích thích có thể gây hại cho cổ họng.
- Nếu người bệnh có dấu hiệu sốt có thể sử dụng thuốc giảm sốt, chườm khăn lạnh.
- Vệ sinh cổ họng bằng nước muối sạch, nếu chảy nước mũi thì dùng giấy hoặc khăn lau sạch. Giữ vệ sinh sạch sẽ, nơi nghỉ ngơi của người bệnh thông thoáng.
- Tăng cường ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa và có đủ chất.
- Hấp cách thủy mật ong, gừng thái lát và quất tắc. Mỗi lần hâm nóng lại 1 – 2 thìa canh cho người bệnh uống vào sáng và tối.
- Ngâm chanh đào với mật ong, có thể cho 1 chút muối, ngâm trong 1 lọ. Mỗi lần có thể uống 1 – 2 thìa đến khi khỏi hẳn.
- Lấy lá xương sông thái nhỏ, cho 1 chút mật ong đem hấp cách thủy sau đó chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Xương sông có tác dụng rất tốt trong điều trị ho, ho có đờm và nôn trớ ở trẻ nhỏ.