Mùa đông đến khiến thời tiết trở nên giá lạnh, đó là khoảng thời gian mà rất nhiều người có thể mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, một căn bệnh thường gặp trong số đó là bệnh ho có đờm. Chúng ta cùng tham khảo mẹo chữa ho có đờm hiệu
Nguyên nhân chính dẫn đến các cơn ho là “sự tăng tiết nhầy làm tắc nghẽn đường thở và làm cổ họng ngứa ngáy khó chịu”. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số cách chữa ho có đờm rất dễ áp dụng và làm theo.
Cách chữa ho có đờm từ quá quất (tắc)
Uống nước cốt từ quả quất (tắc), gừng và mật ong
là một cách để chữa ho có đờm
Chuẩn bị:
Cách làm: Quất bóc lấy vỏ ; gừng cạo sạch vỏ, xắt miếng, tất cả cho vào cùng mật ong, đun cách thủy. Chắt lấy nước cốt đó cho vào lọ, cất vào tủ lạnh, mỗi lần cho người bệnh uống thì hâm nóng lại. Mỗi lần uống khoảng 1 đến 2 thìa canh
Cách chữa ho có đờm từ củ nén
Củ nén cũng là một vị thuốc để chữa ho có đờm
Củ nén (hay còn được gọi là củ hành tăm) có cùng họ với hành tỏi, Là một loại củ màu trắng có vỏ mỏng bao bọc được trồng nhiều ở miền Trung.
Những nghiên cứu mới đây cho thấy, lá và củ nén chứa hợp chất có lưu huỳnh (tinh dầu) đặc biệt hơn hành tỏi là metylpen - tyldisulfid, pentylhydrodisulfid, nhiều silicium. Lá giàu tiền sinh tố A, sinh tố C, sinh tố nhóm B. Củ nén có tính kháng sinh, có tác dụng kiện vị, trợ tiêu hóa, sát trùng đường hô hấp, tiêu hóa, chống sình bụng, cảm cúm, ho, viêm họng. Nén cũng có tác dụng chống ung thư.
Chuẩn bị :
- Mỗi lần khoảng 10 đến 15 củ nén
- Đường phèn
Cách làm: Củ nén giã ra cho đường phèn vào , đun cách thủy cho được 4,5 muỗng canh rồi cho người bệnh uống (tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh).
củ nén đã giã ra cho rượu vào xào nóng lên rịt vào dưới lòng bàn chân nơi huyệt Dũng Tuyền
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp cải thiện sức khỏe
Khi bị ho, uống nhiều nước sẽ giúp đờm đặc loãng ra và giúp người bệnh dễ thở hơn. Phương pháp này cũng có hiệu quả đối với cả người lớn và trẻ em. Đối với trẻ từ 10 kg trở lên cần uống 1-1,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra, thói quen uống nhiều nước còn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe và tống được những độc tố ra ngoài.
Tập thở bụng
Chỉ với 15 phút tập thở bụng mỗi ngày với những động tác đơn giản như hít sâu bằng mũi rồi thở ra từ từ bằng miệng, thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào, chắc chắn, sẽ thấy dễ thở hơn vì lượng đờm ứ đọng sẽ “giải tán” bớt. Bí quyết trị liệu này có thể thực hiện cả khi ngồi hoặc đứng. Người bệnh phải thẳng lưng để lồng ngực nở ra rộng nhất, giúp sự trao đổi khí ở phổi diễn ra trọn vẹn. Khi nằm, đầu gối phải co gập lên để tăng quá trình hoạt động của cơ hoành.
Giữ gìn nhà cửa thông thoáng
Nhà cửa cần được vệ sinh sạch sẽ và đặt ở nơi có ánh sáng chiếu vào để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Lưu ý là người bệnh nên tránh khói thuốc lá và luồng gió lạnh từ quạt máy thổi vào người. Ngoài ra người bệnh cũng cần chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục đều đặn.
Sử dụng các thuốc làm loãng đờm
Để cắt đứt các cơn ho đờm, cần điều trị tận gốc, làm loãng đờm và tránh để tăng dịch tiết nhầy. Lưu ý không dùng các loại antihistamin vì sẽ làm đặc đờm và ho nhiều hơn. Những thuốc trị ho hiệu quả có thể là các thuốc long đờm hoặc thuốc tiêu nhày như Guaifenesin, Acetylcystein, Bromhexin, Carbocystein, Ambroxol... Thuốc này có thể phá hủy lớp chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày do vậy cần thận trọng đối với bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Một số thuốc đang có mặt trên thị trường hiện nay có tác dụng long đờm như: Flemex, Mucosolvan... trong đó Flemex được sử dụng cho ho có đờm. Trong Flemex có chứa thành phần làm long đờm (Carbocysteine), có tác dụng làm loãng, giảm độ nhầy dính giúp cho việc tống đờm dễ dàng. Flemex có 2 loại siro và dạng viên nén dùng được cho cả người lớn, trẻ nhỏ và người già. Với người lớn có thể dùng dạng viên, còn người già và trẻ nhỏ có thể sử dụng loại sirô.
Để hỗ trợ cho việc long đờm, khi nấu thức ăn nên nên cho thêm lá thìa là vào ăn cùng. Đờm sẽ long rất nhanh. Cũng có thể hấp quất với lá hẹ và mật ong cho người bệnh uống để tiêu đờm.
Những cách chữa ho có đờm trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin trong việcphòng và chữa căn bệnh này. Lưu ý đọc kỹ thông tin, liều dùng và đối tượng sử dụng. Chúc bạn và gia đình một mùa đông khỏe mạnh và ấm áp!
Tự làm chanh mật ong trị ho cực hiệu quả!
Mùa đông ở miền Bắc khí hậu lạnh, đôi khi kèm theo những đợt nồm kéo dài dẫn tới dễ bị ho, viêm họng, bạn hãy chuẩn bị sẵn 1 lọ chanh ngâm mật ong để chữa ho trong mùa đông năm nay nhé!
|
Nguyên liệu:
- 300g chanh vàng
- 500ml mật ong
- Lọ thủy tinh sạch
- Một chút muối
|
|
Bước 1:
- Chanh rửa sạch.
- Ngâm chanh với nước muối loãng khoảng 10 phút.
|
|
Bước 2:
Để chanh khô vỏ hoặc dùng khăn sạch lau ráo vỏ chanh. Thái chanh thành từng lát mỏng.
|
|
Xếp chanh vào lọ thủy tinh.
|
|
Bước 3:
Rót mật ong vào lọ sao cho mật ong ngập mặt chanh.
Đậy kín nắp lọ, bảo quản nơi thoáng mát trong 30 ngày là bạn có thể dùng được rồi.
|
Trong quá trình ngâm, nếu chanh bị nổi lên bạn có thể dùng đĩa nhỏ hoặc vật nặng chèn phía trên để chanh khỏi nổi nhé!
Nếu không mua được chanh vàng, bạn có thể ngâm chanh đào với mật ong và đường phèn cũng có tác dụng chữa ho rất tốt. Vì chanh đào nhiều nước và có vị chua hơn chanh vàng nên bạn điều chỉnh công thức ngâm 1kg chanh với 1 lít mật ong và 300g đường phèn nhé.
Thật dễ dàng để chuẩn bị một vị thuốc chữa ho dự phòng trong mùa đông phải không các bạn? Chúc các bạn thành công nhé!
Lá xương sông: bài thuốc hay chữa ho, viêm họng
Ngoài tác dụng chữa đầy bụng, nôn mửa, tan ứ máu đọng, lá xương sông có tác dụng trị viêm họng và ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm.
Xương sông (rau xương sông), tên Đông y gọi là hoạt lộc thảo… là cây có lá hình thuôn dài, mép có răng cưa, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới. Xương sông mọc tự nhiên khắp nơi. Theo Đông y, lá xương sông có mùi hơi hăng của dầu, tính ấm có tác dụng chữa chứng đầy bụng, sang chấn, nổi mề đay, chảy máu cam…
Lá xương sông dùng để cuốn thịt là món ăn không xa lạ gì. Thế nhưng chúng ta chỉ biết rằng xương sông giúp cho món ăn ngon hơn mà không biết rằng nó còn có khá nhiều tác dụng với sức khỏe.
Dưới đây là một số bài thuốc từ lá xương sông.
Chữa cảm, sốt, ho suyễn, đầy bụng, nôn mửa
Dùng 15-20g lá xương sông khô sắc lên hoặc cho vào nước ấm, đun sôi để uống.
Chữa viêm họng
Lấy 5-10 lá xương sông bánh tẻ. Giấm ăn 20-30ml (giấm nuôi bằng chuối là tốt nhất).
Lá xương sông rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) cho ra tinh dầu rồi đem nhúng vào giấm để các tinh dầu kết hợp với axit acetic, nâng cao hiệu quả trong ức chế, diệt khuẩn (nhân tố gây viêm). Dùng lá xương sông đập giập nhúng giấm để ngậm. Làm như vậy từ 5 - 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Bài thuốc này có tác dụng tốt với các chứng bệnh như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng...
Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ
Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá, mật ong 5 thìa con.
Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.
Chữa ho thông thường
Lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, cho tất cả vào hấp đường hoặc mật ong để ngậm. Bài thuốc này dùng chữa chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản sẽ có kết quả tốt.
Chữa tan ứ máu tụ, giải khí nóng tích tụ trong bụng
Dùng lá, rễ xương sông rang nóng rồi dùng để chườm, đắp ngoài da nơi đau nhức.
(st)